Ngã Vi Trụ Vương Chi Ngạo Khiếu Phong Thần
-
Chương 17: Trứ Tam Thư Lập Đức Thiên Hạ
Ban đầu Trương Tử Tinh còn theo thứ tự lần lượt đến từng cung, sau lại thấy quá phiền toái bèn đặc chế một chiếc giường lớn trong cung Hoàng hậu, không quan tâm tam phi phản đối "thiên tử hoang dâm", ôm tất cả lên giường "tu luyện". Khương Văn Sắc, Dương Cửu vốn thiếu phụ thành thục, ba người đã sớm chung giường từ lúc Trương Tử Tinh làm Thái tử, hôm nay tuy đã là Hoàng Hậu, Quý Phi nhưng cũng không thấy có gì khác biệt. Hoàng Phi Yến da mặt mỏng, đâu trải qua chuyện này bao giờ, bị Trương Tử Tinh kêu thay đổi cái tư thế cũng xấu hổ vạn phần, đâu chịu đồng sàng cùng hai vị tỷ tỷ. Sau lại bị Thiên tử "uy bức", chỉ đành thuận theo, lâu lâu cũng quen dần. Cứ thế, Trương Tử Tinh dễ dàng cùng ba vị thê tử xinh đẹp điên loan đảo phượng, tận hưởng lạc thú nhân gian. Hoàng Phi Yến từ nhỏ tập võ, thể chất hơn xa Khương hậu và Dương phi, lại được Trương Tử Tinh tự thân chỉ đạo cách vận hành Tố Nữ Kinh nên càng tiến bộ, thu được lợi ích hơn xa hai vị tỷ tỷ.
Về phần cung nữ ca cơ, Trương Tử Tinh không hề có chút dục vọng, lại còn giải tán hơn nửa, chỉ lưu lại ít người sai việc trong cung, khiến hậu cung vốn chỉ có ba vị hậu phi, nay càng thêm vắng vẻ.
Nhìn hậu cung lạnh lẽo, vị hoàng hậu hiền thục từ lâu bị tiêm nhiễm "tư tưởng độc hại" - đàn bà chỉ lo chuyện sinh con đẻ cái, cảm thấy u sầu. Nàng biết ba tỷ muội mình càng lúc càng khó đối phó trượng phu tinh lực mạnh mẽ, huống chi tiếng là Thiên tử lại chỉ vỏn vẹn có ba người phi tử, hai vị hoàng tử, nghe ra thật có chút tội nghiệp. Cho nên nàng nhiều lần khuyên Trương Tử Tinh thu nạp thêm phi tử, nhưng hắn chỉ cười không đáp, cùng lắm là mang câu "duyên phận chưa đến" ra tránh né mà thôi.
Cũng không phải Trương Tử Tinh đổi tính thật thà không muốn nạp thêm mỹ nữ, mà là lo lắng an nguy. Nếu bây giờ quá trầm mê nữ sắc, bỏ bê triều chánh và phát triển lực lượng, tương lai sẽ không thể tránh khỏi cảnh mất nước.
Tuy công việc ban ngày bận rộn, nhưng đến đêm Trương Tử Tinh vẫn cần mẫn "công tác", cũng không bỏ bê tu luyện Chiến Hồn Quyết. Hai năm sau, hắn đã tu luyện đến thức cuối cùng "Bích", chỉ thấy lực lượng và nhục thể được cường hóa không biết bao nhiêu, giác quan ý thức cũng càng thêm tinh tế, vượt xa thường nhân. Với việc song tu lực tăng cường, dữ liệu Siêu Não cung cấp cũng nhiều dần, tất nhiên, nó cũng truyền trở lại năng lượng kỳ dị, tiến hành điều tiết lực lượng Tố Nữ Kinh và Chiến Hồn Quyết.
Đế Trụ năm thứ ba, Thiên tử cố ý tuyên bố bế quan tĩnh tọa ba tháng, giao chính sự cho Văn Trọng, Thương Dung. Ba tháng qua đi, Thiên tử quả nhiên xuất quan triệu tập quần thần tại Cửu Gian Điện, tuyên bố lĩnh ngộ ra tam đại kỳ thư, phổ biến khắp thiên hạ.
Tam đại kỳ thư Thiên tử viết ra là Bách Thảo Kinh, Thiên Toán và Đại Thương Lễ Nhạc.
Bách Thảo Kinh là tập hợp Hoàng Đế Nội Kinh, Thần Nông Bách Thảo Kinh, Thương Hàn Tạp Bệnh Luận và Kim Quỹ Yếu Lược, do Siêu Não tổng hợp, sửa sang thành một bộ y thư tổng hợp, dễ dàng trở thành tác phẩm kinh thế hãi tục ở thời đại y thuật lạc hậu này,.
Thiên Toán lấy tác phẩm "Cửu Chương Toán Thuật" của nhà toán học vĩ đại Trung Quốc Tổ Xung Chi làm chủ đạo, còn thêm vào một số tri thức khác như Thiên Văn, Địa Lý…
Đại Thương Lễ Nhạc chia làm hai cuốn "Lễ" và "Nhạc". Cuốn "Lễ" là trọng tâm, chính là "copy" tư tưởng lý luận sau này của vương đệ Chu Vũ Vương, Chu Công Đán mà viết ra. Đóng góp quan trọng nhất của Chu Công với nền văn minh Trung Hoa là "chế lễ tác nhạc", lấy đạo đức làm tiêu chuẩn quy định hành vi của con người, đưa nhân loại thoát ra thời mung muội dã man, về điểm này, cùng ý đồ trước đây của Trương Tử Tinh không hẹn mà giống nhau. Trong sách, Trương Tử Tinh đề xuất chia đẳng cấp theo lý luận thời phong kiến "Tam Cương Ngũ Thường". "Tam Cương" là chỉ thần nghe vua, con nghe cha, vợ nghe chồng, yêu cầu người dưới phải nhất nhất phục tòng người trên; đồng thời cũng yêu cầu người trên phải làm gương cho người dưới, lý luận này phản ánh rõ ràng mối quan hệ đặc thù giữa vua quan, cha con, vợ chồng thời phong kiến. "Ngũ Thường" là "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" điều chỉnh lại một chút, quy phạm thành chuẩn mực quan hệ vua tôi, phụ tử, huynh đệ, phu phụ và bằng hữu. Nhìn từ góc độ lịch sử, nó thể hiện tất cả các mối quan hệ thời phong kiến tập quyền, trở thành tư tưởng chủ đạo trong việc lập pháp, là cái mà giai cấp thống trị dựa vào khống chế bình dân, hạn chế tư duy của con người, ngăn ngừa nhân dân hình thành tư tưởng chống đối. Tuy vậy, đem ứng dụng vào chế độ nô đãi như Thương triều bây giờ, không nghi ngờ gì, có tác dụng rất tích cực, đồng thời cũng củng cố chính quyền Đại Thương, tạo cơ sở cho những cải cách sau này. Bạn đang đọc truyện tại TruyệnFULL.vn - www.TruyệnFULL.vn
Đương nhiên, để tiến thêm một bước thu phục nhân tâm, trong sách còn ghi rõ Thiên tử phải thuận theo lòng dân, để dân biết, dân làm, dân kiểm tra; ngoài ra còn đề cập đến danh ngôn "nước có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền". Có mớ lý luận này, tương lai loại bỏ hủ tục tuẫn táng sẽ thành đơn giản hơn rất nhiều.
Còn về cuốn "Nhạc" thì thật hết biết nói sao, thi, từ, hành, khúc tuyệt đại đa số là ăn cắp bản quyền, lợi dụng việc tác giả bây giờ còn chưa ra đời, Thiên tử Trương Tử Tinh không ngại mặt dày tự nhận là mình sáng tác.
Tam đại kỳ thư xuất thế, lập tức oanh động thiên hạ.
Bách Thảo Kinh lập tức được giới thầy thuốc coi làm chí bảo. Thiên Tử Trụ còn thành lập Y Học Quán, dùng danh nghĩa triều đình đào tạo đại lượng y sinh khiến trình độ y học của Thương triều tiến bộ gấp mấy lần, người khỏi bệnh nhiều vô số, bách tính ai nấy ngày đêm cảm tạ ân đức Thiên tử, rất nhiều người còn lập bàn thờ cúng bái như thần linh.
Thiên Toán ra đời, không chỉ tăng cường kiến thức cho giới học giả, toán thuật còn được đưa vào vận dụng phổ biến trong thương nghiệp. Chỗ phức tạp trong sách ngay cả bậc trí giá cũng xem không hiểu, mà chỗ dễ thì một tên tiều phu cũng có thể học. Rất nhanh, dân chúng bất kẻ giàu nghèo đều lấy việc hiểu được toán học làm vinh dự. Đại sư Đỗ Nguyên được Trương Tử Tinh chỉ điểm, tham chiếu Thiên Toán thành công làm ra một chiếc máy ghi địa chấn, vị đại sư này hưng phấn quá độ, suýt chút nữa định vái Trương Tử Tinh làm thầy, cũng may nhanh nhận ra mình đi ngược lễ pháp, vội vội vàng vàng xin thứ tội.
Nhưng trong tam đại kỳ thư, tạo thành ảnh hướng lớn nhất phải là Đại Thương Lễ Nhạc. Sách này ngoài sáng tạo một lễ pháp hoàn thiện, đạo đức chuẩn mực, còn đề cập tới một loạt quan điểm về "dân vi quý, quân vi khinh" khiến ngay cả "thánh hiền" Cơ Xương cũng hết sức thán phục. Ba kỳ thư mới xuất thế một năm đã giúp Trương Tử Tinh giành được vô số dân tâm, thấy thời cơ thành thục, hắn bèn hạ lệnh phế bỏ hủ tục chôn người sống tuẫn táng.
Lúc Trương Tử Tinh hạ lệnh đã sớm tiên liệu: hoàn toàn phế trừ tuẫn táng, tế tự ở thời đại này là điều không thể. Quả vậy, pháp lệnh vừa ban ra ngay lập tức bị rất nhiều đại thần, quý tộc mãnh liệt phản đối. Nhưng chuyện này sao làm khó được Trương Tử Tinh, hắn đề ra biện pháp dùng bột dẻo nhồi rau, nhân thịt vào làm ra "bánh bao" thay cho "nhân tế", chiêu này là học lỏm lúc Gia Cát Lượng lúc chinh phạt Nam Man nghĩ ra để tế Hà Bá; lại học theo đời Tần sử dụng đất nung nặn thành hình binh sĩ – lấy đất sét đắp thành hình người, dùng vàng, bạc, đồng làm mặt thay thế cho "nhân tuẫn", bồi táng theo người chết. Mà cách thức trang trí, số lượng hình nhân cũng phải căn cứ theo thân phận mà làm ra, phân biệt đẳng cấp hết sức nghiêm khắc như chế độ Đỉnh Thực.
Pháp lệnh này được thực thi đã không biết cứu sống bao nhiêu tính mệnh nô lệ, cũng thành công giải phóng một bộ phận nô đãi. Nhưng lấy tình hình trước mắt, muốn trong thời gian ngắn hoàn toàn xóa bỏ chế độ nô đãi là bất khả thi, vẫn còn cần trường kỳ nỗ lực và cải thiện. Tuy đối với hình thức cúng bái, tuẫn táng kiểu mới này vẫn có không ít lời bàn tán, nhưng với sự ủng hộ của dự luận có được từ thành công của Đại Thương Lễ Nhạc, thêm vào Thiên tử uy hiếp, càng có thêm nhiều người tỏ ra ưa chuộng hình thức cúng phẩm thay thế mới lạ, cho rằng so với dùng người sống tuẫn táng, hình thức này càng thể hiện thân phận của người chết rõ ràng hơn. Pháp lệnh giúp nhân loại thoát ra thời ngu muội, dã man này vượt qua vô số cản trở, cuối cùng cũng triển khai thuận lợi, cả thiên hạ không ngừng ca tụng ân đức của đương kim thiên tử.
"Lão gia, mời ngài xem cái này…" một lão quản gia mập, lùn, dáng vẻ trung hậu cầm một cuốn sách, cung kính đưa cho một thanh niên nam tử. Thanh niên nam tử này tướng mạo anh vũ, hai mắt có thần, cả người toát ra một loại khí chất đặc biệt khó hình dung, loại khí chất này khiến hắn cho dù đứng trong đám đông cũng sẽ bị người ta chú ý. Đằng sau hắn cũng còn một thanh niên anh tuấn, nếu chỉ nhìn tướng mạo còn hơn người trước không ít, nhưng nhìn toàn thể lại có chút gì đó không bằng.
"Loại giấy này quá thô ráp, xem ra nghề làm giấy bây giờ còn quá kém a", thanh niên nam tử sờ qua cuốn sách trên tay, nhíu máy thấp giọng lẩm bẩm: "sợi làm từ vỏ cây và vải thô chất lượng vẫn không ổn, lần sau đổi nguyên liệu thành vỏ dâu tằm thử xem…" Siêu Não đã báo cáo qua, người Chiết Giang thời Bắc Tống dùng lúa mạch, sợi cây mây giã ra, cán mỏng làm bột giấy, thêm keo, phụ gia phối hợp làm ra giấy, đến đời Minh kỹ thuật đạt đến mức hoàn thiện. Đáng tiếc Siêu Não năng lượng không đủ, không thể truy cập vào dữ liệu thời Tống để xem cuốn "Thiên Công Khai Vật", nên trước mắt chỉ đành phương pháp của Thái Luân (người phát minh ra cách chế tạo giấy-LND).
Điếm chủ không biết lúc sau thanh niên nói gì, nhưng câu phê bình đầu tiên thì lại nghe rất rõ, vẻ mặt ấm ức nói: "vị lão gia này, câu nói của ngài rất không công bằng! Đương kim thánh đức thiên tử trí tuệ như trời, không chỉ truyền ra tam đại kỳ thư, còn nghĩ ra nghề làm giấy, nghề in, bút mực dạy cho dân chúng, thật là công đức vô lượng, cho dù là Phục Hi thánh nhân bất quá cũng như thế ! Ngài thì có thể làm gì ?, sao dám bình phẩm thuật làm giấy Thiên tử thánh truyền ! Mời ngài rời đi cho ".
"To gan!" tên quản gia mập lùn hai mắt lập tức trợn trừng, tự dưng lại lộ ra vài phần uy thế của kẻ có quyền: "dám vô lễ với lão gia nhà ta, ngươi biết chúng ta là ai không hả ?"
"Ta không cần biết các ngươi là ai", Điếm chủ tuy tuổi đã lớn nhưng cũng có vài phần ngạnh khí, cao giọng nói: "Thiên tử ân đức, vạn dân biết ơn, các ngươi nếu còn dám buông lời bất kính, tiểu lão nhi chỉ cần hô một tiếng, người xung quanh sẽ lập tức đổ ra đập cho ba ngươi một trận ! Nếu bị thủ vệ đuổi đến, mấy người các ngươi chỉ sợ còn có họa sát thân !".
Về phần cung nữ ca cơ, Trương Tử Tinh không hề có chút dục vọng, lại còn giải tán hơn nửa, chỉ lưu lại ít người sai việc trong cung, khiến hậu cung vốn chỉ có ba vị hậu phi, nay càng thêm vắng vẻ.
Nhìn hậu cung lạnh lẽo, vị hoàng hậu hiền thục từ lâu bị tiêm nhiễm "tư tưởng độc hại" - đàn bà chỉ lo chuyện sinh con đẻ cái, cảm thấy u sầu. Nàng biết ba tỷ muội mình càng lúc càng khó đối phó trượng phu tinh lực mạnh mẽ, huống chi tiếng là Thiên tử lại chỉ vỏn vẹn có ba người phi tử, hai vị hoàng tử, nghe ra thật có chút tội nghiệp. Cho nên nàng nhiều lần khuyên Trương Tử Tinh thu nạp thêm phi tử, nhưng hắn chỉ cười không đáp, cùng lắm là mang câu "duyên phận chưa đến" ra tránh né mà thôi.
Cũng không phải Trương Tử Tinh đổi tính thật thà không muốn nạp thêm mỹ nữ, mà là lo lắng an nguy. Nếu bây giờ quá trầm mê nữ sắc, bỏ bê triều chánh và phát triển lực lượng, tương lai sẽ không thể tránh khỏi cảnh mất nước.
Tuy công việc ban ngày bận rộn, nhưng đến đêm Trương Tử Tinh vẫn cần mẫn "công tác", cũng không bỏ bê tu luyện Chiến Hồn Quyết. Hai năm sau, hắn đã tu luyện đến thức cuối cùng "Bích", chỉ thấy lực lượng và nhục thể được cường hóa không biết bao nhiêu, giác quan ý thức cũng càng thêm tinh tế, vượt xa thường nhân. Với việc song tu lực tăng cường, dữ liệu Siêu Não cung cấp cũng nhiều dần, tất nhiên, nó cũng truyền trở lại năng lượng kỳ dị, tiến hành điều tiết lực lượng Tố Nữ Kinh và Chiến Hồn Quyết.
Đế Trụ năm thứ ba, Thiên tử cố ý tuyên bố bế quan tĩnh tọa ba tháng, giao chính sự cho Văn Trọng, Thương Dung. Ba tháng qua đi, Thiên tử quả nhiên xuất quan triệu tập quần thần tại Cửu Gian Điện, tuyên bố lĩnh ngộ ra tam đại kỳ thư, phổ biến khắp thiên hạ.
Tam đại kỳ thư Thiên tử viết ra là Bách Thảo Kinh, Thiên Toán và Đại Thương Lễ Nhạc.
Bách Thảo Kinh là tập hợp Hoàng Đế Nội Kinh, Thần Nông Bách Thảo Kinh, Thương Hàn Tạp Bệnh Luận và Kim Quỹ Yếu Lược, do Siêu Não tổng hợp, sửa sang thành một bộ y thư tổng hợp, dễ dàng trở thành tác phẩm kinh thế hãi tục ở thời đại y thuật lạc hậu này,.
Thiên Toán lấy tác phẩm "Cửu Chương Toán Thuật" của nhà toán học vĩ đại Trung Quốc Tổ Xung Chi làm chủ đạo, còn thêm vào một số tri thức khác như Thiên Văn, Địa Lý…
Đại Thương Lễ Nhạc chia làm hai cuốn "Lễ" và "Nhạc". Cuốn "Lễ" là trọng tâm, chính là "copy" tư tưởng lý luận sau này của vương đệ Chu Vũ Vương, Chu Công Đán mà viết ra. Đóng góp quan trọng nhất của Chu Công với nền văn minh Trung Hoa là "chế lễ tác nhạc", lấy đạo đức làm tiêu chuẩn quy định hành vi của con người, đưa nhân loại thoát ra thời mung muội dã man, về điểm này, cùng ý đồ trước đây của Trương Tử Tinh không hẹn mà giống nhau. Trong sách, Trương Tử Tinh đề xuất chia đẳng cấp theo lý luận thời phong kiến "Tam Cương Ngũ Thường". "Tam Cương" là chỉ thần nghe vua, con nghe cha, vợ nghe chồng, yêu cầu người dưới phải nhất nhất phục tòng người trên; đồng thời cũng yêu cầu người trên phải làm gương cho người dưới, lý luận này phản ánh rõ ràng mối quan hệ đặc thù giữa vua quan, cha con, vợ chồng thời phong kiến. "Ngũ Thường" là "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" điều chỉnh lại một chút, quy phạm thành chuẩn mực quan hệ vua tôi, phụ tử, huynh đệ, phu phụ và bằng hữu. Nhìn từ góc độ lịch sử, nó thể hiện tất cả các mối quan hệ thời phong kiến tập quyền, trở thành tư tưởng chủ đạo trong việc lập pháp, là cái mà giai cấp thống trị dựa vào khống chế bình dân, hạn chế tư duy của con người, ngăn ngừa nhân dân hình thành tư tưởng chống đối. Tuy vậy, đem ứng dụng vào chế độ nô đãi như Thương triều bây giờ, không nghi ngờ gì, có tác dụng rất tích cực, đồng thời cũng củng cố chính quyền Đại Thương, tạo cơ sở cho những cải cách sau này. Bạn đang đọc truyện tại TruyệnFULL.vn - www.TruyệnFULL.vn
Đương nhiên, để tiến thêm một bước thu phục nhân tâm, trong sách còn ghi rõ Thiên tử phải thuận theo lòng dân, để dân biết, dân làm, dân kiểm tra; ngoài ra còn đề cập đến danh ngôn "nước có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền". Có mớ lý luận này, tương lai loại bỏ hủ tục tuẫn táng sẽ thành đơn giản hơn rất nhiều.
Còn về cuốn "Nhạc" thì thật hết biết nói sao, thi, từ, hành, khúc tuyệt đại đa số là ăn cắp bản quyền, lợi dụng việc tác giả bây giờ còn chưa ra đời, Thiên tử Trương Tử Tinh không ngại mặt dày tự nhận là mình sáng tác.
Tam đại kỳ thư xuất thế, lập tức oanh động thiên hạ.
Bách Thảo Kinh lập tức được giới thầy thuốc coi làm chí bảo. Thiên Tử Trụ còn thành lập Y Học Quán, dùng danh nghĩa triều đình đào tạo đại lượng y sinh khiến trình độ y học của Thương triều tiến bộ gấp mấy lần, người khỏi bệnh nhiều vô số, bách tính ai nấy ngày đêm cảm tạ ân đức Thiên tử, rất nhiều người còn lập bàn thờ cúng bái như thần linh.
Thiên Toán ra đời, không chỉ tăng cường kiến thức cho giới học giả, toán thuật còn được đưa vào vận dụng phổ biến trong thương nghiệp. Chỗ phức tạp trong sách ngay cả bậc trí giá cũng xem không hiểu, mà chỗ dễ thì một tên tiều phu cũng có thể học. Rất nhanh, dân chúng bất kẻ giàu nghèo đều lấy việc hiểu được toán học làm vinh dự. Đại sư Đỗ Nguyên được Trương Tử Tinh chỉ điểm, tham chiếu Thiên Toán thành công làm ra một chiếc máy ghi địa chấn, vị đại sư này hưng phấn quá độ, suýt chút nữa định vái Trương Tử Tinh làm thầy, cũng may nhanh nhận ra mình đi ngược lễ pháp, vội vội vàng vàng xin thứ tội.
Nhưng trong tam đại kỳ thư, tạo thành ảnh hướng lớn nhất phải là Đại Thương Lễ Nhạc. Sách này ngoài sáng tạo một lễ pháp hoàn thiện, đạo đức chuẩn mực, còn đề cập tới một loạt quan điểm về "dân vi quý, quân vi khinh" khiến ngay cả "thánh hiền" Cơ Xương cũng hết sức thán phục. Ba kỳ thư mới xuất thế một năm đã giúp Trương Tử Tinh giành được vô số dân tâm, thấy thời cơ thành thục, hắn bèn hạ lệnh phế bỏ hủ tục chôn người sống tuẫn táng.
Lúc Trương Tử Tinh hạ lệnh đã sớm tiên liệu: hoàn toàn phế trừ tuẫn táng, tế tự ở thời đại này là điều không thể. Quả vậy, pháp lệnh vừa ban ra ngay lập tức bị rất nhiều đại thần, quý tộc mãnh liệt phản đối. Nhưng chuyện này sao làm khó được Trương Tử Tinh, hắn đề ra biện pháp dùng bột dẻo nhồi rau, nhân thịt vào làm ra "bánh bao" thay cho "nhân tế", chiêu này là học lỏm lúc Gia Cát Lượng lúc chinh phạt Nam Man nghĩ ra để tế Hà Bá; lại học theo đời Tần sử dụng đất nung nặn thành hình binh sĩ – lấy đất sét đắp thành hình người, dùng vàng, bạc, đồng làm mặt thay thế cho "nhân tuẫn", bồi táng theo người chết. Mà cách thức trang trí, số lượng hình nhân cũng phải căn cứ theo thân phận mà làm ra, phân biệt đẳng cấp hết sức nghiêm khắc như chế độ Đỉnh Thực.
Pháp lệnh này được thực thi đã không biết cứu sống bao nhiêu tính mệnh nô lệ, cũng thành công giải phóng một bộ phận nô đãi. Nhưng lấy tình hình trước mắt, muốn trong thời gian ngắn hoàn toàn xóa bỏ chế độ nô đãi là bất khả thi, vẫn còn cần trường kỳ nỗ lực và cải thiện. Tuy đối với hình thức cúng bái, tuẫn táng kiểu mới này vẫn có không ít lời bàn tán, nhưng với sự ủng hộ của dự luận có được từ thành công của Đại Thương Lễ Nhạc, thêm vào Thiên tử uy hiếp, càng có thêm nhiều người tỏ ra ưa chuộng hình thức cúng phẩm thay thế mới lạ, cho rằng so với dùng người sống tuẫn táng, hình thức này càng thể hiện thân phận của người chết rõ ràng hơn. Pháp lệnh giúp nhân loại thoát ra thời ngu muội, dã man này vượt qua vô số cản trở, cuối cùng cũng triển khai thuận lợi, cả thiên hạ không ngừng ca tụng ân đức của đương kim thiên tử.
"Lão gia, mời ngài xem cái này…" một lão quản gia mập, lùn, dáng vẻ trung hậu cầm một cuốn sách, cung kính đưa cho một thanh niên nam tử. Thanh niên nam tử này tướng mạo anh vũ, hai mắt có thần, cả người toát ra một loại khí chất đặc biệt khó hình dung, loại khí chất này khiến hắn cho dù đứng trong đám đông cũng sẽ bị người ta chú ý. Đằng sau hắn cũng còn một thanh niên anh tuấn, nếu chỉ nhìn tướng mạo còn hơn người trước không ít, nhưng nhìn toàn thể lại có chút gì đó không bằng.
"Loại giấy này quá thô ráp, xem ra nghề làm giấy bây giờ còn quá kém a", thanh niên nam tử sờ qua cuốn sách trên tay, nhíu máy thấp giọng lẩm bẩm: "sợi làm từ vỏ cây và vải thô chất lượng vẫn không ổn, lần sau đổi nguyên liệu thành vỏ dâu tằm thử xem…" Siêu Não đã báo cáo qua, người Chiết Giang thời Bắc Tống dùng lúa mạch, sợi cây mây giã ra, cán mỏng làm bột giấy, thêm keo, phụ gia phối hợp làm ra giấy, đến đời Minh kỹ thuật đạt đến mức hoàn thiện. Đáng tiếc Siêu Não năng lượng không đủ, không thể truy cập vào dữ liệu thời Tống để xem cuốn "Thiên Công Khai Vật", nên trước mắt chỉ đành phương pháp của Thái Luân (người phát minh ra cách chế tạo giấy-LND).
Điếm chủ không biết lúc sau thanh niên nói gì, nhưng câu phê bình đầu tiên thì lại nghe rất rõ, vẻ mặt ấm ức nói: "vị lão gia này, câu nói của ngài rất không công bằng! Đương kim thánh đức thiên tử trí tuệ như trời, không chỉ truyền ra tam đại kỳ thư, còn nghĩ ra nghề làm giấy, nghề in, bút mực dạy cho dân chúng, thật là công đức vô lượng, cho dù là Phục Hi thánh nhân bất quá cũng như thế ! Ngài thì có thể làm gì ?, sao dám bình phẩm thuật làm giấy Thiên tử thánh truyền ! Mời ngài rời đi cho ".
"To gan!" tên quản gia mập lùn hai mắt lập tức trợn trừng, tự dưng lại lộ ra vài phần uy thế của kẻ có quyền: "dám vô lễ với lão gia nhà ta, ngươi biết chúng ta là ai không hả ?"
"Ta không cần biết các ngươi là ai", Điếm chủ tuy tuổi đã lớn nhưng cũng có vài phần ngạnh khí, cao giọng nói: "Thiên tử ân đức, vạn dân biết ơn, các ngươi nếu còn dám buông lời bất kính, tiểu lão nhi chỉ cần hô một tiếng, người xung quanh sẽ lập tức đổ ra đập cho ba ngươi một trận ! Nếu bị thủ vệ đuổi đến, mấy người các ngươi chỉ sợ còn có họa sát thân !".
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook