Ngồi Khóc Trên Cây
-
Chương 43
Có thể khi ông nội con Rùa vào Sài Gòn chữa bệnh lao, ông không tin ông sẽ qua khỏi vì vậy ông quyết định sẽ sống ở phương Nam đến cuối đời, không bao giờ quay trở về làng nữa.
Có thể trong hoàn cảnh khó khăn đó, bà nội con Rùa đã được ông nội tôi giúp đỡ tận tình và giữa hai người đã phát sinh tình cảm, không ngờ có một ngày ông nội con Rùa lành bệnh trở về.
Có thể, có thể và có thể. Tất cả chỉ là giả định từ những mẩu chuyện sau này tôi lượm lặt được mỗi nơi một ít và xâu chuỗi lại trong đầu để có thể hình dung ra một trong những cuộc tình gay cấn ở làng tôi gần bốn mươi năm về trước.
Còn khi bà nội con Rùa thuật cho tôi nghe câu chuyện xưa bên thềm giếng thì quá khứ chỉ bắt đầu từ chỗ tôi tha thiết muốn biết nhất: Ông nội con Rùa, do không có khả năng sinh con và do trót tuyên bố sẽ sống nốt cuộc đời còn lại ở phương Nam, đã không hề đay nghiến hay trách móc gì vợ mình về mối quan hệ với ông nội tôi. Tuy nhiên, ông không muốn nhìn thấy “giọt máu oan nghiệt” - từ dùng của ông - trong nhà.
Bà nội con Rùa dĩ nhiên không dám phản đối, đã bí mật đổi đứa trẻ lúc này đã bốn tháng tuổi với con trai bà Bốn Nhi ở xóm trong. Bà Bốn Nhi là thợ cấy thuê trong làng, có lẽ do làm lụng vất vả nên có mang mới tám tháng đã tòi ra thằng bé. Thằng bé oặt ẹo, khó nuôi, biếng ăn biếng uống, chỉ giỏi khóc ằng ặc suốt đêm. Vợ chồng bà Bốn Nhi đi xem bói, thầy bói bảo thằng bé sinh ngày mồng một, lại phạm vào giờ ngọ, chỉ có bán khoán lên chùa may ra mới sống. Hai vợ chồng bối rối chưa biết tính sao, thằng bé còn nhỏ quá đem cho chưa chắc nhà chùa đã nhận, nghe bà nội con Rùa đề nghị, hai vợ chồng mừng như bắt được vàng.
Thằng bé đó chính là ông Hương, ba con Rùa.
Chuyện đổi con dĩ nhiên chỉ có gia đình hai bên biết với nhau. Người làng Đo Đo vẫn đinh ninh ông Hương là con của bà nội con Rùa. Ngay cả cô Út Huệ cũng tin như vậy.
- Ông nội con có biết chuyện này không hở bà? - Tôi nhìn những tia nắng đang nô đùa trên cây bướm bạc kế hòn non bộ, bâng khuâng hỏi.
- Ông con không biết. Bà chưa kịp báo cho ông con biết thì ông con đã qua đời.
- Còn gia đình bà Bốn Nhi…
- Vợ chồng bà Bốn Nhi mất rồi, con à. Còn chú của con lớn lên chọn con đường xuất gia, bây giờ chính là sư trụ trì chùa Tịnh Độ.
Ba con Rùa suýt vào chùa từ bé nhưng rốt cuộc chú tôi mới là người có duyên với cửa thiền. Đôi khi đó là sự sắp xếp của số phận. Hai con người không rõ thân thế của mình là ba con Rùa và chú tôi thì một người đã mất, một người có lẽ không còn quan tâm đến những hệ lụy trần gian nữa rồi.
Chỉ có bà nội con Rùa ôm ấp câu chuyện cũ như nuôi nấng một vết thương trong tâm khảm. Vết thương đó hẳn sẽ không bao giờ lành. Nó sống mãi với bà và chỉ chết đi cùng bà.
Tôi nhìn nắng bắt đầu chảy tràn trên cây bướm bạc, quyết định không hỏi thêm bà nội con Rùa câu gì nữa. Điều quan trọng nhất tôi đã biết rồi. Tôi không muốn bà nội con Rùa tiếp tục lần giở những trang đời đã lên rêu để xát muối vào kỷ niệm dù tôi biết vì con Rùa, bà sẵn lòng vượt qua địa ngục trong lòng mình để thanh toán với quá khứ một lần cho xong.
Tôi chỉ không ngờ ông nội con Rùa cũng có một địa ngục của riêng ông.
- Những năm cuối đời, ông ấy cảm thấy có lỗi với bà. Ông ấy quyết định dời nhà về đây để bà có dịp viếng chùa thường xuyên.
Bà nội con Rùa không nhắc gì đến chuyện thầy Điền suốt ngày ngồi đối diện chùa Tịnh Độ gõ mõ tụng kinh để tìm sự bình yên cho tâm hồn nhưng tôi có thể đoán ra.
Tôi không rõ tiếng mõ sám hối có có giúp ông thanh thản được chút nào không nhưng tôi biết bà nội con Rùa mỗi khi gặp sư thầy trụ trì bên giàn nguyên tiêu trong vườn chùa mà không dám nhận mẹ con, chắc lòng bà ngổn ngang lắm.
Có thể trong hoàn cảnh khó khăn đó, bà nội con Rùa đã được ông nội tôi giúp đỡ tận tình và giữa hai người đã phát sinh tình cảm, không ngờ có một ngày ông nội con Rùa lành bệnh trở về.
Có thể, có thể và có thể. Tất cả chỉ là giả định từ những mẩu chuyện sau này tôi lượm lặt được mỗi nơi một ít và xâu chuỗi lại trong đầu để có thể hình dung ra một trong những cuộc tình gay cấn ở làng tôi gần bốn mươi năm về trước.
Còn khi bà nội con Rùa thuật cho tôi nghe câu chuyện xưa bên thềm giếng thì quá khứ chỉ bắt đầu từ chỗ tôi tha thiết muốn biết nhất: Ông nội con Rùa, do không có khả năng sinh con và do trót tuyên bố sẽ sống nốt cuộc đời còn lại ở phương Nam, đã không hề đay nghiến hay trách móc gì vợ mình về mối quan hệ với ông nội tôi. Tuy nhiên, ông không muốn nhìn thấy “giọt máu oan nghiệt” - từ dùng của ông - trong nhà.
Bà nội con Rùa dĩ nhiên không dám phản đối, đã bí mật đổi đứa trẻ lúc này đã bốn tháng tuổi với con trai bà Bốn Nhi ở xóm trong. Bà Bốn Nhi là thợ cấy thuê trong làng, có lẽ do làm lụng vất vả nên có mang mới tám tháng đã tòi ra thằng bé. Thằng bé oặt ẹo, khó nuôi, biếng ăn biếng uống, chỉ giỏi khóc ằng ặc suốt đêm. Vợ chồng bà Bốn Nhi đi xem bói, thầy bói bảo thằng bé sinh ngày mồng một, lại phạm vào giờ ngọ, chỉ có bán khoán lên chùa may ra mới sống. Hai vợ chồng bối rối chưa biết tính sao, thằng bé còn nhỏ quá đem cho chưa chắc nhà chùa đã nhận, nghe bà nội con Rùa đề nghị, hai vợ chồng mừng như bắt được vàng.
Thằng bé đó chính là ông Hương, ba con Rùa.
Chuyện đổi con dĩ nhiên chỉ có gia đình hai bên biết với nhau. Người làng Đo Đo vẫn đinh ninh ông Hương là con của bà nội con Rùa. Ngay cả cô Út Huệ cũng tin như vậy.
- Ông nội con có biết chuyện này không hở bà? - Tôi nhìn những tia nắng đang nô đùa trên cây bướm bạc kế hòn non bộ, bâng khuâng hỏi.
- Ông con không biết. Bà chưa kịp báo cho ông con biết thì ông con đã qua đời.
- Còn gia đình bà Bốn Nhi…
- Vợ chồng bà Bốn Nhi mất rồi, con à. Còn chú của con lớn lên chọn con đường xuất gia, bây giờ chính là sư trụ trì chùa Tịnh Độ.
Ba con Rùa suýt vào chùa từ bé nhưng rốt cuộc chú tôi mới là người có duyên với cửa thiền. Đôi khi đó là sự sắp xếp của số phận. Hai con người không rõ thân thế của mình là ba con Rùa và chú tôi thì một người đã mất, một người có lẽ không còn quan tâm đến những hệ lụy trần gian nữa rồi.
Chỉ có bà nội con Rùa ôm ấp câu chuyện cũ như nuôi nấng một vết thương trong tâm khảm. Vết thương đó hẳn sẽ không bao giờ lành. Nó sống mãi với bà và chỉ chết đi cùng bà.
Tôi nhìn nắng bắt đầu chảy tràn trên cây bướm bạc, quyết định không hỏi thêm bà nội con Rùa câu gì nữa. Điều quan trọng nhất tôi đã biết rồi. Tôi không muốn bà nội con Rùa tiếp tục lần giở những trang đời đã lên rêu để xát muối vào kỷ niệm dù tôi biết vì con Rùa, bà sẵn lòng vượt qua địa ngục trong lòng mình để thanh toán với quá khứ một lần cho xong.
Tôi chỉ không ngờ ông nội con Rùa cũng có một địa ngục của riêng ông.
- Những năm cuối đời, ông ấy cảm thấy có lỗi với bà. Ông ấy quyết định dời nhà về đây để bà có dịp viếng chùa thường xuyên.
Bà nội con Rùa không nhắc gì đến chuyện thầy Điền suốt ngày ngồi đối diện chùa Tịnh Độ gõ mõ tụng kinh để tìm sự bình yên cho tâm hồn nhưng tôi có thể đoán ra.
Tôi không rõ tiếng mõ sám hối có có giúp ông thanh thản được chút nào không nhưng tôi biết bà nội con Rùa mỗi khi gặp sư thầy trụ trì bên giàn nguyên tiêu trong vườn chùa mà không dám nhận mẹ con, chắc lòng bà ngổn ngang lắm.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook