Ngẫu Ngộ Thành Tiên
-
Chương 14: Căn nhà có hai số A,B
C14. Căn nhà có hai số A,B
Trở lại động phủ của mình, tâm tư như trút được một gánh nặng lớn. Phải mất hơn một canh giờ điều tức, tâm trạng hắn mới bình lặng trở lại.
Vấn đề mà cả tháng nay luôn đau đáu trong lòng đã được giải quyết, hắn chỉ cần tập trung vào đề cao thực lực. Có thực lực thì mới có thể bảo vệ gia đình và người thân. Ở cái thế giới người tu chân này thì thực lực là quyết định tất cả.
Suốt cả đêm tu luyện, sáng sớm hôm sau khi mặt trời vừa lên Hoàng Trần đã rời khỏi động phủ. Tinh thần và khí lực vô cùng tốt. Hôm nay hắn quyết định tiếp tục luyện dược, vì thế sáng sớm Hoàng Trần muốn tranh thủ chăm sóc dược viên và chuẩn bị thảo dược để tiếp tục luyện chế Bảo mệnh Hoàn.
Cùng lúc đó tại Hà Nội, Thủ đô của Việt Nam, trong một căn nhà rất lớn tại mặt đường đường Nguyễn Thái Học. Căn nhà này tọa lạc ở đây đã rất lâu, được xây dựng từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Đến nay tuổi thọ của nó đã được gần nửa thế kỷ, nhưng thiết kế trông vẫn không có gì lạc lõng so với khu vực. Căn nhà sơn màu trắng, hiện đã hơi ngả sang vàng vì thời gian, nhưng nét đồ sộ hiên ngang của nó cùng thời gian vẫn là như trước, không thể phủ nhận được. Khuôn viên xung quanh ngôi nhà thoáng đãng, rộng rãi, có cả sân và vườn. Nếu như không tận mắt chứng kiến chắc hẳn không ai có thể nghĩ được ở giữa một thủ đô của một đất nước Đông Nam châu á này lại có được một ngôi nhà có kiến trúc trang nhã đến thế.
Từ ngoài hè phố nhìn vào ta dễ lầm tưởng đó là một nơi cơ quan công sở nào đó của địa phương được xây dựng từ thế kỷ trước. Có cổng gỗ đoàng hoàng, mặc dù cổng hơi nhỏ. Ngoài cổng ngôi nhà hai bên ghi 2 số?A và?B. Bước vào phía trong cổng là khu vực sân vườn thoáng đãng, nhìn vào phía trong là sảnh chính của ngôi nhà với kiến trúc cửa nhà kiểu châu âu cổ, có vòm gỗ cao, sơn màu xanh dương sẫm.
Trong phòng khách của ngôi nhà, trang trí những đồ vật rất thô sơ, mộc mạc nhưng đã nhuốm màu thời gian, tuy nhiên vẫn toát lên một điều chủ nhân của nó đã từng có một thời hô mưa gọi gió.
Phía góc cùng phía bên phải của phòng khách là chiếc giá vẽ bằng gỗ rất cổ xửa, một cậu bé trai tầm năm tuổi đứng trên 1 chiếc ghế sa lông bằng gỗ đang cầm bút hí hoáy vẽ, nét mặt thông minh, vầng tran cao, hóm hỉnh, cậu vừa vẽ vừa nhìn lên phía tường đối diện, nơi đó treo một khung ảnh rộng, kỷ niệm năm năm ngày cưới Hoàng Trần – Thu Phương, một cặp vợ chồng tươi trẻ đang mỉm cười. Người chồng đứng phía bên phải chính là Hoàng Trần, trên tay bế 1 đứa bé trai kháu khỉnh chính là cậu bé, bên trái là vợ anh Thu Phương, đẹp lộng lẫy trong bộ váy cưới trắng tinh, khuôn mặt họ rạng ngời nụ cười hạnh phúc.
Chợt một âm thanh trong trẻo vang lên: “ Trung ơi, con có đâu rồi?”.
Con đây mẹ ơi, cậu bé nhanh chóng đáp lời.
Tiếng bước chân nhẹ nhàng, rồi một người phụ nữ trong bộ quần áo nội trợ, trông đơn giản, nhưng rất gọn gàng thể hiện một thân hình đẫy đà hết sức quyến rũ, nhưng khuôn mặt toát lên một nét buồn rầu, nhanh chóng bước vào. Nàng không thấy làm ngạc nhiên lắm khi thấy cậu con trai đứng trên giá vẽ. Nàng chỉ lặng lặng đứng sau đứa bé, ngắm nhìn nó vẽ những nét vẽ vụng về một khuân mặt hết sức quen thuộc với nàng. Cha đưa bé, nó đang vẽ bố nó theo bức ảnh treo trên tường. Cả mấy tháng nay, từ khi thảm kịch sảy ra được một thời gian, nó bắt đầu bắt vẽ cha nó mỗi khi nó nhớ. Bà nội bảo vẫn bảo nó “cháu vẽ cho thật giống rồi ba sẽ về với cháu”, vì thế nó vẽ rất nhiều, mà nửa tháng nay nét vẽ của nó đã truyền đạt được sáu bẩy phần khuôn mặt của ba nó. Nó rất thông minh, đặc biệt rất có năng khiếu vẽ, từ năm 3 tuổi nó đã thích vẽ, và được ba nó cho đi học ở lớp năng khiếu hội họa của thành phố.
Những giọt nước mắt cứ tự động lăn dàii trên mặt mà nàng không thể cầm lòng nổi. Đã gần ba tháng nay, cứ mỗi lần nghĩ đến chồng là nước mắt cứ như nguồn vô tận ở đâu đổ về mà Thu Phương không thể cầm nổi.
Bỗng một tiếng thở dài vang lên, làm cho nàng gật mình ngoảnh lại. Đứng phía cửa là 2 bóng người quen thuộc, một nam một nữ đã cao tuổi mái tóc đều đã hoa râm:
Nam là một trung niên độ chừng gần bẩy mươi tuổi, mái tóc đã hoa râm, khuân mặt hiền từ, ánh mắt vẫn rất kiên nghị có thần, nhưng thoáng trong đó chất chứa một nỗi buồn đau sâu xa mà ít người có thể nhận thấy. Ông là Trần Hạnh, bố của Hoàng Trần, ông được sinh ra trong một gia đình quan chức quyền thế, đời bố ông làm đến hàm thứ trưởng, rồi đến ông cũng làm đến Vụ trưởng rồi mới nghỉ hưu được mấy năm nay. Căn nhà này là mảnh đất gia đình ông định cư đến đời cháu ông bây giờ thằng Trần Trung đã là 4 đời.
Ông bà có cả thảy hai thằng con trai, Hoàng Trần là con thứ nhưng ông rất mực yêu thương và hài lòng. Không như anh nó Trần Hào, năm nay đã 40 tuổi, chỉ hám kinh doanh, không lo học hành nên ông cũng chỉ đành mở cho một cái công ty, cho lấy vợ rồi ở riêng sự nghiệp chính trị cũng không thể phát triển được thêm. Ông dự định để cho Hoàng Trần bôn ba ít năm trong thương trường cho có kinh nghiệm dày dặn rồi sẽ cho nó vào làm ở một cơ quan chính phủ mà ông đã bố trí trước, nối tiếp sự nghiệp chính trị của gia đình ông.
Nhưng nhân tính không bằng thiên mệnh, đang đường đường là một thạc sỹ dược tốt nghiệp loại xuất sắc, tương lai tươi sáng, vậy mà chỉ một cái chớp mắt thôi ông đã mất đi đứa con quý tử của mình.
Đau xót lắm chứ, bi ai lắm chứ, nhưng ông là trụ cột của cái nhà này, đau mấy cũng phải nuốt vào để còn vực gia đình dậy. Cũng còn may, ông còn có đứa cháu dích tôn, thằng Trần Trung là tất cả hi vọng của ông và cả gia đình này.
Sau tiếng thở dài, ông chậm rãi cất tiếng: “Thôi con ạ, mọi việc rồi cũng qua đi, con cố gắng chăm lo cho cháu thành người để khỏi phụ lòng chồng con nơi chín suối ”.
Ông vừa dứt lời thì vợ ông Bà Nguyễn Hương, một người phụ nữ đã ngoài sáu mươi nhưng vẫn còn toát lên một vẻ quý phái, nhưng giờ đây trông tiều tụy đi không ít so với mấy tháng trước, bà vội vàng bước lên phía con dâu, ôm choàng lấy. Thế rồi hai mẹ con cùng ôm nhau khóc, Ông Hạnh chỉ giám len lén quay đi, lau vội giọt lệ vừa chực trào ra trong khóe mắt, rồi đi lên bế thằng cháu nội vào lòng an ủi: “Cháu ông vẽ giỏi quá, thôi nghỉ đi, mai vẽ tiếp, bây giờ ông cháu mình đi chơi nhé?”
Thằng bé nằm trong vòng tay ông nhưng hai mắt vẫn rưng rưng nhìn bà và mẹ nó đang khóc, nó cũng khóc theo. “Ông ơi cháu nhớ bố, ông gọi bố về cho cháu, ông nhé” thằng bé nghẹn ngào nói.
Ông Hạnh ngơ ngẩn cả người, suốt hơn hai tháng nay, cứ mỗi lần nó khóc đòi cha là lòng ông lại quặn đau xót. Nhưng cố nuốt nỗi lòng, ông nhẹ nhàng vỗ đầu thằng bé rồi an ủi: “Trung ngoan nào, học cho giỏi, rồi ông sẽ gọi bố về cho con”. Nói rồi bế vội nó lên vai, như muốn trốn tránh điều gì đó.
Hai ông cháu nhanh chóng ra khỏi phòng khách, chỉ một lát, tiếng thằng Trung đã lảnh lảnh ngoài vườn: “ông ơi, cây hoa này nở hoa đẹp chưa ông! Cháu sẽ chăm sóc nó để nó ra hoa thật nhiều, khi nào bố về bố sẽ thích lắm ông ạ. Ngày trước mỗi khi rảnh rỗi bố hay bế cháu ra đây chăm sóc nó, bố bảo đó là cây do cụ nội trồng đấy ông ạ.”
Ừ cháu ngoan lắm, ông Hạnh trả lời. Rồi ông tự nói với mình: “đúng là con trẻ, khóc đấy rồi cười ngay được, hi vọng nó có thể dần nguôi ngoai nỗi đau này và trưởng thành để gánh trên vai cái trách nhiệm nặng nề của gia đình cùng gia tộc này”.
Lúc này ở cách Hà Nội không biết bao nhiêu xa, Hoàng Trần vẫn đang mải mê với công việc chuẩn bị luyện đan của mình mà không thể biết được những gì gia đình anh đang trải qua. Nói như thế cũng không phải, mà anh chỉ biết biến đau thương thành hành động, đang ngày đêm gian lao khổ cực tu luyện để quên đi nỗi nhớ người thân, để chuẩn bị những gì tốt nhất cho người thân của mình trong tương lai.
Trở lại động phủ của mình, tâm tư như trút được một gánh nặng lớn. Phải mất hơn một canh giờ điều tức, tâm trạng hắn mới bình lặng trở lại.
Vấn đề mà cả tháng nay luôn đau đáu trong lòng đã được giải quyết, hắn chỉ cần tập trung vào đề cao thực lực. Có thực lực thì mới có thể bảo vệ gia đình và người thân. Ở cái thế giới người tu chân này thì thực lực là quyết định tất cả.
Suốt cả đêm tu luyện, sáng sớm hôm sau khi mặt trời vừa lên Hoàng Trần đã rời khỏi động phủ. Tinh thần và khí lực vô cùng tốt. Hôm nay hắn quyết định tiếp tục luyện dược, vì thế sáng sớm Hoàng Trần muốn tranh thủ chăm sóc dược viên và chuẩn bị thảo dược để tiếp tục luyện chế Bảo mệnh Hoàn.
Cùng lúc đó tại Hà Nội, Thủ đô của Việt Nam, trong một căn nhà rất lớn tại mặt đường đường Nguyễn Thái Học. Căn nhà này tọa lạc ở đây đã rất lâu, được xây dựng từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Đến nay tuổi thọ của nó đã được gần nửa thế kỷ, nhưng thiết kế trông vẫn không có gì lạc lõng so với khu vực. Căn nhà sơn màu trắng, hiện đã hơi ngả sang vàng vì thời gian, nhưng nét đồ sộ hiên ngang của nó cùng thời gian vẫn là như trước, không thể phủ nhận được. Khuôn viên xung quanh ngôi nhà thoáng đãng, rộng rãi, có cả sân và vườn. Nếu như không tận mắt chứng kiến chắc hẳn không ai có thể nghĩ được ở giữa một thủ đô của một đất nước Đông Nam châu á này lại có được một ngôi nhà có kiến trúc trang nhã đến thế.
Từ ngoài hè phố nhìn vào ta dễ lầm tưởng đó là một nơi cơ quan công sở nào đó của địa phương được xây dựng từ thế kỷ trước. Có cổng gỗ đoàng hoàng, mặc dù cổng hơi nhỏ. Ngoài cổng ngôi nhà hai bên ghi 2 số?A và?B. Bước vào phía trong cổng là khu vực sân vườn thoáng đãng, nhìn vào phía trong là sảnh chính của ngôi nhà với kiến trúc cửa nhà kiểu châu âu cổ, có vòm gỗ cao, sơn màu xanh dương sẫm.
Trong phòng khách của ngôi nhà, trang trí những đồ vật rất thô sơ, mộc mạc nhưng đã nhuốm màu thời gian, tuy nhiên vẫn toát lên một điều chủ nhân của nó đã từng có một thời hô mưa gọi gió.
Phía góc cùng phía bên phải của phòng khách là chiếc giá vẽ bằng gỗ rất cổ xửa, một cậu bé trai tầm năm tuổi đứng trên 1 chiếc ghế sa lông bằng gỗ đang cầm bút hí hoáy vẽ, nét mặt thông minh, vầng tran cao, hóm hỉnh, cậu vừa vẽ vừa nhìn lên phía tường đối diện, nơi đó treo một khung ảnh rộng, kỷ niệm năm năm ngày cưới Hoàng Trần – Thu Phương, một cặp vợ chồng tươi trẻ đang mỉm cười. Người chồng đứng phía bên phải chính là Hoàng Trần, trên tay bế 1 đứa bé trai kháu khỉnh chính là cậu bé, bên trái là vợ anh Thu Phương, đẹp lộng lẫy trong bộ váy cưới trắng tinh, khuôn mặt họ rạng ngời nụ cười hạnh phúc.
Chợt một âm thanh trong trẻo vang lên: “ Trung ơi, con có đâu rồi?”.
Con đây mẹ ơi, cậu bé nhanh chóng đáp lời.
Tiếng bước chân nhẹ nhàng, rồi một người phụ nữ trong bộ quần áo nội trợ, trông đơn giản, nhưng rất gọn gàng thể hiện một thân hình đẫy đà hết sức quyến rũ, nhưng khuôn mặt toát lên một nét buồn rầu, nhanh chóng bước vào. Nàng không thấy làm ngạc nhiên lắm khi thấy cậu con trai đứng trên giá vẽ. Nàng chỉ lặng lặng đứng sau đứa bé, ngắm nhìn nó vẽ những nét vẽ vụng về một khuân mặt hết sức quen thuộc với nàng. Cha đưa bé, nó đang vẽ bố nó theo bức ảnh treo trên tường. Cả mấy tháng nay, từ khi thảm kịch sảy ra được một thời gian, nó bắt đầu bắt vẽ cha nó mỗi khi nó nhớ. Bà nội bảo vẫn bảo nó “cháu vẽ cho thật giống rồi ba sẽ về với cháu”, vì thế nó vẽ rất nhiều, mà nửa tháng nay nét vẽ của nó đã truyền đạt được sáu bẩy phần khuôn mặt của ba nó. Nó rất thông minh, đặc biệt rất có năng khiếu vẽ, từ năm 3 tuổi nó đã thích vẽ, và được ba nó cho đi học ở lớp năng khiếu hội họa của thành phố.
Những giọt nước mắt cứ tự động lăn dàii trên mặt mà nàng không thể cầm lòng nổi. Đã gần ba tháng nay, cứ mỗi lần nghĩ đến chồng là nước mắt cứ như nguồn vô tận ở đâu đổ về mà Thu Phương không thể cầm nổi.
Bỗng một tiếng thở dài vang lên, làm cho nàng gật mình ngoảnh lại. Đứng phía cửa là 2 bóng người quen thuộc, một nam một nữ đã cao tuổi mái tóc đều đã hoa râm:
Nam là một trung niên độ chừng gần bẩy mươi tuổi, mái tóc đã hoa râm, khuân mặt hiền từ, ánh mắt vẫn rất kiên nghị có thần, nhưng thoáng trong đó chất chứa một nỗi buồn đau sâu xa mà ít người có thể nhận thấy. Ông là Trần Hạnh, bố của Hoàng Trần, ông được sinh ra trong một gia đình quan chức quyền thế, đời bố ông làm đến hàm thứ trưởng, rồi đến ông cũng làm đến Vụ trưởng rồi mới nghỉ hưu được mấy năm nay. Căn nhà này là mảnh đất gia đình ông định cư đến đời cháu ông bây giờ thằng Trần Trung đã là 4 đời.
Ông bà có cả thảy hai thằng con trai, Hoàng Trần là con thứ nhưng ông rất mực yêu thương và hài lòng. Không như anh nó Trần Hào, năm nay đã 40 tuổi, chỉ hám kinh doanh, không lo học hành nên ông cũng chỉ đành mở cho một cái công ty, cho lấy vợ rồi ở riêng sự nghiệp chính trị cũng không thể phát triển được thêm. Ông dự định để cho Hoàng Trần bôn ba ít năm trong thương trường cho có kinh nghiệm dày dặn rồi sẽ cho nó vào làm ở một cơ quan chính phủ mà ông đã bố trí trước, nối tiếp sự nghiệp chính trị của gia đình ông.
Nhưng nhân tính không bằng thiên mệnh, đang đường đường là một thạc sỹ dược tốt nghiệp loại xuất sắc, tương lai tươi sáng, vậy mà chỉ một cái chớp mắt thôi ông đã mất đi đứa con quý tử của mình.
Đau xót lắm chứ, bi ai lắm chứ, nhưng ông là trụ cột của cái nhà này, đau mấy cũng phải nuốt vào để còn vực gia đình dậy. Cũng còn may, ông còn có đứa cháu dích tôn, thằng Trần Trung là tất cả hi vọng của ông và cả gia đình này.
Sau tiếng thở dài, ông chậm rãi cất tiếng: “Thôi con ạ, mọi việc rồi cũng qua đi, con cố gắng chăm lo cho cháu thành người để khỏi phụ lòng chồng con nơi chín suối ”.
Ông vừa dứt lời thì vợ ông Bà Nguyễn Hương, một người phụ nữ đã ngoài sáu mươi nhưng vẫn còn toát lên một vẻ quý phái, nhưng giờ đây trông tiều tụy đi không ít so với mấy tháng trước, bà vội vàng bước lên phía con dâu, ôm choàng lấy. Thế rồi hai mẹ con cùng ôm nhau khóc, Ông Hạnh chỉ giám len lén quay đi, lau vội giọt lệ vừa chực trào ra trong khóe mắt, rồi đi lên bế thằng cháu nội vào lòng an ủi: “Cháu ông vẽ giỏi quá, thôi nghỉ đi, mai vẽ tiếp, bây giờ ông cháu mình đi chơi nhé?”
Thằng bé nằm trong vòng tay ông nhưng hai mắt vẫn rưng rưng nhìn bà và mẹ nó đang khóc, nó cũng khóc theo. “Ông ơi cháu nhớ bố, ông gọi bố về cho cháu, ông nhé” thằng bé nghẹn ngào nói.
Ông Hạnh ngơ ngẩn cả người, suốt hơn hai tháng nay, cứ mỗi lần nó khóc đòi cha là lòng ông lại quặn đau xót. Nhưng cố nuốt nỗi lòng, ông nhẹ nhàng vỗ đầu thằng bé rồi an ủi: “Trung ngoan nào, học cho giỏi, rồi ông sẽ gọi bố về cho con”. Nói rồi bế vội nó lên vai, như muốn trốn tránh điều gì đó.
Hai ông cháu nhanh chóng ra khỏi phòng khách, chỉ một lát, tiếng thằng Trung đã lảnh lảnh ngoài vườn: “ông ơi, cây hoa này nở hoa đẹp chưa ông! Cháu sẽ chăm sóc nó để nó ra hoa thật nhiều, khi nào bố về bố sẽ thích lắm ông ạ. Ngày trước mỗi khi rảnh rỗi bố hay bế cháu ra đây chăm sóc nó, bố bảo đó là cây do cụ nội trồng đấy ông ạ.”
Ừ cháu ngoan lắm, ông Hạnh trả lời. Rồi ông tự nói với mình: “đúng là con trẻ, khóc đấy rồi cười ngay được, hi vọng nó có thể dần nguôi ngoai nỗi đau này và trưởng thành để gánh trên vai cái trách nhiệm nặng nề của gia đình cùng gia tộc này”.
Lúc này ở cách Hà Nội không biết bao nhiêu xa, Hoàng Trần vẫn đang mải mê với công việc chuẩn bị luyện đan của mình mà không thể biết được những gì gia đình anh đang trải qua. Nói như thế cũng không phải, mà anh chỉ biết biến đau thương thành hành động, đang ngày đêm gian lao khổ cực tu luyện để quên đi nỗi nhớ người thân, để chuẩn bị những gì tốt nhất cho người thân của mình trong tương lai.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook