Người Đọc
-
Chương 18
Sau khi Hanna bỏ thành phố ra đi, một thời gian dài trôi qua trước khi tôi thôi để mắt tìm cô, trước khi tôi quen dần với những buổi chiều đã mất hình bóng, trước khi tôi ngắm sách và mở trang mà không tự hỏi xem có thích hợp để đọc cho người khác nghe hay không. Một thời gian dài trôi qua, trước khi cơ thể tôi thôi khao khát về cơ thể Hanna; thỉnh thoảng tôi tự nhận ra trong khi ngủ vẫn quơ tay chân tìm cô, và nhiều lần anh tôi kể trong bữa ăn là tôi gọi “Hanna” trong khi ngủ. Tôi cũng nhớ lại những giờ trên lớp mà tôi chỉ mơ về cô, chỉ nhớ đến cô. Cảm giác tội lỗi từng hành hạ tôi mấy tuần đầu đã qua đi. Tôi tránh ngôi nhà cô ở, đi đường khác, và nửa năm sau nhà tôi chuyển sang quận khác. Không phải là tôi quên cô. Nhưng đến lúc nào đó những kỷ niệm của tôi về Hanna thôi đeo đẳng. Hanna ở lại đằng sau, như một thành phố ở lại khi con tàu đi tiếp. Thành phố vẫn đấy, đâu đó đằng sau ta, ta có thể quay trở lại đó để chắc chắn nó vẫn còn đấy, nhưng để làm gì cơ chứ.
Trong ký ức tôi, những năm học cuối và những năm đầu ở đại học là những năm hạnh phúc. Đồng thời cũng chẳng có mấy chuyện gì đáng kể. Đó là những năm nhàn tản. Kỳ thi tốt nghiệp trung học và môn Luật mà tôi chọn hú họa đều không khó, tình bạn, yêu đương và chia tay đều không nặng nề, đối với tôi chẳng có gì nặng nề cả. Cái gì cũng dễ, cái gì cũng nhẹ nhàng. Hay vì thế mà mớ kỷ niệm cũng thành ra nhỏ bé? Hay tôi làm cho nó phải nhỏ bé? Tôi cũng tự hỏi, liệu kỷ niệm hạnh phúc có thật hay không. Càng nghĩ sâu xa tôi lại càng nhớ ra đủ các tình tiết đáng xấu hổ và đau khổ, và tôi biết rằng mình đã từ giã kỷ niệm với Hanna chứ không vượt qua được chúng. Sau Hanna, tôi không bao giờ hạ nhục và để ai hạ nhục mình, không bao giờ mắc lỗi và cảm thấy tội lỗi, chẳng yêu ai đến mức phải đau đớn khi rời bỏ - ngày đó tôi không nghĩ rành mạch như thế, song nhất định phải cảm thấy.
Tôi tạo cho mình một vẻ ngạo mạn hãnh tiến, tôi khoa trương như chẳng có gì khiến mình phải bận tâm, xúc động và rối trí. Tôi không tham gia vào chuyện gì. Và tôi nhớ đến một giáo viên, khi ông bắt thóp được tôi và có lời góp ý thì tôi đã ngang ngạnh phẩy tay. Tôi cũng nhớ đến Sophie. Ít lâu sau khi Hanna rời khỏi thành phố, người ta phát hiện cô bị bệnh lao. Cô phải đến trại dưỡng bệnh ba năm, khi cô quay lại thì tôi vừa trở thành sinh viên. Sophie cô đơn và tìm đến các bạn bè cũ, và tôi không khó khăn mấy để len vào trái tim cô. Sau khi ngủ với nhau, Sophie nhận ra rằng tôi không thật vì cô và nói trong nước mắt: “Anh có chuyện gì, có chuyện gì vậy?” Tôi nhớ đến ông tôi, có lần tôi đến thăm trước khi ông mất. Ông muốn làm lễ cầu phúc cho tôi. Tôi đã nói cho ông biết là tôi không tin và cũng chẳng ưa gì chuyện đó. Thật khó tưởng tượng là ngày ấy tôi thấy thỏa mãn với cách cư xử như vậy. Tôi còn nhớ là khi chứng kiến một cử chỉ âu yếm nhỏ nhặt nào là cổ như nghẹn lại, bất kể cử chỉ đó dành cho tôi hay cho ai khác. Nhiều khi đó chỉ là một cảnh trong phim. Nhẫn tâm và mẫn cảm song song tồn tại như một điều ám muội cả với chính tôi.
Trong ký ức tôi, những năm học cuối và những năm đầu ở đại học là những năm hạnh phúc. Đồng thời cũng chẳng có mấy chuyện gì đáng kể. Đó là những năm nhàn tản. Kỳ thi tốt nghiệp trung học và môn Luật mà tôi chọn hú họa đều không khó, tình bạn, yêu đương và chia tay đều không nặng nề, đối với tôi chẳng có gì nặng nề cả. Cái gì cũng dễ, cái gì cũng nhẹ nhàng. Hay vì thế mà mớ kỷ niệm cũng thành ra nhỏ bé? Hay tôi làm cho nó phải nhỏ bé? Tôi cũng tự hỏi, liệu kỷ niệm hạnh phúc có thật hay không. Càng nghĩ sâu xa tôi lại càng nhớ ra đủ các tình tiết đáng xấu hổ và đau khổ, và tôi biết rằng mình đã từ giã kỷ niệm với Hanna chứ không vượt qua được chúng. Sau Hanna, tôi không bao giờ hạ nhục và để ai hạ nhục mình, không bao giờ mắc lỗi và cảm thấy tội lỗi, chẳng yêu ai đến mức phải đau đớn khi rời bỏ - ngày đó tôi không nghĩ rành mạch như thế, song nhất định phải cảm thấy.
Tôi tạo cho mình một vẻ ngạo mạn hãnh tiến, tôi khoa trương như chẳng có gì khiến mình phải bận tâm, xúc động và rối trí. Tôi không tham gia vào chuyện gì. Và tôi nhớ đến một giáo viên, khi ông bắt thóp được tôi và có lời góp ý thì tôi đã ngang ngạnh phẩy tay. Tôi cũng nhớ đến Sophie. Ít lâu sau khi Hanna rời khỏi thành phố, người ta phát hiện cô bị bệnh lao. Cô phải đến trại dưỡng bệnh ba năm, khi cô quay lại thì tôi vừa trở thành sinh viên. Sophie cô đơn và tìm đến các bạn bè cũ, và tôi không khó khăn mấy để len vào trái tim cô. Sau khi ngủ với nhau, Sophie nhận ra rằng tôi không thật vì cô và nói trong nước mắt: “Anh có chuyện gì, có chuyện gì vậy?” Tôi nhớ đến ông tôi, có lần tôi đến thăm trước khi ông mất. Ông muốn làm lễ cầu phúc cho tôi. Tôi đã nói cho ông biết là tôi không tin và cũng chẳng ưa gì chuyện đó. Thật khó tưởng tượng là ngày ấy tôi thấy thỏa mãn với cách cư xử như vậy. Tôi còn nhớ là khi chứng kiến một cử chỉ âu yếm nhỏ nhặt nào là cổ như nghẹn lại, bất kể cử chỉ đó dành cho tôi hay cho ai khác. Nhiều khi đó chỉ là một cảnh trong phim. Nhẫn tâm và mẫn cảm song song tồn tại như một điều ám muội cả với chính tôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook