Nếu Như Yêu
-
Chương 5-1
Bố tôi đã không còn yêu thương tôi như trước kia nữa
Cuộc hôn nhân của Hứa Khả tưởng chừng như hạnh phúc nhưng thực ra chị ấy đang nằm trong đống “rận”.
Tôi không tin cùng đám bạn xa lạ, vô lo vô nghĩ hát karaoke cả đêm thì có thể tìm lại ý nghĩa cuộc sống.
Ông Trương, không đúng, lúc này nên gọi là pháp sư Thích Diên, tóc ông đã cạo trọc, để lộ vết sẹo trên đỉnh đầu, trên người mặc chiếc áo cà sa màu đỏ mới tinh, lông mày cụp xuống, chân ngồi xếp bằng trên đệm cói, gõ cốc cốc vào con cá gỗ, miệng còn lẩm nhẩm đọc kinh. Trong khói hương mờ mịt, trông ông vô cùng trang nghiêm, giống hệt vị cao tăng đắc đạo.
Tôi quay lại giận dữ nhìn Chu Nhuệ “ Xem việc tốt của bố cậu đấy”.
Chu Nhuệ làm vẻ mặt rất là “lưu manh”, cười, đáp : “Ông trương vốn là hòa thượng mà, từ nhỏ đã xuất gia, tu luyện mười mấy năm, đọc kinh cầu phép đều tinh thông, bản lĩnh như thế mà bỏ phế thì thật tiếc”.
“Bố cậu không biết, nhưng cậu thì phải biết là ông bị mắc bệnh đãng trí tuổi già chứ”
Cậu ta lắc đầu “bố tôi nói rồi, cơ bản không cần ông ta phải làm gì cả, chỉ cần ông chống cây pháp trượng đi trên đường, rồi gõ mõ cho du khách xem là được, ở miếu này toàn là hòa thượng trẻ, không nhìn được oai nghiêm”.
“Chậc, vì kiếm tiền, bố cậu đúng là cái gì cũng có thể nghĩ ra được”.
“Câu này của cậu coi như là đúng, đúng là đầu óc bố tôi chủ có chữ “tiền”. Cậu đừng giận, ông Trương ở đây được các đồ đệ chăm sóc, được lĩnh lương, như vậy bố cậu cũng đỡ lo”.
Làm gì có chuyện dễ dàng, đơn giản như Chu Nhuệ nói.
Trước đêm giao thừa, tôi bị bố lôi cổ về nhà, lúc đó tôi mới phát hiện ông Trương không có ở nhà, lập tức hoảng lên :”Trời lạnh như thế này, lại có tuyết rơi, không biết ông ấy chạy đi đâu rồi”.
Bố tôi bảo, cạnh làng Chu Nhuệ có một ngôi miếu bị bỏ hoang nhiều năm, bố Chu Nhuệ là Chu Anh Hùng đã sửa sang lại để đón khách du lịch, sau đó mời hòa thượng đến ở. Ba hôm trước, ông ta mời ông Trương đến ở để làm sư trụ trì. Tôi kinh ngạc há hốc miệng. “Ông Trương hoàn tục đã nhiều năm rồi mà”.
“Du khách có cần biết việc này đâu”.
“Nhiều lúc ông lẫn đến mức không biết cả tên họ của mình, sao bố lại để ông đi?”.
Bố tôi thở dài : “Bố ngăn không được, Chu Anh Hùng đã vận động con trai của ông, nên con trai ông đến tận nhà để đón ông đi”
“Chẳng phải con trai ông Trương không thèm nhìn nhận ông, mười mấy năm nay có thăm hỏi gì đâu?”.
“Chu Anh Hùng hứa chỉ cần bố anh ta tới đó,ông ta sẽ trả tiền thẳng cho anh ta”
Tôi trợn mắt, cười : “Bao nhiêu năm nay việc chăm sóc, khám bệnh, ăn uống cho ông đều do bố làm, thế mà đến lúc có cơ hội nhận tiền thì con trai ông lại đột ngột xuất hiện, đúng là phục sát đất”.
Bố tôi bất lực nói : “Thôi con, bố đã đưa thuốc ông đang uống cho anh ta mang đi rồi, cũng đã ghi thời gian uống thuốc và những món không nên ăn. Hi vọng bọn họ giữ lời chăm sóc ông chu đáo.”
“Họ dựa vào cái gì mà đưa ông đi như vậy?”.
“Dù sao bọn họ cũng là bố con”.
Tôi bỗng im lặng,bố nhìn vẻ mặt của tôi, cũng ngẩn người một lúc, rồi khổ sở lắc đầu, “Tiđủ Hàng, con chính là con gái của bố, đừng có nói đến vấn đề này là lại nghĩ đến chuyện khác, được không?”.
Tôi buồn bã nói : “Nhưng chị Hứa...”
Bố ngắt lời tôi: “Đừng nhắc đến cô ta nữa, cô ta có cuộc sống của cô ta, không liên quan đến chúng ta”.
“Được ạ, không nhắc đến chị ấy nữa, vậy bố hãy nói cho con biết là năm ấy bố nhặt được con ở đâu?”
Bố nhìn tôi không biết phải làm thế nào. Tôi buông tay. “Con cũng tò mò mà! Còn nữa, sinh nhật con chính là ngày con được sinh ra, hay là ngày bố nhặt con về?”
Bố không nói gì, xoay người bước vào trong nhà. Tôi bực tức đuổi theo nắm lấy ống tay áo ông, gào to : “Bố, bố có thái độ gì thế, không thèm chấp con chứ gì? Con nói cho bố biết...”.
“Được rồi, được rồi. Bà cụ tổ của tôi ơi, đừng gào nữa.”
Bố mở tủ ra, lấy một cái bọc ở phía trong cùng đưa cho tôi. Tôi mở ra xem, đó là một chiếc chăn mỏng nhỏ được khâu từ các mảnh vải hoa vụn khác nhau, mặc dù trông cũ kỹ nhưng đường chỉ mũi kim rất đều đặn, tỉ mỉ.
“Năm đó, con được bọc trong cái chăn này và để ở cổng phụ của bệnh viện Nhân dân tỉnh”.
Bệnh viện Nhân dân tỉnh là một bệnh viện có qui mô khá lớn của tỉnh, không xa trường đại học của tôi lắm. Tôi đã từng mấy lần đi qua cái cổng ấy, nhưng không ngờ mình lại chính là đứa trẻ bị bỏ rơi ở đó.
Trong cái chăn có một tờ giấy ghi ngày tháng năm sinh của con, lúc đó con vừa sinh ra được một tuần. Bố quên đã kẹp mẩu giấy đó trong cuốn sách nào rồi, lúc nào có thời gian bố sẽ tìm lại đưa cho con.”
“Thôi, không cần đâu ạ”
“Tiểu Hàng, hứa với bố, đừng nghĩ tới chuyện này nữa được không?”
“Vâng”
Tôi không thể nào không nghĩ, nhưng có nghĩ cũng chẳng ích gì. Có lẽ tôi may mắn vì người nhặt được tôi là bố, tuy nhiên là một đứa trẻ bị bỏ rơi thì niềm hạnh phúc này nên nói thế nào đây?
Bình thường nếu là trước kia, ngoài việc đòi ăn uống thì ông Trương giống như một người “không tồn tại”, nhưng trong nhà thiếu một người, tôi chẳng thể nào vui nổi, mà bố tôi hình như cũng có tâm sự nên cái tết năm nay trôi qua vô cùng ảm đạm.
Mồng Hai Tết, mặc dù tuyết đã ngừng rơi nhưng nhiệt độ lại càng thấp. Tôi đang đọc sách cạnh chậu than thù Chu Nhuệ đến, giơ chân đạp vào chân ghế tôi đang ngồi khiến tôi suýt nữa bị ngã, tôi bực bội quát lên : “Cậu lại lên cơn đấy à!”
“Cậu bỏ tôi một mình ở thành phố, cũng không nói một tiếng là đi đâu. Tôi đành phải trở về báo tin cho bố cậu, chính vì thế mà đã gặp phải bố tôi ở thị trấn, thế là bị ông lôi về. Trong lòng tôi đang nguyền rủa cậu ngàn vạn lần đây”.
Tôi cười: “Cũng may, trông tay chân cậu còn lành lặn, còn đi còn chạy được, chứng tỏ bố cậu không ra tay quá độc ác”.
Cậu ta làm ra vẻ muốn bóp cổ tôi, tôi đành năn nỉ: “Thôi đừng đùa nữa, bố tôi sắp về rồi, ông mà trông thấy thế này lại cho cậu một trận đấy”.
Cậu thả tôi ra, tức tối nói: “Cậu mau mau giải thích đi, xem tôi có thể tha thứ cho cậu được không?”
“Tôi mà cần cậu tha thứ à?” Tôi nhảy dựng lên, nói không khách sáo: “Món nợ bố cậu dẫn ông Trương vào miếu, tôi vẫn chưa đòi đâu đấy!”
Đột nhiên, cơn giận lép xẹp, cậu ta cười trừ “Cậu cũng thừa biết chuyện bố tôi làm không hề liên quan tới tôi, ông ấy là ông ấy, tôi là tôi, chúng tôi không có hứng thú dính dáng tới nhau”.
Lúc này bên ngoài cổng có tiếng gõ cửa, tôi mặc kệ cậu ta, chạy ra mở cổng. Ngoài cổng là một người phụ nữ mặc chiếc áo lông dài màu đen, cổ quấn một chiếc khăn họa tiết kẻ ô, khoảng hơn bốn mươi tuổi, da dẻ rất mịn và trắng, cử chỉ nho nhã, vừa nhìn là biết không phải dân thị trấn, hơn nữa phía sau lưng bà ấy là một chiếc xe taxi có biển thành phố đang quay đầu rời đi.
“Xin hỏi, cô tìm ai ạ?”
Người phụ nữ nhìn tôi, giọng nói đậm chất Bắc Kinh chính hiệu: “Xin hỏi, ông Hà Nguyên Bình có sống ở đây không?”
Hóa ra là đến tìm bố tôi. Tôi nhìn ngắm người phụ nữ đó, rồi đáp: “Mời cô vào, bố cháu đi vắng, chắc lát nữa sẽ về ạ!”
Tôi mời cô đến ngồi cạnh chậu than, lúc bưng ly trà mời, cô ấy vội vàng lên tiếng cảm ơn rồi nói: “không ngờ ở nơi này tuyết lại dày thế!”
“Cô từ thành phố đến ạ?”
“Đúng rồi, nhưng thường thì cô sống ở Bắc Kinh”
“Đang là dịp Tết, cô lại đi một quãng đường xa đến đây, chắc là có việc quan trọng tìm bố cháu?”
Cô ấy mỉm cười, đáp :“Đúng vậy”
Cô ấy không chịu nói tiếp nên thói tò mò của tôi chưa được thỏa mãn, tuy nhiên lại không thể nào hỏi thêm được. May là lúc đó bố tôi về. Cô ấy đứng dậy, nói: “Ông là Hà Nguyên Bình đúng không? Chào ông, tôi là Nghiêm Tiểu Thanh”.
“Chào bà”
Khuôn mặt bố tôi không có chút biểu cảm nào, chính vì thế mà tôi cảm thấy lạ. Tôi biết rõ ngày thường, bố tôi không phải là người thể hiện tình cảm qua nét mặt, nhưng trong lòng càng xáo động thì vẻ mặt ông càng tỏ ra trầm tĩnh.
“Tôi có iệc muốn nói chuyện riêng với ông, ông xem khi nào thì thuận tiện?”
“Chờ một chút”, ông quay lại nói với tôi: “hôm nay nhiệt độ xuống thấp, con mang chiếc áo bông dày đem cho ông Trương, bảo ông mặc bên trong áo cà sa, nếu không sẽ bị cảm lạnh đấy, nhân tiện hỏi bọn họ luôn xem có cho ông uống thuốc đúng giờ không”.
Tôi đành phải vâng lời, gói chiếc áo vào túi, cùng Chu Nhuệ bước ra ngoài.
Ra khỏi cổng, Chu Nhuệ cười trêu: “Sao mặt mày cau có thế?”
“Bố tôi chơi trò tâm lý với tôi, sợ tôi ở nhà nghe trộm câu chuyện của ông nên.mới đuổi khéo tôi đi”.
“Bác Hà hình như không quen biết cô ấy, hai người không thể là bạn bè cũ được, có gì đâu cậu phải nghe trộm?”
Chắc là vậy rồi, nếu là mười ngày trước, chắc tôi lại đang mơ màng nghĩ cô ấy là mẹ mình, theo độ tuổi mà nói, cô ấy đảm nhiệm vai trò này xuất sắc hơn chị Hứa Khả nhiều. Thế nhưng bây giờ tôi không còn có ý nghĩ đó nữa, điều làm tôi bực mình là bố đã giấu giếm tôi, mà xem ra không chỉ có một chuyện.
Chúng tôi ngồi xe khách nên chẳng mấy chốc đã đến khu đất nhà họ Chu. Nhìn vé vào cửa, tôi xót hết cả ruột, nên mới buột miệng hỏi Chu Nhuệ: “Có thể núp bóng cậu để được miễn mua vé không?”
“Họ đâu có quen tôi. Tôi chẳng thể vì chuyện này mà đi tìm bố để ăn một trận đòn nữa, thôi cậu chịu khó mua vé đi”.
“Này, cậu dám bắt tôi trả tiền à?”
Cậu ta trợn mắt nhìn tôi “Nhờ phúc của cậu, tiền của tôi bị mẹ tôi tịch thu hết rồi. Nói cho cậu biết, tôi còn phải ăn bám cậu dài dài”.
Tôi cười, móc tiền xếp hàng mua vé, rồi chúng tôi chúng bước vào.
Mấy năm trước, tôi đã đến thôn này. Trong ấn tượng của tôi, những căn nhà ở đây đều được quét vôi trắng, mái ngói màu đen, nhưng vẫn không thể che giấu được vẻ tiêu điều, xơ xác, thỉnh thoảng còn có từng đoàn gồm ba đến năm sinh viên mỹ thuật đến đây vẽ phong cảnh. Bây giờ nhìn lại, quả nhiên đã biến thành một khu du lịch đạt tiêu chuẩn do bố Chu Nhuệ cải tạo. Đường sá được trải toàn đá xanh, quét dọn sạch sẽ, ven đường treo rất nhiều đèn lồng đỏ, bị tuyết phủ trắng lên, trông càng đẹp mắt. Từng cửa hàng nhỏ bán các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các loại đồ ăn phong phú, thỉnh thoảng lại có một vài hướng dẫn viên du lịch cầm theo lá cờ nhỏ dẫn đoàn khách du lịch đi qua. Trên sân có các loại hình biểu diễn văn nghệ, múa sư tử, chơi đèn lồng, tiếng trống, tiếng kèn rộn rã, huyên náo, rất dúng phong vị ngày Tết.
Chu Nhuệ cười hì hì, bảo: “Phải nói là bố tôi muốn làm gì là làm rất khác biệt. Khu đất dòng họ Chu đã được bố tôi sắp xếp và cải tạo trông hoàn toàn khác trước kia.”
“Chú ấy đúng là nhân tài, nhưng lúc bị lừa thì cũng mất một số tiền không nhỏ!”
Cậu không hề để bụng cách tôi nói móc, trái lại cười ha hả. “Câu này tôi phải ghi nhớ mới được, lúc nào bố lên mặt khoác lác, tôi có thể dùng câu này phản pháo lại.”
Lời vừa dứt đã thấy bố của Chu Nhuệ xuất hiện cách đó không xa. Cậu ta định co cẳng chạy, tôi kéo lại, nói: “Đừng có ngốc như vậy được không? Chú ấy đi cùng với một đoàn người thế kia, làm gì có thời gian dạy dỗ cậu”
Quả nhiên, chú Chu Anh Hùng chỉ liếc mắt, mặt hầm hầm nhìn cậu con trai một lát, rồi tiếp tục cười trò truyện với mọi người xung quanh và đi qua chúng tôi. Tôi nhìn bộ dạng hồn vía lên mây của Chu Nhuệ, lắc đầu “Sợ đến thế, vậy mà cũng có gan chạy từ Anh về đây”
Chu Nhuệ đành tự biện bạch : “ Đánh nhẹ thì chịu, đánh mạnh thì chịu, đạo lý này cậu không hiểu à?”
Đi qua thôn, chúng tôi nhìn thấy một ngôi miếu, khói hương nghi ngút.
Tôi đi vào miếu, trông thấy ông Trương bèn bước đến đẩy nhẹ ông. Ông Trương mở to đôi mắt nhập nhèm nhìn tôi, chẳng khác gì nhìn người lạ. Tôi mặc.kệ, kéo ông đứng dậy, một hòa thượng trẻ gầy gò ngăn tôi lại “Thí chủ đang làm gì vậy?”
“Tôi không cúng bái gì, đừng gọi tôi là thí chủ”
Anh ta ngẩn người, tôi mặc kệ, kéo ông Trương bước ra sau điện, cởi giúp ông chiếc áo cà sa, rồi mặc áo bông vào. Chu Nhuệ đứng bên cạnh cứ thế cười: “Cậu có biết cậu đang làm gì không? Chuyện cởi áo hòa thượng ngay trong miếu ấy mà, chỉ có cậu là làm một cách ngang nhiên như thế”.
“Hừ, cậu đúng là đồ hạ lưu”
Tôi không để ý đến Chu Nhuệ nữa, lần lượt cài từng cúc cho ông Trương. Hàng ngày ở nhà, tôi cùng thường thay áo giúp ông, việc này hình như khuấy động một góc trí nhớ nào đó của ông, ông nói: “Tiểu Hàng, ông muốn ăn bánh quy”
“Hì, đúng là không uổng công đến đây, cuối cùng ông cũng nhớ ra cháu rồi”
Tôi đưa cho ông bánh quy không đường mà mình mang đến, ông cười rạng rỡ mở ra ăn, chẳng có vẻ gì là đại sự cả. Tôi lại giúp ông mặc chiếc áo cà sa bên ngoài, nói với vin hòa thượng trẻ vừa hay bước đến “Mấy người có cho ông uống thuốc đúng giờ hay không?”
“ Có”
“Con trai ông ấy có đến chăm sóc ông ấy không?”
Anh ta lắc đầu: “Chúng tôi sẽ chăm sóc thầy”
“Vậy được rồi. Không cho ông ấy ăn đồ ngọt, nếu ông ấy ăn mà bị gì, đừng trách tôi quá đáng.”
Anh ta không nói thêm được câu nào, còn Chu Nhuệ thì lắc đầu: “Cậu thôi đi, người ta đã bao giờ trông thấy người nào ngang ngược như cậu đâu, cậu sắp làm người ra sợ chết khiếp rồi đấy”
Tôi chẳng có lòng dạ nào mà dọa anh chàng tiểu hòa thượng đó, chỉ là thấy không yên tấm thôi. Tôi cướp chỗ bánh quy trong tay ông Trương đưa cho anh ta và nói: “Được rồi, được rồi, mỗi lần không nên cho ông ấy ăn quá nhiều, lần sau tôi sẽ mua nữa và mang đây”.
Ông Trương lại ngồi vào vị trí cũ, và bắt đầu gõ vào con cá gỗ. Đúng là bài học được rèn luyện từ nhỏ nên làm rất thành thạo. Chu Nhuệ hỏi tôi: “Cậu có muốn thắp hương không?”
Tôi lắc đầu “Có gì để cầu xin đâu”
“Khẩu khí hùng hồn thật đấy!”
“Không phải khẩu khí hùng hồn, những điều tôi thực sự mong muốn lại chẳng thể thành hiện thực, nên tôi dứt khoát không cầu xin gì cả.
Tôi muốn cầu xin vị thần nào đó cho Hà Nguyên Bình là bố đẻ của tôi. Nhưng làm sao có thể chứ? Vì cái chăn mỏng nhỏ bé kia chính là cách liên hệ duy nhất giữa tôi và những người ruột thịt, cứ nghĩ đến điều đó thôi là tôi lại cảm thấy thất vọng não nề. Chúng tôi ra khỏi miếu, Chu Nhuệ kéo tôi đến một quán trà, bên trong trang trí theo phong cách cổ, có nghệ sĩ dân gian cất giọng giễu biễn những bài hí kịch gần như đã bị thất truyền. Tôi đã mấy lần được xem biễu diễn ở những đám tang nhưng nghe không hiểu, chỉ cảm thấy nó rất phù hợp với không khí biệt ly, và tôi cũng chẳng thích thú gì những ca khúc đang thịnh hành bây giờ. Không khí trong quán trà rất sôi nổi, xung quanh toàn là người trung niên và cao tuổi. Họ nói cười, còn có hút thuốc, nhưng tất cả điều đó chính tôi đều không thể hòa nhập nổi.
Tôi đọc tên các loại trà và giá trên tờ menu, giật mình kêu lên : “Cậu muốn làm tôi bị phá sản à?”
“Xem cậu keo kiệt chưa kìa!”
“Nhưng muốn hào phóng phải có nền tảng kinh tế cơ bản, tôi ra ngoài kia mua cho cậu chai nước khoáng, được không?”
Cậu ta không thèm để ý đến lời tôi nói, gọi hai cốc trà xanh. Tôi đành phải trả tiền với vẻ khổ sở: “Cậu hãy mau về nước Anh đi, đại gia, tôi không nuôi nổi cậu đâu”
“Nhưng trước tiên cậu phải nói rõ cho tớ biết, rốt cuộc đã xãy ra chuyện gì?”
Tôi nhìn vô định vào khoảng không trước mắt, cậu ta chán quá huých tôi một cái “Nói cho cậu biết, hôm nay còn không nói rõ, chúng ta chưa xong đâu”
“Tôi là đứa trẻ do bố tôi nhặt về, tôi không biết bố mẹ đẻ của mình là ai”
Vẻ mặt cậu ta không tỏ ra bất ngờ, chắc do đã nghe quá nhiều lời đồn thổi về tôi rồi.
“Vậy cái chị Hứa từ đâu chạy đến ở trọ nhà cậu đó mới chính là con gái ruột của bố cậu?”
Lúc này cậu ta mới có chút ngỡ ngàng: “Tiểu Hàng”
“Hết rồi, chỉ có từng đấy thôi”
Cậu ta nắm lấy tay tôi, tôi định giằng ra, nhưng tay vừa định động đậy, nước mắt đã trào ra, từng giọt nước mắt rơi vào mu bàn tay cậu ta. Các nghệ nhân vẫn đang hát “í a” với tiếng đệm của đàn hồ cầm như khóc như than.
Những ai gọi là “chúng sinh sống trên đời này đều khổ, không ngoại trừ bất cứ một ai.
Cuộc hôn nhân của Hứa Khả tưởng chừng như hạnh phúc nhưng thực ra chị ấy đang nằm trong đống “rận”.
Tôi không tin cùng đám bạn xa lạ, vô lo vô nghĩ hát karaoke cả đêm thì có thể tìm lại ý nghĩa cuộc sống.
Ông Trương, không đúng, lúc này nên gọi là pháp sư Thích Diên, tóc ông đã cạo trọc, để lộ vết sẹo trên đỉnh đầu, trên người mặc chiếc áo cà sa màu đỏ mới tinh, lông mày cụp xuống, chân ngồi xếp bằng trên đệm cói, gõ cốc cốc vào con cá gỗ, miệng còn lẩm nhẩm đọc kinh. Trong khói hương mờ mịt, trông ông vô cùng trang nghiêm, giống hệt vị cao tăng đắc đạo.
Tôi quay lại giận dữ nhìn Chu Nhuệ “ Xem việc tốt của bố cậu đấy”.
Chu Nhuệ làm vẻ mặt rất là “lưu manh”, cười, đáp : “Ông trương vốn là hòa thượng mà, từ nhỏ đã xuất gia, tu luyện mười mấy năm, đọc kinh cầu phép đều tinh thông, bản lĩnh như thế mà bỏ phế thì thật tiếc”.
“Bố cậu không biết, nhưng cậu thì phải biết là ông bị mắc bệnh đãng trí tuổi già chứ”
Cậu ta lắc đầu “bố tôi nói rồi, cơ bản không cần ông ta phải làm gì cả, chỉ cần ông chống cây pháp trượng đi trên đường, rồi gõ mõ cho du khách xem là được, ở miếu này toàn là hòa thượng trẻ, không nhìn được oai nghiêm”.
“Chậc, vì kiếm tiền, bố cậu đúng là cái gì cũng có thể nghĩ ra được”.
“Câu này của cậu coi như là đúng, đúng là đầu óc bố tôi chủ có chữ “tiền”. Cậu đừng giận, ông Trương ở đây được các đồ đệ chăm sóc, được lĩnh lương, như vậy bố cậu cũng đỡ lo”.
Làm gì có chuyện dễ dàng, đơn giản như Chu Nhuệ nói.
Trước đêm giao thừa, tôi bị bố lôi cổ về nhà, lúc đó tôi mới phát hiện ông Trương không có ở nhà, lập tức hoảng lên :”Trời lạnh như thế này, lại có tuyết rơi, không biết ông ấy chạy đi đâu rồi”.
Bố tôi bảo, cạnh làng Chu Nhuệ có một ngôi miếu bị bỏ hoang nhiều năm, bố Chu Nhuệ là Chu Anh Hùng đã sửa sang lại để đón khách du lịch, sau đó mời hòa thượng đến ở. Ba hôm trước, ông ta mời ông Trương đến ở để làm sư trụ trì. Tôi kinh ngạc há hốc miệng. “Ông Trương hoàn tục đã nhiều năm rồi mà”.
“Du khách có cần biết việc này đâu”.
“Nhiều lúc ông lẫn đến mức không biết cả tên họ của mình, sao bố lại để ông đi?”.
Bố tôi thở dài : “Bố ngăn không được, Chu Anh Hùng đã vận động con trai của ông, nên con trai ông đến tận nhà để đón ông đi”
“Chẳng phải con trai ông Trương không thèm nhìn nhận ông, mười mấy năm nay có thăm hỏi gì đâu?”.
“Chu Anh Hùng hứa chỉ cần bố anh ta tới đó,ông ta sẽ trả tiền thẳng cho anh ta”
Tôi trợn mắt, cười : “Bao nhiêu năm nay việc chăm sóc, khám bệnh, ăn uống cho ông đều do bố làm, thế mà đến lúc có cơ hội nhận tiền thì con trai ông lại đột ngột xuất hiện, đúng là phục sát đất”.
Bố tôi bất lực nói : “Thôi con, bố đã đưa thuốc ông đang uống cho anh ta mang đi rồi, cũng đã ghi thời gian uống thuốc và những món không nên ăn. Hi vọng bọn họ giữ lời chăm sóc ông chu đáo.”
“Họ dựa vào cái gì mà đưa ông đi như vậy?”.
“Dù sao bọn họ cũng là bố con”.
Tôi bỗng im lặng,bố nhìn vẻ mặt của tôi, cũng ngẩn người một lúc, rồi khổ sở lắc đầu, “Tiđủ Hàng, con chính là con gái của bố, đừng có nói đến vấn đề này là lại nghĩ đến chuyện khác, được không?”.
Tôi buồn bã nói : “Nhưng chị Hứa...”
Bố ngắt lời tôi: “Đừng nhắc đến cô ta nữa, cô ta có cuộc sống của cô ta, không liên quan đến chúng ta”.
“Được ạ, không nhắc đến chị ấy nữa, vậy bố hãy nói cho con biết là năm ấy bố nhặt được con ở đâu?”
Bố nhìn tôi không biết phải làm thế nào. Tôi buông tay. “Con cũng tò mò mà! Còn nữa, sinh nhật con chính là ngày con được sinh ra, hay là ngày bố nhặt con về?”
Bố không nói gì, xoay người bước vào trong nhà. Tôi bực tức đuổi theo nắm lấy ống tay áo ông, gào to : “Bố, bố có thái độ gì thế, không thèm chấp con chứ gì? Con nói cho bố biết...”.
“Được rồi, được rồi. Bà cụ tổ của tôi ơi, đừng gào nữa.”
Bố mở tủ ra, lấy một cái bọc ở phía trong cùng đưa cho tôi. Tôi mở ra xem, đó là một chiếc chăn mỏng nhỏ được khâu từ các mảnh vải hoa vụn khác nhau, mặc dù trông cũ kỹ nhưng đường chỉ mũi kim rất đều đặn, tỉ mỉ.
“Năm đó, con được bọc trong cái chăn này và để ở cổng phụ của bệnh viện Nhân dân tỉnh”.
Bệnh viện Nhân dân tỉnh là một bệnh viện có qui mô khá lớn của tỉnh, không xa trường đại học của tôi lắm. Tôi đã từng mấy lần đi qua cái cổng ấy, nhưng không ngờ mình lại chính là đứa trẻ bị bỏ rơi ở đó.
Trong cái chăn có một tờ giấy ghi ngày tháng năm sinh của con, lúc đó con vừa sinh ra được một tuần. Bố quên đã kẹp mẩu giấy đó trong cuốn sách nào rồi, lúc nào có thời gian bố sẽ tìm lại đưa cho con.”
“Thôi, không cần đâu ạ”
“Tiểu Hàng, hứa với bố, đừng nghĩ tới chuyện này nữa được không?”
“Vâng”
Tôi không thể nào không nghĩ, nhưng có nghĩ cũng chẳng ích gì. Có lẽ tôi may mắn vì người nhặt được tôi là bố, tuy nhiên là một đứa trẻ bị bỏ rơi thì niềm hạnh phúc này nên nói thế nào đây?
Bình thường nếu là trước kia, ngoài việc đòi ăn uống thì ông Trương giống như một người “không tồn tại”, nhưng trong nhà thiếu một người, tôi chẳng thể nào vui nổi, mà bố tôi hình như cũng có tâm sự nên cái tết năm nay trôi qua vô cùng ảm đạm.
Mồng Hai Tết, mặc dù tuyết đã ngừng rơi nhưng nhiệt độ lại càng thấp. Tôi đang đọc sách cạnh chậu than thù Chu Nhuệ đến, giơ chân đạp vào chân ghế tôi đang ngồi khiến tôi suýt nữa bị ngã, tôi bực bội quát lên : “Cậu lại lên cơn đấy à!”
“Cậu bỏ tôi một mình ở thành phố, cũng không nói một tiếng là đi đâu. Tôi đành phải trở về báo tin cho bố cậu, chính vì thế mà đã gặp phải bố tôi ở thị trấn, thế là bị ông lôi về. Trong lòng tôi đang nguyền rủa cậu ngàn vạn lần đây”.
Tôi cười: “Cũng may, trông tay chân cậu còn lành lặn, còn đi còn chạy được, chứng tỏ bố cậu không ra tay quá độc ác”.
Cậu ta làm ra vẻ muốn bóp cổ tôi, tôi đành năn nỉ: “Thôi đừng đùa nữa, bố tôi sắp về rồi, ông mà trông thấy thế này lại cho cậu một trận đấy”.
Cậu thả tôi ra, tức tối nói: “Cậu mau mau giải thích đi, xem tôi có thể tha thứ cho cậu được không?”
“Tôi mà cần cậu tha thứ à?” Tôi nhảy dựng lên, nói không khách sáo: “Món nợ bố cậu dẫn ông Trương vào miếu, tôi vẫn chưa đòi đâu đấy!”
Đột nhiên, cơn giận lép xẹp, cậu ta cười trừ “Cậu cũng thừa biết chuyện bố tôi làm không hề liên quan tới tôi, ông ấy là ông ấy, tôi là tôi, chúng tôi không có hứng thú dính dáng tới nhau”.
Lúc này bên ngoài cổng có tiếng gõ cửa, tôi mặc kệ cậu ta, chạy ra mở cổng. Ngoài cổng là một người phụ nữ mặc chiếc áo lông dài màu đen, cổ quấn một chiếc khăn họa tiết kẻ ô, khoảng hơn bốn mươi tuổi, da dẻ rất mịn và trắng, cử chỉ nho nhã, vừa nhìn là biết không phải dân thị trấn, hơn nữa phía sau lưng bà ấy là một chiếc xe taxi có biển thành phố đang quay đầu rời đi.
“Xin hỏi, cô tìm ai ạ?”
Người phụ nữ nhìn tôi, giọng nói đậm chất Bắc Kinh chính hiệu: “Xin hỏi, ông Hà Nguyên Bình có sống ở đây không?”
Hóa ra là đến tìm bố tôi. Tôi nhìn ngắm người phụ nữ đó, rồi đáp: “Mời cô vào, bố cháu đi vắng, chắc lát nữa sẽ về ạ!”
Tôi mời cô đến ngồi cạnh chậu than, lúc bưng ly trà mời, cô ấy vội vàng lên tiếng cảm ơn rồi nói: “không ngờ ở nơi này tuyết lại dày thế!”
“Cô từ thành phố đến ạ?”
“Đúng rồi, nhưng thường thì cô sống ở Bắc Kinh”
“Đang là dịp Tết, cô lại đi một quãng đường xa đến đây, chắc là có việc quan trọng tìm bố cháu?”
Cô ấy mỉm cười, đáp :“Đúng vậy”
Cô ấy không chịu nói tiếp nên thói tò mò của tôi chưa được thỏa mãn, tuy nhiên lại không thể nào hỏi thêm được. May là lúc đó bố tôi về. Cô ấy đứng dậy, nói: “Ông là Hà Nguyên Bình đúng không? Chào ông, tôi là Nghiêm Tiểu Thanh”.
“Chào bà”
Khuôn mặt bố tôi không có chút biểu cảm nào, chính vì thế mà tôi cảm thấy lạ. Tôi biết rõ ngày thường, bố tôi không phải là người thể hiện tình cảm qua nét mặt, nhưng trong lòng càng xáo động thì vẻ mặt ông càng tỏ ra trầm tĩnh.
“Tôi có iệc muốn nói chuyện riêng với ông, ông xem khi nào thì thuận tiện?”
“Chờ một chút”, ông quay lại nói với tôi: “hôm nay nhiệt độ xuống thấp, con mang chiếc áo bông dày đem cho ông Trương, bảo ông mặc bên trong áo cà sa, nếu không sẽ bị cảm lạnh đấy, nhân tiện hỏi bọn họ luôn xem có cho ông uống thuốc đúng giờ không”.
Tôi đành phải vâng lời, gói chiếc áo vào túi, cùng Chu Nhuệ bước ra ngoài.
Ra khỏi cổng, Chu Nhuệ cười trêu: “Sao mặt mày cau có thế?”
“Bố tôi chơi trò tâm lý với tôi, sợ tôi ở nhà nghe trộm câu chuyện của ông nên.mới đuổi khéo tôi đi”.
“Bác Hà hình như không quen biết cô ấy, hai người không thể là bạn bè cũ được, có gì đâu cậu phải nghe trộm?”
Chắc là vậy rồi, nếu là mười ngày trước, chắc tôi lại đang mơ màng nghĩ cô ấy là mẹ mình, theo độ tuổi mà nói, cô ấy đảm nhiệm vai trò này xuất sắc hơn chị Hứa Khả nhiều. Thế nhưng bây giờ tôi không còn có ý nghĩ đó nữa, điều làm tôi bực mình là bố đã giấu giếm tôi, mà xem ra không chỉ có một chuyện.
Chúng tôi ngồi xe khách nên chẳng mấy chốc đã đến khu đất nhà họ Chu. Nhìn vé vào cửa, tôi xót hết cả ruột, nên mới buột miệng hỏi Chu Nhuệ: “Có thể núp bóng cậu để được miễn mua vé không?”
“Họ đâu có quen tôi. Tôi chẳng thể vì chuyện này mà đi tìm bố để ăn một trận đòn nữa, thôi cậu chịu khó mua vé đi”.
“Này, cậu dám bắt tôi trả tiền à?”
Cậu ta trợn mắt nhìn tôi “Nhờ phúc của cậu, tiền của tôi bị mẹ tôi tịch thu hết rồi. Nói cho cậu biết, tôi còn phải ăn bám cậu dài dài”.
Tôi cười, móc tiền xếp hàng mua vé, rồi chúng tôi chúng bước vào.
Mấy năm trước, tôi đã đến thôn này. Trong ấn tượng của tôi, những căn nhà ở đây đều được quét vôi trắng, mái ngói màu đen, nhưng vẫn không thể che giấu được vẻ tiêu điều, xơ xác, thỉnh thoảng còn có từng đoàn gồm ba đến năm sinh viên mỹ thuật đến đây vẽ phong cảnh. Bây giờ nhìn lại, quả nhiên đã biến thành một khu du lịch đạt tiêu chuẩn do bố Chu Nhuệ cải tạo. Đường sá được trải toàn đá xanh, quét dọn sạch sẽ, ven đường treo rất nhiều đèn lồng đỏ, bị tuyết phủ trắng lên, trông càng đẹp mắt. Từng cửa hàng nhỏ bán các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các loại đồ ăn phong phú, thỉnh thoảng lại có một vài hướng dẫn viên du lịch cầm theo lá cờ nhỏ dẫn đoàn khách du lịch đi qua. Trên sân có các loại hình biểu diễn văn nghệ, múa sư tử, chơi đèn lồng, tiếng trống, tiếng kèn rộn rã, huyên náo, rất dúng phong vị ngày Tết.
Chu Nhuệ cười hì hì, bảo: “Phải nói là bố tôi muốn làm gì là làm rất khác biệt. Khu đất dòng họ Chu đã được bố tôi sắp xếp và cải tạo trông hoàn toàn khác trước kia.”
“Chú ấy đúng là nhân tài, nhưng lúc bị lừa thì cũng mất một số tiền không nhỏ!”
Cậu không hề để bụng cách tôi nói móc, trái lại cười ha hả. “Câu này tôi phải ghi nhớ mới được, lúc nào bố lên mặt khoác lác, tôi có thể dùng câu này phản pháo lại.”
Lời vừa dứt đã thấy bố của Chu Nhuệ xuất hiện cách đó không xa. Cậu ta định co cẳng chạy, tôi kéo lại, nói: “Đừng có ngốc như vậy được không? Chú ấy đi cùng với một đoàn người thế kia, làm gì có thời gian dạy dỗ cậu”
Quả nhiên, chú Chu Anh Hùng chỉ liếc mắt, mặt hầm hầm nhìn cậu con trai một lát, rồi tiếp tục cười trò truyện với mọi người xung quanh và đi qua chúng tôi. Tôi nhìn bộ dạng hồn vía lên mây của Chu Nhuệ, lắc đầu “Sợ đến thế, vậy mà cũng có gan chạy từ Anh về đây”
Chu Nhuệ đành tự biện bạch : “ Đánh nhẹ thì chịu, đánh mạnh thì chịu, đạo lý này cậu không hiểu à?”
Đi qua thôn, chúng tôi nhìn thấy một ngôi miếu, khói hương nghi ngút.
Tôi đi vào miếu, trông thấy ông Trương bèn bước đến đẩy nhẹ ông. Ông Trương mở to đôi mắt nhập nhèm nhìn tôi, chẳng khác gì nhìn người lạ. Tôi mặc.kệ, kéo ông đứng dậy, một hòa thượng trẻ gầy gò ngăn tôi lại “Thí chủ đang làm gì vậy?”
“Tôi không cúng bái gì, đừng gọi tôi là thí chủ”
Anh ta ngẩn người, tôi mặc kệ, kéo ông Trương bước ra sau điện, cởi giúp ông chiếc áo cà sa, rồi mặc áo bông vào. Chu Nhuệ đứng bên cạnh cứ thế cười: “Cậu có biết cậu đang làm gì không? Chuyện cởi áo hòa thượng ngay trong miếu ấy mà, chỉ có cậu là làm một cách ngang nhiên như thế”.
“Hừ, cậu đúng là đồ hạ lưu”
Tôi không để ý đến Chu Nhuệ nữa, lần lượt cài từng cúc cho ông Trương. Hàng ngày ở nhà, tôi cùng thường thay áo giúp ông, việc này hình như khuấy động một góc trí nhớ nào đó của ông, ông nói: “Tiểu Hàng, ông muốn ăn bánh quy”
“Hì, đúng là không uổng công đến đây, cuối cùng ông cũng nhớ ra cháu rồi”
Tôi đưa cho ông bánh quy không đường mà mình mang đến, ông cười rạng rỡ mở ra ăn, chẳng có vẻ gì là đại sự cả. Tôi lại giúp ông mặc chiếc áo cà sa bên ngoài, nói với vin hòa thượng trẻ vừa hay bước đến “Mấy người có cho ông uống thuốc đúng giờ hay không?”
“ Có”
“Con trai ông ấy có đến chăm sóc ông ấy không?”
Anh ta lắc đầu: “Chúng tôi sẽ chăm sóc thầy”
“Vậy được rồi. Không cho ông ấy ăn đồ ngọt, nếu ông ấy ăn mà bị gì, đừng trách tôi quá đáng.”
Anh ta không nói thêm được câu nào, còn Chu Nhuệ thì lắc đầu: “Cậu thôi đi, người ta đã bao giờ trông thấy người nào ngang ngược như cậu đâu, cậu sắp làm người ra sợ chết khiếp rồi đấy”
Tôi chẳng có lòng dạ nào mà dọa anh chàng tiểu hòa thượng đó, chỉ là thấy không yên tấm thôi. Tôi cướp chỗ bánh quy trong tay ông Trương đưa cho anh ta và nói: “Được rồi, được rồi, mỗi lần không nên cho ông ấy ăn quá nhiều, lần sau tôi sẽ mua nữa và mang đây”.
Ông Trương lại ngồi vào vị trí cũ, và bắt đầu gõ vào con cá gỗ. Đúng là bài học được rèn luyện từ nhỏ nên làm rất thành thạo. Chu Nhuệ hỏi tôi: “Cậu có muốn thắp hương không?”
Tôi lắc đầu “Có gì để cầu xin đâu”
“Khẩu khí hùng hồn thật đấy!”
“Không phải khẩu khí hùng hồn, những điều tôi thực sự mong muốn lại chẳng thể thành hiện thực, nên tôi dứt khoát không cầu xin gì cả.
Tôi muốn cầu xin vị thần nào đó cho Hà Nguyên Bình là bố đẻ của tôi. Nhưng làm sao có thể chứ? Vì cái chăn mỏng nhỏ bé kia chính là cách liên hệ duy nhất giữa tôi và những người ruột thịt, cứ nghĩ đến điều đó thôi là tôi lại cảm thấy thất vọng não nề. Chúng tôi ra khỏi miếu, Chu Nhuệ kéo tôi đến một quán trà, bên trong trang trí theo phong cách cổ, có nghệ sĩ dân gian cất giọng giễu biễn những bài hí kịch gần như đã bị thất truyền. Tôi đã mấy lần được xem biễu diễn ở những đám tang nhưng nghe không hiểu, chỉ cảm thấy nó rất phù hợp với không khí biệt ly, và tôi cũng chẳng thích thú gì những ca khúc đang thịnh hành bây giờ. Không khí trong quán trà rất sôi nổi, xung quanh toàn là người trung niên và cao tuổi. Họ nói cười, còn có hút thuốc, nhưng tất cả điều đó chính tôi đều không thể hòa nhập nổi.
Tôi đọc tên các loại trà và giá trên tờ menu, giật mình kêu lên : “Cậu muốn làm tôi bị phá sản à?”
“Xem cậu keo kiệt chưa kìa!”
“Nhưng muốn hào phóng phải có nền tảng kinh tế cơ bản, tôi ra ngoài kia mua cho cậu chai nước khoáng, được không?”
Cậu ta không thèm để ý đến lời tôi nói, gọi hai cốc trà xanh. Tôi đành phải trả tiền với vẻ khổ sở: “Cậu hãy mau về nước Anh đi, đại gia, tôi không nuôi nổi cậu đâu”
“Nhưng trước tiên cậu phải nói rõ cho tớ biết, rốt cuộc đã xãy ra chuyện gì?”
Tôi nhìn vô định vào khoảng không trước mắt, cậu ta chán quá huých tôi một cái “Nói cho cậu biết, hôm nay còn không nói rõ, chúng ta chưa xong đâu”
“Tôi là đứa trẻ do bố tôi nhặt về, tôi không biết bố mẹ đẻ của mình là ai”
Vẻ mặt cậu ta không tỏ ra bất ngờ, chắc do đã nghe quá nhiều lời đồn thổi về tôi rồi.
“Vậy cái chị Hứa từ đâu chạy đến ở trọ nhà cậu đó mới chính là con gái ruột của bố cậu?”
Lúc này cậu ta mới có chút ngỡ ngàng: “Tiểu Hàng”
“Hết rồi, chỉ có từng đấy thôi”
Cậu ta nắm lấy tay tôi, tôi định giằng ra, nhưng tay vừa định động đậy, nước mắt đã trào ra, từng giọt nước mắt rơi vào mu bàn tay cậu ta. Các nghệ nhân vẫn đang hát “í a” với tiếng đệm của đàn hồ cầm như khóc như than.
Những ai gọi là “chúng sinh sống trên đời này đều khổ, không ngoại trừ bất cứ một ai.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook