Ngoảnh Lại Hóa Tro Tàn
-
Chương 5: Em thắng rồi ạ
Sáng sớm ngày hôm sau, Phương Đăng xé hết giấy báo bịt cửa sổ, theo thói quen nhìn sang khung cửa sổ đối diện. Nó kinh ngạc phát hiện bên bậu cửa bên đó có thêm một chậu chuối tây, đáy chậu ướt sườn sượt, hình như vừa tưới nước xong. Trong phiến lá xanh bóng mập mạp nhú ra một bông hoa màu vàng mơ.
Ông Phương Học Nông đang ngủ trên giường trúc bị ánh sáng chói mắt đánh thức, một tay che mắt lồm cồm ngồi dậy làu bàu: “Sáng sớm tinh mơ sao mày đứng cười như con điên thế? ”
Phương Đăng đưa tay sờ lên mặt mới biết mình đang cười. Nó ngượng ngịu đáp trả, “Thế bố thích con đần cái mặt ra mãi à? ”
Phương Học Nông nhặt bình rượu tối hôm trước lên, lắc lắc, “Mẹ nó, lại hết. Lão Đỗ dưới nhà mở cửa hàng chưa? ”
“Hàng người ta mở lúc nào con biết làm sao được. Bố có giỏi thì tự xuống mà mua.” Phương Đăng vừa nói vừa chải đầu.
Thấy con gái không chịu mua nợ, ông Phương Học Nông sa sầm nét mặt. Vô tình nhìn theo hướng mắt con, ông khinh khỉnh hừ một tiếng, giả đò thâm sâu: “Thảo nào con gái bố sớm tinh mơ đã cười như hoa nở. Mày quan tâm người ta, người ta đã lần nào để mày vào mắt chưa? ”
“Bố nói mơ đấy à? ”
“Chả trách ngay lão Đỗ cũng kêu mày suốt ngày cứ như con ngốc lẽo lẽo theo đít người ta, mới đầu tao không tin. Đúng là bôi gio trát trấu vào mặt bố mày…”
Phương Đăng dù gì tuổi hẵng còn nhỏ, bị nói cho nóng bừng cả mặt, vừa thẹn vừa bực ném cái lược lên giường, “Mặt bố đẹp lắm ấy mà sợ… Đừng tưởng con không biết vì sao sáng ngày ra bố đã lên cơn, chẳng qua muốn con xuống lầu mua hộ bình rượu chứ gì? ”
“Biết rồi còn chưa đi mau? ” Nói tới rượu, ông Phương Học Nông chẳng nhớ gì nữa.
“Vợ lão đõ hai hôm nay về nhà đẻ, nói không chừng lão sẽ tình nguyện bán chịu cho con thêm hai bình.” Phương Đăng lẩm bẩm mộ mình. Hai con mắt đục ngầu của Phương Học Nông sáng lên, suýt nữa dày mặt gọi “gái ngoan của bố”. Phương Đăng đột nhiên đổi giọng, “Nhưng con lấy tư cách gì mà mua chịu hộ bố, làm xấu mặt bố thì chết.”
Con bé cắp cặp đi thẳng, nhanh nhẹn lách qua cánh tay định ngáng đường của ông bố.
“Dám trêu ông à? Xem tao có đánh chết mày không !” Chửi cho dạn mồm, nhưng bước chân loạng choạng của kẻ say làm sao theo kịp Phương Đăng. Thấy con vèo cái đã xuống dưới nhà, ông chỉ đành chửi vống theo, “Toàn là loại chẳng ra gì!Tao biết ngay lũ chúng mày đê tiện giống nhau, chỉ ngong ngóng trèo cành cao mà đứng, mày rồi cũng chẳng có kết cục tốt đâu, như cô mày ấy…”
Phương Đăng vừa ghê tởm vừa kinh ngạc quay lại nhìn, cha đứng trên lầu ló ra cầu thang, mặt mày đỏ lựng, đã lâu lắm rồi ông không nổi điên đến như thế. Thậm chí con bé còn không rõ giờ ông đang tỉnh táo hay lại say rồi.
“Chúng mày tưởng nhà đối diện ghê gớm lắm sao? Chẳng qua một đám con hoang, toàn là con hoang… Thế nào cũng có ngày ông lột da chúng nó…”
Tiếng mắng chửi càng lúc càng tục tằn của ông xa dần. Phương Đăng còn lạ gì, có chửi dữ hơn nữa ông cũng chẳng dám xông ra làm gì nó. Con bé chỉ thấy khó hiểu, vì sao nỗi hận trong lòng ông lại bén rễ sâu đến vậy, chẳng lẽ là vì chuyện cô cn?
Xuống dưới tầng trệt, Phương Đăng nghênh nghênh cái đầu, liếc nhìn cây chuối tây trên bậu cửa sổ một cái, hòng thổi bay nỗi bực dọc bố nó vừa mang lại. Hôm nay lão Đỗ mở hàng sớm ra trò, mấy đứa học sinh gần đó ùa khỏi tiệm, tay mỗi đứa cầm một cái bánh mỳ, vừa đi vừa cắn.
“Ái dà, sớm thế. Ăn gì chưa? Hôm nay có bánh mỳ mới nóng giòn đấy.” lão Đỗ vồn vã mời mọc. Bà la sát trong nhà đi vắng nên lão có vẻ táo bạo khác thường, “Cháu ra đây nếm thử xem, sợ gì, bác không lấy tiền đâu !”
Phương Đăng cười nhạt, trên đời làm gì có của biếu không, lão già dê cứ tưởng ban chút ơn vặt mà muốn làm gì thì làm chắc.
“Không lấy tiền thật à? Cháu xin một miếng được không? ”
Một giọng nói rụt rè vang lên. Phương Đăng lúc này mới chú ý ở cửa có đứa nhóc đang đứng. Đó là một cậu bé còi cọc, mặc bộ đồng phục giống nó, nhưng hình như bé hơn mấy tuổi. Gương mặt cậu ta đen nhẻm, thò lò nước mũi hai hàng, sụt sịt thoắt dài thoắt ngắn theo hơi thở.
“Mơ đấy à, thằng nhãi.” lão Đỗ sốt ruột đuổi thằng nhóc đi, nhưng hai con mắt bé ti hí ấy cứ dính chặt lấy mấy cái bánh mỳ trong tủ kính. Bánh mỳ buổi sớm mới ra lò, lớp vỏ vàng ruộm thơm giòn lộ ra dưới bao nilon trong suốt, thật là cám dỗ cùng cực đối với những kẻ them thuồng.
Lão Đỗ bị Phương Đăng ghẻ lạnh, lại thấy thằng nhóc đứng im không nhúc nhích, muốn đẩy nó đi càng xa càng tốt, trông nó nhếch nhác, lại sợ đụng vào bẩn tay, liền mắng: “Thèm rỏ dãi chưa con! Muốn ăn à? Tìm Chúa mà xin tiền đi đã.”
Nghe lão Đỗ nói thế, Phương Đăng cũng đoán được cậu bé này từ đâu đến. Quả nhiên, lưng cậu khoác một chiếc cặp sách bằng vải đen bạc màu, đó là dấu hiệu đặc biệt chỉ có trẻ con ở cô nhi viện Thánh Ân mới có. Dù được chính phủ và một số nhà hảo tâm trợ giúp, nguồn thu của cô nhi viện vẫn có hạn, tiền chi dùng lại tốn kém nên những đứa trẻ trong đó phải sống khá kham khổ, điều này ai cũng biết. Song, ít nhất chúng được ăn no mặc ấm, quần áo tuy cũ kỹ lâu ngày nhưng các bà sơ chăm chút khá sạch sẽ gọn gàng, lôi thôi bẩn thỉu như cậu bé kia quả là hiếm thấy. Có điều nghĩ kỹ cũng không lấy làm lạ, Phương Đăng thầm đoán, ở đâu không xảy ra chuyện cá lớn nuốt cá bé? Cô nhi viện không phải là ngoại lệ. Đứa bé kia gầy gò yếu đuối như thế, không bị người ta bắt nạt ruồng rấy mới là lạ. Sợ rằng thường nhật các bà sơ cũng ít khi để ý đến, mặc nó trong như thằng ăn mày thế này.
Phương Đăng lo cho bản thân còn chưa xong, chẳng thừa tâm tư đi thương hại một thằng nhóc vô dụng. Trước khi rời đi, nó nghe thấy thằng nhóc cất giọng quê mùa hỏi lão Đỗ : “Lấy cái này đổi được ko bác? ”
“Đổi cái bủm! Cút! Đừng cản trở ông mày làm ăn.”
Một vật bé xíu bằng cỏ bị ném tới bên chân Phương Đăng. Hình như là con chuồn chuồn, tết khéo nên giống lắm. Chẳng biết thằng nhóc moi ở đâu cái suy nghĩ viển vông rằng, dùng món đồ chơi con nít mà đổi được cái ăn từ chỗ lão đỗ.
Thằng nhóc thun thút cúi xuống nhặt chuồn chuồn lên, tủi thân quá đỗi nhưng chẳng dám khóc to, lúc nó khom lưng, hai sợi nước mũi quết cả xuống đường. Phương Đăng lắc đầu bỏ đi.
Trong lớp, Phương Đăng chống cằm nhìn lên bảng nhưng đầu chỉ nghĩ đến chậu chuối tây. Một ngày bình yên trôi qua thật mau, tan học phải ở lại trực nhật, con bé vừa hát véo von vừa làm nhoay nhoáy.
Trên đường về nhà, trời đã sâm sẩm tối, Phương Đăng rẽ vào con ngõ nơi mình đang ở, chợt xa xa trông thấy Phó Chí Thời đang nghênh ngang đi tới. Nhà Phó Chí Thời nằm phía bên kia hòn đảo, nó xuất hiện ở đây thường là đi mua quà vặt ở hàng lão Đỗ. Trong lòng Phương Đăng dấy lên một cơn chán ghét cùng cực, nhân lúc thằng đó chưa thấy mình, liền lùi lại nấp vào một ngách nhỏ ngược hướng đường về của cậu ta. Nó chẳng ngán gì thằng khốn ấy, không muốn đụng độ chẳng qua vì lo nếu cu cậu giở giọng chim lợn, nó không kìm được lại đánh cho một trận. Lúc ấy e rằng sẽ mang rắc rối đến cho Phó Kính Thù.
Ngách nhỏ quanh co và bờ tường khúc khuỷu là một nơi ẩn náu tuyệt vời. Đúng như nó dự đoán, Phó Chí Thời nhởn nhơ rẽ sang một lối khác. Cậu ta chẳng hề biết sau khóm hoa mai giấy lớn cách đó mươi bước có Phương Đăng đang núp, nhưng vẻ mặt vênh váo lẫn món đồ trong tay thằng nhóc đều nằm trong tầm mắt Phương Đăng.
Thứ trong tay Phó Chí Thời đối Phương Đăng trông thật quen mắt : Một con chuồn chuồn cỏ.
Dợi Phó Chí Thời đi xa, Phương Đăng mới rảo bước về nhà. Đi qua bồn hoa giữa cô nhi viện Thánh Ân và cửa hàng tạp hóa, nó chẳng mấy ngạc nhiên khi thấy một thằng nhỏ đáng thương đang rúm người khóc nức nở vì mất món đồ chơi yêu quý.
Chắc cảm nhận được có người nhìn mình, thằng nhỏ đáng thương càng được thể khóc thảm thiết hơn. Nhưng có tủi mấy, tiếng khóc của nó cũng chỉ dám i ỉ trong lồng ngực và lỗ mũi. Người đã quen bị bắt nạt là thế, khóc cũng không dám khóc cho thoải mái. Mặc dù nó cúi gằm mặt, Phương Đăng vẫn tưởng tượng ra hai sợi nước mũi cứ như vĩnh viễn không thể lau sạch của nó chảy lòng thòng, trông vừa tội nghiệp vừa hèn kém làm sao.
Lòng Phương Đăng trào lên cảm giác rã rời xen lẫn bực bội kỳ lạ. Rất lâu rất lâu về trước, có một đứa bé gái con lão nát rượu vẫn thường trốn trong xó tường lén khóc vì trò chòng ghẹo ác ý của đám trẻ hàng xóm, nhưng cô bé đó nhanh chóng học cách nén đi những giọt nước mắt vô ích, đau đớn và phẫn nộ hãy dành để rèn nên vũ khí bảo vệ mình, chứ đừng trở thành cái cớ để dày vò bản thân.
“Nó cướp đồ của mình mà không biết đường đánh lại à? ” Phương Đăng sẵng giọng hỏi.
Bé chuồn chuồn dường như không ngờ con bé sẽ nói chuyện với mình, tiếng thút thít ngừng lại một chút, hồi lâu mới run giọng đáp : “Em đánh làm sao được nó.”
Dích thực, Phó Chí Thời cao hơn thằng nhóc quá hai cái đầu, đừng nói đánh nhau, e rằng thằng kia chỉ cần hét lên một tiếng, bé chuồn chuồn đã hai tay dâng chuồn chuồn cho nó rồi. Phương Đăng cảm thấy chiều cao cân nặng chẳng thành vấn đề, bực mình mắng : “Cứ cho là máy đánh không lại, nhưng nó đấm mày ba cái, mày cũng phải đá nó một cái chứ? Chị mày không tin nó chặt gãy một tay mày mà mày không nhổ nổi một cái răng của nó !”
Bé chuồn chuồn có vẻ bị mấy câu nói của Phương Đăng làm cho khiếp vía, ngẩng đầu mở to mắt nhìn bà chị, quên cả xịt mũi, hai sợi nước mũi tha hồ đung đưa dưới cằm của nó.
“Không dám chứ gì! Vì mày là đồ vô dụng nên mới để người khác bắt nạt !” Phương Đăng khinh thường nói.
“Nó…” mặt bé chuồn chuồn nhem đầy nước mắt, vô thức lùi sâu về phía bồn hoa, “Em không dám.”
“Thế thì khóc đến chết cho đáng đời !” Phương Đăng mặc thằng nhóc, bước về trước mấy bước. Dáng vẻ hớn hở của Phó Chí Thời khi cầm con chuồn chuồn cỏ trong tay không ngừng lóe lên trước mắt Phương Đăng, lại còn ngay chỗ đông người nữa… Tận mắt trông thấy bố mẹ Phó Chí Thời mượn chuyện đứa con đến nhà họ Phó “dọn” đồ đi, trong lòng Phương Đăng đã ủ sẵn một đống lửa. Nó nhếch miệng một cái, quay lại kéo thằng bé đáng thương từ trong góc đứng dậy.
“Có gì mà không dám? Đi với tao !”
Người bé chuồn chuồn nhẹ bẫng như phiến lá bay, để mặc Phương Đăng kéo đi vùn vụt. Rẽ trái ngoặt phải qua vài cái ngõ nhỏ, bóng dáng phởn phơ của Phó Chí Thời đã xuất hiện cách đó không xa.
Phương Đăng ngó quanh, tứ phía không người, trời nhập nhoạng tối, đèn đường chưa bật. Nó ra hiệu cho thằng nhóc bước nhẹ chân, tự tay quơ lấy cái sọt rác rỗng làm bằng trúc ở bên đường, phóng vèo như một con báo đến sát lưng Phó Chí Thời. Thừa cơ thằng này chưa kịp quay lại, con bé nhanh nhẹn ụp cái sọt lên đầu nó, thuận chân giẫm lên khớp gối đối phương. Phó Chí Thời hoàn toàn không đề phòng lập tức thét lên “ui da”, cả người đứng không vững đổ ập về phía trước. Phương Đăng không đợi nó kịp ngóc đầu dậy, lấy cặp sách nện cho nó bò toài ra mặt đường đá xanh.
Phó Chí Thời vùng vẫy rút được đầu ra khỏi sọt rác, Phương Đăng đã cưỡi lên người nó, thấy cu cậu định ngoảnh mặt lên, bèn tát một quả nầy đom đóm mắt vào bản mặt núc ních dính đầu bụi đất.
“Ai cho mày bắt nạt người khác, ai cho mày bắt nạt người khác hả !”
Phó Chí Thời không đâu bị úp sọt, có vẻ như nắm tay quyết liệt của Phương Đăng khiến cu cậu chết đứng, chẳng nghe tiếng kêu la, cũng không thấy giãy giụa gì nữa, mặt nó đần ra, hai mắt nhìn chằm chằm đứa con gái đang cưỡi trên người mình.
“Thằng kia ra đây !” Phương Đăng giục thằng bé con lúc này đang run cầm cập, mau lẹ ra chỉ thị : “Đánh đi, đánh nó như ban nãy tao đánh ấy, mau !”
Thằng nhóc thò lò mũi xanh sợ quá, lại i ỉ khóc. Phương Đăng vừa ngừng đánh, Phó Chí Thời liền tìm cách vùng dậy, bèn bị Phương Đăng dùng cặp sách ép chặt thân trên, giọng nói con bé trở nên vừa gấp gáp vừa chói tai : “Tao bảo đánh nó mày nghe thấy không? Hôm nay mày không xử nó, sau này nó sẽ bắt nạt mày mãi !”
Bé chuồn chuồn rụt vai rón một bước lên trước.
“Chúng mày dám… Bỏ tao ra, tao cho chúng mày biết tay.” Phó Chí Thời vùng vẫy mạnh hơn. Sức lực Phương Đăng vốn không địch lại một đứa con trai cùng tuổi, chẳng qua dùng mưu đánh úp bất ngờ rồi dập túi bụi mới nhất thời khống chế được đối phương.
“Cái thằng hèn! Nó thấy mặt mày rồi, bây giờ mày có đánh hay không, sau này nó vẫn luộc mày!” Phương Đăng thở phì phò, hét vào mặt thằng nhóc. Câu nói của con bé phát huy tác dụng, bé chuồn chuồn do dự một thoáng, rồi lúng ta lúng túng sụp xuống, nửa quỳ nửa ngồi, nghiêng người đè bàn tay đang nắm tóc Phương Đăng của Phó Chí Thời xuống đất. Thằng nhóc nhắm tịt mắt, khua bừa tay giáng một tát vào mặt Phó Chí Thời , cơ mà nhẹ quá, chỉ đủ phủi bụi hộ nó mà thôi.
Phó Chí Thời vốn kiêu căng ngạo mạn, giờ bị một thằng ranh con nhãi nhép đánh, nó tức lồng lộn, phóng một cánh tay ra bóp chặt cổ thằng bé. Bé chuồn chuồn dùng hết sức bình sinh kéo tay nó ra, trong khi giằng co, cu cậu cắn mạnh vào mu bàn tay Phó Chí Thời một cái, Phó Chí Thời đau quá hét lên.
“Mày biết làm thế nào để khỏi bị bắt nạt không? Khiến nó sợ mày! Mày thắng được nó, nó biết sợ, sẽ tránh xa mày ra. Thỏ đế sợ đau sẽ bị đánh càng đau, cả đời không ngóc đầu lên được!” Giọng nó Phương Đăng đúng lúc ấy vang lên bên tai thằng nhỏ.
Hai đánh một không chột cũng què, bé chuồn chuồn và Phương Đăng hợp lực đè Phó Chí Thời ra đất, thằng bé con có vẻ kích động, nó nhặt con chuồn chuồn cỏ rơi bên người Phó Chí Thời nhét vào túi, bàn tay gầy trơ xương quắp lại như người bị phong gà, một trận liên hoàn đấm như mưa hỏi thăn khắp người Phó Chí Thời .
Thấy Phó Chí Thời không buồn chống cự nữa, Phương Đăng biết đã đến lúc, liền nhỏm dậy, kéo luôn bé chuồn chuồn lúc ấy hai mắt đang tóe lửa đi, “Thôi đủ rồi, chạy mau.”
Hai đứa nhân trời tối ù té chạy, mấy ngọn đèn đường lần lượt bật sáng sau lưng cũng không dẹp tan được cảm giác sợ hãi lẫn khoái chí sau trận quần tháo. Một mạch chạy về đến nhà, Phương Đăng chống tay lên tường cô nhi viện thở hồng hộc, thằng nhỏ mặt mày xám ngoét, thiếu chút nữa không đứng vững.
“Mày về đi, nếu nó đến tìm, đánh chết mày không nhận. Chẳng ai tin mày dám đánh nó, các ma sơ cũng không tin đâu. Nếu nó đánh, mày cứ liều đi, có điều chị nghĩ nó chẳng có cái gan ấy đâu.” Phương Đăng nói xong, thấy thằng nhóc vẫn đứng im bất động, khóe miệng mấp ma mấp máy, dường như muốn nói lại thôi.
“Sao, giờ biết sợ rồi à? ” Phương Đăng nặn ra một nụ cười. Nó sợ cũng phải, đến Phương Đăng còn không chắc mình đánh thế có mạnh tay quá không. Nhưng con bé chẳng sợ Phó Chí Thời đến tính sổ, cây ngay đâu sợ chết đứng.
Thằng nhỏ xịt mũi, lắp bắp thốt ra một câu, “Em thắng rồi ạ? Em đánh thắng nó rồi ạ? ”
“Mày…” Phương Đăng vừa ngạc nhiên vừa buồn cười, chưa kịp nói hết câu, bông nhìn thấy Phó Chí Thời mặt mày lem luốc xuất hiện ở đầu ngõ, hóa ra nó đã đuổi liền một mạch tới đây.
“Về mau.” Phương Đăng đẩy thằng nhóc một cái. Không ngờ Phó Chí Thời đuổi đến nhanh thế, đúng là chạy trời không khỏi nắng.
Bé chuồn chuồn run cầm cập, cuống quýt lùi hai bước, nhưng không chạy vào cô nhi viện, run run nhặt một hòn sỏi bên bồn hoa lên, núp sau lưng Phương Đăng.
“Phương Đăng, sao mày dám đánh tao? ” Phó Chí Thời lại gần mấy bước.
“Cái loại đầy bụng gian trá, toàn thân đê tiện như mày tao đã đánh đã làm sao? ” Phương Đăng mỉa mai, “Mày không nhanh về gọi viện binh, tìm bố mẹ ra mặt cho, một mình chạy đến đây không sợ lại bị đánh cho không còn cái răng nào à, nhục mặt!”
Con bé mắng không thèm nể nang ai, nhưng nếu phải đụng độ trực diện, nó có hơi e dè Phó Chí Thời , chó cùng rứt giậu, thằng này nhỡ điên máu sẽ trở nên nguy hiểm. Bàn chân Phương Đăng khẽ cử động, nếu tình hình nguy ngập, nó sẽ biến ngay.
Phó Chí Thời lại gần hơn nữa, dưới ánh đèn khóe mắt cu cậu long lanh. Phương Đăng nhìn kỹ, là nước mắt. Con bé đang bối rối, Phó Chí Thời bỗng cao giọng lặp lại câu nói ban nãy, “Phương Đăng, sao mày dám đánh tao? ”
Dứt lời tố cáo, nó chẳng xông vào đánh đấm túi bụi như Phương Đăng, mà lại khóc òa lên, cứ như phải chịu uất ức giày vò từ lâu lắm. Ngày thường nó được bố mẹ nâng niu, ngồi mát ăn bát vàng, thi thoảng ra ngoài hống hách chơi bời, cứ tưởng ghê gớm thế nào, hóa ra mới chịu tí cam go đã hiện nguyên hình con rùa nhút nhát, chẳng lấy gì làm anh hùng cho lắm.
Phương Đăng he hé miệng, kinh ngạc chẳng thốt được câu nào. Ban nãy đánh nhau chí chóe thì chẳng ai hay, thằng rùa to xác này vừa khóc một cái đã khiến “bà tám” họ Đỗ chạy ra cửa dòm ngó.
“Trò gì thế này? Đây chẳng phải là con nhà ông Phó đây ư? Cháu sao thế này? Phương Đăng, mày hư quá, lại gây sự? ” Gia cảnh Phó Chí Thời tử tế, bố mẹ nó được coi là người có máu mặt ở đảo, thằng này lại hay hào phóng cúng tiền tiêu vặt vào cửa tiệm của lão. Lão Đỗ muốn nịnh, bèn chạy ra nhìn đông nhìn tây, thấy Phó Chí Thời mặt mày lem luốc tức tưởi, má sưng đỏ, biết ngay quá nửa là vừa bị Phương Đăng dần cho tả tơi. Sẵn tức Phương Đăng mấy lần chơi xỏ mình, lão nặn ra vẻ mặt đau lòng nói, “Chắc chắn là Phương Đăng và cái thằng ranh không cha không mẹ hùa nhau bắt nạt cháu rồi. Đi, bác đưa cháu về, để bố mẹ cháu xử lý chúng nó.”
Phó Chí Thời không nói gì, nước mắt ròng ròng, cứ nhìn Phương Đăng chòng chọc, như thể muốn khoét một lỗ trên người con bé vậy.
“Cháu nói gì đi, có phải con bé bắt nạt cháu không? Đừng sợ, bác biết con này nó ghê gớm lắm. Lát nữa để bố mẹ tìm thằng cha nát rượu của nó, bắt quỳ xuống nhận lỗi mới thôi…”
“Chú đỗ, chú cứ đùa. Hai đứa nó thế kia có bắt nạt nổi cậu ta không? ” , Phó Kính Thù bước từ trong nhà ra, trở lại đóng của vườn lại, cắt lời.
Tiệm tạp hóa của lão Đỗ tuy rất gần Phó gia viện nhưng vẫn cách một lối đi, hai bên nước sông không phạm nước giếng, Phó Kính Thù lại không hay giao tiếp với bên ngoài, đến già Thôi cũng hiếm khi chào hỏi bọn họ. Lúc này Phó Kính Thù bất ngờ lên tiếng, lão Đỗ nhất thời không biết trả lời thế nào.
“Sao không lên tiếng? ” Phó Kính Thù nhướn mày nhìn Phó Chí Thời , lại hỏi, “Là hai đứa kia đánh cháu thành thế này à? ” Giọng điệu cậu ta vẫn đủng đỉnh như thường lệ. Trong lúc nói, Phó Kính Thù cố ý liếc qua Phương Đăng và cậu nhóc nép sau lưng một cái, khóe môi ẩn hiện nụ cười.
Ẩn ý sau lời này Phó Chí Thời sao lại không nghe ra. Phương Đăng là con gái chân yếu tay mềm, thằng nhóc kia thì bé tẹo như cái kẹo, nếu thừa nhận mình bị hai đứa này “xử”, rõ chẳng phải chuyện hay ho gì.
Phó Chí Thời là đứa háo thắng, kể cả trước mặt Phó Kính Thù, vừa hơn tuổi, vừa là bậc cha chú trong nhà.
“Liên quan gì đến mày! Lo cái thân mày đi, thằng con hoang!”
Phó Kính Thù không giận, lạnh lùng nói: “Cháu không gọi tiếng chú Bảy thì thôi, nhưng nhỡ bị người ta nghe được, sẽ tưởng bố mẹ không dạy dỗ cháu tử tế, biết đâu còn cười họ Phó là cái dòng vô giáo dục.:
“Mày có tư cách gì mà lo chuyện họ Phó? Bố mẹ tao đều bảo mày là thằng con hoang, bố mày là lão con hoang, mày là con của lão con hoang với gái điếm…” Điều khiến Phó Chí Thời điên tiết nhất chính là Phó Kính Thù lại đứng ngang hàng với cha mình. Mặc dù cha mẹ nó ngoài mặt tỏ ra khách sáo với caaujt a, nhưng nó chẳng thèm coi “ông chú” ra gì sất.
“Được lắm, bố mẹ cháu nói thế thật chứ? Chú không tin, hay là chú cháu mình cùng đến gặp anh chị hai bốn mặt một lời xem.”
Phó Chí Thời dĩ nhiên nào dám. Bố mẹ dù thế nào vẫn phải kiêng nể Phó Kính Thù, nguồn cơn là vì Phòng Lớn chịu không ít ơn nghĩa Phòng Ba ở hải ngoại, mà Phòng Ba dù bỏ rơi Phó Kính Thù ở đảo này, nhưng các bậc lão thành chưa từng phủ nhận thân phận cậu ta, nói cách khác giờ đây cậu ta danh chính ngôn thuận là cậu chủ sống trong Phó gia viện. Sau lưng nói gì thì nói, mấy đứa trẻ con với nhau cãi cọ đôi chút cũng có thể cười mà bỏ qua, nhưng đứng trước mặt người lớn mà bóc trần nhau ra, Phó Chí Thời sẽ lãnh đủ.
“Mày bảo đi là tao phải đi à, tuổi gì? Bố mẹ tao không rỗi tiếp mày đâu.” Mồm mép Phó Chí Thời xoay chuyển mau lẹ.
“Không cần vội. Chú không đủ tuổi nên lần sau bà Trịnh sai người gọi điện về sẽ để bên đó hỏi thăm anh hai chị hai, Phòng Ba chúng tôi có thật sinh ra lắm con hoang thế không.”
“Nói với mày chỉ tổ đau mồm.” Phó Chí Thời hối hận nhất thời không để ý bị cuốn vào chuyện rắc rối. Phó Kính Thù bình thường ghét nhất bị gọi là con hoang, lần này khăng khăng muốn làm to chuyện, bố mẹ nó mà biết được, chỉ sợ không những chẳng giúp nó xả cơn uất ức, mà còn cho nó đẹp mặt thêm.
“Phương Đăng, mày nhớ đấy! Sớm muộn gì tao cũng tìm mày tính sổ!” Phó Chí Thời hậm hực ném lại một câu rồi quay đầu đi thẳng. Lão Đỗ thấy thế cả thẹn lủi về quán.
Đợi cho bóng dáng Phó Chí Thời khuất hẳn, Phương Đăng mới cúi nhìn, thấy trong tay bé chuồn chuồn vẫn nắm khư khư hòn sỏi, bèn giễu: “Đêm nay mày định ôm sỏi đi ngủ đấy à? ”
“Không thể để các sơ nhìn thấy.” Thằng nhỏ dường như không nghe ra giọng điệu mỉa mai trong lời con bé, cẩn thận bỏ đống sỏi vào cái cặp sách màu đen, lưỡng lự một hồi, không nhịn được lại hỏi: “Bọn mình thắng rồi ạ? ”
Phương Đăng chép miệng chán ngán: “Mày thắng rồi đấy.”
Thằng nhóc lấy tay quệt nước mũi một cái, lần đầu tiên Phương Đăng thấy nó nở nụ cười.
“Em là Tô Quang Chiếu, các sơ đều gọi em là A Chiếu.”
Giới thiệu xong, nó thò tay lấy con chuồn chuồn cỏ trong túi ra, lúc này đã chẳng ra hình thù gì nữa, nâng niu đưa đến trước mặt Phương Đăng cứ như dâng báu vật : “Cho chị cái này, con này em tết đẹp nhất đấy.”
Phương Đăng cười nói, “Thôi nhóc cứ giữ đi, hôm nào tâm trạng lão Đỗ vui vẻ, chưa biết chừng lại đồng ý đổi bánh mỳ lấy cái này cũng nên đấy.”
Cậu nhóc tên A Chiếu thấy con bé không thèm lấy, lại quay sang đưa cho Phó Kính Thù, hai mắt long lanh trông đợi. Phương Đăng “dẫn dắt” nó đập cho thằng kia một trận đau đời, Phó Kính Thù chỉ dùng mấy câu nói đã đuổi được kẻ xấu, trong lòng nó cả hai đều là nhân vật vĩ đại.
Phó Kính Thù nói “cảm ơn”, tay đẩy con chuồn chuồn cỏ ra. Cậu nhìn Phương Đăng, Phương Đăng hiểu ý, “Cái bộ dạng vênh váo của nó ngứa mắt lắm.” Cô cứng đầu nói thêm, “Dù gì cũng đã cho nó một trận ê chề, chẳng hối hận tẹo nào.”
Phó Kính Thù nói : “Tôi còn tưởng em thông minh. Có biết bao cách trả đũa, sao phải chọn cách dại dột nhất, phí sức nhất.”
“Nhẫn nhịn như anh, bọn họ sẽ sợ chắc? ” Phương Đăng nói xong, cười một tràng, không thấy Phó Kính Thù tiếp lời. Nó ngẩng đầu lên khẽ liếc cậu một cái, chỉ thấy đôi môi cậu ta mím chặt, mặt không biểu cảm gì.
Phương Đăng cảm thấy vô vị, không biết nên nói gì nữa, đành lôi thằng bé A Chiếu đang ngu ngơ chớp chớp mắt nhìn hai người ra trút giận.
“Còn đứng ì ra đấy làm gì? Hết chuyện rồi, về đi.”
A Chiếu rõ ràng không muốn rời đi, nhưng bộ dạng hung hãn của Phương Đăng làm nó hơi hốt, vả lại cô nhi viện quản lý nghiêm ngặt, một ngày ba bữa phải ăn đúng giờ quy định, nếu về muộn tí nữa, sợ cơm thừa cũng chẳng có mà ăn.
Bịn rịn mãi, bé chuồn chuồn mới chịu ra về. Bên tường Phó gia viện chỉ còn hai người lặng thinh. Phương Đăng nghịch mấy ngón tay, tiện dịp len lén liếc nhìn người kia vài lượt. Lúc Phó Kính Thù không chịu nói chuyện, nó thật sự không biết phải làm thế nào.
Một lúc sau, cậu ta mới mở miệng : “Em đứng đây làm gì nữa? Về đi.”
Phương Đăng mừng húm, tạ trời tạ đất, pho tượng Bồ Tát đất sét cuối cùng đã chịu lên tiếng, mặc dù cậu ta chỉ đang đuổi nó về ý như ban nãy nó đuổi a chiếu.
“Chỉ anh mới được đứng đây à? Chỗ này có phải đất họ Phó nhà anh đâu.” Nó khẽ nghiêng đầu nhìn tiểu thất, cười hì hì, “Anh nói xem anh đứng đây làm gì trước đã.”
Phó Kính Thù không trả lời ngay. Phương Đăng sợ cậu lại im lặng, bèn miễn cưỡng nói, “Thôi được rồi, anh nói đúng, tôi không nên gây chuyện, sau này không bao giờ tôi trêu vào cái con rùa… vào Phó Chí Thời nữa được chưa? ”
“Được hay không là chuyện của em.” Phó Kính Thù ngoài miệng nói thế, nhưng ánh mắt rõ ràng dịu đi nhiều, lườm Phương Đăng một cái, “Em tưởng lần nào em cũng thắng được ư? ”
“Sợ cái gì, tôi đánh nhau còn nhiều hơn nó ăn muối. Người như thằng đó tôi gặp nhiều rồi, thắng hay không, ít nhất cũng để nó thấy mình không dễ bắt nạt.”
Phương Đăng nói nghe nhẹ tênh, nhưng Phó Kính Thù biết, nếu không phải quen bị người khá khinh thường từ nhỏ, bị bắt nạt đủ đường, chắc gì con bé đã trở thành Phương Đăng của hôm nay. Nó lớn lên trong một gia đình thế nào, Phương Học Nông là một ông bố ra sao, cậu đâu phải không hay biết.
“Nữ anh hùng, thắng trận trở về ăn cơm đi thôi, trời tối cả rồi. Tôi đang đợi bác bưu tá đến, chút nữa sẽ về.”
“Bác bưu tá? ” Thường ngày những việc vặt như nhận báo đều do già Thôi đảm trách. Phương Đăng bồn chồn hỏi : ”Già Thôi đâu? Muộn thế này, báo hôm nay đáng lẽ phải đến rồi chứ? ”
“Tôi đang chờ nhận một bưu kiện, già Thôi có việc phải rời đảo một thời gian.”
Phương Đăng định hỏi cho ra nhẽ, nhưng trông cậu ta có vẻ không muốn nói. Nó đành nhón chân trông ra đầu ngõ tối, lẩm bẩm : “Anh có chắc hôm nay bưu kiện ấy sẽ đến không? ”
Phó Kính Thù im lặng một lát, “Không chắc. Tôi nghĩ hôm nay có lẽ không đến. Thôi về đi.”
Cậu ra hiệu cho Phương Đăng về nhà, còn mình rảo bước về phía cổng lớn Phó gia viện. Giọng điệu lẫn nét mặt cậu vẫn lạnh nhạt như ngày thường. Vậy mà khi leo tới căn gác xẹp nhìn xuống, Phương Đăng thấy cửa đã khóa, mà người hãy còn nấn ná ngóng về phía đầu ngõ.
Ông Phương Học Nông đang ngủ trên giường trúc bị ánh sáng chói mắt đánh thức, một tay che mắt lồm cồm ngồi dậy làu bàu: “Sáng sớm tinh mơ sao mày đứng cười như con điên thế? ”
Phương Đăng đưa tay sờ lên mặt mới biết mình đang cười. Nó ngượng ngịu đáp trả, “Thế bố thích con đần cái mặt ra mãi à? ”
Phương Học Nông nhặt bình rượu tối hôm trước lên, lắc lắc, “Mẹ nó, lại hết. Lão Đỗ dưới nhà mở cửa hàng chưa? ”
“Hàng người ta mở lúc nào con biết làm sao được. Bố có giỏi thì tự xuống mà mua.” Phương Đăng vừa nói vừa chải đầu.
Thấy con gái không chịu mua nợ, ông Phương Học Nông sa sầm nét mặt. Vô tình nhìn theo hướng mắt con, ông khinh khỉnh hừ một tiếng, giả đò thâm sâu: “Thảo nào con gái bố sớm tinh mơ đã cười như hoa nở. Mày quan tâm người ta, người ta đã lần nào để mày vào mắt chưa? ”
“Bố nói mơ đấy à? ”
“Chả trách ngay lão Đỗ cũng kêu mày suốt ngày cứ như con ngốc lẽo lẽo theo đít người ta, mới đầu tao không tin. Đúng là bôi gio trát trấu vào mặt bố mày…”
Phương Đăng dù gì tuổi hẵng còn nhỏ, bị nói cho nóng bừng cả mặt, vừa thẹn vừa bực ném cái lược lên giường, “Mặt bố đẹp lắm ấy mà sợ… Đừng tưởng con không biết vì sao sáng ngày ra bố đã lên cơn, chẳng qua muốn con xuống lầu mua hộ bình rượu chứ gì? ”
“Biết rồi còn chưa đi mau? ” Nói tới rượu, ông Phương Học Nông chẳng nhớ gì nữa.
“Vợ lão đõ hai hôm nay về nhà đẻ, nói không chừng lão sẽ tình nguyện bán chịu cho con thêm hai bình.” Phương Đăng lẩm bẩm mộ mình. Hai con mắt đục ngầu của Phương Học Nông sáng lên, suýt nữa dày mặt gọi “gái ngoan của bố”. Phương Đăng đột nhiên đổi giọng, “Nhưng con lấy tư cách gì mà mua chịu hộ bố, làm xấu mặt bố thì chết.”
Con bé cắp cặp đi thẳng, nhanh nhẹn lách qua cánh tay định ngáng đường của ông bố.
“Dám trêu ông à? Xem tao có đánh chết mày không !” Chửi cho dạn mồm, nhưng bước chân loạng choạng của kẻ say làm sao theo kịp Phương Đăng. Thấy con vèo cái đã xuống dưới nhà, ông chỉ đành chửi vống theo, “Toàn là loại chẳng ra gì!Tao biết ngay lũ chúng mày đê tiện giống nhau, chỉ ngong ngóng trèo cành cao mà đứng, mày rồi cũng chẳng có kết cục tốt đâu, như cô mày ấy…”
Phương Đăng vừa ghê tởm vừa kinh ngạc quay lại nhìn, cha đứng trên lầu ló ra cầu thang, mặt mày đỏ lựng, đã lâu lắm rồi ông không nổi điên đến như thế. Thậm chí con bé còn không rõ giờ ông đang tỉnh táo hay lại say rồi.
“Chúng mày tưởng nhà đối diện ghê gớm lắm sao? Chẳng qua một đám con hoang, toàn là con hoang… Thế nào cũng có ngày ông lột da chúng nó…”
Tiếng mắng chửi càng lúc càng tục tằn của ông xa dần. Phương Đăng còn lạ gì, có chửi dữ hơn nữa ông cũng chẳng dám xông ra làm gì nó. Con bé chỉ thấy khó hiểu, vì sao nỗi hận trong lòng ông lại bén rễ sâu đến vậy, chẳng lẽ là vì chuyện cô cn?
Xuống dưới tầng trệt, Phương Đăng nghênh nghênh cái đầu, liếc nhìn cây chuối tây trên bậu cửa sổ một cái, hòng thổi bay nỗi bực dọc bố nó vừa mang lại. Hôm nay lão Đỗ mở hàng sớm ra trò, mấy đứa học sinh gần đó ùa khỏi tiệm, tay mỗi đứa cầm một cái bánh mỳ, vừa đi vừa cắn.
“Ái dà, sớm thế. Ăn gì chưa? Hôm nay có bánh mỳ mới nóng giòn đấy.” lão Đỗ vồn vã mời mọc. Bà la sát trong nhà đi vắng nên lão có vẻ táo bạo khác thường, “Cháu ra đây nếm thử xem, sợ gì, bác không lấy tiền đâu !”
Phương Đăng cười nhạt, trên đời làm gì có của biếu không, lão già dê cứ tưởng ban chút ơn vặt mà muốn làm gì thì làm chắc.
“Không lấy tiền thật à? Cháu xin một miếng được không? ”
Một giọng nói rụt rè vang lên. Phương Đăng lúc này mới chú ý ở cửa có đứa nhóc đang đứng. Đó là một cậu bé còi cọc, mặc bộ đồng phục giống nó, nhưng hình như bé hơn mấy tuổi. Gương mặt cậu ta đen nhẻm, thò lò nước mũi hai hàng, sụt sịt thoắt dài thoắt ngắn theo hơi thở.
“Mơ đấy à, thằng nhãi.” lão Đỗ sốt ruột đuổi thằng nhóc đi, nhưng hai con mắt bé ti hí ấy cứ dính chặt lấy mấy cái bánh mỳ trong tủ kính. Bánh mỳ buổi sớm mới ra lò, lớp vỏ vàng ruộm thơm giòn lộ ra dưới bao nilon trong suốt, thật là cám dỗ cùng cực đối với những kẻ them thuồng.
Lão Đỗ bị Phương Đăng ghẻ lạnh, lại thấy thằng nhóc đứng im không nhúc nhích, muốn đẩy nó đi càng xa càng tốt, trông nó nhếch nhác, lại sợ đụng vào bẩn tay, liền mắng: “Thèm rỏ dãi chưa con! Muốn ăn à? Tìm Chúa mà xin tiền đi đã.”
Nghe lão Đỗ nói thế, Phương Đăng cũng đoán được cậu bé này từ đâu đến. Quả nhiên, lưng cậu khoác một chiếc cặp sách bằng vải đen bạc màu, đó là dấu hiệu đặc biệt chỉ có trẻ con ở cô nhi viện Thánh Ân mới có. Dù được chính phủ và một số nhà hảo tâm trợ giúp, nguồn thu của cô nhi viện vẫn có hạn, tiền chi dùng lại tốn kém nên những đứa trẻ trong đó phải sống khá kham khổ, điều này ai cũng biết. Song, ít nhất chúng được ăn no mặc ấm, quần áo tuy cũ kỹ lâu ngày nhưng các bà sơ chăm chút khá sạch sẽ gọn gàng, lôi thôi bẩn thỉu như cậu bé kia quả là hiếm thấy. Có điều nghĩ kỹ cũng không lấy làm lạ, Phương Đăng thầm đoán, ở đâu không xảy ra chuyện cá lớn nuốt cá bé? Cô nhi viện không phải là ngoại lệ. Đứa bé kia gầy gò yếu đuối như thế, không bị người ta bắt nạt ruồng rấy mới là lạ. Sợ rằng thường nhật các bà sơ cũng ít khi để ý đến, mặc nó trong như thằng ăn mày thế này.
Phương Đăng lo cho bản thân còn chưa xong, chẳng thừa tâm tư đi thương hại một thằng nhóc vô dụng. Trước khi rời đi, nó nghe thấy thằng nhóc cất giọng quê mùa hỏi lão Đỗ : “Lấy cái này đổi được ko bác? ”
“Đổi cái bủm! Cút! Đừng cản trở ông mày làm ăn.”
Một vật bé xíu bằng cỏ bị ném tới bên chân Phương Đăng. Hình như là con chuồn chuồn, tết khéo nên giống lắm. Chẳng biết thằng nhóc moi ở đâu cái suy nghĩ viển vông rằng, dùng món đồ chơi con nít mà đổi được cái ăn từ chỗ lão đỗ.
Thằng nhóc thun thút cúi xuống nhặt chuồn chuồn lên, tủi thân quá đỗi nhưng chẳng dám khóc to, lúc nó khom lưng, hai sợi nước mũi quết cả xuống đường. Phương Đăng lắc đầu bỏ đi.
Trong lớp, Phương Đăng chống cằm nhìn lên bảng nhưng đầu chỉ nghĩ đến chậu chuối tây. Một ngày bình yên trôi qua thật mau, tan học phải ở lại trực nhật, con bé vừa hát véo von vừa làm nhoay nhoáy.
Trên đường về nhà, trời đã sâm sẩm tối, Phương Đăng rẽ vào con ngõ nơi mình đang ở, chợt xa xa trông thấy Phó Chí Thời đang nghênh ngang đi tới. Nhà Phó Chí Thời nằm phía bên kia hòn đảo, nó xuất hiện ở đây thường là đi mua quà vặt ở hàng lão Đỗ. Trong lòng Phương Đăng dấy lên một cơn chán ghét cùng cực, nhân lúc thằng đó chưa thấy mình, liền lùi lại nấp vào một ngách nhỏ ngược hướng đường về của cậu ta. Nó chẳng ngán gì thằng khốn ấy, không muốn đụng độ chẳng qua vì lo nếu cu cậu giở giọng chim lợn, nó không kìm được lại đánh cho một trận. Lúc ấy e rằng sẽ mang rắc rối đến cho Phó Kính Thù.
Ngách nhỏ quanh co và bờ tường khúc khuỷu là một nơi ẩn náu tuyệt vời. Đúng như nó dự đoán, Phó Chí Thời nhởn nhơ rẽ sang một lối khác. Cậu ta chẳng hề biết sau khóm hoa mai giấy lớn cách đó mươi bước có Phương Đăng đang núp, nhưng vẻ mặt vênh váo lẫn món đồ trong tay thằng nhóc đều nằm trong tầm mắt Phương Đăng.
Thứ trong tay Phó Chí Thời đối Phương Đăng trông thật quen mắt : Một con chuồn chuồn cỏ.
Dợi Phó Chí Thời đi xa, Phương Đăng mới rảo bước về nhà. Đi qua bồn hoa giữa cô nhi viện Thánh Ân và cửa hàng tạp hóa, nó chẳng mấy ngạc nhiên khi thấy một thằng nhỏ đáng thương đang rúm người khóc nức nở vì mất món đồ chơi yêu quý.
Chắc cảm nhận được có người nhìn mình, thằng nhỏ đáng thương càng được thể khóc thảm thiết hơn. Nhưng có tủi mấy, tiếng khóc của nó cũng chỉ dám i ỉ trong lồng ngực và lỗ mũi. Người đã quen bị bắt nạt là thế, khóc cũng không dám khóc cho thoải mái. Mặc dù nó cúi gằm mặt, Phương Đăng vẫn tưởng tượng ra hai sợi nước mũi cứ như vĩnh viễn không thể lau sạch của nó chảy lòng thòng, trông vừa tội nghiệp vừa hèn kém làm sao.
Lòng Phương Đăng trào lên cảm giác rã rời xen lẫn bực bội kỳ lạ. Rất lâu rất lâu về trước, có một đứa bé gái con lão nát rượu vẫn thường trốn trong xó tường lén khóc vì trò chòng ghẹo ác ý của đám trẻ hàng xóm, nhưng cô bé đó nhanh chóng học cách nén đi những giọt nước mắt vô ích, đau đớn và phẫn nộ hãy dành để rèn nên vũ khí bảo vệ mình, chứ đừng trở thành cái cớ để dày vò bản thân.
“Nó cướp đồ của mình mà không biết đường đánh lại à? ” Phương Đăng sẵng giọng hỏi.
Bé chuồn chuồn dường như không ngờ con bé sẽ nói chuyện với mình, tiếng thút thít ngừng lại một chút, hồi lâu mới run giọng đáp : “Em đánh làm sao được nó.”
Dích thực, Phó Chí Thời cao hơn thằng nhóc quá hai cái đầu, đừng nói đánh nhau, e rằng thằng kia chỉ cần hét lên một tiếng, bé chuồn chuồn đã hai tay dâng chuồn chuồn cho nó rồi. Phương Đăng cảm thấy chiều cao cân nặng chẳng thành vấn đề, bực mình mắng : “Cứ cho là máy đánh không lại, nhưng nó đấm mày ba cái, mày cũng phải đá nó một cái chứ? Chị mày không tin nó chặt gãy một tay mày mà mày không nhổ nổi một cái răng của nó !”
Bé chuồn chuồn có vẻ bị mấy câu nói của Phương Đăng làm cho khiếp vía, ngẩng đầu mở to mắt nhìn bà chị, quên cả xịt mũi, hai sợi nước mũi tha hồ đung đưa dưới cằm của nó.
“Không dám chứ gì! Vì mày là đồ vô dụng nên mới để người khác bắt nạt !” Phương Đăng khinh thường nói.
“Nó…” mặt bé chuồn chuồn nhem đầy nước mắt, vô thức lùi sâu về phía bồn hoa, “Em không dám.”
“Thế thì khóc đến chết cho đáng đời !” Phương Đăng mặc thằng nhóc, bước về trước mấy bước. Dáng vẻ hớn hở của Phó Chí Thời khi cầm con chuồn chuồn cỏ trong tay không ngừng lóe lên trước mắt Phương Đăng, lại còn ngay chỗ đông người nữa… Tận mắt trông thấy bố mẹ Phó Chí Thời mượn chuyện đứa con đến nhà họ Phó “dọn” đồ đi, trong lòng Phương Đăng đã ủ sẵn một đống lửa. Nó nhếch miệng một cái, quay lại kéo thằng bé đáng thương từ trong góc đứng dậy.
“Có gì mà không dám? Đi với tao !”
Người bé chuồn chuồn nhẹ bẫng như phiến lá bay, để mặc Phương Đăng kéo đi vùn vụt. Rẽ trái ngoặt phải qua vài cái ngõ nhỏ, bóng dáng phởn phơ của Phó Chí Thời đã xuất hiện cách đó không xa.
Phương Đăng ngó quanh, tứ phía không người, trời nhập nhoạng tối, đèn đường chưa bật. Nó ra hiệu cho thằng nhóc bước nhẹ chân, tự tay quơ lấy cái sọt rác rỗng làm bằng trúc ở bên đường, phóng vèo như một con báo đến sát lưng Phó Chí Thời. Thừa cơ thằng này chưa kịp quay lại, con bé nhanh nhẹn ụp cái sọt lên đầu nó, thuận chân giẫm lên khớp gối đối phương. Phó Chí Thời hoàn toàn không đề phòng lập tức thét lên “ui da”, cả người đứng không vững đổ ập về phía trước. Phương Đăng không đợi nó kịp ngóc đầu dậy, lấy cặp sách nện cho nó bò toài ra mặt đường đá xanh.
Phó Chí Thời vùng vẫy rút được đầu ra khỏi sọt rác, Phương Đăng đã cưỡi lên người nó, thấy cu cậu định ngoảnh mặt lên, bèn tát một quả nầy đom đóm mắt vào bản mặt núc ních dính đầu bụi đất.
“Ai cho mày bắt nạt người khác, ai cho mày bắt nạt người khác hả !”
Phó Chí Thời không đâu bị úp sọt, có vẻ như nắm tay quyết liệt của Phương Đăng khiến cu cậu chết đứng, chẳng nghe tiếng kêu la, cũng không thấy giãy giụa gì nữa, mặt nó đần ra, hai mắt nhìn chằm chằm đứa con gái đang cưỡi trên người mình.
“Thằng kia ra đây !” Phương Đăng giục thằng bé con lúc này đang run cầm cập, mau lẹ ra chỉ thị : “Đánh đi, đánh nó như ban nãy tao đánh ấy, mau !”
Thằng nhóc thò lò mũi xanh sợ quá, lại i ỉ khóc. Phương Đăng vừa ngừng đánh, Phó Chí Thời liền tìm cách vùng dậy, bèn bị Phương Đăng dùng cặp sách ép chặt thân trên, giọng nói con bé trở nên vừa gấp gáp vừa chói tai : “Tao bảo đánh nó mày nghe thấy không? Hôm nay mày không xử nó, sau này nó sẽ bắt nạt mày mãi !”
Bé chuồn chuồn rụt vai rón một bước lên trước.
“Chúng mày dám… Bỏ tao ra, tao cho chúng mày biết tay.” Phó Chí Thời vùng vẫy mạnh hơn. Sức lực Phương Đăng vốn không địch lại một đứa con trai cùng tuổi, chẳng qua dùng mưu đánh úp bất ngờ rồi dập túi bụi mới nhất thời khống chế được đối phương.
“Cái thằng hèn! Nó thấy mặt mày rồi, bây giờ mày có đánh hay không, sau này nó vẫn luộc mày!” Phương Đăng thở phì phò, hét vào mặt thằng nhóc. Câu nói của con bé phát huy tác dụng, bé chuồn chuồn do dự một thoáng, rồi lúng ta lúng túng sụp xuống, nửa quỳ nửa ngồi, nghiêng người đè bàn tay đang nắm tóc Phương Đăng của Phó Chí Thời xuống đất. Thằng nhóc nhắm tịt mắt, khua bừa tay giáng một tát vào mặt Phó Chí Thời , cơ mà nhẹ quá, chỉ đủ phủi bụi hộ nó mà thôi.
Phó Chí Thời vốn kiêu căng ngạo mạn, giờ bị một thằng ranh con nhãi nhép đánh, nó tức lồng lộn, phóng một cánh tay ra bóp chặt cổ thằng bé. Bé chuồn chuồn dùng hết sức bình sinh kéo tay nó ra, trong khi giằng co, cu cậu cắn mạnh vào mu bàn tay Phó Chí Thời một cái, Phó Chí Thời đau quá hét lên.
“Mày biết làm thế nào để khỏi bị bắt nạt không? Khiến nó sợ mày! Mày thắng được nó, nó biết sợ, sẽ tránh xa mày ra. Thỏ đế sợ đau sẽ bị đánh càng đau, cả đời không ngóc đầu lên được!” Giọng nó Phương Đăng đúng lúc ấy vang lên bên tai thằng nhỏ.
Hai đánh một không chột cũng què, bé chuồn chuồn và Phương Đăng hợp lực đè Phó Chí Thời ra đất, thằng bé con có vẻ kích động, nó nhặt con chuồn chuồn cỏ rơi bên người Phó Chí Thời nhét vào túi, bàn tay gầy trơ xương quắp lại như người bị phong gà, một trận liên hoàn đấm như mưa hỏi thăn khắp người Phó Chí Thời .
Thấy Phó Chí Thời không buồn chống cự nữa, Phương Đăng biết đã đến lúc, liền nhỏm dậy, kéo luôn bé chuồn chuồn lúc ấy hai mắt đang tóe lửa đi, “Thôi đủ rồi, chạy mau.”
Hai đứa nhân trời tối ù té chạy, mấy ngọn đèn đường lần lượt bật sáng sau lưng cũng không dẹp tan được cảm giác sợ hãi lẫn khoái chí sau trận quần tháo. Một mạch chạy về đến nhà, Phương Đăng chống tay lên tường cô nhi viện thở hồng hộc, thằng nhỏ mặt mày xám ngoét, thiếu chút nữa không đứng vững.
“Mày về đi, nếu nó đến tìm, đánh chết mày không nhận. Chẳng ai tin mày dám đánh nó, các ma sơ cũng không tin đâu. Nếu nó đánh, mày cứ liều đi, có điều chị nghĩ nó chẳng có cái gan ấy đâu.” Phương Đăng nói xong, thấy thằng nhóc vẫn đứng im bất động, khóe miệng mấp ma mấp máy, dường như muốn nói lại thôi.
“Sao, giờ biết sợ rồi à? ” Phương Đăng nặn ra một nụ cười. Nó sợ cũng phải, đến Phương Đăng còn không chắc mình đánh thế có mạnh tay quá không. Nhưng con bé chẳng sợ Phó Chí Thời đến tính sổ, cây ngay đâu sợ chết đứng.
Thằng nhỏ xịt mũi, lắp bắp thốt ra một câu, “Em thắng rồi ạ? Em đánh thắng nó rồi ạ? ”
“Mày…” Phương Đăng vừa ngạc nhiên vừa buồn cười, chưa kịp nói hết câu, bông nhìn thấy Phó Chí Thời mặt mày lem luốc xuất hiện ở đầu ngõ, hóa ra nó đã đuổi liền một mạch tới đây.
“Về mau.” Phương Đăng đẩy thằng nhóc một cái. Không ngờ Phó Chí Thời đuổi đến nhanh thế, đúng là chạy trời không khỏi nắng.
Bé chuồn chuồn run cầm cập, cuống quýt lùi hai bước, nhưng không chạy vào cô nhi viện, run run nhặt một hòn sỏi bên bồn hoa lên, núp sau lưng Phương Đăng.
“Phương Đăng, sao mày dám đánh tao? ” Phó Chí Thời lại gần mấy bước.
“Cái loại đầy bụng gian trá, toàn thân đê tiện như mày tao đã đánh đã làm sao? ” Phương Đăng mỉa mai, “Mày không nhanh về gọi viện binh, tìm bố mẹ ra mặt cho, một mình chạy đến đây không sợ lại bị đánh cho không còn cái răng nào à, nhục mặt!”
Con bé mắng không thèm nể nang ai, nhưng nếu phải đụng độ trực diện, nó có hơi e dè Phó Chí Thời , chó cùng rứt giậu, thằng này nhỡ điên máu sẽ trở nên nguy hiểm. Bàn chân Phương Đăng khẽ cử động, nếu tình hình nguy ngập, nó sẽ biến ngay.
Phó Chí Thời lại gần hơn nữa, dưới ánh đèn khóe mắt cu cậu long lanh. Phương Đăng nhìn kỹ, là nước mắt. Con bé đang bối rối, Phó Chí Thời bỗng cao giọng lặp lại câu nói ban nãy, “Phương Đăng, sao mày dám đánh tao? ”
Dứt lời tố cáo, nó chẳng xông vào đánh đấm túi bụi như Phương Đăng, mà lại khóc òa lên, cứ như phải chịu uất ức giày vò từ lâu lắm. Ngày thường nó được bố mẹ nâng niu, ngồi mát ăn bát vàng, thi thoảng ra ngoài hống hách chơi bời, cứ tưởng ghê gớm thế nào, hóa ra mới chịu tí cam go đã hiện nguyên hình con rùa nhút nhát, chẳng lấy gì làm anh hùng cho lắm.
Phương Đăng he hé miệng, kinh ngạc chẳng thốt được câu nào. Ban nãy đánh nhau chí chóe thì chẳng ai hay, thằng rùa to xác này vừa khóc một cái đã khiến “bà tám” họ Đỗ chạy ra cửa dòm ngó.
“Trò gì thế này? Đây chẳng phải là con nhà ông Phó đây ư? Cháu sao thế này? Phương Đăng, mày hư quá, lại gây sự? ” Gia cảnh Phó Chí Thời tử tế, bố mẹ nó được coi là người có máu mặt ở đảo, thằng này lại hay hào phóng cúng tiền tiêu vặt vào cửa tiệm của lão. Lão Đỗ muốn nịnh, bèn chạy ra nhìn đông nhìn tây, thấy Phó Chí Thời mặt mày lem luốc tức tưởi, má sưng đỏ, biết ngay quá nửa là vừa bị Phương Đăng dần cho tả tơi. Sẵn tức Phương Đăng mấy lần chơi xỏ mình, lão nặn ra vẻ mặt đau lòng nói, “Chắc chắn là Phương Đăng và cái thằng ranh không cha không mẹ hùa nhau bắt nạt cháu rồi. Đi, bác đưa cháu về, để bố mẹ cháu xử lý chúng nó.”
Phó Chí Thời không nói gì, nước mắt ròng ròng, cứ nhìn Phương Đăng chòng chọc, như thể muốn khoét một lỗ trên người con bé vậy.
“Cháu nói gì đi, có phải con bé bắt nạt cháu không? Đừng sợ, bác biết con này nó ghê gớm lắm. Lát nữa để bố mẹ tìm thằng cha nát rượu của nó, bắt quỳ xuống nhận lỗi mới thôi…”
“Chú đỗ, chú cứ đùa. Hai đứa nó thế kia có bắt nạt nổi cậu ta không? ” , Phó Kính Thù bước từ trong nhà ra, trở lại đóng của vườn lại, cắt lời.
Tiệm tạp hóa của lão Đỗ tuy rất gần Phó gia viện nhưng vẫn cách một lối đi, hai bên nước sông không phạm nước giếng, Phó Kính Thù lại không hay giao tiếp với bên ngoài, đến già Thôi cũng hiếm khi chào hỏi bọn họ. Lúc này Phó Kính Thù bất ngờ lên tiếng, lão Đỗ nhất thời không biết trả lời thế nào.
“Sao không lên tiếng? ” Phó Kính Thù nhướn mày nhìn Phó Chí Thời , lại hỏi, “Là hai đứa kia đánh cháu thành thế này à? ” Giọng điệu cậu ta vẫn đủng đỉnh như thường lệ. Trong lúc nói, Phó Kính Thù cố ý liếc qua Phương Đăng và cậu nhóc nép sau lưng một cái, khóe môi ẩn hiện nụ cười.
Ẩn ý sau lời này Phó Chí Thời sao lại không nghe ra. Phương Đăng là con gái chân yếu tay mềm, thằng nhóc kia thì bé tẹo như cái kẹo, nếu thừa nhận mình bị hai đứa này “xử”, rõ chẳng phải chuyện hay ho gì.
Phó Chí Thời là đứa háo thắng, kể cả trước mặt Phó Kính Thù, vừa hơn tuổi, vừa là bậc cha chú trong nhà.
“Liên quan gì đến mày! Lo cái thân mày đi, thằng con hoang!”
Phó Kính Thù không giận, lạnh lùng nói: “Cháu không gọi tiếng chú Bảy thì thôi, nhưng nhỡ bị người ta nghe được, sẽ tưởng bố mẹ không dạy dỗ cháu tử tế, biết đâu còn cười họ Phó là cái dòng vô giáo dục.:
“Mày có tư cách gì mà lo chuyện họ Phó? Bố mẹ tao đều bảo mày là thằng con hoang, bố mày là lão con hoang, mày là con của lão con hoang với gái điếm…” Điều khiến Phó Chí Thời điên tiết nhất chính là Phó Kính Thù lại đứng ngang hàng với cha mình. Mặc dù cha mẹ nó ngoài mặt tỏ ra khách sáo với caaujt a, nhưng nó chẳng thèm coi “ông chú” ra gì sất.
“Được lắm, bố mẹ cháu nói thế thật chứ? Chú không tin, hay là chú cháu mình cùng đến gặp anh chị hai bốn mặt một lời xem.”
Phó Chí Thời dĩ nhiên nào dám. Bố mẹ dù thế nào vẫn phải kiêng nể Phó Kính Thù, nguồn cơn là vì Phòng Lớn chịu không ít ơn nghĩa Phòng Ba ở hải ngoại, mà Phòng Ba dù bỏ rơi Phó Kính Thù ở đảo này, nhưng các bậc lão thành chưa từng phủ nhận thân phận cậu ta, nói cách khác giờ đây cậu ta danh chính ngôn thuận là cậu chủ sống trong Phó gia viện. Sau lưng nói gì thì nói, mấy đứa trẻ con với nhau cãi cọ đôi chút cũng có thể cười mà bỏ qua, nhưng đứng trước mặt người lớn mà bóc trần nhau ra, Phó Chí Thời sẽ lãnh đủ.
“Mày bảo đi là tao phải đi à, tuổi gì? Bố mẹ tao không rỗi tiếp mày đâu.” Mồm mép Phó Chí Thời xoay chuyển mau lẹ.
“Không cần vội. Chú không đủ tuổi nên lần sau bà Trịnh sai người gọi điện về sẽ để bên đó hỏi thăm anh hai chị hai, Phòng Ba chúng tôi có thật sinh ra lắm con hoang thế không.”
“Nói với mày chỉ tổ đau mồm.” Phó Chí Thời hối hận nhất thời không để ý bị cuốn vào chuyện rắc rối. Phó Kính Thù bình thường ghét nhất bị gọi là con hoang, lần này khăng khăng muốn làm to chuyện, bố mẹ nó mà biết được, chỉ sợ không những chẳng giúp nó xả cơn uất ức, mà còn cho nó đẹp mặt thêm.
“Phương Đăng, mày nhớ đấy! Sớm muộn gì tao cũng tìm mày tính sổ!” Phó Chí Thời hậm hực ném lại một câu rồi quay đầu đi thẳng. Lão Đỗ thấy thế cả thẹn lủi về quán.
Đợi cho bóng dáng Phó Chí Thời khuất hẳn, Phương Đăng mới cúi nhìn, thấy trong tay bé chuồn chuồn vẫn nắm khư khư hòn sỏi, bèn giễu: “Đêm nay mày định ôm sỏi đi ngủ đấy à? ”
“Không thể để các sơ nhìn thấy.” Thằng nhỏ dường như không nghe ra giọng điệu mỉa mai trong lời con bé, cẩn thận bỏ đống sỏi vào cái cặp sách màu đen, lưỡng lự một hồi, không nhịn được lại hỏi: “Bọn mình thắng rồi ạ? ”
Phương Đăng chép miệng chán ngán: “Mày thắng rồi đấy.”
Thằng nhóc lấy tay quệt nước mũi một cái, lần đầu tiên Phương Đăng thấy nó nở nụ cười.
“Em là Tô Quang Chiếu, các sơ đều gọi em là A Chiếu.”
Giới thiệu xong, nó thò tay lấy con chuồn chuồn cỏ trong túi ra, lúc này đã chẳng ra hình thù gì nữa, nâng niu đưa đến trước mặt Phương Đăng cứ như dâng báu vật : “Cho chị cái này, con này em tết đẹp nhất đấy.”
Phương Đăng cười nói, “Thôi nhóc cứ giữ đi, hôm nào tâm trạng lão Đỗ vui vẻ, chưa biết chừng lại đồng ý đổi bánh mỳ lấy cái này cũng nên đấy.”
Cậu nhóc tên A Chiếu thấy con bé không thèm lấy, lại quay sang đưa cho Phó Kính Thù, hai mắt long lanh trông đợi. Phương Đăng “dẫn dắt” nó đập cho thằng kia một trận đau đời, Phó Kính Thù chỉ dùng mấy câu nói đã đuổi được kẻ xấu, trong lòng nó cả hai đều là nhân vật vĩ đại.
Phó Kính Thù nói “cảm ơn”, tay đẩy con chuồn chuồn cỏ ra. Cậu nhìn Phương Đăng, Phương Đăng hiểu ý, “Cái bộ dạng vênh váo của nó ngứa mắt lắm.” Cô cứng đầu nói thêm, “Dù gì cũng đã cho nó một trận ê chề, chẳng hối hận tẹo nào.”
Phó Kính Thù nói : “Tôi còn tưởng em thông minh. Có biết bao cách trả đũa, sao phải chọn cách dại dột nhất, phí sức nhất.”
“Nhẫn nhịn như anh, bọn họ sẽ sợ chắc? ” Phương Đăng nói xong, cười một tràng, không thấy Phó Kính Thù tiếp lời. Nó ngẩng đầu lên khẽ liếc cậu một cái, chỉ thấy đôi môi cậu ta mím chặt, mặt không biểu cảm gì.
Phương Đăng cảm thấy vô vị, không biết nên nói gì nữa, đành lôi thằng bé A Chiếu đang ngu ngơ chớp chớp mắt nhìn hai người ra trút giận.
“Còn đứng ì ra đấy làm gì? Hết chuyện rồi, về đi.”
A Chiếu rõ ràng không muốn rời đi, nhưng bộ dạng hung hãn của Phương Đăng làm nó hơi hốt, vả lại cô nhi viện quản lý nghiêm ngặt, một ngày ba bữa phải ăn đúng giờ quy định, nếu về muộn tí nữa, sợ cơm thừa cũng chẳng có mà ăn.
Bịn rịn mãi, bé chuồn chuồn mới chịu ra về. Bên tường Phó gia viện chỉ còn hai người lặng thinh. Phương Đăng nghịch mấy ngón tay, tiện dịp len lén liếc nhìn người kia vài lượt. Lúc Phó Kính Thù không chịu nói chuyện, nó thật sự không biết phải làm thế nào.
Một lúc sau, cậu ta mới mở miệng : “Em đứng đây làm gì nữa? Về đi.”
Phương Đăng mừng húm, tạ trời tạ đất, pho tượng Bồ Tát đất sét cuối cùng đã chịu lên tiếng, mặc dù cậu ta chỉ đang đuổi nó về ý như ban nãy nó đuổi a chiếu.
“Chỉ anh mới được đứng đây à? Chỗ này có phải đất họ Phó nhà anh đâu.” Nó khẽ nghiêng đầu nhìn tiểu thất, cười hì hì, “Anh nói xem anh đứng đây làm gì trước đã.”
Phó Kính Thù không trả lời ngay. Phương Đăng sợ cậu lại im lặng, bèn miễn cưỡng nói, “Thôi được rồi, anh nói đúng, tôi không nên gây chuyện, sau này không bao giờ tôi trêu vào cái con rùa… vào Phó Chí Thời nữa được chưa? ”
“Được hay không là chuyện của em.” Phó Kính Thù ngoài miệng nói thế, nhưng ánh mắt rõ ràng dịu đi nhiều, lườm Phương Đăng một cái, “Em tưởng lần nào em cũng thắng được ư? ”
“Sợ cái gì, tôi đánh nhau còn nhiều hơn nó ăn muối. Người như thằng đó tôi gặp nhiều rồi, thắng hay không, ít nhất cũng để nó thấy mình không dễ bắt nạt.”
Phương Đăng nói nghe nhẹ tênh, nhưng Phó Kính Thù biết, nếu không phải quen bị người khá khinh thường từ nhỏ, bị bắt nạt đủ đường, chắc gì con bé đã trở thành Phương Đăng của hôm nay. Nó lớn lên trong một gia đình thế nào, Phương Học Nông là một ông bố ra sao, cậu đâu phải không hay biết.
“Nữ anh hùng, thắng trận trở về ăn cơm đi thôi, trời tối cả rồi. Tôi đang đợi bác bưu tá đến, chút nữa sẽ về.”
“Bác bưu tá? ” Thường ngày những việc vặt như nhận báo đều do già Thôi đảm trách. Phương Đăng bồn chồn hỏi : ”Già Thôi đâu? Muộn thế này, báo hôm nay đáng lẽ phải đến rồi chứ? ”
“Tôi đang chờ nhận một bưu kiện, già Thôi có việc phải rời đảo một thời gian.”
Phương Đăng định hỏi cho ra nhẽ, nhưng trông cậu ta có vẻ không muốn nói. Nó đành nhón chân trông ra đầu ngõ tối, lẩm bẩm : “Anh có chắc hôm nay bưu kiện ấy sẽ đến không? ”
Phó Kính Thù im lặng một lát, “Không chắc. Tôi nghĩ hôm nay có lẽ không đến. Thôi về đi.”
Cậu ra hiệu cho Phương Đăng về nhà, còn mình rảo bước về phía cổng lớn Phó gia viện. Giọng điệu lẫn nét mặt cậu vẫn lạnh nhạt như ngày thường. Vậy mà khi leo tới căn gác xẹp nhìn xuống, Phương Đăng thấy cửa đã khóa, mà người hãy còn nấn ná ngóng về phía đầu ngõ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook