Nghĩa Nữ Của Thành Vương
-
Chương 3: Tài sản thụ hưởng
Từ nhà cỏ đi ra ngoài, Nhược Yên thử xác định phương hướng đông – tây – nam – bắc, một ngày có bao nhiêu giờ, một năm còn đủ mười hai tháng không, so sánh với ký ức của Yên Nhi xem có khác gì, có còn sống trên trái đất không, biết đâu chừng nàng xuyên đến một hành tinh nào đó lắm, chỉ thấy mọi thứ vẫn như cũ không sai biệt gì.
Mặc dù Yên Nhi là người trong giang hồ, không quan tâm đến triều đình lắm, nhưng cũng biết được đây là Định Hưng Quốc hoàng triều, trải qua bốn trăm năm hưng thịnh, từ sau khi Thái Tổ Triệu Hùng khởi binh dẹp loạn, bình định giang sơn đến nay thì chưa từng có chiến tranh xảy ra, phía bắc tuy có Mộc Xa Quốc luôn dòm ngó nhưng cũng không dám mang binh đến gần lãnh thổ Định Hưng Quốc bao giờ. Nhược Yên có thể khẳng định đây không phải Trung Hoa cổ đại, vì một quốc gia hưng thịnh bốn – năm trăm năm thì không lý do gì nàng chưa nghe nói đến.
Nhược Yên dù cố gắng dung nhập với kí ức của Yên Nhi thế nào, thì cũng chỉ là những hình ảnh mờ nhạt, lúc thấy rõ lúc không, trong lòng thầm than thở. Những "di sản kế thừa" mà Yên Nhi để lại cái gì cũng tốt, sao thứ cần nhất là trí nhớ lại lúc được lúc không cơ chứ! Bất đắc dĩ phải tự lần mò vậy.
Đứng trên sườn núi cao, Nhược Yên quan sát được khung cảnh toàn diện. Nhà cỏ được dựng áp sát theo vách đá giữ lưng chừng núi, hai bề dựa vào núi, một hướng là vực đá cao khoảng một toàn nhà ba lầu, nếu người bình thường thấy có thể hơi nguy hiểm nhưng với cao thủ có khinh công thì chẳng đáng gì, bên hong có một con đường dốc nhỏ dẫn xuống thác nước nông. Xung quanh cây rừng rậm rạp xen kẽ những tảng đá lớn sẫm màu.
Từng thấy Yên Nhi ra trấn trở về thời gian mất đến hai canh giờ, theo giờ hiện đại chẳng phải bốn tiếng sao? Đó là chưa kể Yên Nhi thân thể lớn, bây giờ nàng là một tiểu oa nhi thì có đi mười hai tiếng chưa chắc tới được đừng nói chi trở về. Nghĩ thế Nhược Yên lập tức vứt bỏ ý niệm muốn vào trấn của nàng, vẫn nên yên ổn tu luyện thân thể lớn hơn trước đã.
Trở về giường đá, Nhược Yên đem mọi thứ xếp kỹ lại vào rương, chỉ để lại hai quyển sách tính để giải trí trước khi ngủ, còn lại đẩy sát vào trong gầm giường.
Mở sách ra, quyển đầu tiên có ghi "Bách Độc Thư", nàng bật cười thầm nghĩ:" lẽ nào nàng xuyên qua thành nữ chính trong tác phẩm nào có của Kim Dung lão nhân gia, nên luôn luôn gặp kỳ ngộ, một thân võ công cao cường, dụng độc như thần và làm bá chủ trung nguyên sao!"Ngẫm cũng có nét tương đồng vì võ công của Đạo cô truyền lại cho Yên Nhi khá giống với Duy Ngã Độc Tôn* của Thiên Sơn Đồng Lão, mặc dù nàng chưa nghe Thiên Sơn Đồng Lão làm đạo cô bao giờ!
(*Tên đầy đủ là Bát hoang lục hợp duy ngã độc tôn công, trong TLBB của Kim Dung.) (dài thấy ớn =.='')
Nhưng khi đọc đến trang thứ sáu, nàng mới biết đây không phải sách dạy chế độc và hạ độc, mà sách tổng hợp các loại độc nổi danh trên giang hồ, phần sau có viết thêm phần giải độc, ghi chú rõ những thảo dược và phương pháp luyện giải dược này. Đóng sách lại, Nhược Yên mở quyển thứ hai ra, thì lại là một cuốn Vô Tự Thiên Thư (sách không chữ), nàng vứt qua một bên, hiện tại nàng không có tâm tình để nhỏ máu, nhún nước hay ngâm rượu gì đó để tìm bí mật.
Thấy trời cũng không còn sớm, Nhược Yên ngồi xếp bằng trên giường đá, cố nhớ phương pháp luyện công, nhưng thật ra không cần suy nghĩ nhiều lắm, cơ thể Yên Nhi đã có thói quen luyện mười mấy năm, nên từng hoạt động quen thuộc thuần thục đến lạ lùng. Chân khí lưu chuyển từ lòng bàn tay phải (huyệt lao cung) chuyển lên vai trái (huyệt kiên tỉnh) rồi đưa xuống ngang eo (khí hải) giữ vững, vận công thêm vài lần, đem toàn bộ chân khí đẩy xuống bụng dưới (đan điền) sau đó truyền lên ngực (đản trung), cứ thế vận hành nhiều lần, khi sắp dừng thì đem chân khí đi một vòng khắp cơ thể rồi tụ ở nhâm mạch là có thể dừng.
Mở mắt ra, Nhược Yên cảm thấy nghi hoặc, khi luyện công, nàng chỉ thấy một chút chân khí yếu ớt trong thân thể mình, cứ như vậy phải bao lâu nàng mới trở lại bình thường được chứ? Thật ra Nhược Yên không biết, cơ thể này của nàng đã làm quen với chân khí, và được Vô Tịch thay gân hoán cốt mới có được thành quả ấy, chứ lúc đầu Yên Nhi phải mất hai tháng mới cảm giác ra được chút chân khí ấy, nếu nàng ấy biết được dám ói máu chết thêm một lần lắm!
Nhìn sắc trời đã về chiều, Nhược Yên không ngờ mình đã ngồi suốt ba canh giờ, liền đứng dậy vào bếp hâm lại thức ăn.
Vừa bước tới trái nhà, Nhược Yên lập tức nép người vào hiên cỏ, quan sát dọc theo bờ suối, có một nhóm người bịt mặt đang tiến lên vách núi phía nàng, trên tay cầm vũ khí sắt bén.
Mặc dù Yên Nhi là người trong giang hồ, không quan tâm đến triều đình lắm, nhưng cũng biết được đây là Định Hưng Quốc hoàng triều, trải qua bốn trăm năm hưng thịnh, từ sau khi Thái Tổ Triệu Hùng khởi binh dẹp loạn, bình định giang sơn đến nay thì chưa từng có chiến tranh xảy ra, phía bắc tuy có Mộc Xa Quốc luôn dòm ngó nhưng cũng không dám mang binh đến gần lãnh thổ Định Hưng Quốc bao giờ. Nhược Yên có thể khẳng định đây không phải Trung Hoa cổ đại, vì một quốc gia hưng thịnh bốn – năm trăm năm thì không lý do gì nàng chưa nghe nói đến.
Nhược Yên dù cố gắng dung nhập với kí ức của Yên Nhi thế nào, thì cũng chỉ là những hình ảnh mờ nhạt, lúc thấy rõ lúc không, trong lòng thầm than thở. Những "di sản kế thừa" mà Yên Nhi để lại cái gì cũng tốt, sao thứ cần nhất là trí nhớ lại lúc được lúc không cơ chứ! Bất đắc dĩ phải tự lần mò vậy.
Đứng trên sườn núi cao, Nhược Yên quan sát được khung cảnh toàn diện. Nhà cỏ được dựng áp sát theo vách đá giữ lưng chừng núi, hai bề dựa vào núi, một hướng là vực đá cao khoảng một toàn nhà ba lầu, nếu người bình thường thấy có thể hơi nguy hiểm nhưng với cao thủ có khinh công thì chẳng đáng gì, bên hong có một con đường dốc nhỏ dẫn xuống thác nước nông. Xung quanh cây rừng rậm rạp xen kẽ những tảng đá lớn sẫm màu.
Từng thấy Yên Nhi ra trấn trở về thời gian mất đến hai canh giờ, theo giờ hiện đại chẳng phải bốn tiếng sao? Đó là chưa kể Yên Nhi thân thể lớn, bây giờ nàng là một tiểu oa nhi thì có đi mười hai tiếng chưa chắc tới được đừng nói chi trở về. Nghĩ thế Nhược Yên lập tức vứt bỏ ý niệm muốn vào trấn của nàng, vẫn nên yên ổn tu luyện thân thể lớn hơn trước đã.
Trở về giường đá, Nhược Yên đem mọi thứ xếp kỹ lại vào rương, chỉ để lại hai quyển sách tính để giải trí trước khi ngủ, còn lại đẩy sát vào trong gầm giường.
Mở sách ra, quyển đầu tiên có ghi "Bách Độc Thư", nàng bật cười thầm nghĩ:" lẽ nào nàng xuyên qua thành nữ chính trong tác phẩm nào có của Kim Dung lão nhân gia, nên luôn luôn gặp kỳ ngộ, một thân võ công cao cường, dụng độc như thần và làm bá chủ trung nguyên sao!"Ngẫm cũng có nét tương đồng vì võ công của Đạo cô truyền lại cho Yên Nhi khá giống với Duy Ngã Độc Tôn* của Thiên Sơn Đồng Lão, mặc dù nàng chưa nghe Thiên Sơn Đồng Lão làm đạo cô bao giờ!
(*Tên đầy đủ là Bát hoang lục hợp duy ngã độc tôn công, trong TLBB của Kim Dung.) (dài thấy ớn =.='')
Nhưng khi đọc đến trang thứ sáu, nàng mới biết đây không phải sách dạy chế độc và hạ độc, mà sách tổng hợp các loại độc nổi danh trên giang hồ, phần sau có viết thêm phần giải độc, ghi chú rõ những thảo dược và phương pháp luyện giải dược này. Đóng sách lại, Nhược Yên mở quyển thứ hai ra, thì lại là một cuốn Vô Tự Thiên Thư (sách không chữ), nàng vứt qua một bên, hiện tại nàng không có tâm tình để nhỏ máu, nhún nước hay ngâm rượu gì đó để tìm bí mật.
Thấy trời cũng không còn sớm, Nhược Yên ngồi xếp bằng trên giường đá, cố nhớ phương pháp luyện công, nhưng thật ra không cần suy nghĩ nhiều lắm, cơ thể Yên Nhi đã có thói quen luyện mười mấy năm, nên từng hoạt động quen thuộc thuần thục đến lạ lùng. Chân khí lưu chuyển từ lòng bàn tay phải (huyệt lao cung) chuyển lên vai trái (huyệt kiên tỉnh) rồi đưa xuống ngang eo (khí hải) giữ vững, vận công thêm vài lần, đem toàn bộ chân khí đẩy xuống bụng dưới (đan điền) sau đó truyền lên ngực (đản trung), cứ thế vận hành nhiều lần, khi sắp dừng thì đem chân khí đi một vòng khắp cơ thể rồi tụ ở nhâm mạch là có thể dừng.
Mở mắt ra, Nhược Yên cảm thấy nghi hoặc, khi luyện công, nàng chỉ thấy một chút chân khí yếu ớt trong thân thể mình, cứ như vậy phải bao lâu nàng mới trở lại bình thường được chứ? Thật ra Nhược Yên không biết, cơ thể này của nàng đã làm quen với chân khí, và được Vô Tịch thay gân hoán cốt mới có được thành quả ấy, chứ lúc đầu Yên Nhi phải mất hai tháng mới cảm giác ra được chút chân khí ấy, nếu nàng ấy biết được dám ói máu chết thêm một lần lắm!
Nhìn sắc trời đã về chiều, Nhược Yên không ngờ mình đã ngồi suốt ba canh giờ, liền đứng dậy vào bếp hâm lại thức ăn.
Vừa bước tới trái nhà, Nhược Yên lập tức nép người vào hiên cỏ, quan sát dọc theo bờ suối, có một nhóm người bịt mặt đang tiến lên vách núi phía nàng, trên tay cầm vũ khí sắt bén.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook