Người Đọc
-
Chương 19
Tôi gặp lại Hanna ở tòa án.
Đó không phải vụ án đầu tiên về trại tập trung, cũng không phải vụ lớn nhất. Giáo sư của chúng tôi ngày ấy là một trong số ít ỏi các giáo sư nghiên cứu về quá khứ của chủ nghĩa dân tộc và các vụ án liên quan. Ông lấy vụ án làm đối tượng cho lớp chuyên đề, vì ông hy vọng qua các sinh viên sẽ theo dõi và đánh giá được toàn bộ trình tự vụ án. Tôi không còn nhớ là ông muốn thẩm định, khẳng định hay phản biện chuyện gì. Tôi nhớ là trong lớp chuyên đề có tranh luận về việc cấm hồi tố. Chỉ cần chiểu theo điều luật đã tồn tại trong bộ luật hình sự vào thời điểm xảy ra hành động là đủ để tuyên án các quản tù và lính canh trại tập trung? Hay bản chất sự việc là, vào thời điểm hành động thì điều khoản ấy được quán triệt và ứng dụng ra sao, và như vậy thì không được áp dụng cho các bị can? Luật pháp là gì? Là câu chữ trong sách hay là điều được xã hội thực sự công nhận và tuân thủ? Hay luật pháp là, bất kể có ghi trong sách hay không, điều lẽ ra phải được mặc nhiên công nhận và tuân thủ nếu mọi việc diễn ra một cách logic? Ông giáo sư, một người đã cao tuổi, sau thời kỳ tị nạn đã hồi hương nhưng vẫn đứng ngoài lề của khoa Luật học ở Đức. Ông tham gia tranh luận với toàn bộ tầm cỡ uyên bác của mình, đồng thời với sự cách biệt của một người không muốn giải quyết vấn đề bằng sự uyên bác đó nữa: “Anh chị hãy quan sát các bị can - và sẽ không thấy một ai trong họ thực sự cho là mình hồi đó được phép giết người”.
Lớp chuyên đề bắt đầu vào mùa đông, vụ án vào mùa xuân, kéo dài lê thê nhiều tuần. Phiên tòa xử vào các ngày từ thứ Hai đến thứ Năm, mỗi ngày trong đó giáo sư phân công một nhóm sinh viên ghi biên bản từng chữ một. Thứ Sáu họp lớp để khảo cứu mọi sự kiện trong tuần.
Khảo cứu! Khảo cứu quá khứ! Chúng tôi, các sinh viên của lớp chuyên đề coi mình là mũi tiên phong đi khảo cứu. Chúng tôi giật toang cửa sổ cho không khí tràn vào, cho gió ùa vào thổi tung lớp bụi bặm mà xã hội để phủ lên những nỗi kinh hoàng của quá khứ. Chúng tôi sẽ làm cho mọi người được hít thở và mở mắt nhìn. Cả chúng tôi cũng không dựa trên kiến thức kinh viện của môn Luật. Án phải được tuyên, đó là điều chắc chắc. Và đối với chúng tôi cũng chắc chắn hệt như vậy, chuyện tuyên án quản tù này hay lính canh nọ của trại tập trung chỉ là bề nổi. Cả một thế hệ đã từng sử dụng những quản tù và lính canh đó, hoặc không chặn tay chúng hay ít nhất thì cũng không tẩy chay chúng khi đáng lẽ đã có thể tẩy chay chúng sau 1945, thế hệ đó giờ đây đứng trước tòa. Và trong một phiên tòa khai minh chúng tôi buộc tội họ phải xấu hổ.
Trong Đế chế thứ ba, lớp cha mẹ chúng tôi đóng nhiều vai trò khác nhau. Một số ông bố tham gia chiến tranh, dăm ba người trong họ làm sĩ quan và một là sĩ quan của lính SS vũ trang, vài người thăng quan tiến chức trong bộ máy tư pháp hay hành chính. Chúng tôi cũng có bố mẹ làm giáo viên, bác sĩ, một người có bác là viên chức cấp cao bên cạnh Bộ trưởng Nội vụ. Tôi tin rằng, giả sử chúng tôi hỏi họ và nếu họ trả lời, họ sẽ có nhiều chuyện để nói. Bố tôi không muốn kể về mình. Nhưng tôi biết là ông bị mất vị trí giảng viên đại học môn Triết sau khi thông báo sẽ giảng một bài về Spinoza. Ông kiếm sống cho mình và gia đình suốt thời chiến tranh bằng nghề biên tập viên cho một nhà xuất bản sách và bản đồ lữ hành. Vậy cớ gì mà tôi buộc tội ông phải xấu hổ. Nhưng tôi vẫn làm. Tất cả chúng tôi buộc tội cha mẹ mình phải xấu hổ, kể cả chỉ vì họ sau 1945 còn dung túng cho các thủ phạm ở cạnh mình.
Chúng tôi, các sinh viên lớp chuyên đề đã tạo ra một bản sắc riêng mạnh mẽ. Đó là lớp Trại tập trung - mới đầu các sinh viên khác đặt tên chúng tôi như thế, sau đó chúng tôi cũng làm theo. Công việc của chúng tôi không làm người khác quan tâm, có khi còn làm nhiều người phật lòng, thậm chí ghê sợ. Giờ thì tôi nghĩ rằng quả thật sự năng nổ muốn tiếp nhận và đưa những nỗi kinh hoàng ấy cho mọi người biết cũng ghê sợ. Những sự kiện mà chúng tôi nghe và đọc được càng kinh khủng bao nhiêu thì chúng tôi càng tin tưởng hơn bấy nhiêu vào nhiệm vụ soi sáng và buộc tội của mình. Cả khi có những sự kiện làm chúng tôi sững sờ - chúng tôi vẫn đắc thắng giương chúng lên cao: Mọi người hãy nhìn đây!
Hoàn toàn vì tò mò mà tôi ghi tên vào lớp chuyên đề. Thôi thì cũng có gì mới mẻ chứ không chỉ luật kinh doanh, luật hình sự, không chỉ luật thông lệ hay luật cổ đại. Tôi cũng mang theo điệu bộ ngang tàng và hãnh tiến quen thuộc của mình đến lớp. Nhưng qua hết mùa đông thì tôi càng ngày càng ít né tránh nổi những sự kiện mà chúng tôi đọc và nghe thấy, cũng như sự năng nổ đã lôi kéo tất cả các sinh viên của lớp chuyên đề. Thoạt đầu tôi tự dối mình là chỉ muốn chia sẻ lòng hăng hái ấy về khía cạnh khoa học hay cả chính trị và luân lý. Nhưng tôi còn muốn hơn nữa, tôi muốn chia sẻ cả lòng hăng hái chung. Có thể những sinh viên khác vẫn cho tôi là xa rời và kiêu căng. Chính tôi thì trong mấy tháng mùa đông lại có cảm giác tốt đẹp được là một phần trong quần thể, được thanh thản với mình, với công việc của mình và với những người tôi làm chung công việc đó.
Đó không phải vụ án đầu tiên về trại tập trung, cũng không phải vụ lớn nhất. Giáo sư của chúng tôi ngày ấy là một trong số ít ỏi các giáo sư nghiên cứu về quá khứ của chủ nghĩa dân tộc và các vụ án liên quan. Ông lấy vụ án làm đối tượng cho lớp chuyên đề, vì ông hy vọng qua các sinh viên sẽ theo dõi và đánh giá được toàn bộ trình tự vụ án. Tôi không còn nhớ là ông muốn thẩm định, khẳng định hay phản biện chuyện gì. Tôi nhớ là trong lớp chuyên đề có tranh luận về việc cấm hồi tố. Chỉ cần chiểu theo điều luật đã tồn tại trong bộ luật hình sự vào thời điểm xảy ra hành động là đủ để tuyên án các quản tù và lính canh trại tập trung? Hay bản chất sự việc là, vào thời điểm hành động thì điều khoản ấy được quán triệt và ứng dụng ra sao, và như vậy thì không được áp dụng cho các bị can? Luật pháp là gì? Là câu chữ trong sách hay là điều được xã hội thực sự công nhận và tuân thủ? Hay luật pháp là, bất kể có ghi trong sách hay không, điều lẽ ra phải được mặc nhiên công nhận và tuân thủ nếu mọi việc diễn ra một cách logic? Ông giáo sư, một người đã cao tuổi, sau thời kỳ tị nạn đã hồi hương nhưng vẫn đứng ngoài lề của khoa Luật học ở Đức. Ông tham gia tranh luận với toàn bộ tầm cỡ uyên bác của mình, đồng thời với sự cách biệt của một người không muốn giải quyết vấn đề bằng sự uyên bác đó nữa: “Anh chị hãy quan sát các bị can - và sẽ không thấy một ai trong họ thực sự cho là mình hồi đó được phép giết người”.
Lớp chuyên đề bắt đầu vào mùa đông, vụ án vào mùa xuân, kéo dài lê thê nhiều tuần. Phiên tòa xử vào các ngày từ thứ Hai đến thứ Năm, mỗi ngày trong đó giáo sư phân công một nhóm sinh viên ghi biên bản từng chữ một. Thứ Sáu họp lớp để khảo cứu mọi sự kiện trong tuần.
Khảo cứu! Khảo cứu quá khứ! Chúng tôi, các sinh viên của lớp chuyên đề coi mình là mũi tiên phong đi khảo cứu. Chúng tôi giật toang cửa sổ cho không khí tràn vào, cho gió ùa vào thổi tung lớp bụi bặm mà xã hội để phủ lên những nỗi kinh hoàng của quá khứ. Chúng tôi sẽ làm cho mọi người được hít thở và mở mắt nhìn. Cả chúng tôi cũng không dựa trên kiến thức kinh viện của môn Luật. Án phải được tuyên, đó là điều chắc chắc. Và đối với chúng tôi cũng chắc chắn hệt như vậy, chuyện tuyên án quản tù này hay lính canh nọ của trại tập trung chỉ là bề nổi. Cả một thế hệ đã từng sử dụng những quản tù và lính canh đó, hoặc không chặn tay chúng hay ít nhất thì cũng không tẩy chay chúng khi đáng lẽ đã có thể tẩy chay chúng sau 1945, thế hệ đó giờ đây đứng trước tòa. Và trong một phiên tòa khai minh chúng tôi buộc tội họ phải xấu hổ.
Trong Đế chế thứ ba, lớp cha mẹ chúng tôi đóng nhiều vai trò khác nhau. Một số ông bố tham gia chiến tranh, dăm ba người trong họ làm sĩ quan và một là sĩ quan của lính SS vũ trang, vài người thăng quan tiến chức trong bộ máy tư pháp hay hành chính. Chúng tôi cũng có bố mẹ làm giáo viên, bác sĩ, một người có bác là viên chức cấp cao bên cạnh Bộ trưởng Nội vụ. Tôi tin rằng, giả sử chúng tôi hỏi họ và nếu họ trả lời, họ sẽ có nhiều chuyện để nói. Bố tôi không muốn kể về mình. Nhưng tôi biết là ông bị mất vị trí giảng viên đại học môn Triết sau khi thông báo sẽ giảng một bài về Spinoza. Ông kiếm sống cho mình và gia đình suốt thời chiến tranh bằng nghề biên tập viên cho một nhà xuất bản sách và bản đồ lữ hành. Vậy cớ gì mà tôi buộc tội ông phải xấu hổ. Nhưng tôi vẫn làm. Tất cả chúng tôi buộc tội cha mẹ mình phải xấu hổ, kể cả chỉ vì họ sau 1945 còn dung túng cho các thủ phạm ở cạnh mình.
Chúng tôi, các sinh viên lớp chuyên đề đã tạo ra một bản sắc riêng mạnh mẽ. Đó là lớp Trại tập trung - mới đầu các sinh viên khác đặt tên chúng tôi như thế, sau đó chúng tôi cũng làm theo. Công việc của chúng tôi không làm người khác quan tâm, có khi còn làm nhiều người phật lòng, thậm chí ghê sợ. Giờ thì tôi nghĩ rằng quả thật sự năng nổ muốn tiếp nhận và đưa những nỗi kinh hoàng ấy cho mọi người biết cũng ghê sợ. Những sự kiện mà chúng tôi nghe và đọc được càng kinh khủng bao nhiêu thì chúng tôi càng tin tưởng hơn bấy nhiêu vào nhiệm vụ soi sáng và buộc tội của mình. Cả khi có những sự kiện làm chúng tôi sững sờ - chúng tôi vẫn đắc thắng giương chúng lên cao: Mọi người hãy nhìn đây!
Hoàn toàn vì tò mò mà tôi ghi tên vào lớp chuyên đề. Thôi thì cũng có gì mới mẻ chứ không chỉ luật kinh doanh, luật hình sự, không chỉ luật thông lệ hay luật cổ đại. Tôi cũng mang theo điệu bộ ngang tàng và hãnh tiến quen thuộc của mình đến lớp. Nhưng qua hết mùa đông thì tôi càng ngày càng ít né tránh nổi những sự kiện mà chúng tôi đọc và nghe thấy, cũng như sự năng nổ đã lôi kéo tất cả các sinh viên của lớp chuyên đề. Thoạt đầu tôi tự dối mình là chỉ muốn chia sẻ lòng hăng hái ấy về khía cạnh khoa học hay cả chính trị và luân lý. Nhưng tôi còn muốn hơn nữa, tôi muốn chia sẻ cả lòng hăng hái chung. Có thể những sinh viên khác vẫn cho tôi là xa rời và kiêu căng. Chính tôi thì trong mấy tháng mùa đông lại có cảm giác tốt đẹp được là một phần trong quần thể, được thanh thản với mình, với công việc của mình và với những người tôi làm chung công việc đó.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook