Ngủ Ngon, Paris
-
Chương 55: PN2 Tuyển chọn các đoạn bút ký của đầu gỗ từ 2001-2010
Mừng Giáng Sinh, Tặng Ngay 15% Giá Trị Nạp. Chương Trình Khuyến Mãi Kéo Dài Từ 24/12 Đến Hết 27/12, Nhanh Tay Lên Các Bạn Ơi!!
2001-2003
Hôm nay là lần đầu tiên tôi và Tiểu Vũ gặp mặt sau khi chia tay, thời gian đã khá lâu.
Chúng tôi ngồi một lát trong quán cà phê, tôi nhìn hắn đang ngồi trước mặt, mở miệng chỉ nói có một câu: “Cậu vẫn sống tốt chứ?” Bỗng dưng cảm thấy chua xót. Hắn cũng hỏi han vài câu, sau đó liền nói đến những tháng ngày trước đây.
Hắn có vẻ đã bỏ xuống rồi, nói đến tôi ngày trước. Tôi lặng lẽ nghe hắn nói, không có bất kì phản bác nào.
Hắn vẫn chỉ nói tôi là một học sinh ngoan ngoãn kiệm lời, trong sáng trầm lặng. Tôi không hề hối hận vì đã chia tay với hắn. Bởi vì chia tay có thể có rất nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó bi ai nhất lại là: hắn chưa bao giờ thực sự biết tôi.
Mấy ngày nay đọc thơ của Neruda, cảm thấy thích, tiện tay trích dẫn hai câu.
“Tôi thích người là trong yên lặng, dường như người đã tan biến, xa xôi và đau thương, dường như người đã chết đi.”
“Tôi không biết trả lời thế nào. Có nhiều người chết đến vậy, nhiều đê điều bị ngày hạn làm vỡ tung đến vậy, nhiều đá va chạm thân thuyền đến vậy, nhiều đôi tay khi hôn nhau thì đan vào đến vậy, nhiều sự vật tôi muốn lãng quên đến vậy.”
Ngoài ra, cuối cùng đã lấy được chiếc máy SLR đầu tiên của mình. Sau này phải dùng nó để chụp nhiều phong cảnh hơn nữa.
Khai giảng đã được một thời gian rồi.
Những chuyện lớn trong mấy ngày này: gia nhập CLB chụp ảnh, mất mà lại có lại được một quyển “Xứ tuyết” với bản dịch khác, làm rơi hư máy ảnh mới, biết một thằng cha mất nết không có lễ độ bên học viện kinh tế.
Đọc Virginia Woolf.
Đọc được một kiến giải sắc bén của Virginia Woolf trong “Orlando”: ”Nam nữ nếu muốn bình đẳng thì cần phải cởi quần áo và lớp da đi, giá trị rất là cốt lõi.”
Cũng ít nhiều nghe qua một ít chuyện về bà, biết bà là đại biểu cho chủ nghĩa nữ quyền của văn đàn Anh, là một thiên tài cô đơn nhưng lại không cô độc.
Trong quãng thời gian cuối cùng của cuộc đời, bà bị nhốt trong chính sự huyễn thính, huyễn tưởng và lầm lạc tính hướng của bản thân để rồi mua dây buộc mình. Cuối cùng nhảy hồ tự sát.
Điều làm tôi chấn động chính là những lời trong bức di thư bà để lại cho chồng: “Toàn bộ hạnh phúc trong cuộc sống của em đều là nhờ vào anh, anh là một người tốt bụng đến khó tin. Giả như còn có bất kì ai có thể cứu lại em, đó cũng chỉ có anh. Giờ đây, tất cả đều bỏ em mà đi, còn lại chỉ có sự tốt bụng của anh. Em không thể tiếp tục đạp hư đời anh nữa. Em tin tưởng, không còn hai người nào hạnh phúc được như chúng ta khi ở bên nhau.”
Trong mấy ngày gần đây, bản thảo bị hối rất gấp. Đã vài lần, không viết ra được một chữ, thật là khó khăn. Khi không có ý tưởng, vẫn sẽ đọc Matsuo Basho, hoặc là nghe một chút nhạc. Có một ban nhạc gọi là “Đảo”, tôi rất thích. Tôi thích ca từ của “Ánh lửa”: “Cho anh một chút ánh lửa, anh sẽ thiêu đốt cho em xem. Em gọi anh một tiếng, trong mắt sáng lên yêu….”
Hôm qua, lúc Châu Tử Bùi đá bóng đã bị thương ở chân.
Cậu ta bảo tôi đi chụp vài tấm ảnh lưu niệm giúp, tôi liền đi.
Sau đó cùng đi bệnh viện với cậu ta, nói là nứt xương, còn phải bó thanh nẹp. Cậu ta chịu đựng đến khi xong việc, cũng không la đau.
Khi trở lại ký túc xá, tôi đưa sổ khám bệnh và thuốc cho cậu ta, rồi căn dặn các điều lớn nhỏ lại một lần. Cậu ta ngồi bên cạnh tôi, không ngờ lại đưa tay vuốt tóc tôi, hỏi: “Cậu đang lo lắng cho mình sao?” Trông thật là trẻ con.
Bỗng nhiên tôi nhớ tới cái lần ở căn tin, cậu ta gắp cà rốt mà tôi không thích ăn ra khỏi đĩa của tôi. Lại chợt nghĩ về đêm đó, cùng nhau bắc nồi ăn lẩu trong phòng ngủ, có vẻ ấm áp.
Châu Tử Bùi viết cho tôi một phong thư.
Ở bên trong, tôi học được câu tiếng Pháp đầu tiên: Je t’aime vraiment. Toujours. (Tôi thật lòng yêu bạn, vĩnh viễn.)
Cậu ta tự mình chủ trương, tôi đã gặp mẹ cậu ta, hồi hộp muốn chết.
Sau đó, lần đầu tiên tôi kể chuyện quá khứ của mình cho người khác, tôi còn tưởng rằng cả đời này tôi cũng chẳng bao giờ kể chúng cho người khác.
Gia đình tan vỡ của tôi, tuổi thơ u ám buồn bã, và còn, Tiểu Vũ – người đã một đi không trở về.
Lúc kể đến Tiểu Vũ, vẫn còn chút đau lòng, bởi tôi cho rằng mình sẽ không yêu lần nữa.
Lúc đó nét mặt Châu Tử Bùi rất nhu hòa, hơn nữa cũng buồn thương. Cậu ta không hỏi thêm gì, ôm lấy tôi, nói rằng sẽ đối tốt với tôi.
Đột nhiên tôi cảm thấy có chút mờ mịt, tôi không rõ tương lai mình sẽ bước đi như thế nào.
Hai ngày nay tôi đang đọc “Bà Dalloway”, vẫn là tiểu thuyết của Virginia Woolf. Những lúc rảnh rang, thì đọc lại “Xứ tuyết”, muốn xem thử bản dịch mới này tốt ở chỗ nào.
Mặt khác, tôi cho rằng mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại Tiểu Vũ nữa.
Nhưng mà, hắn gọi điện thoại cho tôi, bảo muốn gặp tôi. Tôi suy nghĩ một chút rồi mới đồng ý, bởi vì, dù cho là chuyện gì cũng đều cần có một kết thúc. Trước khi gặp hắn, tôi lục ra những thứ đã viết lúc trước. Những gì liên quan hắn, tôi xem lại một lần. Sau đó, tôi vứt toàn bộ bản thảo hơn vạn chữ ấy đi.
Cuối tuần trước, tôi mới viết một truyện ngắn mà bản thân tôi xem như vừa ý, tôi rất thích câu chuyện này. Một nhân vật trong đó là tiềm thức ấn theo hình ảnh Châu Tử Bùi mà viết.
Tôi không biết nên viết cái gì, cũng không biết phải viết thế nào.
Tôi đọc được lời của bạn ấy: “Mặc dù cô viết một nghìn bài thơ, một trăm lần quay đầu, mất mười năm chờ anh, anh mãi mãi chỉ đứng ở chỗ cũ, như mây trên trời, chưa từng đọc hiểu nửa phần ý thơ của cô..”
Tôi hiểu rằng, trên đời này, luôn có một vài người mà ta không cách nào yêu, ta nhất định phải phụ lòng họ.
Tôi thật có lỗi với bạn ấy.
Chuyển hết đồ đạc đến chỗ cậu ấy, đơn giản là cậu ấy nói muốn ở chung. Cậu ấy đã nói rất nhiều lần, nhìn chân mày cậu ấy rũ xuống, tôi liền nhẹ dạ bằng lòng.
Cuối tuần, đi leo núi.
Đi trên con đường mòn vây quanh núi là một màu xanh biếc cả tầm mắt. Biển cây nhấp nhô, còn có tre mọc vươn lên rất cao. Vinh khô tùy duyên, ngộ hợp tẫn hưng, coi như là một loại tâm cảnh. Cậu ấy nắm tay tôi suốt đường đi về phía trước, vào đông, ánh nắng xuyên qua một tầng lại một tầng cành lá kín không kẽ hở, cuối cùng vẫn có thể ngoan cố chiếu lên con đường mòn trong rừng, vô cùng ấm áp. Lúc dây giày bị lơi ra, cậu ấy ngồi xuống giúp tôi buộc lại.
Ngoài ra còn có một chi tiết, tôi cảm thấy cần phải ghi lại.
Đến lúc phải xuống xe, tài xế nhắc nhở mọi người đừng bỏ quên đồ đạc quý giá của mình, cậu ấy vỗ nhè nhẹ sau gáy tôi, cười thật tươi nói: “Đi nào, đồ đạc quý giá.” Tôi nhìn thấy ánh nắng từ đỉnh đầu cậu ấy chiếu qua, sáng ngời, tôi cũng cười theo.
Chúng tôi đều rất thích bánh kem của Hamo, tay nghề thợ làm bánh của tiệm ấy rất tốt.
Cậu ấy đi theo ông chủ của Hamo học làm Soufflé. Còn làm công ở Hamo để góp tiền mua cho tôi một chiếc máy Nikon mới. Đó là quà tặng năm mới của tôi.
Cậu ấy nắm tay tôi đi qua đám đông, trời giá rét, nhưng lòng bàn tay cậu ấy lại ấm áp. Khi đó trong lòng tôi, đột nhiên tràn dâng một loại cảm giác buồn thương không tên khó hiểu, ngay cả chính bản thân tôi cũng phản ứng không kịp. Cậu ấy vô cùng nghiêm túc nói với tôi rằng cậu ấy yêu tôi, giống như một đứa trẻ đang hứa hẹn vậy, muốn tôi an tâm, thái độ cố chấp mà quật cường.
Hôm nay cậu ấy đã nói hết sức nghiêm túc rằng: “Trong lòng cậu có điều gì không vui, có ủy khuất, hãy nói hết với mình. Cậu nói ra hết rồi, mình cũng sẽ không quá mức sầu lo nữa, mình chỉ là muốn cùng cậu chia sẻ tất cả. Nếu như chỉ những tâm sự kia của cậu mà mình cũng không thể chia sẻ, còn nói cái gì yêu cậu đây?”
Nếu nói đến Hải Tử, rất nhiều người có lẽ đều thích bài “Mặt hướng biển rộng, xuân về hoa nở”, quả thực viết rất hay. Nhưng tôi lại càng thích “Nhật ký”, “Ruộng lúa” cùng với “Bình minh” của ông hơn, nhất là “Bình minh”, tôi đã đọc rất nhiều rất nhiều lần, đọc ở phòng chờ ở sân bay, lên máy bay cũng đọc.
“Quét dọn sạch sẽ bầu trời và mặt đất, trả về một người mà đường ruộng không quen.”
Đến Hạ Môn chỉ cần nửa tiếng đồng hồ.
Chúng tôi ở trong một lữ quán thanh niên, trong nhà nuôi một con mèo trắng tên là Sữa Chua.
Có điều Soufflé ở đây không ngon bằng Hamo, cũng không ngon bằng của Châu Tử Bùi.
Tôi vẫn luôn cảm thấy may mắn, may mắn từng có người rủ tôi xuân khê vớt nòng nọc từng có người vì tôi ngày hè bắt ve sầu từng có người cùng tôi đêm thu quạt đom đóm từng có người mùa đông vì tôi đốt lửa. Mỗi một bước trên chặng đường núi rộng sông dài này, dường như đều là vay mượn từ kiếp sau.
Mỗi một lần đến gần bên người nọ, thời gian đều tí tách khua vang trong lòng tôi. Khi tôi nhìn cậu ấy, cậu ấy có lẽ đang nhìn nơi khác, thế là tôi nhớ kỹ sườn mặt cậu ấy, có chiếc mũi cao thẳng, có đôi mắt lúng liếng động lòng người.
Lúc đó đã không xem như là tuổi con nít nữa, nhưng cũng vẫn còn chưa hoàn toàn trưởng thành. Rất nhiều chuyện cũng chưa xác định được, hứa hẹn cũng cho đi đơn giản. Đúng sai và xấu, không chịu trách nhiệm. Bởi vì vẫn còn có thời gian, chờ đến sau này đáp án sẽ tự động được công bố.
Nói gì mà một đời một kiếp, dài như thế, làm như chính mình nói thì có thể chắc chắn được vậy.
Nơi ấy là nhà cậu ấy, cậu ấy chung quy phải trở về. Cậu ấy có thể trở lại thành phố kia, chạy trên con đường đã đi qua lúc bé, đi trên quảng trường bay lên vài chú chim bồ câu, nghe ca sĩ hát rong diễn tấu đàn hạc hay hát một bài dân ca trong con hẻm, hoặc là đứng giữa đại lộ Champs Elysees chụp ảnh.
Nếu có một ngày không thấy được cậu nữa, mình chúc cậu mỗi ngày sớm an, ngọ an, vãn an.
Trước đây chúng tôi chưa từng khắc khẩu bao giờ, lần duy nhất là bởi vì việc này.
Cậu ấy cao giọng nói tôi vài câu, tôi thấy bực cũng không đáp lời. Sau đó cậu ấy cùng một đám người ra ngoài giải tỏa, uống đến trời tối mịt, biết bản thân dị ứng xoài, vẫn liều mạng ăn.
Sáng sớm nhận được tin nhắn cậu ấy gửi lúc nửa đêm, một cái tiếp một cái.
Cậu ấy hỏi: “Đầu gỗ, vì sao không thể ở bên nhau?” Tôi cũng không biết. Tôi cũng muốn ở bên nhau.
Cậu ấy lại nói: “Hình như là dị ứng rồi, khó chịu kinh khủng, cả người đều đau, xem ra là báo ứng rồi. Cậu tha thứ một lần này thôi được hay không? Mình chầm chậm sửa.” Tôi đọc rồi lại thấy xót, vội vã đi tìm cậu ấy về.
Khi tìm được, cậu ấy bị dị ứng đến mức mặt mày sưng húp, nửa tỉnh nửa say nằm trên sô pha, hét bảo tôi đừng qua đây. Tôi thấy cậu ấy như vậy, khó chịu vô cùng, liền đi qua ôm lấy.
Đi bệnh viện, sau đó về nhà cho cậu ấy uống thuốc, nghỉ học luôn một buổi chiều, ở nhà với cậu ấy.
Lúc cậu ấy tỉnh dậy vẫn đã nhịn không được mắng cho hai câu. Cậu ấy nằm trên giường, nắm tay tôi. Nhìn tôi cả buổi, chỉ thấp giọng gọi tên tôi một tiếng, viền mắt ươn ướt.
Tôi thấy cậu ấy như vậy thì rất muốn khóc, nhưng vẫn cố nén lại.
Tựa như tôi rất muốn xin cậu ấy đừng đi, nhưng biết rõ chính mình không có lập trường gì, cho nên vẫn luôn kềm chế.
Những chuyện kia cả hai chúng tôi đều bất lực, là đường vòng phải đi. Trong lòng tôi hiểu, chỉ là sợ hãi, chỉ là không muốn mất đi cậu ấy mà thôi.
Cuối cùng, tôi hôn cậu ấy, bảo: “Không sao đâu.” Cậu ấy nghe theo gật đầu.
Sinh nhật, cậu ấy đưa tôi đi xem concert của Đảo.
Kinh hỉ chính là, vị trí bên cạnh tôi không ngờ lại là của Cố An Khang. Lúc đầu tôi không tin, cảm thấy nhân vật nổi tiếng như anh ta, sao có khả năng chen chúc ở khán đài. Nhưng sau đó, tôi nhìn kỹ khuôn mặt anh ta, thấy anh ta nhìn chằm chằm Lục Tự Quang trên màn hình lớn một cách xuất thần, trong lòng tôi lại bắt đầu khẳng định.
Trước đây từng nhìn thấy một vài tin tức viết về chuyện của anh ta và Lục Tự Quang.
Tôi chợt nghĩ, hai người ở bên nhau, nhất định sẽ có va chạm. Trên đời này nào có chuyện luôn thuận phong thuận thủy, tựa như có đôi khi nảy sinh những ý tưởng kì quặc, muốn cùng cậu ấy đến vùng núi rừng trải qua những ngày nghèo khó. Nhưng sau đó mới ý thức được, người cũng chính là ràng buộc rất nhiều, cho nên những lúc muốn ra đi mới thoát thân không được. Non xanh nước biếc, mặc dù có gần, cũng không phải nghĩ muốn đi thì có thể đi được.
Thế nhưng, nếu hai người đều có dũng khí để đi tiếp, có lẽ sẽ không cần sợ hãi như vậy.
Châu Tử Bùi, trong khoảng thời gian sắp tới, nếu mình được quyết định sẽ xa tận trùng dương, mình nhất định ngồi tàu siêu tốc đi Paris thăm cậu. Nơi có cậu, hoặc là nơi cách cậu gần nhất mà mình có thể đến được, mình đều muốn đi.
Nếu như mình ở Stuttgart, mình đi thăm cậu nếu như mình ở Frankfort, mình đi thăm cậu dù cho ở Berlin nơi phương bắc, ở Hamburg, mình cũng đi thăm cậu. Nếu như cuối cùng, mình ở đây, vậy mình sẽ ở nơi đây chờ cậu về.
Tối hôm qua, trong khi đang ngủ mơ mơ màng màng, cảm giác được cậu ấy nắm lấy tay tôi.
Cậu ấy mở lòng bàn tay tôi ra, vuốt ve, nắn nót vẽ mấy chữ. Trong bóng tối, tôi loáng thoáng nhận ra được chúng. Viết xong rồi, cậu ấy nắm chặt nó.
Một, đời, một, kiếp.
Bỗng nhiên rất chua xót.
Bởi vì chàng trai nói muốn cùng tôi một đời một kiếp, phải ra đi.
Cậu ấy đi rồi, tấm bưu thiếp đầu tiên gửi về cho tôi, mất hơn hai tuần lễ.
Mặt trên trích dẫn nguyên văn một bài thơ của nhà thơ Pháp Baudelaire.
Ban đầu đọc sơ qua bản dịch tiếng Trung bài thơ ấy, tôi cũng rất thích, còn nhớ trong đó có vài câu viết thế này:
Tuổi trẻ của tôi là một cơn lốc tăm tối
Ngôi sao đánh rơi vài tia sáng rực rỡ
Sét giật mưa đánh tạo thành dư âm như thế đấy
Trong vườn, điểm xuyết vài trái cây màu đỏ sáng bừng.
Châu Tử Bùi, cậu ở Paris sống có tốt không?
2004-2005
Tôi còn tưởng rằng cậu ấy đã quên sinh nhật mình rồi, không nghĩ tới chỉ là gói hàng trễ hai ngày mà thôi.
Trên bối cảnh có chút âm u của bầu trời nhiều mây và lá vàng rụng, là cây cầu Alexandre III nguy nga lộng lẫy. Con sông Seine dưới chân cầu gợn sóng lấp lánh, yên ả bình lặng.
Là phong cảnh mà cậu ấy đã dùng ba nghìn mảnh nhỏ ghép thành.
Cậu ấy nói: “Đây là mùa thu Paris, mình tặng nó cho cậu. Như vậy, cậu có cảm thấy mình và cậu lại gần thêm một chút không? Đây là cái sinh nhật thứ hai không thể đón cùng cậu. Đầu gỗ, xin lỗi. Và mình chúc cậu sinh nhật vui vẻ.”
Đã lâu lắm rồi không động bút.
Mấy ngày nay vô tình phát hiện sách của Giản Trinh trong nhà sách.
Tôi còn tưởng rằng đã không thể tìm được sách đã xuất bản của bà nữa. Mua nó về trong mừng rỡ tột cùng, là “Mật mật ngữ”.
Đó cũng xem như là một phụ nữ hiếm thấy.
Bà viết: “Thâm tình là một việc bi kịch, nhất định phải lấy cái chết để kết câu.”
Bà viết: “Tôi ở trong bi thương mà kéo tơ lột kén, dệt hạnh phúc cô ấy đem chiếc áo gấm hạnh phúc đi cắt may, chia cho người bi thương. Vinh hoa hay kham khổ, đều như nước trà đầu, nhớ đổ nó đi. Mà trà đặc chuyển đạm, uống đến đường cụt mộng tan, tự nhiên lại ngọt.”
Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi.
Chừng nào cậu mới về…
Tôi vốn đâu có ngờ tới, cậu ấy bán mạng hoàn thành khóa học ba năm chỉ trong hai năm, một lòng muốn trở về. Tôi hỏi nguyên do, cậu ấy đáp một cách trẻ con: Nơi có cậu, mới là nhà.”
Thật sự muốn cảm thán:
“Sao người lại tới đây? Rõ ràng đã đem người khóa lại trên đất mộng, kinh thư nhật nguyệt, phấn đại xuân thu, còn cho phép người nhàn đến viết thơ, người nhưng lại bay qua quan lĩnh, đuổi kịp tháng năm chưa muộn, đến trước mặt ta nói: “Nửa cuộc đời phiêu bạt, mỗi một lần đều mưa đón thuyền về.” (Giản Trinh)
2008-2010
Lúc đó cậu ấy bay đi Paris, tôi để lại cho cậu ấy một câu tiếng Đức: Mình vẫn mãi đợi cậu.
Kết quả bây giờ, cậu ấy lại đưa tờ giấy kia ra đây, dưới chân thêm một câu chú thích tiếng Pháp: “Buổi chiều ngày 14 tháng 8, bà xã tôi”.
Tôi nổi giận!
Trong thời gian hơn một năm, vẫn đang viết “Ngủ ngon, Paris”. Thực ra từ rất nhiều năm trước, tôi đã muốn dùng tiêu đề ấy viết một truyện dài.
Tử Bùi nghiêm túc đọc sách, tôi nói gần nói xa hỏi cậu ấy cảm tưởng.
Cậu ấy chỉ đánh trống lảng kể cho tôi chuyện có người theo đuổi ở Paris, cuối cùng nói rằng: “Có cậu rồi, mình cái gì cũng không thiếu, tâm có ngang tàng cũng biết phải chối từ.”
Lòng tôi chấn động bội phần, nghe cũng thấy thích chí.
Có lẽ bởi vì tính cách, mà trước nay tôi rất cẩn trọng, không làm những chuyện sơ suất bao giờ. Nhưng khi ở bên cậu ấy, lại như đã bỏ ra tất cả tiền đặt cược của cả đời này. Trong mắt cậu ấy giấu ý cười, độ cung mà khóe miệng cong lên làm hiện ra hai cái lúm đồng tiền mờ mờ. Cậu ấy nói: “Mình làm sao để cậu thua cho đành.”
Thì ra, yêu là mặc dù bạn không biết rõ tương lai, nhưng vẫn có dũng khí cùng người kia bắt đầu tương lai.
Hôm nay cầm bút lên, tự dưng nghĩ đến một vấn đề tầm thường: yêu là gì?
Ngồi trước bàn suy nghĩ một hồi, cũng tìm không ra một từ ngữ thích hợp để khái quát. Chỉ nhớ khi trước có đọc được trên “thánh kinh”, nói yêu là vĩnh viễn nhẫn nại, là mãi mãi không ngừng.
Theo tôi thấy, yêu là cậu ấy cùng tôi đến chợ mua thức ăn, xách đồ ăn đi theo phía sau tôi. Yêu là khi tôi làm cơm, cậu ấy im lìm không nói gì mà dốc lòng giúp tôi nhặt rau. Yêu là cậu ấy từng vất vả lột một cái càng cua thật lớn cho tôi, thả vào đĩa dấm của tôi yêu là biệt hậu trọng phùng, một đời một kiếp của chúng tôi.
Biết được mẹ Tử Bùi gặp chuyện không may, nó rất đột ngột.
Lúc đó, chúng tôi vừa mới dùng bữa tối ở một nhà hàng Pháp, còn đi xem một bộ phim điện ảnh đêm. Trên đường về nhà, đột nhiên nghe được tin dữ ấy. Cậu ấy rất kích động, vội vàng gọi điện thoại, nhưng gọi mãi mà không được. Cậu ấy càng sốt ruột hơn.
Cậu ấy rầu rĩ vùi vào vai tôi, nói rất sợ.
Thực sự thì, tôi cũng rất sợ hãi. Nhưng ở trước mặt cậu ấy, tôi không thể nói. Nếu như ngay cả tôi cũng sụp đổ, vậy thì, ai sẽ đến đỡ lấy trái tim đang lung lay sắp đổ của cậu ấy đây?
Đợi được tin tức rồi, mới thoáng buông lòng.
Cậu ấy chuẩn bị bay đến Saint Petersburg để thăm mẹ đang nằm ở bệnh viện, tôi cũng hiểu đó là tất yếu, đề nghị đi chung với cậu ấy. Lúc đầu cậu ấy từ chối, nhưng tôi rất kiên định.
Đối mặt thời điểm khó khăn, nên là hai người cùng nhau cáng đáng, mà không phải chỉ mỗi cậu ấy gánh lấy một mình.
Đối mặt với sự kiện này, tôi đột nhiên sáng tỏ ra rất nhiều, cũng thu được rất nhiều dũng khí.
Bởi vì, dù cho phía trước là vùng lầy đất hiểm, hay là bụi gai kín lối, mình đều muốn đi cùng cậu.
Tôi đang ở Saint Petersburg tháng Mười Một.
Tình trạng của mẹ Tử Bùi về cơ bản đã ổn định, ngày này sẽ làm thủ tục xuất viện cho bà tại bệnh viện.
Hôm nay, Saint Petersburg lại có tuyết rơi. Đứng trên cây cầu lớn ở sông Neva, bỗng nhiên cậu ấy nói với tôi một câu: “Chúng ta hãy mãi như thế này, qua ngày thật hạnh phúc nhé.”
Tôi lặng lẽ đặt bàn tay trái đã hơi lạnh cóng của mình vào trong túi áo khoác của cậu ấy.
Trong nhà bị cướp.
Tên kia cướp đi chút tiền mặt và đồ đạc đáng giá, không đả thương tôi.
Nhưng việc này lại khiến cho Tử Bùi lo lắng đến độ, khi đó vẫn đang công tác tại Paris, cậu ấy vội vội vàng vàng bay về.
Tôi ngồi ung dung, trên người một chút vết thương cũng không có, đã bảo cậu ấy rồi, đừng lo lắng quá. Nhưng cậu ấy ngồi trước mặt tôi, ngờ đâu lại khóc. Tôi bị hành động của cậu ấy làm giật cả mình, vuốt vuốt tóc cậu ấy, hỏi: “Mình vẫn nguyên lành đây mà, cũng không cảm thấy sợ hãi, cậu khóc cái gì chứ?”
Mắt cậu ấy đỏ lên, nghiêm túc nói: “Không thể bảo vệ cậu, chăm sóc cậu vào lúc cậu cần mình, mình không dám nói yêu cậu…”
Thì ra, nước mắt kia rơi đâu phải là vì uất ức, cũng chẳng phải bởi sợ hãi, mà là vì hổ thẹn mà rơi.
Ngay lúc ấy vừa thấy cảm động vừa thấy xót. Cái tên ngốc này.
Trước đây cha mẹ Tử Bùi vẫn luôn bảo tôi đến Paris mừng năm mới.
Năm nay, nhân lúc trường cho nghỉ, Tử Bùi cũng xin công ty cho nghỉ, thế là chúng tôi cùng nhau đến Paris.
Thực sự nhìn thấy diện mạo của thành phố ấy mới cảm thấy vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, thì ra nó còn đẹp đẽ hơn bất kì hình ảnh nào trong tưởng tượng.
Cậu ấy đưa tôi đi gần như hết cả Paris, cũng đến nơi cậu ấy thích chơi đùa nhất hồi nhỏ, nếm món bánh sừng bò mà cậu ấy thích nhất ngày bé.
Hôm nay, cậu ấy đề nghị với tôi, nói đợi về nước rồi, sẽ cùng tôi đi thăm cha tôi.
Lúc đầu tôi không bằng lòng. Tôi luôn luôn cảm thấy, cho tới bây giờ ông ấy cũng không thiếu đứa con trai này, sự tồn tại hay không tồn tại của tôi cũng là chuyện không chút liên quan với ông. Nhưng không ngờ rằng Tử Bùi kiên trì nói đạo lý với tôi, tôi nghe rồi lại cũng thấy có lý, gật đầu đồng ý.
Thực ra, cậu ấy đang nghĩ cho tôi, tôi biết.
Ôi, khiến cậu ấy phải bận tâm rồi.
Trước mặt mọi người ở một nhà hàng, cậu ấy đọc bài thơ tình tự mình viết bằng tiếng Pháp.
Tôi xem tiếng Trung cậu ấy dịch ra, mới cảm thấy ở nhà hàng thực là xấu hổ quá, cũng không có chỗ nào để trốn. Nhưng cậu ấy thì không để vào mắt, rất là thẳng thừng, còn nói tự nhiên như không rằng vốn dĩ nên để đến tháp Eiffel đọc thơ mới đúng.
Còn mười một bông hoa hồng trong nước mưa ấy nữa.
Vậy mà sau chuyện đó cậu ấy còn giễu tôi, thế nào càng sống mặt mũi càng mỏng, tôi bảo là cậu ấy càng sống da mặt càng dày mới đúng!
Nhưng mà, vẫn phải cảm ơn cậu. Lễ tình nhân hạnh phúc.
Đại để nhớ ba sự kiện.
Thứ nhất, trở về đi gặp cha, nói chuyện một cách đàng hoàng.
Luôn cảm thấy thời thiếu niên tính tình nông nổi quyết liệt, cố chấp mà quật cường, bây giờ ngoảnh đầu nhìn lại, hóa ra mọi chuyện chẳng qua cũng chỉ như vậy mà thôi. Cha cũng già rồi, có thể dùng một cõi lòng bình đạm hơn để mà về thăm.
Thứ hai, hôm qua Trình Giang Đào làm tiệc cưới.
Ban đầu anh ta mời tôi làm phù rể, Tử Bùi còn chết sống không đồng ý. Tôi hỏi nguyên nhân, cậu ấy nói: “Người khác đều nói, người không có ai thèm mới đi làm phù rể phù dâu, nhưng cậu rõ ràng là người có ai thèm, cho nên mình không đồng ý cậu đi.” Tôi cười cậu ấy, đây là ngụy biện kiểu gì? Cuối cùng tôi phải lời hay nói cạn, dỗ cậu ấy vui vẻ, mới xem như thỏa hiệp.
Thứ ba, cái gọi là lạc thú trong cuộc sống.
Vì tự biết có chút chất phác nhạt nhẽo, cho nên mất rất nhiều thời gian, mới hiểu được đạo lý này.
Có lúc cậu ấy ghen tuông quá trớn, hoặc là cố tình gây sự, thực ra cũng không phải chủ ý, chỉ là muốn tôi dỗ dành cậu ấy mà thôi. Chuyện phụ rể cũng vậy đấy. Trong bụng tôi thầm cười cậu ấy, người đã hai mươi tám rồi, sao có lúc vẫn giống hệt đứa con nít vậy.
Nhưng nghĩ kĩ, quả thực trong cuộc sống cần một chút gia vị như thế. Yêu cậu ấy, để ý cậu ấy, quan tâm cậu ấy, thường xuyên nói cho cậu ấy nghe, cũng đâu phải chuyện không tốt. Bởi vì yêu một người, chẳng qua là ngoài những tiền tài, địa vị, tính tốt, tính xấu của người đó ra, phát hiện vốn dĩ người đó chỉ là một đứa trẻ, cho nên thương.
—
Lời tác giả:
Phân ra ba thời đoạn điển hình, cơ hồ là từ bắt đầu đến cuối cùng.
2001-2010, chín năm, toàn bộ cô đọng trong hơn sáu nghìn chữ đó.
Dụng ý của phiên ngoại này:
Thứ nhất, là lý giải sơ qua chính văn.
Xét thấy đầu gỗ khiêm tốn hướng nội, một vài lời nói và tâm tư chưa hẳn sẽ tự nói ra, cho nên mới dùng hình thức văn tự mà hắn quen thuộc nhất kể lại.
Thứ hai, cũng là khai báo một phát về những chuyện lặt vặt sau khi họ về nước.
Đến đây, toàn bộ chính văn và hai phiên ngoại “Ngủ ngon, Paris” đã kết thúc trọn vẹn.
Chân thành cảm ơn mọi người đã xem đến đây. Phía sau còn có một bài tổng kết lải nhải. Cười.
Hi vọng các vị còn đang lấp hố ở sát vách cũng đọc văn du khoái. ^^
Hôm nay là lần đầu tiên tôi và Tiểu Vũ gặp mặt sau khi chia tay, thời gian đã khá lâu.
Chúng tôi ngồi một lát trong quán cà phê, tôi nhìn hắn đang ngồi trước mặt, mở miệng chỉ nói có một câu: “Cậu vẫn sống tốt chứ?” Bỗng dưng cảm thấy chua xót. Hắn cũng hỏi han vài câu, sau đó liền nói đến những tháng ngày trước đây.
Hắn có vẻ đã bỏ xuống rồi, nói đến tôi ngày trước. Tôi lặng lẽ nghe hắn nói, không có bất kì phản bác nào.
Hắn vẫn chỉ nói tôi là một học sinh ngoan ngoãn kiệm lời, trong sáng trầm lặng. Tôi không hề hối hận vì đã chia tay với hắn. Bởi vì chia tay có thể có rất nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó bi ai nhất lại là: hắn chưa bao giờ thực sự biết tôi.
Mấy ngày nay đọc thơ của Neruda, cảm thấy thích, tiện tay trích dẫn hai câu.
“Tôi thích người là trong yên lặng, dường như người đã tan biến, xa xôi và đau thương, dường như người đã chết đi.”
“Tôi không biết trả lời thế nào. Có nhiều người chết đến vậy, nhiều đê điều bị ngày hạn làm vỡ tung đến vậy, nhiều đá va chạm thân thuyền đến vậy, nhiều đôi tay khi hôn nhau thì đan vào đến vậy, nhiều sự vật tôi muốn lãng quên đến vậy.”
Ngoài ra, cuối cùng đã lấy được chiếc máy SLR đầu tiên của mình. Sau này phải dùng nó để chụp nhiều phong cảnh hơn nữa.
Khai giảng đã được một thời gian rồi.
Những chuyện lớn trong mấy ngày này: gia nhập CLB chụp ảnh, mất mà lại có lại được một quyển “Xứ tuyết” với bản dịch khác, làm rơi hư máy ảnh mới, biết một thằng cha mất nết không có lễ độ bên học viện kinh tế.
Đọc Virginia Woolf.
Đọc được một kiến giải sắc bén của Virginia Woolf trong “Orlando”: ”Nam nữ nếu muốn bình đẳng thì cần phải cởi quần áo và lớp da đi, giá trị rất là cốt lõi.”
Cũng ít nhiều nghe qua một ít chuyện về bà, biết bà là đại biểu cho chủ nghĩa nữ quyền của văn đàn Anh, là một thiên tài cô đơn nhưng lại không cô độc.
Trong quãng thời gian cuối cùng của cuộc đời, bà bị nhốt trong chính sự huyễn thính, huyễn tưởng và lầm lạc tính hướng của bản thân để rồi mua dây buộc mình. Cuối cùng nhảy hồ tự sát.
Điều làm tôi chấn động chính là những lời trong bức di thư bà để lại cho chồng: “Toàn bộ hạnh phúc trong cuộc sống của em đều là nhờ vào anh, anh là một người tốt bụng đến khó tin. Giả như còn có bất kì ai có thể cứu lại em, đó cũng chỉ có anh. Giờ đây, tất cả đều bỏ em mà đi, còn lại chỉ có sự tốt bụng của anh. Em không thể tiếp tục đạp hư đời anh nữa. Em tin tưởng, không còn hai người nào hạnh phúc được như chúng ta khi ở bên nhau.”
Trong mấy ngày gần đây, bản thảo bị hối rất gấp. Đã vài lần, không viết ra được một chữ, thật là khó khăn. Khi không có ý tưởng, vẫn sẽ đọc Matsuo Basho, hoặc là nghe một chút nhạc. Có một ban nhạc gọi là “Đảo”, tôi rất thích. Tôi thích ca từ của “Ánh lửa”: “Cho anh một chút ánh lửa, anh sẽ thiêu đốt cho em xem. Em gọi anh một tiếng, trong mắt sáng lên yêu….”
Hôm qua, lúc Châu Tử Bùi đá bóng đã bị thương ở chân.
Cậu ta bảo tôi đi chụp vài tấm ảnh lưu niệm giúp, tôi liền đi.
Sau đó cùng đi bệnh viện với cậu ta, nói là nứt xương, còn phải bó thanh nẹp. Cậu ta chịu đựng đến khi xong việc, cũng không la đau.
Khi trở lại ký túc xá, tôi đưa sổ khám bệnh và thuốc cho cậu ta, rồi căn dặn các điều lớn nhỏ lại một lần. Cậu ta ngồi bên cạnh tôi, không ngờ lại đưa tay vuốt tóc tôi, hỏi: “Cậu đang lo lắng cho mình sao?” Trông thật là trẻ con.
Bỗng nhiên tôi nhớ tới cái lần ở căn tin, cậu ta gắp cà rốt mà tôi không thích ăn ra khỏi đĩa của tôi. Lại chợt nghĩ về đêm đó, cùng nhau bắc nồi ăn lẩu trong phòng ngủ, có vẻ ấm áp.
Châu Tử Bùi viết cho tôi một phong thư.
Ở bên trong, tôi học được câu tiếng Pháp đầu tiên: Je t’aime vraiment. Toujours. (Tôi thật lòng yêu bạn, vĩnh viễn.)
Cậu ta tự mình chủ trương, tôi đã gặp mẹ cậu ta, hồi hộp muốn chết.
Sau đó, lần đầu tiên tôi kể chuyện quá khứ của mình cho người khác, tôi còn tưởng rằng cả đời này tôi cũng chẳng bao giờ kể chúng cho người khác.
Gia đình tan vỡ của tôi, tuổi thơ u ám buồn bã, và còn, Tiểu Vũ – người đã một đi không trở về.
Lúc kể đến Tiểu Vũ, vẫn còn chút đau lòng, bởi tôi cho rằng mình sẽ không yêu lần nữa.
Lúc đó nét mặt Châu Tử Bùi rất nhu hòa, hơn nữa cũng buồn thương. Cậu ta không hỏi thêm gì, ôm lấy tôi, nói rằng sẽ đối tốt với tôi.
Đột nhiên tôi cảm thấy có chút mờ mịt, tôi không rõ tương lai mình sẽ bước đi như thế nào.
Hai ngày nay tôi đang đọc “Bà Dalloway”, vẫn là tiểu thuyết của Virginia Woolf. Những lúc rảnh rang, thì đọc lại “Xứ tuyết”, muốn xem thử bản dịch mới này tốt ở chỗ nào.
Mặt khác, tôi cho rằng mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại Tiểu Vũ nữa.
Nhưng mà, hắn gọi điện thoại cho tôi, bảo muốn gặp tôi. Tôi suy nghĩ một chút rồi mới đồng ý, bởi vì, dù cho là chuyện gì cũng đều cần có một kết thúc. Trước khi gặp hắn, tôi lục ra những thứ đã viết lúc trước. Những gì liên quan hắn, tôi xem lại một lần. Sau đó, tôi vứt toàn bộ bản thảo hơn vạn chữ ấy đi.
Cuối tuần trước, tôi mới viết một truyện ngắn mà bản thân tôi xem như vừa ý, tôi rất thích câu chuyện này. Một nhân vật trong đó là tiềm thức ấn theo hình ảnh Châu Tử Bùi mà viết.
Tôi không biết nên viết cái gì, cũng không biết phải viết thế nào.
Tôi đọc được lời của bạn ấy: “Mặc dù cô viết một nghìn bài thơ, một trăm lần quay đầu, mất mười năm chờ anh, anh mãi mãi chỉ đứng ở chỗ cũ, như mây trên trời, chưa từng đọc hiểu nửa phần ý thơ của cô..”
Tôi hiểu rằng, trên đời này, luôn có một vài người mà ta không cách nào yêu, ta nhất định phải phụ lòng họ.
Tôi thật có lỗi với bạn ấy.
Chuyển hết đồ đạc đến chỗ cậu ấy, đơn giản là cậu ấy nói muốn ở chung. Cậu ấy đã nói rất nhiều lần, nhìn chân mày cậu ấy rũ xuống, tôi liền nhẹ dạ bằng lòng.
Cuối tuần, đi leo núi.
Đi trên con đường mòn vây quanh núi là một màu xanh biếc cả tầm mắt. Biển cây nhấp nhô, còn có tre mọc vươn lên rất cao. Vinh khô tùy duyên, ngộ hợp tẫn hưng, coi như là một loại tâm cảnh. Cậu ấy nắm tay tôi suốt đường đi về phía trước, vào đông, ánh nắng xuyên qua một tầng lại một tầng cành lá kín không kẽ hở, cuối cùng vẫn có thể ngoan cố chiếu lên con đường mòn trong rừng, vô cùng ấm áp. Lúc dây giày bị lơi ra, cậu ấy ngồi xuống giúp tôi buộc lại.
Ngoài ra còn có một chi tiết, tôi cảm thấy cần phải ghi lại.
Đến lúc phải xuống xe, tài xế nhắc nhở mọi người đừng bỏ quên đồ đạc quý giá của mình, cậu ấy vỗ nhè nhẹ sau gáy tôi, cười thật tươi nói: “Đi nào, đồ đạc quý giá.” Tôi nhìn thấy ánh nắng từ đỉnh đầu cậu ấy chiếu qua, sáng ngời, tôi cũng cười theo.
Chúng tôi đều rất thích bánh kem của Hamo, tay nghề thợ làm bánh của tiệm ấy rất tốt.
Cậu ấy đi theo ông chủ của Hamo học làm Soufflé. Còn làm công ở Hamo để góp tiền mua cho tôi một chiếc máy Nikon mới. Đó là quà tặng năm mới của tôi.
Cậu ấy nắm tay tôi đi qua đám đông, trời giá rét, nhưng lòng bàn tay cậu ấy lại ấm áp. Khi đó trong lòng tôi, đột nhiên tràn dâng một loại cảm giác buồn thương không tên khó hiểu, ngay cả chính bản thân tôi cũng phản ứng không kịp. Cậu ấy vô cùng nghiêm túc nói với tôi rằng cậu ấy yêu tôi, giống như một đứa trẻ đang hứa hẹn vậy, muốn tôi an tâm, thái độ cố chấp mà quật cường.
Hôm nay cậu ấy đã nói hết sức nghiêm túc rằng: “Trong lòng cậu có điều gì không vui, có ủy khuất, hãy nói hết với mình. Cậu nói ra hết rồi, mình cũng sẽ không quá mức sầu lo nữa, mình chỉ là muốn cùng cậu chia sẻ tất cả. Nếu như chỉ những tâm sự kia của cậu mà mình cũng không thể chia sẻ, còn nói cái gì yêu cậu đây?”
Nếu nói đến Hải Tử, rất nhiều người có lẽ đều thích bài “Mặt hướng biển rộng, xuân về hoa nở”, quả thực viết rất hay. Nhưng tôi lại càng thích “Nhật ký”, “Ruộng lúa” cùng với “Bình minh” của ông hơn, nhất là “Bình minh”, tôi đã đọc rất nhiều rất nhiều lần, đọc ở phòng chờ ở sân bay, lên máy bay cũng đọc.
“Quét dọn sạch sẽ bầu trời và mặt đất, trả về một người mà đường ruộng không quen.”
Đến Hạ Môn chỉ cần nửa tiếng đồng hồ.
Chúng tôi ở trong một lữ quán thanh niên, trong nhà nuôi một con mèo trắng tên là Sữa Chua.
Có điều Soufflé ở đây không ngon bằng Hamo, cũng không ngon bằng của Châu Tử Bùi.
Tôi vẫn luôn cảm thấy may mắn, may mắn từng có người rủ tôi xuân khê vớt nòng nọc từng có người vì tôi ngày hè bắt ve sầu từng có người cùng tôi đêm thu quạt đom đóm từng có người mùa đông vì tôi đốt lửa. Mỗi một bước trên chặng đường núi rộng sông dài này, dường như đều là vay mượn từ kiếp sau.
Mỗi một lần đến gần bên người nọ, thời gian đều tí tách khua vang trong lòng tôi. Khi tôi nhìn cậu ấy, cậu ấy có lẽ đang nhìn nơi khác, thế là tôi nhớ kỹ sườn mặt cậu ấy, có chiếc mũi cao thẳng, có đôi mắt lúng liếng động lòng người.
Lúc đó đã không xem như là tuổi con nít nữa, nhưng cũng vẫn còn chưa hoàn toàn trưởng thành. Rất nhiều chuyện cũng chưa xác định được, hứa hẹn cũng cho đi đơn giản. Đúng sai và xấu, không chịu trách nhiệm. Bởi vì vẫn còn có thời gian, chờ đến sau này đáp án sẽ tự động được công bố.
Nói gì mà một đời một kiếp, dài như thế, làm như chính mình nói thì có thể chắc chắn được vậy.
Nơi ấy là nhà cậu ấy, cậu ấy chung quy phải trở về. Cậu ấy có thể trở lại thành phố kia, chạy trên con đường đã đi qua lúc bé, đi trên quảng trường bay lên vài chú chim bồ câu, nghe ca sĩ hát rong diễn tấu đàn hạc hay hát một bài dân ca trong con hẻm, hoặc là đứng giữa đại lộ Champs Elysees chụp ảnh.
Nếu có một ngày không thấy được cậu nữa, mình chúc cậu mỗi ngày sớm an, ngọ an, vãn an.
Trước đây chúng tôi chưa từng khắc khẩu bao giờ, lần duy nhất là bởi vì việc này.
Cậu ấy cao giọng nói tôi vài câu, tôi thấy bực cũng không đáp lời. Sau đó cậu ấy cùng một đám người ra ngoài giải tỏa, uống đến trời tối mịt, biết bản thân dị ứng xoài, vẫn liều mạng ăn.
Sáng sớm nhận được tin nhắn cậu ấy gửi lúc nửa đêm, một cái tiếp một cái.
Cậu ấy hỏi: “Đầu gỗ, vì sao không thể ở bên nhau?” Tôi cũng không biết. Tôi cũng muốn ở bên nhau.
Cậu ấy lại nói: “Hình như là dị ứng rồi, khó chịu kinh khủng, cả người đều đau, xem ra là báo ứng rồi. Cậu tha thứ một lần này thôi được hay không? Mình chầm chậm sửa.” Tôi đọc rồi lại thấy xót, vội vã đi tìm cậu ấy về.
Khi tìm được, cậu ấy bị dị ứng đến mức mặt mày sưng húp, nửa tỉnh nửa say nằm trên sô pha, hét bảo tôi đừng qua đây. Tôi thấy cậu ấy như vậy, khó chịu vô cùng, liền đi qua ôm lấy.
Đi bệnh viện, sau đó về nhà cho cậu ấy uống thuốc, nghỉ học luôn một buổi chiều, ở nhà với cậu ấy.
Lúc cậu ấy tỉnh dậy vẫn đã nhịn không được mắng cho hai câu. Cậu ấy nằm trên giường, nắm tay tôi. Nhìn tôi cả buổi, chỉ thấp giọng gọi tên tôi một tiếng, viền mắt ươn ướt.
Tôi thấy cậu ấy như vậy thì rất muốn khóc, nhưng vẫn cố nén lại.
Tựa như tôi rất muốn xin cậu ấy đừng đi, nhưng biết rõ chính mình không có lập trường gì, cho nên vẫn luôn kềm chế.
Những chuyện kia cả hai chúng tôi đều bất lực, là đường vòng phải đi. Trong lòng tôi hiểu, chỉ là sợ hãi, chỉ là không muốn mất đi cậu ấy mà thôi.
Cuối cùng, tôi hôn cậu ấy, bảo: “Không sao đâu.” Cậu ấy nghe theo gật đầu.
Sinh nhật, cậu ấy đưa tôi đi xem concert của Đảo.
Kinh hỉ chính là, vị trí bên cạnh tôi không ngờ lại là của Cố An Khang. Lúc đầu tôi không tin, cảm thấy nhân vật nổi tiếng như anh ta, sao có khả năng chen chúc ở khán đài. Nhưng sau đó, tôi nhìn kỹ khuôn mặt anh ta, thấy anh ta nhìn chằm chằm Lục Tự Quang trên màn hình lớn một cách xuất thần, trong lòng tôi lại bắt đầu khẳng định.
Trước đây từng nhìn thấy một vài tin tức viết về chuyện của anh ta và Lục Tự Quang.
Tôi chợt nghĩ, hai người ở bên nhau, nhất định sẽ có va chạm. Trên đời này nào có chuyện luôn thuận phong thuận thủy, tựa như có đôi khi nảy sinh những ý tưởng kì quặc, muốn cùng cậu ấy đến vùng núi rừng trải qua những ngày nghèo khó. Nhưng sau đó mới ý thức được, người cũng chính là ràng buộc rất nhiều, cho nên những lúc muốn ra đi mới thoát thân không được. Non xanh nước biếc, mặc dù có gần, cũng không phải nghĩ muốn đi thì có thể đi được.
Thế nhưng, nếu hai người đều có dũng khí để đi tiếp, có lẽ sẽ không cần sợ hãi như vậy.
Châu Tử Bùi, trong khoảng thời gian sắp tới, nếu mình được quyết định sẽ xa tận trùng dương, mình nhất định ngồi tàu siêu tốc đi Paris thăm cậu. Nơi có cậu, hoặc là nơi cách cậu gần nhất mà mình có thể đến được, mình đều muốn đi.
Nếu như mình ở Stuttgart, mình đi thăm cậu nếu như mình ở Frankfort, mình đi thăm cậu dù cho ở Berlin nơi phương bắc, ở Hamburg, mình cũng đi thăm cậu. Nếu như cuối cùng, mình ở đây, vậy mình sẽ ở nơi đây chờ cậu về.
Tối hôm qua, trong khi đang ngủ mơ mơ màng màng, cảm giác được cậu ấy nắm lấy tay tôi.
Cậu ấy mở lòng bàn tay tôi ra, vuốt ve, nắn nót vẽ mấy chữ. Trong bóng tối, tôi loáng thoáng nhận ra được chúng. Viết xong rồi, cậu ấy nắm chặt nó.
Một, đời, một, kiếp.
Bỗng nhiên rất chua xót.
Bởi vì chàng trai nói muốn cùng tôi một đời một kiếp, phải ra đi.
Cậu ấy đi rồi, tấm bưu thiếp đầu tiên gửi về cho tôi, mất hơn hai tuần lễ.
Mặt trên trích dẫn nguyên văn một bài thơ của nhà thơ Pháp Baudelaire.
Ban đầu đọc sơ qua bản dịch tiếng Trung bài thơ ấy, tôi cũng rất thích, còn nhớ trong đó có vài câu viết thế này:
Tuổi trẻ của tôi là một cơn lốc tăm tối
Ngôi sao đánh rơi vài tia sáng rực rỡ
Sét giật mưa đánh tạo thành dư âm như thế đấy
Trong vườn, điểm xuyết vài trái cây màu đỏ sáng bừng.
Châu Tử Bùi, cậu ở Paris sống có tốt không?
2004-2005
Tôi còn tưởng rằng cậu ấy đã quên sinh nhật mình rồi, không nghĩ tới chỉ là gói hàng trễ hai ngày mà thôi.
Trên bối cảnh có chút âm u của bầu trời nhiều mây và lá vàng rụng, là cây cầu Alexandre III nguy nga lộng lẫy. Con sông Seine dưới chân cầu gợn sóng lấp lánh, yên ả bình lặng.
Là phong cảnh mà cậu ấy đã dùng ba nghìn mảnh nhỏ ghép thành.
Cậu ấy nói: “Đây là mùa thu Paris, mình tặng nó cho cậu. Như vậy, cậu có cảm thấy mình và cậu lại gần thêm một chút không? Đây là cái sinh nhật thứ hai không thể đón cùng cậu. Đầu gỗ, xin lỗi. Và mình chúc cậu sinh nhật vui vẻ.”
Đã lâu lắm rồi không động bút.
Mấy ngày nay vô tình phát hiện sách của Giản Trinh trong nhà sách.
Tôi còn tưởng rằng đã không thể tìm được sách đã xuất bản của bà nữa. Mua nó về trong mừng rỡ tột cùng, là “Mật mật ngữ”.
Đó cũng xem như là một phụ nữ hiếm thấy.
Bà viết: “Thâm tình là một việc bi kịch, nhất định phải lấy cái chết để kết câu.”
Bà viết: “Tôi ở trong bi thương mà kéo tơ lột kén, dệt hạnh phúc cô ấy đem chiếc áo gấm hạnh phúc đi cắt may, chia cho người bi thương. Vinh hoa hay kham khổ, đều như nước trà đầu, nhớ đổ nó đi. Mà trà đặc chuyển đạm, uống đến đường cụt mộng tan, tự nhiên lại ngọt.”
Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi, Châu Tử Bùi.
Chừng nào cậu mới về…
Tôi vốn đâu có ngờ tới, cậu ấy bán mạng hoàn thành khóa học ba năm chỉ trong hai năm, một lòng muốn trở về. Tôi hỏi nguyên do, cậu ấy đáp một cách trẻ con: Nơi có cậu, mới là nhà.”
Thật sự muốn cảm thán:
“Sao người lại tới đây? Rõ ràng đã đem người khóa lại trên đất mộng, kinh thư nhật nguyệt, phấn đại xuân thu, còn cho phép người nhàn đến viết thơ, người nhưng lại bay qua quan lĩnh, đuổi kịp tháng năm chưa muộn, đến trước mặt ta nói: “Nửa cuộc đời phiêu bạt, mỗi một lần đều mưa đón thuyền về.” (Giản Trinh)
2008-2010
Lúc đó cậu ấy bay đi Paris, tôi để lại cho cậu ấy một câu tiếng Đức: Mình vẫn mãi đợi cậu.
Kết quả bây giờ, cậu ấy lại đưa tờ giấy kia ra đây, dưới chân thêm một câu chú thích tiếng Pháp: “Buổi chiều ngày 14 tháng 8, bà xã tôi”.
Tôi nổi giận!
Trong thời gian hơn một năm, vẫn đang viết “Ngủ ngon, Paris”. Thực ra từ rất nhiều năm trước, tôi đã muốn dùng tiêu đề ấy viết một truyện dài.
Tử Bùi nghiêm túc đọc sách, tôi nói gần nói xa hỏi cậu ấy cảm tưởng.
Cậu ấy chỉ đánh trống lảng kể cho tôi chuyện có người theo đuổi ở Paris, cuối cùng nói rằng: “Có cậu rồi, mình cái gì cũng không thiếu, tâm có ngang tàng cũng biết phải chối từ.”
Lòng tôi chấn động bội phần, nghe cũng thấy thích chí.
Có lẽ bởi vì tính cách, mà trước nay tôi rất cẩn trọng, không làm những chuyện sơ suất bao giờ. Nhưng khi ở bên cậu ấy, lại như đã bỏ ra tất cả tiền đặt cược của cả đời này. Trong mắt cậu ấy giấu ý cười, độ cung mà khóe miệng cong lên làm hiện ra hai cái lúm đồng tiền mờ mờ. Cậu ấy nói: “Mình làm sao để cậu thua cho đành.”
Thì ra, yêu là mặc dù bạn không biết rõ tương lai, nhưng vẫn có dũng khí cùng người kia bắt đầu tương lai.
Hôm nay cầm bút lên, tự dưng nghĩ đến một vấn đề tầm thường: yêu là gì?
Ngồi trước bàn suy nghĩ một hồi, cũng tìm không ra một từ ngữ thích hợp để khái quát. Chỉ nhớ khi trước có đọc được trên “thánh kinh”, nói yêu là vĩnh viễn nhẫn nại, là mãi mãi không ngừng.
Theo tôi thấy, yêu là cậu ấy cùng tôi đến chợ mua thức ăn, xách đồ ăn đi theo phía sau tôi. Yêu là khi tôi làm cơm, cậu ấy im lìm không nói gì mà dốc lòng giúp tôi nhặt rau. Yêu là cậu ấy từng vất vả lột một cái càng cua thật lớn cho tôi, thả vào đĩa dấm của tôi yêu là biệt hậu trọng phùng, một đời một kiếp của chúng tôi.
Biết được mẹ Tử Bùi gặp chuyện không may, nó rất đột ngột.
Lúc đó, chúng tôi vừa mới dùng bữa tối ở một nhà hàng Pháp, còn đi xem một bộ phim điện ảnh đêm. Trên đường về nhà, đột nhiên nghe được tin dữ ấy. Cậu ấy rất kích động, vội vàng gọi điện thoại, nhưng gọi mãi mà không được. Cậu ấy càng sốt ruột hơn.
Cậu ấy rầu rĩ vùi vào vai tôi, nói rất sợ.
Thực sự thì, tôi cũng rất sợ hãi. Nhưng ở trước mặt cậu ấy, tôi không thể nói. Nếu như ngay cả tôi cũng sụp đổ, vậy thì, ai sẽ đến đỡ lấy trái tim đang lung lay sắp đổ của cậu ấy đây?
Đợi được tin tức rồi, mới thoáng buông lòng.
Cậu ấy chuẩn bị bay đến Saint Petersburg để thăm mẹ đang nằm ở bệnh viện, tôi cũng hiểu đó là tất yếu, đề nghị đi chung với cậu ấy. Lúc đầu cậu ấy từ chối, nhưng tôi rất kiên định.
Đối mặt thời điểm khó khăn, nên là hai người cùng nhau cáng đáng, mà không phải chỉ mỗi cậu ấy gánh lấy một mình.
Đối mặt với sự kiện này, tôi đột nhiên sáng tỏ ra rất nhiều, cũng thu được rất nhiều dũng khí.
Bởi vì, dù cho phía trước là vùng lầy đất hiểm, hay là bụi gai kín lối, mình đều muốn đi cùng cậu.
Tôi đang ở Saint Petersburg tháng Mười Một.
Tình trạng của mẹ Tử Bùi về cơ bản đã ổn định, ngày này sẽ làm thủ tục xuất viện cho bà tại bệnh viện.
Hôm nay, Saint Petersburg lại có tuyết rơi. Đứng trên cây cầu lớn ở sông Neva, bỗng nhiên cậu ấy nói với tôi một câu: “Chúng ta hãy mãi như thế này, qua ngày thật hạnh phúc nhé.”
Tôi lặng lẽ đặt bàn tay trái đã hơi lạnh cóng của mình vào trong túi áo khoác của cậu ấy.
Trong nhà bị cướp.
Tên kia cướp đi chút tiền mặt và đồ đạc đáng giá, không đả thương tôi.
Nhưng việc này lại khiến cho Tử Bùi lo lắng đến độ, khi đó vẫn đang công tác tại Paris, cậu ấy vội vội vàng vàng bay về.
Tôi ngồi ung dung, trên người một chút vết thương cũng không có, đã bảo cậu ấy rồi, đừng lo lắng quá. Nhưng cậu ấy ngồi trước mặt tôi, ngờ đâu lại khóc. Tôi bị hành động của cậu ấy làm giật cả mình, vuốt vuốt tóc cậu ấy, hỏi: “Mình vẫn nguyên lành đây mà, cũng không cảm thấy sợ hãi, cậu khóc cái gì chứ?”
Mắt cậu ấy đỏ lên, nghiêm túc nói: “Không thể bảo vệ cậu, chăm sóc cậu vào lúc cậu cần mình, mình không dám nói yêu cậu…”
Thì ra, nước mắt kia rơi đâu phải là vì uất ức, cũng chẳng phải bởi sợ hãi, mà là vì hổ thẹn mà rơi.
Ngay lúc ấy vừa thấy cảm động vừa thấy xót. Cái tên ngốc này.
Trước đây cha mẹ Tử Bùi vẫn luôn bảo tôi đến Paris mừng năm mới.
Năm nay, nhân lúc trường cho nghỉ, Tử Bùi cũng xin công ty cho nghỉ, thế là chúng tôi cùng nhau đến Paris.
Thực sự nhìn thấy diện mạo của thành phố ấy mới cảm thấy vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, thì ra nó còn đẹp đẽ hơn bất kì hình ảnh nào trong tưởng tượng.
Cậu ấy đưa tôi đi gần như hết cả Paris, cũng đến nơi cậu ấy thích chơi đùa nhất hồi nhỏ, nếm món bánh sừng bò mà cậu ấy thích nhất ngày bé.
Hôm nay, cậu ấy đề nghị với tôi, nói đợi về nước rồi, sẽ cùng tôi đi thăm cha tôi.
Lúc đầu tôi không bằng lòng. Tôi luôn luôn cảm thấy, cho tới bây giờ ông ấy cũng không thiếu đứa con trai này, sự tồn tại hay không tồn tại của tôi cũng là chuyện không chút liên quan với ông. Nhưng không ngờ rằng Tử Bùi kiên trì nói đạo lý với tôi, tôi nghe rồi lại cũng thấy có lý, gật đầu đồng ý.
Thực ra, cậu ấy đang nghĩ cho tôi, tôi biết.
Ôi, khiến cậu ấy phải bận tâm rồi.
Trước mặt mọi người ở một nhà hàng, cậu ấy đọc bài thơ tình tự mình viết bằng tiếng Pháp.
Tôi xem tiếng Trung cậu ấy dịch ra, mới cảm thấy ở nhà hàng thực là xấu hổ quá, cũng không có chỗ nào để trốn. Nhưng cậu ấy thì không để vào mắt, rất là thẳng thừng, còn nói tự nhiên như không rằng vốn dĩ nên để đến tháp Eiffel đọc thơ mới đúng.
Còn mười một bông hoa hồng trong nước mưa ấy nữa.
Vậy mà sau chuyện đó cậu ấy còn giễu tôi, thế nào càng sống mặt mũi càng mỏng, tôi bảo là cậu ấy càng sống da mặt càng dày mới đúng!
Nhưng mà, vẫn phải cảm ơn cậu. Lễ tình nhân hạnh phúc.
Đại để nhớ ba sự kiện.
Thứ nhất, trở về đi gặp cha, nói chuyện một cách đàng hoàng.
Luôn cảm thấy thời thiếu niên tính tình nông nổi quyết liệt, cố chấp mà quật cường, bây giờ ngoảnh đầu nhìn lại, hóa ra mọi chuyện chẳng qua cũng chỉ như vậy mà thôi. Cha cũng già rồi, có thể dùng một cõi lòng bình đạm hơn để mà về thăm.
Thứ hai, hôm qua Trình Giang Đào làm tiệc cưới.
Ban đầu anh ta mời tôi làm phù rể, Tử Bùi còn chết sống không đồng ý. Tôi hỏi nguyên nhân, cậu ấy nói: “Người khác đều nói, người không có ai thèm mới đi làm phù rể phù dâu, nhưng cậu rõ ràng là người có ai thèm, cho nên mình không đồng ý cậu đi.” Tôi cười cậu ấy, đây là ngụy biện kiểu gì? Cuối cùng tôi phải lời hay nói cạn, dỗ cậu ấy vui vẻ, mới xem như thỏa hiệp.
Thứ ba, cái gọi là lạc thú trong cuộc sống.
Vì tự biết có chút chất phác nhạt nhẽo, cho nên mất rất nhiều thời gian, mới hiểu được đạo lý này.
Có lúc cậu ấy ghen tuông quá trớn, hoặc là cố tình gây sự, thực ra cũng không phải chủ ý, chỉ là muốn tôi dỗ dành cậu ấy mà thôi. Chuyện phụ rể cũng vậy đấy. Trong bụng tôi thầm cười cậu ấy, người đã hai mươi tám rồi, sao có lúc vẫn giống hệt đứa con nít vậy.
Nhưng nghĩ kĩ, quả thực trong cuộc sống cần một chút gia vị như thế. Yêu cậu ấy, để ý cậu ấy, quan tâm cậu ấy, thường xuyên nói cho cậu ấy nghe, cũng đâu phải chuyện không tốt. Bởi vì yêu một người, chẳng qua là ngoài những tiền tài, địa vị, tính tốt, tính xấu của người đó ra, phát hiện vốn dĩ người đó chỉ là một đứa trẻ, cho nên thương.
—
Lời tác giả:
Phân ra ba thời đoạn điển hình, cơ hồ là từ bắt đầu đến cuối cùng.
2001-2010, chín năm, toàn bộ cô đọng trong hơn sáu nghìn chữ đó.
Dụng ý của phiên ngoại này:
Thứ nhất, là lý giải sơ qua chính văn.
Xét thấy đầu gỗ khiêm tốn hướng nội, một vài lời nói và tâm tư chưa hẳn sẽ tự nói ra, cho nên mới dùng hình thức văn tự mà hắn quen thuộc nhất kể lại.
Thứ hai, cũng là khai báo một phát về những chuyện lặt vặt sau khi họ về nước.
Đến đây, toàn bộ chính văn và hai phiên ngoại “Ngủ ngon, Paris” đã kết thúc trọn vẹn.
Chân thành cảm ơn mọi người đã xem đến đây. Phía sau còn có một bài tổng kết lải nhải. Cười.
Hi vọng các vị còn đang lấp hố ở sát vách cũng đọc văn du khoái. ^^
Mừng Giáng Sinh, Tặng Ngay 15% Giá Trị Nạp. Chương Trình Khuyến Mãi Kéo Dài Từ 24/12 Đến Hết 27/12, Nhanh Tay Lên Các Bạn Ơi!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook