Nghiễn Áp Quần Phương
-
Quyển 1 - Chương 14: Tắc kè hoa tiên sinh không được chào đón
Sáng hôm nay lúc đến trường học, vừa vào cửa ta đã giật nảy mình. Dụi dụi mắt rồi mới dám chắc chắn không phải là ta hoa mắt mà là thực sự cả bốn người đều đã đến đông đủ.
Chỉ là bốn người này đang làm gì đây.
Vương Hiến Chi thì ngủ gục trên bàn. Tạ Huyền đang đọc “Binh pháp Tôn Tử”, Si Siêu và Hoàn Tể thì cùng chơi cờ.
Đến sớm như vậy, không ôn bài, ngủ gà ngủ gật, chẳng lẽ bọn họ không biết kế hoạch cả ngày đều là vào lúc sáng sớm sao?
Tạ Huyền thì thôi, dù sao bình thường hắn cũng chẳng rời “Binh pháp Tôn Tử” bao giờ, nghe nói có thể đọc xuôi đọc ngược cuốn sách đó như cháo chảy. Đọc binh thư, tốt xấu gì cũng là đọc sách. Nhưng Si Siêu và Hoàn Tể sách còn không động. Người còn lại càng chẳng ra gì, lại còn ngủ rất ngon.
Được rồi, cái này vốn không liên quan gì tới ta, ta chỉ là nha đầu quét dọn, không có tư cách chỉ trỏ hành vi của các vị thiếu gia nhưng các trường học khác đều là lanh lảnh tiếng đọc sách thì trường học của chúng ta lại chỉ có tiếng đập cờ và tiếng ngáy, nói ra thật mất mặt.
Thấy ta đi vào, Hoàn Tể nói:
- Đào Diệp, hôm nay ngươi tới trễ.
Ta đáp:
- Không phải Đào Diệp đến trễ mà là các vị thiếu gia đến sớm.
May mà hôm qua thông minh, tan học đã dọn sạch sẽ nếu không giờ chắc cuống muốn chết. Hoàn Tể còn định nói gì thì Si Siêu đột nhiên đập mạnh quân cờ lên mặt bàn nói:
- Chiếu tướng!
Chiếu tướng này không “chiếu” đến Hoàn Tể mà lại “chiếu” sang người khác, chính là Vương Hiến Chi đang ngủ gật. Chỉ thấy hắn vẫn lơ mơ ngủ mà ngẩng đầu lên, tức giận nói:
- Ầm ỹ muốn chết! Sáng sớm chơi cờ cái gì chứ?
Mắt Si Siêu nhìn chằm chằm vào bàn cờ, hiển nhiên nước “chiếu tướng” vừa rồi cũng không quá hiểm, giờ trong tâm trí chỉ có cờ, ai còn nghĩ đến hắn? Cũng không ngẩng đầu lên mà nói:
- Mượn câu của Đào Diệp, không phải chúng ta chơi cờ không đúng lúc mà ngươi ngủ không đúng lúc.
Vương Hiến Chi đang ngủ ngon bị người đánh thức, có chút bực bội ngồi dậy, càng tức tối nói:
- Bổn thiếu gia ngủ, thời gian nào cũng là đúng lúc.
Si Siêu cũng chẳng yếu thế:
- Bổn thiếu gia chơi cờ, thời gian nào cũng đều đúng.
Lại nổi lên tranh cãi, hai người càng cãi cọ càng đi xa. Vốn chỉ là vui đùa, giờ có vẻ sắp động thủ đến nơi.
Thấy tình hình không ổn, ta vội chen vào:
- Hai vị thiếu gia đều đúng, là lão tiên sinh không đúng.
Đồng thời vội dâng trà đã pha thơm phức. Thực sự rất thơm bởi vì dùng trà Vân vụ thượng đẳng mà pha, hương thơm ngào ngạt tỏa ra.
Nếu thực sự đánh lộn thì không hay cho lắm. Ta không sợ bọn họ bị thương mà sợ bọn họ phá đồ. Trong phòng nơi nơi đều là giấy mực, vạn nhất họ đem ra làm vũ khí, ném qua ném lại thì cuối cùng sẽ khiến cả phòng bữa bãi. Người phải thu dọn là ai? Chẳng lẽ có thể trông chờ vào mấy vị thiếu gia tôn quý này sao?
Lúc này Tạ Huyền cũng buông binh thư, phụ họa theo ta:
- Đúng thế, nếu không vì lão tiên sinh bắt chúng ta đến sớm thì Tử Kính đã không mệt đến độ phải ngủ gục trên bàn.
Lời vừa nói ra, chẳng ai cãi cọ gì thêm bởi vì mọi người đều cùng có chung một đối tượng công kích, oán thán: Chính là người lên lớp hôm nay, Dữu lão tiên sinh.
Hai ngày qua, nhân lúc nghỉ trưa, ta và bọn người hầu Vệ phủ cùng ăn cơm, nói chuyện phiếm nên cũng biết thêm ít nhiều về tình hình trường học. Nhất là mấy vị tiên sinh ta đều chú ý hỏi thăm. Bởi vì ta muốn được bọn họ thích, muốn lấy lòng bọn họ, cuối cùng có thể khiến bọn họ giống Miêu tiên sinh, nhận ta làm đồ đệ – cho dù không phải là chính thức.
Mấy vị tiên sinh khác ta đều mơ ước, chỉ riêng vị Dữu lão tiên sinh này thì ta không dám mong chờ. Bởi vì ông không phải là người bình thường.
Nhắc đến vị lão tiên sinh này, lai lịch rất lớn. Nghe nói ông từng làm trung thư lệnh trong triều, lăn lộn trong quan trường hơn 30 năm, thuộc nhân vật lợi hại “Trường thành vạn dặm mãi không đổ”. Mãi đến mấy năm trước khi ông 75 tuổi mới cáo lão về quê – cái gọi là quê nhà lại không phải là chỉ vùng nông thôn mà là ngay trong Thạch Đầu Thành này.
Mấy năm trước đã 75 tuổi thì giờ hẳn đã gần 80. Người khác đến tuổi này sớm đã tuổi già sức yếu, gậy chống không rời tay. Nhưng ông còn có thể nhận lời Vệ phu nhân mà đến trường học, lên lớp thì có thể thấy là một người sức khỏe hiếm có.
Nhưng dù sao ông cũng là người có tuổi, khi Vệ phu nhân mời ông, ông đưa ra ba điều kiện không đến: không khỏe không đến, mưa gió không đến, đệ tử không tôn trọng không đến.
Không đến không sao, bốn vị này càng mừng, ai cần ông đến?
Sợ là ông đến, hơn nữa đến rất rất rất sớm.
Bởi vì lão tiên sinh này có tật xấu, buổi sáng luôn không buồn ngủ, gà chưa gáy một lần thì ông đã gọi vài lần – gọi người trong nhà rời giường. (Giống ông nội Heo quá, già không ngủ được, 2h sáng đi đánh cầu lông).
Sau khi thấy người trong nhà đều dậy thì thoải mái rời khỏi chiến trường, đến trường học quấy rối đám đệ tử.
Nếu ông già như ông đã đến mà đệ tử còn chưa đến thì không phải thành chứng cứ rõ ràng của việc “không tôn trọng” sao? Cho nên mỗi lần chỉ là ông dạy, bốn vị đại thiếu gia đều phải dậy sớm đến trường học chờ lão tiên sinh đại giá quang lâm.
Nếu lão tiên sinh đức cao vọng trọng, được người đời kính trọng, mến yêu thì bọn họ còn nhịn. Nhưng vị lão tiên sinh này bị người đời bàn luận thê thảm không đành lòng nghe. Đừng nói bọn họ, đến ta sau khi biết rồi cũng rất buồn bực. Vì sao Vệ phu nhân lại mời người như vậy đến?
Cũng không phải lão tiên sinh có nhiều tội ác tày trời mà là cách đối nhân xử thế của ông khiến người đời lên án gay gắt.
Nếu kẻ sĩ đại biểu cho sự thanh cao thì vị lão tiên sinh này đại biểu cho sự vẩn đục. Trong mắt những kẻ sĩ cao ngạo, Dữu lão tiên sinh là chính khách không có phẩm hạnh, là con tắc kè hoa nổi tiếng.
Bọn họ đánh giá cả đời ông là: chưa làm quan thì là đệ tử Khổng môn, làm quan thì theo pháp gia, từ quan rồi thì lại biến đổi, thành truyền nhân của Lão Trang.
Ý là trước khi ông làm quan, cả ngày nói Khổng Tử, nhân nghĩa đạo đức. Làm quan rồi thì nhân nghĩa vứt sang một bên, lại nhặt bộ luật lệ hà khắc của Hàn Phi Tử, Thương Ưởng lên dùng. Chờ khi già không thể làm quan nữa lại bắt đầu nói đến Lão, Trang, lấy sự vô tranh với đời, điềm đạm mà tự quảng cáo bản thân rùm beng.
Buồn cười nhất vẫn là, Vệ phu nhân mời tắc kè hoa tiên sinh đến chính là để giảng “Lão Trang”
Chỉ là bốn người này đang làm gì đây.
Vương Hiến Chi thì ngủ gục trên bàn. Tạ Huyền đang đọc “Binh pháp Tôn Tử”, Si Siêu và Hoàn Tể thì cùng chơi cờ.
Đến sớm như vậy, không ôn bài, ngủ gà ngủ gật, chẳng lẽ bọn họ không biết kế hoạch cả ngày đều là vào lúc sáng sớm sao?
Tạ Huyền thì thôi, dù sao bình thường hắn cũng chẳng rời “Binh pháp Tôn Tử” bao giờ, nghe nói có thể đọc xuôi đọc ngược cuốn sách đó như cháo chảy. Đọc binh thư, tốt xấu gì cũng là đọc sách. Nhưng Si Siêu và Hoàn Tể sách còn không động. Người còn lại càng chẳng ra gì, lại còn ngủ rất ngon.
Được rồi, cái này vốn không liên quan gì tới ta, ta chỉ là nha đầu quét dọn, không có tư cách chỉ trỏ hành vi của các vị thiếu gia nhưng các trường học khác đều là lanh lảnh tiếng đọc sách thì trường học của chúng ta lại chỉ có tiếng đập cờ và tiếng ngáy, nói ra thật mất mặt.
Thấy ta đi vào, Hoàn Tể nói:
- Đào Diệp, hôm nay ngươi tới trễ.
Ta đáp:
- Không phải Đào Diệp đến trễ mà là các vị thiếu gia đến sớm.
May mà hôm qua thông minh, tan học đã dọn sạch sẽ nếu không giờ chắc cuống muốn chết. Hoàn Tể còn định nói gì thì Si Siêu đột nhiên đập mạnh quân cờ lên mặt bàn nói:
- Chiếu tướng!
Chiếu tướng này không “chiếu” đến Hoàn Tể mà lại “chiếu” sang người khác, chính là Vương Hiến Chi đang ngủ gật. Chỉ thấy hắn vẫn lơ mơ ngủ mà ngẩng đầu lên, tức giận nói:
- Ầm ỹ muốn chết! Sáng sớm chơi cờ cái gì chứ?
Mắt Si Siêu nhìn chằm chằm vào bàn cờ, hiển nhiên nước “chiếu tướng” vừa rồi cũng không quá hiểm, giờ trong tâm trí chỉ có cờ, ai còn nghĩ đến hắn? Cũng không ngẩng đầu lên mà nói:
- Mượn câu của Đào Diệp, không phải chúng ta chơi cờ không đúng lúc mà ngươi ngủ không đúng lúc.
Vương Hiến Chi đang ngủ ngon bị người đánh thức, có chút bực bội ngồi dậy, càng tức tối nói:
- Bổn thiếu gia ngủ, thời gian nào cũng là đúng lúc.
Si Siêu cũng chẳng yếu thế:
- Bổn thiếu gia chơi cờ, thời gian nào cũng đều đúng.
Lại nổi lên tranh cãi, hai người càng cãi cọ càng đi xa. Vốn chỉ là vui đùa, giờ có vẻ sắp động thủ đến nơi.
Thấy tình hình không ổn, ta vội chen vào:
- Hai vị thiếu gia đều đúng, là lão tiên sinh không đúng.
Đồng thời vội dâng trà đã pha thơm phức. Thực sự rất thơm bởi vì dùng trà Vân vụ thượng đẳng mà pha, hương thơm ngào ngạt tỏa ra.
Nếu thực sự đánh lộn thì không hay cho lắm. Ta không sợ bọn họ bị thương mà sợ bọn họ phá đồ. Trong phòng nơi nơi đều là giấy mực, vạn nhất họ đem ra làm vũ khí, ném qua ném lại thì cuối cùng sẽ khiến cả phòng bữa bãi. Người phải thu dọn là ai? Chẳng lẽ có thể trông chờ vào mấy vị thiếu gia tôn quý này sao?
Lúc này Tạ Huyền cũng buông binh thư, phụ họa theo ta:
- Đúng thế, nếu không vì lão tiên sinh bắt chúng ta đến sớm thì Tử Kính đã không mệt đến độ phải ngủ gục trên bàn.
Lời vừa nói ra, chẳng ai cãi cọ gì thêm bởi vì mọi người đều cùng có chung một đối tượng công kích, oán thán: Chính là người lên lớp hôm nay, Dữu lão tiên sinh.
Hai ngày qua, nhân lúc nghỉ trưa, ta và bọn người hầu Vệ phủ cùng ăn cơm, nói chuyện phiếm nên cũng biết thêm ít nhiều về tình hình trường học. Nhất là mấy vị tiên sinh ta đều chú ý hỏi thăm. Bởi vì ta muốn được bọn họ thích, muốn lấy lòng bọn họ, cuối cùng có thể khiến bọn họ giống Miêu tiên sinh, nhận ta làm đồ đệ – cho dù không phải là chính thức.
Mấy vị tiên sinh khác ta đều mơ ước, chỉ riêng vị Dữu lão tiên sinh này thì ta không dám mong chờ. Bởi vì ông không phải là người bình thường.
Nhắc đến vị lão tiên sinh này, lai lịch rất lớn. Nghe nói ông từng làm trung thư lệnh trong triều, lăn lộn trong quan trường hơn 30 năm, thuộc nhân vật lợi hại “Trường thành vạn dặm mãi không đổ”. Mãi đến mấy năm trước khi ông 75 tuổi mới cáo lão về quê – cái gọi là quê nhà lại không phải là chỉ vùng nông thôn mà là ngay trong Thạch Đầu Thành này.
Mấy năm trước đã 75 tuổi thì giờ hẳn đã gần 80. Người khác đến tuổi này sớm đã tuổi già sức yếu, gậy chống không rời tay. Nhưng ông còn có thể nhận lời Vệ phu nhân mà đến trường học, lên lớp thì có thể thấy là một người sức khỏe hiếm có.
Nhưng dù sao ông cũng là người có tuổi, khi Vệ phu nhân mời ông, ông đưa ra ba điều kiện không đến: không khỏe không đến, mưa gió không đến, đệ tử không tôn trọng không đến.
Không đến không sao, bốn vị này càng mừng, ai cần ông đến?
Sợ là ông đến, hơn nữa đến rất rất rất sớm.
Bởi vì lão tiên sinh này có tật xấu, buổi sáng luôn không buồn ngủ, gà chưa gáy một lần thì ông đã gọi vài lần – gọi người trong nhà rời giường. (Giống ông nội Heo quá, già không ngủ được, 2h sáng đi đánh cầu lông).
Sau khi thấy người trong nhà đều dậy thì thoải mái rời khỏi chiến trường, đến trường học quấy rối đám đệ tử.
Nếu ông già như ông đã đến mà đệ tử còn chưa đến thì không phải thành chứng cứ rõ ràng của việc “không tôn trọng” sao? Cho nên mỗi lần chỉ là ông dạy, bốn vị đại thiếu gia đều phải dậy sớm đến trường học chờ lão tiên sinh đại giá quang lâm.
Nếu lão tiên sinh đức cao vọng trọng, được người đời kính trọng, mến yêu thì bọn họ còn nhịn. Nhưng vị lão tiên sinh này bị người đời bàn luận thê thảm không đành lòng nghe. Đừng nói bọn họ, đến ta sau khi biết rồi cũng rất buồn bực. Vì sao Vệ phu nhân lại mời người như vậy đến?
Cũng không phải lão tiên sinh có nhiều tội ác tày trời mà là cách đối nhân xử thế của ông khiến người đời lên án gay gắt.
Nếu kẻ sĩ đại biểu cho sự thanh cao thì vị lão tiên sinh này đại biểu cho sự vẩn đục. Trong mắt những kẻ sĩ cao ngạo, Dữu lão tiên sinh là chính khách không có phẩm hạnh, là con tắc kè hoa nổi tiếng.
Bọn họ đánh giá cả đời ông là: chưa làm quan thì là đệ tử Khổng môn, làm quan thì theo pháp gia, từ quan rồi thì lại biến đổi, thành truyền nhân của Lão Trang.
Ý là trước khi ông làm quan, cả ngày nói Khổng Tử, nhân nghĩa đạo đức. Làm quan rồi thì nhân nghĩa vứt sang một bên, lại nhặt bộ luật lệ hà khắc của Hàn Phi Tử, Thương Ưởng lên dùng. Chờ khi già không thể làm quan nữa lại bắt đầu nói đến Lão, Trang, lấy sự vô tranh với đời, điềm đạm mà tự quảng cáo bản thân rùm beng.
Buồn cười nhất vẫn là, Vệ phu nhân mời tắc kè hoa tiên sinh đến chính là để giảng “Lão Trang”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook