Ngoảnh Lại Hóa Tro Tàn
-
Chương 1: Bí mật đảo Quan Âm
Đảo Qua Âm trong ấn tượng của Phương Đăng giống như một miếng gấm Tô Hàng cũ kỹ, đẹp đấy, nhưng bị bao phủ bởi một lớp bụi thời gian. Bạn cảm thấy thứ ấy chức rất tuyệt với, nhưng lại không chịu để tâm xem kỹ. Có lẽ miếng gấm đã bị ướt, bốc mùi khó chịu, nhưng dẫu sao vẫn là thứ mùi mốc man mác là lạ mà không phải ở đâu cũng có. Một tuần trước Phương Đăng chỉ dám nghĩ về đảo Qua Âm trong đầu như vậy. Nó sinh ra ở khu vực phía nam tỉnh lị, mười lăm năm sống trên đời chưa từng đặt chân tới hòn đảo ấy, nơi mà cha ông nó đã từng vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Cũng giống như gấm Tô Châu, con bé chỉ được biết qua những miêu tả của cô Chu Nhan mỗi khi thần trí minh mẫn.
Tám tháng trước, cô khuất núi, chỉ còn lại hai bố con Phương Đăng. Bởi nợ nần, bị đám chủ nợ truy đuổi gắt gao quá, cha nó cùng đường bí lối, đành mang theo con gái trở về đây. Về chuyện món nợ là của ai, của cô hay của cha, Phương Đăng không biết và cũng không hỏi. Con bé đã quen với việc chuyển từ căn nhà mái bằng này tới gian phòng lợp gỗ tạm khác. Lần này, chỉ duy một điều khác lạ, rằng đây là đảo Qua Âm, một chốn nó hoàn toàn lạ lẫm nhưng lại đọc ra được tên của biết bao ngõ hẻm. Đâm đàu tới một vùng đất mới, lại không phải “ra đi”, mà là “trở lại”. Phương Đăng phát hiện, mình không hề ghét cảm giác kì thú này.
Trước lúc chuyển tới, Phương Đăng vừa hoàn thành xong học kì một lớp Mười. Bởi cha Phương Đăng ngại thủ tục chuyển trường lằng nhằng, ông định không cho con bé đi học nữa. Dù vẫn có thể miễn cưỡng chi trả được khoản tiền học phí khiêm tốn, nhưng ông thấy có học thêm chữ cũng vô dụng, thà để chút tiền mua rượu cho xong. Phương Đăng cũng chẳng tranh biện gì. Cho dù xét về thời gian, sức lực bỏ ra trước đó, cộng thêm thành tích học tập cũng không xoàng, nó cũng chưa từng nghĩ phải học hành chăm chỉ để mai sau trở thành ông nọ bà kia. Cuối cùng may nhờ tổ dân phố và trường trung học cử người đến với những lý do nào là “Đất nước có chủ trương động viên các em gái học lên cao”, “Dù sao cũng học được nửa kỳ rồi, phải giành lấy tấm bằng tốt nghiệp mới khỏi phí”… hết lời khuyên nhủ, cha nó mới gật đầu. Chỉ khi rượu vào hay trước mặt con gái mới thấy người đàn ông này lộ vẻ ngang tàng, còn với đa số mọi người, ông ta chỉ vâng vâng dạ dạ. Đặc biệt đã dính dáng đến “Nhà nước” hay “Quốc gia”, ông quyết không dám thốt nửa câu từ chối. Phương Đăng trông bố mình khom lưng tiễn những người kia, chỉ thấy ngộ ngĩnh làm sao. Chiều hôm ấy nó đội mưa đến trường làm một lèo xong xuôi thủ tục nhập học.
Đảo Qua Âm chỉ có một trường trung học, bao gồm cả cấp Hai lẫn cấp Ba. Quá nửa số học sinh theo học trường là con em dân trên đảo, thầy trò tất cả cộng lại không quá ba trăm con người. Tiền thân của ngôi trường này là trụ sở giáo hội, sau giải thể trở thành trường học. Đến nay vẫn còn vài “chị em” già cả phục vụ trong căng tin hay thư viện của trường. Những người già ấy như các tiêu bản sống, cùng với loạt kiến trúc đổ nát đây đó chính là lời tuyên ngôn ngầm về quá khứ của hòn đảo nhỏ.
Nửa thế kỷ trước, Qua Âm chỉ là một trong những hòn đảo vô danh bên rìa thành phố, vì trên đảo trồng nhiều dưa mà lấy tên Qua Âm. Ngưoif thời ấy gần biển mưu sinh nhờ biển, đa phần làm ngư nghiệp. Gặp lúc chiến loạn, kiếm sống khó khăn, nơi đây lại là cửa biển, không biết bao người sa vào cảnh “Trư tử”*, bị nửa lừa nửa bán sang nước lại lao dịch. Một bộ phận nhỏ khác không chịu nổi cảnh khốn cùng, dong buồm vượt biển tới trời Nam. Những kẻ phiêu dạt ấy nhiều người lưu vong đất khách, tiện đường trở về, nhưng không ít người liều mạng thoát chết, phát tài to. Người ở đây tinh khôn, chịu khó, lại nặng tình với quê cũ, cho dù ra ngoài làm ăn ghê gớm đến mấy, đều mong lúc già lá rụng về cội. Bởi thế các vị tai to mặt lớn đã vinh quy bái tổ, thường tu bổ xây mới các công trình công cộng to đẹp, vừa tạo điều kiện cho cư dân ở quê nhà an cư lạc nghiệp, vừa dọn sẵn nơi khi tuổi già về an dưỡng. Bạc tây trắng lóa cứ thế ùn ùn đổ về hòn đảo trồng dưa ngèo nàn. Dần dà, những ruộng dưa bị thay thế bởi tường trắng ngói đỏ, những con đường mòn dọc ngang qua ruộng được lát đá xanh, quanh co dẫn về tô điểm cho nhà cao cửa rộng giữa rừng cây hoa lá muôn tía ngàn hồng. Từ lúc ấy, đảo Qua Âm bắt đầu nức tiếng với kiều bào, những người có tiền trong thành phố cũng thích thú với phong cảnh nơi đây mà tới xây biệt thự. Chớp mắt hòn đảo nhỏ thành nơi tập trung đám quý tộc, thương gia giàu có, tiếng ca múa phồn hoa ngày ngày làm bạn với gió biển mờ sương…
Dù sao, đây chỉ là chuyện của rất lâu rất lâu về trước. Trải qua năm năm có lẻ, vật đổi sao dời, đầu tiên là quân Nhật giày xéo thời kháng chiến, sau đến biến loạn “Cách mạng Văn hóa”, con cháu những phú gia xưa kia hầu hết đã lưu vong hải ngoại, lác đác vài người còn trụ lại thì quá nửa đã thất thế. Những ngôi biệt thự kiểu tây xa hoa kỳ vĩ dần rơi vào cảnh hoang phế… Quá trình công nghiệp hóa sau giải phóng mang đến cho hòn đảo một lượng lớn cư dân mới, chính thế hệ cha Phương Đăng đã di cư tới vào thời điểm này. Họ lấy cái danh giai cấp làm chủ mới của chế độ xã hội chủ nghĩa để bước vào những đình đài lầu tạ mà người bình thường chỉ dám ước mơ. Nào vườn hoa, hành lang uốn khúc, tiểu lầu, đại viện… bị cắt thành vô số các gian phòng chật hẹp. Giữa cây bạch ngọc lan phảng phất hương và gốc đa cổ thụ um tùm phất phơ cái váy ngủ đem phơi. Nét phồn hoa tinh tế vừa mơ hồ vừa xa vắng bị cái ồn ào thô tục đè bẹp, chỉ còn cái chiếc đèn đường bằng đồng vẫn hay bị thửa mất phụ kiện với mấy viên đá đại lý ngả màu loang lổ có tay cầm chạm hoa là còn khăng khăng kể câu chuyện quá vãng…
Phương Đăng nào giờ chẳng có duyên với cảnh xa hoa lộng lẫy. Con bé cảm nhận được mỗi góc nhỏ trong căn biệt thự bỏ hoang, mỗi khe nứt trên các viên đã xanh tàn tạn đều như trào ra bầu không khí của những tháng năm xưa cũ. Chúng cách biệt hẳn với cuộc sống của nó, dù thật nói rõ điểm sai khác nằm ở đâu. Tuy mới mười lăm tuổi, con bé cũng lờ mờ hiểu rằng, cho dù cảnh hưng thịnh trên đảo Qua Âm không thể tái diễn, nhưng những phồn hoa đã tạ từ ấy chẳng khác nào một nền văn minh tàn lụi. Chúng mang hơi thở mê hoặc khó tả, vượt xa cảnh vật hoang tàn cằn cỗi trước mắt. Không những thế, nơi này còn được trời cao ban ân, khắp đảo phủ rợp bóng xanh, gió biển ẩm mát dội vào mang theo cái hương quê ngọt ngào mà nó lẫn cha đều yêu đến sâu nặng. Con bé chẳng hiểu sao ngày trước họ nỡ lòng rời đi?
Đúng vào mùa mưa, hàng tuần nay trời đất ngập trong tiếng rả rích không thôi. Trên đường từ trường trở về, Phương Đăng bỗng nghĩ, biết đâu ấn tượng về đảo Qua Âm luôn mịt mờ âm u của mình không phải đến từ những mảng hồi ức mà cô Chu Nhan vui miệng kể, cũng không phải đến từ vẻ u sầu trên khuôn mặt đờ đẫn của cô lúc thốt nhiên câm lặng. Có lẽ, nơi này vốn dĩ đã là cái đất khó trông rõ bầu trời, không mưa xuống thì sương lên, cái buồn tự nhiên ngấm vào tận xương tủy con người ta lúc nào không rõ.
Đến căn nhà giữa ngõ, Phương Đăng cụp ô lại, bước vào một lối nhỏ vừa tối vừa hẹp. Tiếng ông chủ trước cửa hàng hóa vọng ra cùng với mùi nước tiểu khai nồng cứ bảng lảng không tan.
“Con bé nhà họ Phương, không mời ta sang uống rượu “Huyết Nùng” à?”
Phương Đăng không đáp, vẩy vẩy cái ô cũ cho róc nước, cứ thế bước lên tầng. Nơi trú chân mới nhất của nó và cha nằm trong con ngõ thuộc trung tâm hòn đảo. Nói một cách chính xác, đó là căn nhà xây trộm, chen giữa giáo đường Thiên chúa đã bỏ hoang và cô nhi viện Thánh Ân cũ kỹ - hai tòa kiến trúc lụ khụ như mấy chiếc răng lung lay trong miệng bà lão tám mươi. Dưới tầng là cửa tiệm tạp hóa duy nhất trên đảo, ngay đối diện chính là Phó gia viện lừng danh, khu biệt thự nằm ở vị trí được xem là thắng địa trời cho. Ông chủ tiệm tạp hóa dùng gạch đỏ, đắp nên căn nhà hai tầng rưỡi xiêu xiêu vẹo vẹo, trên nóc lợp ngói a-mi-ăng, tầng trệt để bán hàng và ở, tầng trên ngăn thành vài cái “Chuồng bố câu” đem cho thuê. Phương Đăng và cha ở căn gác xép nhô ra trên tầng hai rưỡi. Mỗi lần mưa lớn, dường như những viên ngói a-mi-ăng sát trên đầu cũng muốn sụt sùi nhỏ lệ.
Phương Đăng bước vào trong căn gác hai gian ngăn bằng mảnh vải. Quả đúng như nó dự liệu, ông Phương Học Nông cha nó đang nằm gà gật trên cái giường trúc ở mé cửa. Chiếc xô nhựa nhỏ trước khi ra ngoài Phương Đăng để hứng nước mưa giờ đã tràn đầy, nước từ mép xô tràn ra liên tục, vậy mà ông Phương Học Nông vẫn say giấc, chẳng hay biết gì.
Phương Đăng lẳng lặng xách xô ra cửa sổ, mạnh tay hất xuống. Có lẽ vách cửa bị bắn nước, có tiếng ông chủ tiệm tạp hóa chửi ra. Đúng vào lúc ấy, Phương Đăng trông thấy căn phòng nhỏ nhìn ra đường nằm trên gác hai mé đông Phó gia viện lay động. Có lẽ người trong phòng bị tiếng đổ nước ào ào của nó làm kinh động, một bàn tay khẽ vén góc rèm cửa sổ lên làm lộ ra một nửa gương mặt người. Trước khi tấm rèm cũ khép lại như cũ, cái cửa chớp vốn đang mở đã nhẹ nhàng sập xuống.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi chuyển tới Phương Đăng thấy động tĩnh từ phía đối diện. Vài ngày trước đến giờ, mấy tấm cửa chớp ấy luôn luôn sập kín, bao bọc tấm màn nhung màu
đỏ tươi bên trong. Thế giới trong khung cửa thần bí y như cơ ngơi từng cực thịnh nay đã thành truyền thuyết, bị thời gian làm cho hoang phế của nhà họ Phó. Chỉ cách nhau có hai ba chục mét, nhưng nơi ấy so với căn nhà hai tầng rưỡi như một trời một vực: Bên này sinh động, huyên náo tiếng người, tràn trề không khí mà tục thế nên có, ấy là cái không khí đục ngầu, thô kệch, không khí tươi non của sự sống.
không sai, so với bên này, Phó gia viện phía đối diện im ắng như đã chết. Nếu không có trận mưa đánh vào gốc cây đa cao vút ngoài sân thành tiếng ào ào, cơn gió vi vút phóng qua những hành lang trống vắng, thi thoảng ngớt mưa lại thêm tiếng cánh những con chim con vỗ phải lá của cây kê huyết đằng chằng chịt bám trên tường, thì cơ ngơi ấy y hệt chiếc quan tài thạch anh khổng lồ đang bị thời gian ngưng kết. Hoặc giả, nó giống như bicws tranh cổ ma mị trong câu chuyện liêu trai: Tịch mịch, buốt giá, dường như không có gió sương mưa tuyết nào mảy may xâm phạm nổi.
đây mới chính là đảo Qua Âm mà cô Chu Nhan đã kể. Những âm hồn co rụm, lánh thân nơi phế tích các khu đình viện xa hoa trên đảo này vốn chẳng có chút quan hệ gì với Phương Đăng, với cô ông Phương Học Nông, với gia đình lão bán tạp hóa tầng trệt hay đại đa số dân đảo bây giờ. Nếu sau tấm rèm kia có một người ngồi đó, thì chắc người ấy cũng giống cô Chu Nhan, một người đàn bà đẹp đã quá thì, da thịt cằn khô nhưng vẫn toát lên vẻ mê hoặc khiến người ta say đắm. Người đàn bà ấy ngồi trước đèn, phàm thế chỉ có thể đứng từ xa nhìn lại, mơ hồ đoán ước ánh hào quang quá vãng của bà.
Dù sao, đây đều là tưởng tượng của Phương Đăng mà thôi, nếu chịu khó nghĩ thêm chút nữa, nó sẽ phát hiện suy tưởng của mình thật khiên cưỡng. Nhà họ Phó hiển hách một thời, hiện nay dù không bì kịp năm xưa nhưng chưa đến nỗi suy tàn. Số tiền để duy trì cô nhi viện Thánh Ân thời điểm này là một phần do họ quyên góp. Người nhà giàu ăn ở thế nào, Phương Đăng làm sao nói rõ, chỉ biết chắc không thể giống như lời bà cô Chu Nhan nói, phảo dựa vào nghề “đó đó” để kiếm cái ăn. Cô và cha nó cùng một mẹ sinh ra, đời trước đều xuất thân bần hàn, nào đã hưởng sung sướng bao giờ. Những việc này Phương Đăng có nhận định riêng, chỉ nghi hoặc một chút rằng tại sao có người nói…
“Có đứng rầu rĩ thế rầu rĩ nữa, cái phòng này cũng không tự dưng mọc hoa được đâu.”
Ông Phương Học Nông trở mình một cái, khàn giọng lầu bầu làm mấy suy nghĩ vẩn vơ của Phương Đăng bị đứt đoạn hết.
Phương Đăng lịch bịch xách xô nhựa đặt vào chỗ cũ, nhanh nhảu vặc lại: “Con cần gì phải rầu, người bố chẳng đã mọc đầy rêu đấy thôi.”
Ông Phương Học Nông hầm hừ hai tiếng, hình như đang cười. Hiếm có một buổi chiểu nào không đi làm mà ông không say. Lên đảo vài ngày, Phương Đăng cảm nhận sâu sắc rằng cha nó không thẹn là người từ đảo ra đi. Dân đảo đa số đều biết mặt đặt tên ông, dĩ nhiên, quá nửa bọn họ chỉ nhớ cái biệt danh không mấy dễ nghe: “Phương Huyết Nùng”*. Mấy khuôn mặt tươi cười của họ trông cứ khinh khinh khỉnh thế nào đó.
*Huyết Nùng: mù đầy máu. Vì phát âm ba từ “Phương Huyết Nùng” giống như “Phương Học Nông” nên người dân ở đây đã đọc trại đi với ý khinh miệt.
Không thể trách người ta được, chính Phương Đăng cũng hiểu cha mình là người bạc nhược. Hồi còn trẻ ông không có công việc đàng hoàng, chỉ chuyên làm những thứ chẳng ai muốn rớ để kiếm cái ăn. Ví dụ nhà nào có trẻ con bạo bệnh chết non thường gọi ông đến, chỉ cần cho vài đồng hoặc ít gạo hay mỳ cũng được, ông sẽ mang đứa bé đi chôn hộ. Hoặc trên đảo có việc ma chay, nào tắm rửa tử thi, nào khênh áo quan, nào rắc giấy tiền… việc gì ông cũng thạo. Lúc không có mất việc như vậy thì dọn bồn xí, hốt rác cũng được, chỉ cần đổi lấy đủ tiền đống qua ngày ông đều nhận làm. Phương Học Nông chẳng phải người to gan, càng không biết giận giữ, gặp ai ác ý giễu cợt ông chỉ biết cười hì hì. Ngày thường ông chẳng bao giờ thèm chỉnh trang vẻ ngoài, dư ít tiền nào là mua rượu bằng sạch, bà con đều lấy đó trêu chọc. Chẳng nhớ ai đầu têu mà mọi người đều gọi ông là “Phương Huyết Nùng”, ấy thế mà ông cũng thưa.
Đưa cô em gái cùng mẹ khác cha Chu Nhan ra khỏi đảo vài năm, Phương Học Nông mới đầu chỉ làm các công việc vớ vẩn. Ông nghiện rượu, không làm được những công việc đòi hỏi sức khỏe thuần túy, chính vì vậy mà thời bé Phương Đăng luôn bữa no bữa đói. Sau rồi có một ngày, cô Chu Nhan căng tấm rèm vải cũ ngay trong căn nhà gỗ, Phương Học Nông lôi bé Phương Đăng ra ngoài cửa ngồi đúng một buổi chiều, cho dù con gái có hỏi thế nào, ông cũng không hé răng. Nhá nhem tối, Phương Đăng thấy cô đi ra dúi vào tay cha mấy tờ giấy bạc. Nó nhớ rất rõ, lúc ấy mặt trời vừa khuất núi, thiên không u ám dần, đầu tóc cô Chu Nhan rối bời, nhưng khuôn mặt chẳng hề có cảm xúc gì. Phương Học Nông cầm được tiền là bật khóc, đêm ấy đi uống rượu đập tan cả bình, say sưa đến tận hoàng hôn ngày hôm sau. Dần dà, ông thường dắt nhiều người đàn ông khác nhau về phòng cô Chu Nhan, rồi ngồi bên ngoài uống rượu. Những đồng bạc dù đanh mới hay cũ nát từ tay cô Chu Nhan cũng đã trở thành tiền mua cái ăn cho cả ba người. Cô Chu Nhan chết rồi, Phương Học Nông chẳng sống nổi ở bên ngoài liền dắt con gái quay về đảo Qua Âm định làm lại nghề cũ. Ông thường nhìn chằm chằm nụ cười của con gái nói một cách vô liêm sỉ rằng, thêm vài năm nữa là con gái đủ khả năng kiếm tiền dưỡng già cho bố.
Bình tâm mà nói, Phương Học Nông đối xử với Phương Đăng không quá tệ. Bản thân ông thấp hèn đến tận cùng, nhưng đã nuôi lớn được đứa con gái độc nhất, dù no bữa nay đói bữa mai. Ông chẳng ngược đãi gì con, cùng lắm say khướt rồi mang nó ra trút giận, dọa đem đi bán một lát rồi thôi. Có điều vài năm nay Phương Đăng chẳng còn sợ ông nữa. Bán nó rồi, ông chẳng có cơm mà ăn, say chết không ai biết. Không lâu trước đây có một lần ông uống quá nhiều, vô lý hò hét sai cái này cái nọ, Phương Đăng đang làm bài tập, chẳng thèm để ý. Lửa giận bốc lên, ông túm tóc con định du vào tường. Vùng vẫy một hồi, Phương Đăng thấy da đầu đau buốt nóng ran, mãi vẫn chưa thoát ra được, hoảng quá đạp vào bụng ông một cái. Ấy thế mà Phương Học Nông dừng tay, ngồi bệt xuống góc tường hồi lâu không đứng dậy nổi. Ngày hôm sau tỉnh rượu, ông chỉ dám xoa bụng lầu bầu, tuyệt không nhắc đến chuyện hôm trước.
Đôi khi Phương Đăng thấy khó hiểu, sao trên đời lại có người phụ nữ ngốc đến độ sinh con cho cha mình. Nhưng giả dụ người phụ nữ ấy không tồn tại, vậy nó ở đâu mà ra? Hay nó là con nuôi? Phương Học Nông nuôi bản thân còn khó, làm gì vĩ đại đến mức chịu đùm bọc một đứa bé chẳng có máu mủ gì với mình? Có một thời gian khoảng sau khi tốt nghiệp tiểu học, Phương Đăng nghi ngờ mình là con của cô Chu Nhan với một người khác. Thậm chí con bé dám gọi “mẹ”, còn cô Chu Nhan chẳng bao giờ trả lời. Thấy Phương Đăng gọi nhiều quá, bà bực mình cứ thấy mặt là đuổi đi chỗ khác.
Đến giờ Phương Đăng vẫn chưa làm rõ được gốc gác của bản thân, nhưng đã học được cách lờ đi. Là nhặt trên đường cũng được, là con đẻ của Phương Học Nông cũng được, do cô Chu Nhan sinh cũng xong, đâu có gì khác biệt. Dù thế nào nó đã là thiếu nữ mười lăm, vài năm nữa là sống độc lập được rồi.
Như thường lệ, Phương Đăng ngồi trước cửa sổ nhặt rau cho bữa sáng, cứ một chốc không tìm được lại liếc cánh cửa sổ bên kia một cái. Gương mặt thoáng qua sau tấm rèm ban nãy đã làm dấy lên trí tò mò tận nơi sâu nhất trong tim con bé. Vậy mà tới lúc nhặt xong rau của trưa hôm sau, bên kia vẫn chẳng có chút động tĩnh. Tấm rèm nhung đỏ tươi quen thuộc hoàn toàn bất động sau lớp cửa chớp kín bưng, nói gì đến người phía sau cửa.
Phương Đăng dù gì cũng là trẻ con, ngây ra một hồi, đến khi tò mò quá không chịu được liền hỏi người nằm trên giường một câu: “Bố, ai cũng bảo cả nhà họ Phó đều ra nước ngoài cả rồi, thế sao trong nhà vẫn còn người ở? Có ai ở trong ấy nhỉ?”
“Quan tâm làm gì?”, mãi Phương Học Nông mới trả lời.
“Con tiện miệng hỏi thôi. Nghe nói chính phủ trả nhà lại cho họ Phó rồi mà? Họ lắm tiền, sao lại để hoang nhà của tổ tiên như thế?”
“Tao biết đâu được, mà có liên quan gì đến mày? Cũng có liên quan chó gì đến tao?” Phương Học Nông bật dậy, chiếc giường vốn đã lung lay phát ra một tràng tiếng kẽo kẹt ghê tai.
Phương Đăng không ngốc, nó đã sớm nhìn ra cha mình dù có lớn tiếng nói nhà đối diện chẳng liên quan gì, nhưng mỗi lần nó vô tình hay cố ý nhắc đến chữ “Phó”. Cha đều trở nên cáu bẳn lạ lùng. Ông vốn là người dễ bị thao túng lừa gạt, vậy mà mấy hôm nay uống rượu xong đều vô thức ngoảnh nhìn bên ấy. Có điều không như Phương Đăng, cái nhìn của ông tràn đầy vẻ nanh nọc của kẻ thấp hèn. Điều này rất hợp lý với mỗi ngờ vực lớn nhất trong lòng Phương Đăng. Con bé đã hiểu nhiều lẽ đời, nghe được vào lời bên ngoài truyền tới, cộng thêm những manh mối ngày trước cô Chu Nhan vô tình tiết lộ, tất cả bện thành một sợi dây vô hình. Mỗi đầu sợi dây là nó, cha và cô Chu Nhan, đầu kia như con rắn, dần trườn mình tới cánh cửa sổ vừa gần trong gang tấc, vừa xa không thể đếm đo kia. Nghĩ tới đây, con bé dằn lòng không đặng, buột miệng: “Trước đây cô Chu Nhân từng sinh con, đứa bé đó giờ ở Phó gia viện phải không bố?”
Ông Phương Học Nông lặng đi một lúc, mặt đỏ rần, cứ như mìn sắp nổ tung, lắp ba lắp bắp: “Vớ…vớ vẩn! Mày nghe ở đau ra… cô mày làm sao… nó với đứa trẻ con ngoài giá thú bên kia chẳng…chẳng có liên quan gì!”
“Bố định lừa ai? Cô chẳng giấu con chuyện gì. Bố đi hỏi xem, trên đảo có ai không biết?”
Phương Đăng không nói dối, cô nó trước đây từng lấy chồng, nghe nói họ Phó. Cô đích thực từng kể, ngày xưa mình có đứa con lớn hơn Phương Đăng hai tuổi. Thêm nữa, Phương Đăng và cha dọn vào mới ngày thứ hai, ông bà chủ tiệm tạp hóa đã châm chọc: “Ơ này, mày là cháu gái Chu Nhan cơ mà! Sao không dọn vào ở nhà cao cửa đẹp bên kia? Dù gì cũng là người một nhà.”
Những quá khứ ẩn giấu đằng sau câu đùa cợt cùng lời đồn nhảm nhí kia, có lẽ chính là nguyên do cô Chu Nhan rời đảo Qua Âm, cũng là đề tài ông Phương Học Nông nhất quyết né tránh. Mười mấy năm trôi qua, ở đảo Qua Âm điều ấy chẳng còn là bí mật.
Tám tháng trước, cô khuất núi, chỉ còn lại hai bố con Phương Đăng. Bởi nợ nần, bị đám chủ nợ truy đuổi gắt gao quá, cha nó cùng đường bí lối, đành mang theo con gái trở về đây. Về chuyện món nợ là của ai, của cô hay của cha, Phương Đăng không biết và cũng không hỏi. Con bé đã quen với việc chuyển từ căn nhà mái bằng này tới gian phòng lợp gỗ tạm khác. Lần này, chỉ duy một điều khác lạ, rằng đây là đảo Qua Âm, một chốn nó hoàn toàn lạ lẫm nhưng lại đọc ra được tên của biết bao ngõ hẻm. Đâm đàu tới một vùng đất mới, lại không phải “ra đi”, mà là “trở lại”. Phương Đăng phát hiện, mình không hề ghét cảm giác kì thú này.
Trước lúc chuyển tới, Phương Đăng vừa hoàn thành xong học kì một lớp Mười. Bởi cha Phương Đăng ngại thủ tục chuyển trường lằng nhằng, ông định không cho con bé đi học nữa. Dù vẫn có thể miễn cưỡng chi trả được khoản tiền học phí khiêm tốn, nhưng ông thấy có học thêm chữ cũng vô dụng, thà để chút tiền mua rượu cho xong. Phương Đăng cũng chẳng tranh biện gì. Cho dù xét về thời gian, sức lực bỏ ra trước đó, cộng thêm thành tích học tập cũng không xoàng, nó cũng chưa từng nghĩ phải học hành chăm chỉ để mai sau trở thành ông nọ bà kia. Cuối cùng may nhờ tổ dân phố và trường trung học cử người đến với những lý do nào là “Đất nước có chủ trương động viên các em gái học lên cao”, “Dù sao cũng học được nửa kỳ rồi, phải giành lấy tấm bằng tốt nghiệp mới khỏi phí”… hết lời khuyên nhủ, cha nó mới gật đầu. Chỉ khi rượu vào hay trước mặt con gái mới thấy người đàn ông này lộ vẻ ngang tàng, còn với đa số mọi người, ông ta chỉ vâng vâng dạ dạ. Đặc biệt đã dính dáng đến “Nhà nước” hay “Quốc gia”, ông quyết không dám thốt nửa câu từ chối. Phương Đăng trông bố mình khom lưng tiễn những người kia, chỉ thấy ngộ ngĩnh làm sao. Chiều hôm ấy nó đội mưa đến trường làm một lèo xong xuôi thủ tục nhập học.
Đảo Qua Âm chỉ có một trường trung học, bao gồm cả cấp Hai lẫn cấp Ba. Quá nửa số học sinh theo học trường là con em dân trên đảo, thầy trò tất cả cộng lại không quá ba trăm con người. Tiền thân của ngôi trường này là trụ sở giáo hội, sau giải thể trở thành trường học. Đến nay vẫn còn vài “chị em” già cả phục vụ trong căng tin hay thư viện của trường. Những người già ấy như các tiêu bản sống, cùng với loạt kiến trúc đổ nát đây đó chính là lời tuyên ngôn ngầm về quá khứ của hòn đảo nhỏ.
Nửa thế kỷ trước, Qua Âm chỉ là một trong những hòn đảo vô danh bên rìa thành phố, vì trên đảo trồng nhiều dưa mà lấy tên Qua Âm. Ngưoif thời ấy gần biển mưu sinh nhờ biển, đa phần làm ngư nghiệp. Gặp lúc chiến loạn, kiếm sống khó khăn, nơi đây lại là cửa biển, không biết bao người sa vào cảnh “Trư tử”*, bị nửa lừa nửa bán sang nước lại lao dịch. Một bộ phận nhỏ khác không chịu nổi cảnh khốn cùng, dong buồm vượt biển tới trời Nam. Những kẻ phiêu dạt ấy nhiều người lưu vong đất khách, tiện đường trở về, nhưng không ít người liều mạng thoát chết, phát tài to. Người ở đây tinh khôn, chịu khó, lại nặng tình với quê cũ, cho dù ra ngoài làm ăn ghê gớm đến mấy, đều mong lúc già lá rụng về cội. Bởi thế các vị tai to mặt lớn đã vinh quy bái tổ, thường tu bổ xây mới các công trình công cộng to đẹp, vừa tạo điều kiện cho cư dân ở quê nhà an cư lạc nghiệp, vừa dọn sẵn nơi khi tuổi già về an dưỡng. Bạc tây trắng lóa cứ thế ùn ùn đổ về hòn đảo trồng dưa ngèo nàn. Dần dà, những ruộng dưa bị thay thế bởi tường trắng ngói đỏ, những con đường mòn dọc ngang qua ruộng được lát đá xanh, quanh co dẫn về tô điểm cho nhà cao cửa rộng giữa rừng cây hoa lá muôn tía ngàn hồng. Từ lúc ấy, đảo Qua Âm bắt đầu nức tiếng với kiều bào, những người có tiền trong thành phố cũng thích thú với phong cảnh nơi đây mà tới xây biệt thự. Chớp mắt hòn đảo nhỏ thành nơi tập trung đám quý tộc, thương gia giàu có, tiếng ca múa phồn hoa ngày ngày làm bạn với gió biển mờ sương…
Dù sao, đây chỉ là chuyện của rất lâu rất lâu về trước. Trải qua năm năm có lẻ, vật đổi sao dời, đầu tiên là quân Nhật giày xéo thời kháng chiến, sau đến biến loạn “Cách mạng Văn hóa”, con cháu những phú gia xưa kia hầu hết đã lưu vong hải ngoại, lác đác vài người còn trụ lại thì quá nửa đã thất thế. Những ngôi biệt thự kiểu tây xa hoa kỳ vĩ dần rơi vào cảnh hoang phế… Quá trình công nghiệp hóa sau giải phóng mang đến cho hòn đảo một lượng lớn cư dân mới, chính thế hệ cha Phương Đăng đã di cư tới vào thời điểm này. Họ lấy cái danh giai cấp làm chủ mới của chế độ xã hội chủ nghĩa để bước vào những đình đài lầu tạ mà người bình thường chỉ dám ước mơ. Nào vườn hoa, hành lang uốn khúc, tiểu lầu, đại viện… bị cắt thành vô số các gian phòng chật hẹp. Giữa cây bạch ngọc lan phảng phất hương và gốc đa cổ thụ um tùm phất phơ cái váy ngủ đem phơi. Nét phồn hoa tinh tế vừa mơ hồ vừa xa vắng bị cái ồn ào thô tục đè bẹp, chỉ còn cái chiếc đèn đường bằng đồng vẫn hay bị thửa mất phụ kiện với mấy viên đá đại lý ngả màu loang lổ có tay cầm chạm hoa là còn khăng khăng kể câu chuyện quá vãng…
Phương Đăng nào giờ chẳng có duyên với cảnh xa hoa lộng lẫy. Con bé cảm nhận được mỗi góc nhỏ trong căn biệt thự bỏ hoang, mỗi khe nứt trên các viên đã xanh tàn tạn đều như trào ra bầu không khí của những tháng năm xưa cũ. Chúng cách biệt hẳn với cuộc sống của nó, dù thật nói rõ điểm sai khác nằm ở đâu. Tuy mới mười lăm tuổi, con bé cũng lờ mờ hiểu rằng, cho dù cảnh hưng thịnh trên đảo Qua Âm không thể tái diễn, nhưng những phồn hoa đã tạ từ ấy chẳng khác nào một nền văn minh tàn lụi. Chúng mang hơi thở mê hoặc khó tả, vượt xa cảnh vật hoang tàn cằn cỗi trước mắt. Không những thế, nơi này còn được trời cao ban ân, khắp đảo phủ rợp bóng xanh, gió biển ẩm mát dội vào mang theo cái hương quê ngọt ngào mà nó lẫn cha đều yêu đến sâu nặng. Con bé chẳng hiểu sao ngày trước họ nỡ lòng rời đi?
Đúng vào mùa mưa, hàng tuần nay trời đất ngập trong tiếng rả rích không thôi. Trên đường từ trường trở về, Phương Đăng bỗng nghĩ, biết đâu ấn tượng về đảo Qua Âm luôn mịt mờ âm u của mình không phải đến từ những mảng hồi ức mà cô Chu Nhan vui miệng kể, cũng không phải đến từ vẻ u sầu trên khuôn mặt đờ đẫn của cô lúc thốt nhiên câm lặng. Có lẽ, nơi này vốn dĩ đã là cái đất khó trông rõ bầu trời, không mưa xuống thì sương lên, cái buồn tự nhiên ngấm vào tận xương tủy con người ta lúc nào không rõ.
Đến căn nhà giữa ngõ, Phương Đăng cụp ô lại, bước vào một lối nhỏ vừa tối vừa hẹp. Tiếng ông chủ trước cửa hàng hóa vọng ra cùng với mùi nước tiểu khai nồng cứ bảng lảng không tan.
“Con bé nhà họ Phương, không mời ta sang uống rượu “Huyết Nùng” à?”
Phương Đăng không đáp, vẩy vẩy cái ô cũ cho róc nước, cứ thế bước lên tầng. Nơi trú chân mới nhất của nó và cha nằm trong con ngõ thuộc trung tâm hòn đảo. Nói một cách chính xác, đó là căn nhà xây trộm, chen giữa giáo đường Thiên chúa đã bỏ hoang và cô nhi viện Thánh Ân cũ kỹ - hai tòa kiến trúc lụ khụ như mấy chiếc răng lung lay trong miệng bà lão tám mươi. Dưới tầng là cửa tiệm tạp hóa duy nhất trên đảo, ngay đối diện chính là Phó gia viện lừng danh, khu biệt thự nằm ở vị trí được xem là thắng địa trời cho. Ông chủ tiệm tạp hóa dùng gạch đỏ, đắp nên căn nhà hai tầng rưỡi xiêu xiêu vẹo vẹo, trên nóc lợp ngói a-mi-ăng, tầng trệt để bán hàng và ở, tầng trên ngăn thành vài cái “Chuồng bố câu” đem cho thuê. Phương Đăng và cha ở căn gác xép nhô ra trên tầng hai rưỡi. Mỗi lần mưa lớn, dường như những viên ngói a-mi-ăng sát trên đầu cũng muốn sụt sùi nhỏ lệ.
Phương Đăng bước vào trong căn gác hai gian ngăn bằng mảnh vải. Quả đúng như nó dự liệu, ông Phương Học Nông cha nó đang nằm gà gật trên cái giường trúc ở mé cửa. Chiếc xô nhựa nhỏ trước khi ra ngoài Phương Đăng để hứng nước mưa giờ đã tràn đầy, nước từ mép xô tràn ra liên tục, vậy mà ông Phương Học Nông vẫn say giấc, chẳng hay biết gì.
Phương Đăng lẳng lặng xách xô ra cửa sổ, mạnh tay hất xuống. Có lẽ vách cửa bị bắn nước, có tiếng ông chủ tiệm tạp hóa chửi ra. Đúng vào lúc ấy, Phương Đăng trông thấy căn phòng nhỏ nhìn ra đường nằm trên gác hai mé đông Phó gia viện lay động. Có lẽ người trong phòng bị tiếng đổ nước ào ào của nó làm kinh động, một bàn tay khẽ vén góc rèm cửa sổ lên làm lộ ra một nửa gương mặt người. Trước khi tấm rèm cũ khép lại như cũ, cái cửa chớp vốn đang mở đã nhẹ nhàng sập xuống.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi chuyển tới Phương Đăng thấy động tĩnh từ phía đối diện. Vài ngày trước đến giờ, mấy tấm cửa chớp ấy luôn luôn sập kín, bao bọc tấm màn nhung màu
đỏ tươi bên trong. Thế giới trong khung cửa thần bí y như cơ ngơi từng cực thịnh nay đã thành truyền thuyết, bị thời gian làm cho hoang phế của nhà họ Phó. Chỉ cách nhau có hai ba chục mét, nhưng nơi ấy so với căn nhà hai tầng rưỡi như một trời một vực: Bên này sinh động, huyên náo tiếng người, tràn trề không khí mà tục thế nên có, ấy là cái không khí đục ngầu, thô kệch, không khí tươi non của sự sống.
không sai, so với bên này, Phó gia viện phía đối diện im ắng như đã chết. Nếu không có trận mưa đánh vào gốc cây đa cao vút ngoài sân thành tiếng ào ào, cơn gió vi vút phóng qua những hành lang trống vắng, thi thoảng ngớt mưa lại thêm tiếng cánh những con chim con vỗ phải lá của cây kê huyết đằng chằng chịt bám trên tường, thì cơ ngơi ấy y hệt chiếc quan tài thạch anh khổng lồ đang bị thời gian ngưng kết. Hoặc giả, nó giống như bicws tranh cổ ma mị trong câu chuyện liêu trai: Tịch mịch, buốt giá, dường như không có gió sương mưa tuyết nào mảy may xâm phạm nổi.
đây mới chính là đảo Qua Âm mà cô Chu Nhan đã kể. Những âm hồn co rụm, lánh thân nơi phế tích các khu đình viện xa hoa trên đảo này vốn chẳng có chút quan hệ gì với Phương Đăng, với cô ông Phương Học Nông, với gia đình lão bán tạp hóa tầng trệt hay đại đa số dân đảo bây giờ. Nếu sau tấm rèm kia có một người ngồi đó, thì chắc người ấy cũng giống cô Chu Nhan, một người đàn bà đẹp đã quá thì, da thịt cằn khô nhưng vẫn toát lên vẻ mê hoặc khiến người ta say đắm. Người đàn bà ấy ngồi trước đèn, phàm thế chỉ có thể đứng từ xa nhìn lại, mơ hồ đoán ước ánh hào quang quá vãng của bà.
Dù sao, đây đều là tưởng tượng của Phương Đăng mà thôi, nếu chịu khó nghĩ thêm chút nữa, nó sẽ phát hiện suy tưởng của mình thật khiên cưỡng. Nhà họ Phó hiển hách một thời, hiện nay dù không bì kịp năm xưa nhưng chưa đến nỗi suy tàn. Số tiền để duy trì cô nhi viện Thánh Ân thời điểm này là một phần do họ quyên góp. Người nhà giàu ăn ở thế nào, Phương Đăng làm sao nói rõ, chỉ biết chắc không thể giống như lời bà cô Chu Nhan nói, phảo dựa vào nghề “đó đó” để kiếm cái ăn. Cô và cha nó cùng một mẹ sinh ra, đời trước đều xuất thân bần hàn, nào đã hưởng sung sướng bao giờ. Những việc này Phương Đăng có nhận định riêng, chỉ nghi hoặc một chút rằng tại sao có người nói…
“Có đứng rầu rĩ thế rầu rĩ nữa, cái phòng này cũng không tự dưng mọc hoa được đâu.”
Ông Phương Học Nông trở mình một cái, khàn giọng lầu bầu làm mấy suy nghĩ vẩn vơ của Phương Đăng bị đứt đoạn hết.
Phương Đăng lịch bịch xách xô nhựa đặt vào chỗ cũ, nhanh nhảu vặc lại: “Con cần gì phải rầu, người bố chẳng đã mọc đầy rêu đấy thôi.”
Ông Phương Học Nông hầm hừ hai tiếng, hình như đang cười. Hiếm có một buổi chiểu nào không đi làm mà ông không say. Lên đảo vài ngày, Phương Đăng cảm nhận sâu sắc rằng cha nó không thẹn là người từ đảo ra đi. Dân đảo đa số đều biết mặt đặt tên ông, dĩ nhiên, quá nửa bọn họ chỉ nhớ cái biệt danh không mấy dễ nghe: “Phương Huyết Nùng”*. Mấy khuôn mặt tươi cười của họ trông cứ khinh khinh khỉnh thế nào đó.
*Huyết Nùng: mù đầy máu. Vì phát âm ba từ “Phương Huyết Nùng” giống như “Phương Học Nông” nên người dân ở đây đã đọc trại đi với ý khinh miệt.
Không thể trách người ta được, chính Phương Đăng cũng hiểu cha mình là người bạc nhược. Hồi còn trẻ ông không có công việc đàng hoàng, chỉ chuyên làm những thứ chẳng ai muốn rớ để kiếm cái ăn. Ví dụ nhà nào có trẻ con bạo bệnh chết non thường gọi ông đến, chỉ cần cho vài đồng hoặc ít gạo hay mỳ cũng được, ông sẽ mang đứa bé đi chôn hộ. Hoặc trên đảo có việc ma chay, nào tắm rửa tử thi, nào khênh áo quan, nào rắc giấy tiền… việc gì ông cũng thạo. Lúc không có mất việc như vậy thì dọn bồn xí, hốt rác cũng được, chỉ cần đổi lấy đủ tiền đống qua ngày ông đều nhận làm. Phương Học Nông chẳng phải người to gan, càng không biết giận giữ, gặp ai ác ý giễu cợt ông chỉ biết cười hì hì. Ngày thường ông chẳng bao giờ thèm chỉnh trang vẻ ngoài, dư ít tiền nào là mua rượu bằng sạch, bà con đều lấy đó trêu chọc. Chẳng nhớ ai đầu têu mà mọi người đều gọi ông là “Phương Huyết Nùng”, ấy thế mà ông cũng thưa.
Đưa cô em gái cùng mẹ khác cha Chu Nhan ra khỏi đảo vài năm, Phương Học Nông mới đầu chỉ làm các công việc vớ vẩn. Ông nghiện rượu, không làm được những công việc đòi hỏi sức khỏe thuần túy, chính vì vậy mà thời bé Phương Đăng luôn bữa no bữa đói. Sau rồi có một ngày, cô Chu Nhan căng tấm rèm vải cũ ngay trong căn nhà gỗ, Phương Học Nông lôi bé Phương Đăng ra ngoài cửa ngồi đúng một buổi chiều, cho dù con gái có hỏi thế nào, ông cũng không hé răng. Nhá nhem tối, Phương Đăng thấy cô đi ra dúi vào tay cha mấy tờ giấy bạc. Nó nhớ rất rõ, lúc ấy mặt trời vừa khuất núi, thiên không u ám dần, đầu tóc cô Chu Nhan rối bời, nhưng khuôn mặt chẳng hề có cảm xúc gì. Phương Học Nông cầm được tiền là bật khóc, đêm ấy đi uống rượu đập tan cả bình, say sưa đến tận hoàng hôn ngày hôm sau. Dần dà, ông thường dắt nhiều người đàn ông khác nhau về phòng cô Chu Nhan, rồi ngồi bên ngoài uống rượu. Những đồng bạc dù đanh mới hay cũ nát từ tay cô Chu Nhan cũng đã trở thành tiền mua cái ăn cho cả ba người. Cô Chu Nhan chết rồi, Phương Học Nông chẳng sống nổi ở bên ngoài liền dắt con gái quay về đảo Qua Âm định làm lại nghề cũ. Ông thường nhìn chằm chằm nụ cười của con gái nói một cách vô liêm sỉ rằng, thêm vài năm nữa là con gái đủ khả năng kiếm tiền dưỡng già cho bố.
Bình tâm mà nói, Phương Học Nông đối xử với Phương Đăng không quá tệ. Bản thân ông thấp hèn đến tận cùng, nhưng đã nuôi lớn được đứa con gái độc nhất, dù no bữa nay đói bữa mai. Ông chẳng ngược đãi gì con, cùng lắm say khướt rồi mang nó ra trút giận, dọa đem đi bán một lát rồi thôi. Có điều vài năm nay Phương Đăng chẳng còn sợ ông nữa. Bán nó rồi, ông chẳng có cơm mà ăn, say chết không ai biết. Không lâu trước đây có một lần ông uống quá nhiều, vô lý hò hét sai cái này cái nọ, Phương Đăng đang làm bài tập, chẳng thèm để ý. Lửa giận bốc lên, ông túm tóc con định du vào tường. Vùng vẫy một hồi, Phương Đăng thấy da đầu đau buốt nóng ran, mãi vẫn chưa thoát ra được, hoảng quá đạp vào bụng ông một cái. Ấy thế mà Phương Học Nông dừng tay, ngồi bệt xuống góc tường hồi lâu không đứng dậy nổi. Ngày hôm sau tỉnh rượu, ông chỉ dám xoa bụng lầu bầu, tuyệt không nhắc đến chuyện hôm trước.
Đôi khi Phương Đăng thấy khó hiểu, sao trên đời lại có người phụ nữ ngốc đến độ sinh con cho cha mình. Nhưng giả dụ người phụ nữ ấy không tồn tại, vậy nó ở đâu mà ra? Hay nó là con nuôi? Phương Học Nông nuôi bản thân còn khó, làm gì vĩ đại đến mức chịu đùm bọc một đứa bé chẳng có máu mủ gì với mình? Có một thời gian khoảng sau khi tốt nghiệp tiểu học, Phương Đăng nghi ngờ mình là con của cô Chu Nhan với một người khác. Thậm chí con bé dám gọi “mẹ”, còn cô Chu Nhan chẳng bao giờ trả lời. Thấy Phương Đăng gọi nhiều quá, bà bực mình cứ thấy mặt là đuổi đi chỗ khác.
Đến giờ Phương Đăng vẫn chưa làm rõ được gốc gác của bản thân, nhưng đã học được cách lờ đi. Là nhặt trên đường cũng được, là con đẻ của Phương Học Nông cũng được, do cô Chu Nhan sinh cũng xong, đâu có gì khác biệt. Dù thế nào nó đã là thiếu nữ mười lăm, vài năm nữa là sống độc lập được rồi.
Như thường lệ, Phương Đăng ngồi trước cửa sổ nhặt rau cho bữa sáng, cứ một chốc không tìm được lại liếc cánh cửa sổ bên kia một cái. Gương mặt thoáng qua sau tấm rèm ban nãy đã làm dấy lên trí tò mò tận nơi sâu nhất trong tim con bé. Vậy mà tới lúc nhặt xong rau của trưa hôm sau, bên kia vẫn chẳng có chút động tĩnh. Tấm rèm nhung đỏ tươi quen thuộc hoàn toàn bất động sau lớp cửa chớp kín bưng, nói gì đến người phía sau cửa.
Phương Đăng dù gì cũng là trẻ con, ngây ra một hồi, đến khi tò mò quá không chịu được liền hỏi người nằm trên giường một câu: “Bố, ai cũng bảo cả nhà họ Phó đều ra nước ngoài cả rồi, thế sao trong nhà vẫn còn người ở? Có ai ở trong ấy nhỉ?”
“Quan tâm làm gì?”, mãi Phương Học Nông mới trả lời.
“Con tiện miệng hỏi thôi. Nghe nói chính phủ trả nhà lại cho họ Phó rồi mà? Họ lắm tiền, sao lại để hoang nhà của tổ tiên như thế?”
“Tao biết đâu được, mà có liên quan gì đến mày? Cũng có liên quan chó gì đến tao?” Phương Học Nông bật dậy, chiếc giường vốn đã lung lay phát ra một tràng tiếng kẽo kẹt ghê tai.
Phương Đăng không ngốc, nó đã sớm nhìn ra cha mình dù có lớn tiếng nói nhà đối diện chẳng liên quan gì, nhưng mỗi lần nó vô tình hay cố ý nhắc đến chữ “Phó”. Cha đều trở nên cáu bẳn lạ lùng. Ông vốn là người dễ bị thao túng lừa gạt, vậy mà mấy hôm nay uống rượu xong đều vô thức ngoảnh nhìn bên ấy. Có điều không như Phương Đăng, cái nhìn của ông tràn đầy vẻ nanh nọc của kẻ thấp hèn. Điều này rất hợp lý với mỗi ngờ vực lớn nhất trong lòng Phương Đăng. Con bé đã hiểu nhiều lẽ đời, nghe được vào lời bên ngoài truyền tới, cộng thêm những manh mối ngày trước cô Chu Nhan vô tình tiết lộ, tất cả bện thành một sợi dây vô hình. Mỗi đầu sợi dây là nó, cha và cô Chu Nhan, đầu kia như con rắn, dần trườn mình tới cánh cửa sổ vừa gần trong gang tấc, vừa xa không thể đếm đo kia. Nghĩ tới đây, con bé dằn lòng không đặng, buột miệng: “Trước đây cô Chu Nhân từng sinh con, đứa bé đó giờ ở Phó gia viện phải không bố?”
Ông Phương Học Nông lặng đi một lúc, mặt đỏ rần, cứ như mìn sắp nổ tung, lắp ba lắp bắp: “Vớ…vớ vẩn! Mày nghe ở đau ra… cô mày làm sao… nó với đứa trẻ con ngoài giá thú bên kia chẳng…chẳng có liên quan gì!”
“Bố định lừa ai? Cô chẳng giấu con chuyện gì. Bố đi hỏi xem, trên đảo có ai không biết?”
Phương Đăng không nói dối, cô nó trước đây từng lấy chồng, nghe nói họ Phó. Cô đích thực từng kể, ngày xưa mình có đứa con lớn hơn Phương Đăng hai tuổi. Thêm nữa, Phương Đăng và cha dọn vào mới ngày thứ hai, ông bà chủ tiệm tạp hóa đã châm chọc: “Ơ này, mày là cháu gái Chu Nhan cơ mà! Sao không dọn vào ở nhà cao cửa đẹp bên kia? Dù gì cũng là người một nhà.”
Những quá khứ ẩn giấu đằng sau câu đùa cợt cùng lời đồn nhảm nhí kia, có lẽ chính là nguyên do cô Chu Nhan rời đảo Qua Âm, cũng là đề tài ông Phương Học Nông nhất quyết né tránh. Mười mấy năm trôi qua, ở đảo Qua Âm điều ấy chẳng còn là bí mật.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook