ngôn Tình Thiên Duyên
-
C7: Chương 7
21.
"Chàng không muốn có nhi tử sao?".
"Ta chỉ muốn nàng bình an vô sự thôi, hai ngày qua ta thực sự đã rất sợ hãi".
Được một người phu quân như thế ta còn muốn cầu điều gì nữa chứ.
Phúc nhi thoáng cái cũng đã dần lớn lên, việc buôn bán cũng ngày càng phát đạt.
Khi Phúc nhi được một tuổi, mẹ chồng đã tặng cho con bé một chiếc khóa trường mệnh giá tám lượng bạc.
Trước đây, ta thậm chí chưa bao giờ dám nghĩ về nó.
Có lần mẹ chồng đã thầm nói với ta: “Ta không ngờ chúng ta có thể kiếm được một trăm lượng bạc trong vòng một năm ở kinh thành đấy”.
"Cho dù Tông Trúc có thi trượt, với số tiền này, chúng ta vẫn có thể sống một cuộc sống tốt đẹp khi trở về quê đấy".
Nói xong bà lại giật mình rồi tự tát vào miệng mình: "Phi, phi, phi, Tông Trúc nhất định sẽ đỗ".
Những ngày sau đó trôi qua yên bình và suôn sẻ, chẳng mấy chốc, kỳ thi Hương - ba năm mới tổ chức một lần cũng đã được mở ra.
Có rất nhiều Cử nhân ở kinh thành đã bị Tông Trúc thu hút khi nghe nói chàng ấy là Giải nguyên - Thủ khoa đến từ một thôn nhỏ.
Tuy nhiên, qua vài năm, tư chất của chàng ấy vẫn bình thường như vậy, không hề thay đổi gì.
Ta cũng nghe được nhiều lời bàn tán từ bọn họ, nói rằng đầu gà đến kinh thành thì cũng chỉ là đuôi phượng hoàng mà thôi.
Bọn họ nói thế cũng có phần đúng bởi vì có rất nhiều thế gia vọng tộc ở kinh thành đã đọc rất nhiều thi thư từ thuở nhỏ.
Các tài nguyên mà bọn họ tiếp nhận khác với Tông Trúc rất nhiều.
Đối với con cái của một gia đình nghèo khó mà nói thì việc đỗ Tiến sĩ là điều vô cùng khó khăn, đứng nhất bảng lại càng khó như lên trời.
Những năm này, Tông Trúc luôn thức khuya dậy sớm, chưa lúc nào chàng ấy muốn lười biếng hay chậm trễ cả.
Mặc nhiên, các thí sinh khác cũng giống như vậy.
Thiên quân vạn mã qua cầu độc mộc (*), hiện tại ta quả thực không nắm chắc được Tông Trúc có thể bình an đi qua hay không.
(*): Hàng vạn người đang cố vượt qua con đường gian nan.
Đêm trước ngày thi, chúng ta ngủ sớm hơn mọi khi.
Thấy ta ủ rủ, chàng lại an ủi ta: “Ta sẽ cố hết sức trong khả năng của mình, việc còn lại thì cứ nghe theo thiên mệnh định đoạt, chúng ta lo lắng cũng vô ích thôi, cho nên tốt nhất nàng cứ ngủ sớm đi”.
Ta giơ hai tay lên rồi ôm hôn chàng ấy.
Không hề có tình huống gì đáng sợ cả.
Vào hôm sau, sắc trời mờ mịt và có rất nhiều người đã có mặt ở trường thi.
Ta vẫn muốn hôn chàng ấy, chỉ là ta muốn đề phòng một chút thôi.
Nhưng cũng lo lắng các đồng môn của chàng ấy sẽ nghị luận.
Không ngờ Tông Trúc lại đỡ gáy ta, nhìn ta rồi nở một nụ cười tỏa sáng.
Sau đó là trực tiếp trước mặt nhiều người hôn lên môi ta.
22.
Ta sợ ngây người: “Đây là ở dưới chân Thiên tử đó”.
Chàng xoa đầu ta: “Nàng là thê tử ta cưới hỏi đàng hoàng, cho dù là ở trước mặt bệ hạ, ta cũng có thể hôn nàng mà”.
Ta vừa xấu hổ lại vừa phấn khích, vào lúc này, một vài hình ảnh hiện lên trong đầu ta.
Ta sốt sắng nắm lấy tay chàng ấy: "Lần này trong đề thi có một câu hỏi, chủ chiến hay chủ hòa, đáp án của quan chủ khảo sẽ là chủ hòa, nếu chàng đáp là chủ chiến, thì sẽ coi như thi trượt".
Vào mùa đông năm ngoái, Bắc Địch đã xâm lược và liên tiếp chiếm được ba tòa thành của nước ta.
Một số lưu dân (người tị nạn) cũng đã tạm lánh nạn ở kinh thành một thời gian.
Dưới chân hoàng đế, tin tức này cũng đã nhanh chóng được lan ra.
Mỗi ngày ta ở cửa hàng đều nghe được rất nhiều người thảo luận về việc này.
Nghe nói bệ hạ định cử quận chúa Nhu Phúc - ấu nữ (con gái nhỏ) của trưởng công chúa đi nghị hòa (đàm phán hòa bình), nhưng một số cựu thần đã phản đối, cho nên việc này vẫn chưa có kết luận.
Cũng có một số tin tức nói rằng những quan viên ủng hộ phái chủ chiến đều bị đưa vào danh sách giáng chức.
Hiện giờ, hầu hết triều dã (triều đình và dân chúng) đều theo phái chủ hòa.
Sắc mặt Tông Trúc ngày càng căng thẳng.
Ta nắm lấy tay áo chàng ấy: “Bây giờ vẫn còn kịp, khi chàng vào phòng thi thì viết theo phái chủ hòa là được”.
Chàng ấy nhìn ta thật sâu, ánh mắt kiên định: "Hy sinh nữ tử để đổi lấy một quốc an (đất nước yên ổn) chẳng qua là uống rượu độc để giải khát (*) mà thôi, vả lại nàng cũng đã từng nói nàng sợ ta mất đi liêm trinh...".
(*): Ví với chỉ giải quyết khó khăn trước mắt mà không tính đến hậu quả mai sau.
"Chủ chiến chính là sự sự chính trực, ngay thẳng của ta, và cũng là sự chính trực của dân tộc".
Chàng xoa nhẹ lên mặt ta, vô cùng hổ thẹn: “Kiều Kiều, ta xin lỗi, ta không thể trái với lương tâm của mình được, ta không thể thay đổi suy nghĩ đó được”.
"Lần này, sợ là ta không đem được danh vị Tiến sĩ nương tử về cho nàng rồi".
23.
Ánh bình minh bắt đầu ló dạng, chiếu rọi lên người chàng ấy.
Ta cười với chàng: "Phu thê đồng tâm, thiếp kính trọng chàng vì chàng từ đầu đến cuối đều có sự kiên trì của riêng mình".
"Chàng cứ dũng cảm mà viết, mẹ chồng và thiếp sẽ luôn ủng hộ chàng".
Chàng ôm chặt lấy ta: “Có thê tử thế này thì vi phu đâu cần cầu xin gì nữa chứ?”.
Sau khi trở về nhà, ta đã thảo luận chi tiết vấn đề này với mẹ chồng.
Bà thở dài một hơi, nhưng rất nhanh cũng tự khuyên giải mình: “Lần sau lại tiếp tục thi vậy, dù sao chuyện này cũng không thể phân được đúng sai, đã đỗ một lần rồi, vượt qua cả bao nhiêu người thì lần sau cũng sẽ làm được thôi".
Bởi vì ta biết không còn cách nào khác nữa, nên tâm trí cũng trở nên thoải mái hơn.
Sau kỳ thi, đề thi thực sự có chủ chiến và chủ hòa.
Hầu hết mọi người đều chọn chủ hòa.
Dưới chân Thiên tử, ai lại không biết động tĩnh của triều đình?
Khi nghe được Tông Trúc viết chủ chiến, các đồng môn không nói gì, nhưng trên mặt bọn họ đều hiện lên vẻ tiếc nuối cho chàng ấy.
Ngược lại, Tông Trúc rất thản nhiên nói: "Đó là sơ suất của ta, ta một lòng đọc sách nên chẳng hay biết hướng gió ngoài kia đang chuyển biến như thế nào".
Vào ban đêm, ta hỏi chàng ấy tại sao lại phải nói dối.
Chàng ấy xoa xoa lưng ta: “Bản chất con người là cầu lợi và tránh hại, rất nhiều đồng môn đã thi bốn năm lần rồi, sao có thể bắt người khác giống như ta được?”.
"Ta đã chứng minh lòng ta, ta bước đi trên con đường của riêng ta".
"Nếu có người cùng chung lý tưởng với ta thì tất nhiên ta sẽ rất vui, nhưng cũng không thể hạ thấp con đường của người khác được".
Không hổ là phu quân của ta, độ lượng như vậy.
Đầu tháng tư yết bảng sẽ được dán lên.
Con phố nơi chúng ta ở cũng có rất nhiều Cử tử (nhân), sắc trời còn chưa sáng đã có đồng môn gõ cửa: "Quý huynh, Quý huynh vẫn còn chưa dậy sao? Đến xem yết bảng thôi, nếu huynh đi trễ sẽ không còn chỗ ngồi tốt đâu".
24.
Tông Trúc uể oải đi mở cửa: "Ta không đi đâu, chắc ta cũng không đỗ, Lý huynh, mau đi đi, huynh nhất định sẽ đỗ cao trung mà".
Lý Lâm khuyên nhủ vài câu, nhưng người hầu đã thúc giục nên cũng vội vàng đi trước.
Ta thò đầu ra khỏi chăn ngáp một cái: “Chàng thật sự không muốn xem sao?”.
Tông Trúc nhảy lên giường: “Ta không đi, vừa rồi đã bị tiếng ồn ào làm cho tỉnh ngủ, chi bằng chúng ta hoạt động gân cốt một chút, nàng thấy có hợp lí không”.
Chàng giỏi lắm!!!!
Không thể ngủ được nữa.
Danh sách này được dán ở trong Nha môn của Lễ bộ, và chỗ chúng ta cách rất xa nơi đó.
Sau khi mặt trời lên cao, không lâu sau đó tiếng pháo nổ giòn giã đã vang lên.
Ta lấy khăn tay lau mặt một cách qua loa, uể oải nói: “Chắc nhà ai đã thi đỗ nên họ đang bắn pháo hoa chúc mừng đấy”.
Nhất thời lại nghe tiếng chiêng trống mở đường vang lên, náo động cả một góc trời.
m thanh đó ngày càng gần hơn.
Theo thông lệ của triều đại này, những người đã thi đỗ Cống sĩ (*) đều có thể tham gia kỳ thi Đình do đích thân hoàng đế chủ trì.
(*): 贡士 [gòngshì]: Cử nhân, Hương cống, người thi đỗ khoa thi Hương.
Do đó, miễn là có một người đỗ, thì sẽ có người đến báo tin vui.
Nhìn dáng điệu này thì chắc chắn là thứ bậc xếp hạng rất cao rồi.
Chẳng lẽ là Trương Cử nhân ở cuối đường sao?
Vài ngày trước, hắn có vẻ rất đắc ý, ở trước mặt Tông Trúc nói rằng những bài văn của hắn viết lần này là một trình độ chưa từng có trước đây.
Chắc chắn sẽ có được một thứ hạng rất tốt.
Cuối cùng, ta vẫn không thể kìm chế được những câu chuyện phiếm đang rôm rả ngoài kia.
Thế là ta đầu bù tóc rối mà mở cửa, còn Phúc nhi thì vẫn đang kéo tay áo ta để đòi uống sữa dê.
Sau đó, ta lập tức đối mặt với một hàng nha dịch mặc hồng y đang đứng ở cửa.
Ta sửng sốt.
Còn hắn thì giật mình nhìn ta.
Hắn ta nhìn ta từ trên xuống dưới rồi đánh giá một phen, sau đó lại lui về đối chiếu với số nhà, hỏi: "Đây có phải là nhà của Quý Hội nguyên (*) không?".
(*): 会元 [huìyuán]: người đỗ đầu khoa thi Hội, thời Minh-Thanh ở Trung Quốc.
"Cái gì?".
"Phu quân nhà ta đúng là họ Quý, nhưng không phải...". Sau khi vô thức phản bác lại, ta đột nhiên phản ứng lại và đổi lại câu nói vừa rồi của mình: "Phu quân ta tên là Quý Tông Trúc".
Nha dịch áo đỏ liền khua chiêng một cái: "Đúng vậy!".
m thanh lớn như vậy làm ta sợ tới mức vô thức hét lên một tiếng.
Tông Trúc vừa nghe thấy tiếng hét của ta nhanh chóng mặc lại quần áo rồi hấp tấp chạy ra, chàng vội vàng hỏi: "Kiều Kiều, Kiều Kiều, nàng không sao chứ?".
Nha dịch khóe miệng giật một cái, cao giọng nói: "Chúc mừng Quý gia công tử cao trung Hội nguyên, chúng tiểu nhân đến chúc mừng ngài".
25.
Hắn vừa dứt lời, những người phía sau đã gõ cửa không ngừng.
Cả Tông Trúc và ta đều lờ mờ.
Thấy mặt chúng ta đần ra, nha dịch thúc giục: “Quý Hội nguyên, Quý phu nhân, chúng ta đốt pháo ăn mừng được chưa ạ?”.
Vâng vâng vâng.
Nhưng ta vẫn chưa sẵn sàng.
Ai có thể nghĩ rằng Tông Trúc có thể đỗ, lại còn giành được vị trí đầu tiên đâu chứ!
Cũng may Lý Lâm từ trong đám người chen ra, mồ hôi đầm đìa: "Ta có pháo này, ta có pháo".
Mặc dù hắn đã trượt kỳ thi, nhưng pháo đã được giữ lại và tặng lại cho chúng ta.
Một lúc sau, mẹ chồng đi chợ cũng thong thả về đến nhà.
Nhìn thấy một sân đầy những nha dịch mặc áo đỏ, bà ném thức ăn đi và bật khóc.
Một bên vừa cảm tạ tổ tiên cùng thần Phật, một bên cũng không quên dặn dò Hắc tử: "Nhanh lên, nhanh lên, đi mua mấy giỏ pháo đi".
Ta cũng định thần lại, vội vàng thu xếp mời nha dịch và hàng xóm vào uống trà ăn bánh ngọt.
Cũng may mấy hôm trước ta có mua rất nhiều bánh kẹo, hạt dưa, định ăn lúc rảnh rỗi, không ngờ lại có tác dụng như vậy.
Cả gia đình ta đều bàng hoàng, thực sự không biết chuyện gì đã xảy ra.
Tông Trúc vốn cẩn thận nên đã xem lại danh sách, phát hiện trong số hơn hai trăm Cống sĩ đỗ đạt, có không ít người cũng chọn chủ chiến giống chàng ấy.
"Chuyện đã như vậy, chỉ e là tâm tư của bệ hạ đã thay đổi".
Ngày hôm sau, chàng ấy đi thư viện để cảm tạ ân sư.
Tế tửu (hiệu trưởng) Lý đại nhân đã nói chuyện riêng với chàng ấy và cũng lờ mờ tiết lộ ý tứ này.
Ta nghe nói sau khi chấm xong bài thi, quan chủ khảo đem danh sách tên cùng với bài thi cao trung trình lên bệ hạ.
Tuy nhiên, hoàng đế đã gạch bỏ rất nhiều tên và nói rằng tự ông sẽ chọn lại.
Các quan khảo thí đã cùng nhau nghiên cứu và phát hiện ra rằng tất cả những tên bị gạch bỏ đều thuộc về câu trả lời là chủ hòa.
Còn những người chọn chủ chiến thì toàn bộ đều được giữ lại.
Mấy người chọn chủ chiến được thêm vào trong danh sách thi đỗ vốn chỉ là làm lá chắn mà thôi, ngôn từ của bọn họ cũng không đủ quyết liệt, nhưng là vì các quan khảo thí sợ quá phiến diện nên thêm vào cho đủ số lượng.
Chuyện như thế, làm sao có người lại không phát hiện được cơ chứ.
Tông Trúc với tâm lí dù sao mình cũng không đỗ nên chàng ấy viết một cách rất mạch lạc, hùng hồn, đĩnh đạc hết thảy những suy nghĩ của mình về phái chủ chiến.
Các bài thi về phái chủ chiến lại lần nữa được lấy ra và được hoàng đế đọc lại.
Vì vậy, dự đoán ban đầu của ta không sai, nhưng không ngờ lại có bước ngoặt lớn đến như vậy.
Ta xấu hổ: "Là thiếp nhìn thấy những hình ảnh không hoàn thiện, thế cho nên ngày hôm ấy đã khiến tình huống trở nên xấu xí".
Bây giờ, các trà lâu tửu quán ở kinh thành đều đồn đại rằng Tông Trúc bước ra nhận tin mừng từ trong ổ chăn.
Ta cũng không có cách nào để phân trần được những tin đồn này.
Tông Trúc nắm lấy tay ta: "Nếu nàng không sớm nói cho ta biết, ta cũng sẽ không có khả năng dám dùng hết suy nghĩ của mình viết ra trong bài thi đó, mà ta chỉ đơn giản viết bừa mà thôi!".
"Ta vẫn muốn cảm ơn Kiều Kiều nhà ta nhiều lắm đấy".
Sau khi dán yết bảng không lâu, ta cùng Tông Trúc đi mua quần áo mới.
Tình cờ, chúng ta đã gặp Trương thế tử, người khi đó đã yêu cầu chàng viết thơ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook