Nếu Như Anh Yêu Em
-
C71: Hy vọng và tuyệt vọng
Bạch Văn Nguyên nghe thấy lời chối bỏ của Thường Tương Tư thì không những không đau lòng mà còn tự đắc: “Anh đã bái, đã xem như người nhà em rồi.”
Thường Tương Tư tế lễ trong nhà chính, bên ngoài có người đưa ô sa và áo tang tới, trông thấy Bạch Văn Nguyên đang quỳ thì cũng đưa cho anh một bộ. Anh không hiểu gì nên cứ thế định giang hai tay để mặc áo tang, Thường Tương Tư vội cởi áo tang của anh ra, chỉ cho anh giữ ô sa. Bạch Văn Nguyên dùng kim băng ghim ô sa vào ống tay áo, nhìn cô mặc áo tang, buộc dây thừng, hỏi: “Tại sao anh không thể mặc đồ tang?”
“Anh không phải người có quan hệ huyết thống nên không cần.”
Thường Tương Tư đóng làm con trai tới hành lễ, canh gác suốt một đêm theo tục lệ, tầm 4-5 giờ sáng ông Thường và bà Thường dậy thay cho cô, hai người không dám hỏi Bạch Văn Nguyên có thân phận gì mà chỉ yên lặng đưa đồ chay cho anh.
Nghi lễ đưa tro cốt của cô lên núi được sắp xếp vào 9 giờ 15 phút sáng. Thời gian và địa điểm đều do thầy cúng chọn, không thể chậm trễ.
Thường Tương Tư để Bạch Văn Nguyên ngủ trong phòng cho khách, hai người không để ý, ngả đầu ngủ được ba bốn tiếng thì bị gọi dậy để chuẩn bị lên núi.
Trong lúc hai người rửa mặt, Thường Tương Tư ngó ra ngoài xem, chợt thấy một nhóm người già tóc đã trắng xóa đứng xung quanh bố nói chuyện, nét mặt bố cô đầy vẻ khó xử, mẹ cô thì nôn nóng sốt ruột. Thường Tương Tư vội súc miệng, lau mặt qua loa rồi đi ra ngoài.
“Mẹ, sao vậy ạ?” Thường Tương Tư giơ tay xem đồng hồ: “Chẳng phải sắp lên núi sao?”
Bà Thường cảm thấy nói chuyện ở đó không tiện bèn kéo Thường Tương Tư qua chỗ khác: “Bố con vốn đã trao đổi xong xuôi với mọi người rằng chôn cô trong đất của dòng họ, bên đó cũng không có ý kiến gì. Nào ngờ đêm qua lại có người tới nói chuyện với bố con, bảo không thể chôn trong đất của dòng họ mà tìm một mảnh đất hoang trong thôn, khai hoang rồi chôn. Bố con phản đối vì nghi lễ và thời gian đã sắp xếp xong xuôi cả rồi, không thể thay đổi nữa, thay đổi sẽ gây chuyện xấu. Thế rồi sáng sớm nay họ lại tới, kiên quyết không cho chôn ——”
“Vì sao ạ?” Thường Tương Tư tỉnh cả người: “Dựa vào đâu lại không thể chôn?”
Bà Thường thở dài một hơi: “Bọn họ bảo là cô con đã lấy chồng bên ngoài! Chắc chắn có người lắm miệng sinh sự chứ đang yên đang lành sao có thể đổi ý.”
“Ai hả mẹ?”
Bà Thường ngó qua đám người đứng trước cửa, Thường Tương Tư cũng trông theo. Ngoài bờ ruộng trước cửa có mấy người phụ nữ đang túm năm tụm ba trò chuyện với nhau, trong đó có quả phụ Trịnh cười nói rôm rả. Dẫu Thường Tương Tư có bình tĩnh đến mấy thì giờ phút này cũng không kiểm soát được máu nóng của mình.
“Chỗ chúng ta nhỏ lại kết thù lớn thì việc hiếu hỉ sẽ không tìm tới cửa. Cái bà quả phụ không con không cháu này ——” Bà Thường lắc đầu thở dài.
Thường Tương Tư rảo bước đứng bên cạnh bố nghe một lát, đám người già cứ lải nhải lặp lại một lí do rằng mặc dù cô không kết hôn một cách quang minh chính đại nhưng cũng đã sinh hai đứa con cho nhà người khác thì không được coi là người trong nhà nữa. Chết bên ngoài lại còn chết do sinh con, không may mắn, không thể chôn trong đất dòng họ kẻo khắc mọi người. Trước nay đất của dòng họ cũng không chôn phụ nữ họ Thường.
Ông Thường thấy Thường Tương Tư đi tới thì chắn trước người cô, nhanh chóng dùng tiếng địa phương bảo rằng nếu có ý kiến thì lúc bàn bạc phải nói ra, không thể để đến khi chính thức làm việc mới đòi thay đổi. Mâu thuẫn trong lúc tang mới thật sự đen đủi, hơn nữa sẽ làm người ngoài chê cười.
Đám người già gân cổ lên cãi, thà rằng bị chê cười nhất thời còn hơn khắc nhà họ Thường cả đời. Tốt nhất là tạm thời ngừng nghi lễ lại, đợi thầy cúng chọn giờ khác mà làm.
Thường Tương Tư nói: “Theo lời của ông chú thì cô của cháu khắc họ, thế hóa ra không có cô cháu thì giờ cháu phải làm chủ tịch nước rồi! Chứ không phải sẽ lưu lạc đến bây giờ, chỉ làm bác sĩ quèn thôi đúng không ạ?”
Thường Tương Tư vừa ra mặt nói chuyện thì mấy ông cụ không thèm mở miệng nữa, chỉ xì một câu: “Những việc thế này không thể nghe lời mấy con nhóc được, xui xẻo lắm.”
“Tương Tư nhà cháu chính là con trai cháu, có khi nó còn làm tốt hơn cả con trai đấy.” Ông Thường phản bác lại một câu.
Hai bố con nói ra nói vào đắc tội không biết bao nhiêu người. Rốt cuộc Thường Tương Tư là nữ sinh viên đầu tiên của thôn, sau bao nhiêu năm thì không ai trong gia đình họ Thường có thể so sánh được với cô. Mấy người già không cãi lại được thì buông lời tàn nhẫn: “Dù sao sáng nay mấy người đừng hòng lên núi, nếu kiên quyết lên thì chình là rủa chúng ta chết sớm ——”
Ông bà Thường mời hàng xóm thân thiết trong thôn tới nâng quan, thấy gia đình nhà họ Thường chưa thương lượng xong thì chỉ biết ngồi với nhau ngoài nhà chính chờ. Có người tốt bụng mềm lòng ra khuyên, cũng có một số phụ nữ già không đành lòng tới kéo mấy ông già kia mà chẳng thành công.
Thường Tương Tư tự trách bản thân suy xét không chu đáo, nếu đã mang cô về thì tội gì phải chôn trong đất dòng họ để rồi nhận sự chê cười như vậy. Biết thế thì cứ mua một ngôi mộ ngoài nghĩa trang huyện cho xong, vừa thoải mái sạch sẽ lại có thể diện, nhưng sự đã đành thì chỉ biết nhẫn nhịn. Cô biết thật ra không phải không thể chôn trong đất tổ tiên mà do họ không muốn cho chôn chỗ tốt, bố cô lại là người cứng đầu, bèn nói: “Ông chú, phong tục của mình có cách xử lý nào để cô cháu được lên núi không?”
“Không có không có.” Mấy ông già không thèm quan tâm đến Thường Tương Tư, hiện giờ cô phải thỉnh cầu bọn họ, bọn họ cũng không vội, cứ thế đứng nhìn ông Thường.
Thường Tương Tư đứng chắn trước bố: “Ông chú, bố cháu đã lớn tuổi rồi, hiện tại gia đình cháu do cháu làm chủ.”
Vẫn không tỏ thái độ với cô.
“Em nói vậy không ổn đâu.” Chẳng biết Bạch Văn Nguyên đứng sau Thường Tương Tư từ khi nào, anh kéo cô ra đứng bên ông Thường, nói: “Chú ơi, chú giới thiệu giúp cháu mọi người ở đây đi ạ!”
Ông Thường sầm mặt giới thiệu một lượt, Bạch Văn Nguyên chào hỏi theo như là ông, ông chú, ông nhỏ vân vân, sau đó bảo: “Chúng ta vẫn nên mời mọi người vào trong nhà nói chuyện đi ạ, đứng ngoài thế này thì không hay đâu. Tương Tư, em chuẩn bị ít đồ ăn cho các ông đi.”
Bạch Văn Nguyên nói tiếng phổ thông, dáng dấp lại cường tráng, bình thường khí thế không tồi, nay vừa mở miệng khiến người khác không thể không theo lời anh. Anh bày bộ dạng chủ nhận gia đình trước nhà họ Thường mà ông bà Thường lại chẳng cảm thấy gì không đúng, Thường Tương Tư thì không thể làm anh mất mặt vào lúc này, bèn mời mọi người vào trong nhà ngồi xuống bàn.
Bà Thường và Thường Tương Tư vào phòng bếp bưng thức ăn ra, pha trà lại lần nữa.
“Tương Tư, rốt cuộc cậu ấy là bạn của con hay là?” Bà Thường không nhịn được hỏi một câu, suốt đêm qua bà cứ lăn qua lăn lại không ngủ được, đoán ra đoán vào với ông Thường mãi.
“Anh ấy đang theo đuổi con ạ.”
“Thật à!” Bà Thường vui vẻ: “Cậu ấy làm nghề gì?”
“Anh ấy là cảnh sát.” Thường Tương Tư đáp: “Con vẫn chưa đồng ý.”
“Vì sao?” Bà Thường khó hiểu: “Mẹ cảm thấy cậu ấy rất tốt, bây giờ người trẻ tuổi vừa có thể cùng con gác đêm lại có thể quản lý việc không có nhiều đâu.”
Thường Tương Tư cúi đầu: “Anh ấy có vấn đề khác ạ.”
Bà Thường há miệng định khuyên nhủ con gái, nhưng bà không có đủ tư cách làm mẹ.
“Con bưng thức ăn ra ngoài nhé.” Thường Tương Tư mang chút thức ăn ra bàn, đặt xuống, sau đó đứng bên cửa nghe ngóng.
Bạch Văn Nguyên đưa cho mỗi người một điếu thuốc, sau lại cung kính châm thuốc cho từng người, các cụ già thấy thế thì mới tỏ sắc mặt tốt. Anh lại sờ mò tìm danh thiếp của mình trong túi rồi phát cho mỗi người một cái, khiêm tốn tự giới thiệu.
Khi Bạch Văn Nguyên giới thiệu nghề nghiệp và chức vụ của mình xong, bầu không khí hoàn toàn thay đổi, có vẻ ông Thường cũng khá bất ngờ nên cứ liếc Thường Tương Tư mấy lần.
Bạch Văn Nguyên giải thích, anh có thể coi là con rể nhà họ Thường. Tuy rằng không hoàn toàn là người nhà họ Thường nhưng cũng coi như là một nửa, việc lớn như thế này mà Thường Tương Tư không có anh em trai nên anh cũng có thể lên tiếng. Ngay từ câu đầu tiên đã được cả bàn gật đầu, Thường Tương Tư chán nản.
Bạch Văn Nguyên tiếp tục. Anh và Thường Tương Tư vốn bàn bạc với nhau rằng chôn cô ở Bình Thành. Bình Thành là nơi anh và Tương Tư là việc nên tiện cho sau này cúng giỗ, nếu đón cả ông bà Thường thì sau cũng đỡ bôn ba mệt mỏi để về quê. Tuy nhiên, thế hệ trẻ không thể chỉ quan tâm tới sự thoải mái của bản thân mà còn phải suy xét đến tâm tình của người già, đất nhà quê nhà khó mà cách xa, đi thì dễ, nhưng làm vậy chẳng khác nào cắt đứt liên lạc với họ hàng. Do đó, sau khi đắn đo suy nghĩ thì hai người quyết định chôn cô tại quê nhà, một là hoàn thành nguyện vọng của cô, hai là ghi nhớ dòng họ Thường, ba là mỗi năm về cúng giỗ thì có thể thăm hỏi các cụ.
Bạch Văn Nguyên nhận được rất nhiều lời ca ngợi đồng tình, mọi người đều nói anh suy nghĩ chu đáo.
Thường Tương Tư khó xử nhìn anh tiếp tục đĩnh đạc nói chuyện. Anh nói, để bồi dưỡng được một người ở nông thôn cũng không phải chuyện dễ dàng, mọi thứ không chỉ dừng lại ở vấn đề tiền bạc mà quan trọng nhất là không có người chỉ đường. Học hành rồi thi đỗ đại học, sau lại tìm việc đều là nan đề, nếu có bố mẹ, thầy cô giáo, họ hàng giúp đỡ thì công việc sẽ phát triển đến nhường nào, hoặc là được hỗ trợ ở thành phố xa lạ thì cuộc sống sẽ bớt đi rất nhiều đường vòng. Cho dù năng lực có hạn không thể giúp được nhiều nhưng ít ra khi xảy ra chuyện gì thì còn có người trao đổi, đúng không? Rất hiếm mới có được một người như Tương Tư, nếu cô có thể thường xuyên trở về rồi mang tới những ảnh hưởng nhất định thì chắc chắn sẽ giúp các em học sinh biết nỗ lực học tập để cuộc sống tốt đẹp hơn. Vả lại, nếu ở Bình Thành thì mọi người có thể qua lại chăm sóc lẫn nhau.
Hai bên đã đạt được thỏa thuận về mục tiêu, những vấn đề sau sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Thường Tương Tư không muốn xem Bạch Văn Nguyên kéo cô vào mấy lời nhảm nhí của mình bèn quay về phòng bếp. Bà Thường trông thấy bộ dáng buồn bực không vui của con gái thì hỏi thăm: “Sao vậy, không thỏa thuận được à?”
Cô lắc đầu: “Mẹ, con mới là con gái nhà họ Thường, con học hành đầy đủ, có công việc ổn định, tại sao mọi người lại không tin con. Còn Bạch Văn Nguyên chỉ là người mà họ mới gặp, là người ngoài, nhưng vì anh ấy là đàn ông nến họ lại tin anh ấy. Thật là bất công ——”
“Chỉ có những lúc thế này thì mấy ông già đó mới được dịp thể hiện thôi, người trẻ đều ra ngoài hết rồi, bình thường ai thèm để ý đến họ!” Bà Thường nói: “Đợi việc này giải quyết xong xuôi, mỗi năm trở về thắp hai lần hương là được.”
Một lát sau, Bạch Văn Nguyên vào phòng bếp bảo: “Tương Tư, cô, cháu đã trao đổi xong rồi, chúng ta có thể chuẩn bị lên núi ạ.”
Bà Thường đáp một tiếng rồi ra ngoài, Thường Tương Tư cũng đứng lên, không thèm nhìn Bạch Văn Nguyên. Anh kéo cánh tay cô: “Ban nãy anh thấy em có vẻ không được vui cho lắm nhỉ?”
“Đúng là em hơi buồn.”
“Ghen tị hả?”
“Bọn họ toàn là người mang tư tưởng phong kiến cổ hủ, anh dùng sức mạnh quan quyền để trấn áp người khác cũng không phải chuyện tốt.” Thường Tương Tư phủi tro bụi trên áo tang, chỉnh lại ô sa và dây thừng.
“Tương Tư, xã hội chỉ dựa vào lý luận suông sẽ không đạt hiệu quả. Cách thứ nhất là dựa dùng lợi ích để dụ dỗ, nếu việc này có thể đạt được điều mình muốn thì đây là cách đơn giản, nhẹ nhàng nhất. Tuy nhiên, dù lợi ích có lớn đến mấy cũng không triệt tiêu được lòng tham của con người, cho nên không thể duy trì được thủ đoạn này. Cách thứ hai là dựa vào cường quyền, dùng nó để đánh vỡ trật tự cũ, thành lập quy tắc mới.” Bạch Văn Nguyên phủi tro bụi dính trên tóc giúp cô: “Ở điểm này, anh nhất trí với Thái Bỉnh Khôn.”
“Anh không sợ sau này họ cầm danh thiếp tới quấn lấy anh à?” Thường Tương Tư nhìn anh chăm chú: “Muốn anh hỗ trợ giải quyết vấn đề công việc, muốn anh hỗ trợ thăng quan tiến chức phát tài ——”
“Cái này có gì phải sợ.” Bạch Văn Nguyên tự tin đáp: “Người thường chỉ mong cuộc sống tốt đẹp hơn bình thường thôi. Họ hàng của em được mấy ai có tương lai hơn em? Nếu bản thân không có tiền đề thăng quan tiến chức thì ai mà lo được. Còn phát tài?” Bạch Văn Nguyên cười: “Mong muốn của một người bình thường chỉ là có được công việc ổn định, cuộc sống tốt đẹp hơn thôi. Nếu là những chuyện liên quan đến công ăn việc làm thì tận lực vẫn giúp được. Hiện giờ có rất nhiều trường dạy nghề, thật lòng muốn học thì tội gì không dang tay đón?”
“Anh cho họ một hy vọng chẳng khác nào cho họ niềm tin rằng mình có được sự giúp đỡ từ tầng lớp phía trên cả.” Thường Tương Tư nhìn Bạch Văn Nguyên: “Văn Nguyên, đây không phải là chuyện trong một năm hai năm.”
“Anh biết, đây là chuyện cả đời.” Bạch Văn Nguyên cười nói: “Muốn thay đổi tập tục của một làng thì chỉ trong hai ba năm là không thể. Nhưng anh có niềm tin vào chúng mình.”
Thường Tương Tư hít sâu một hơi, cúi đầu che giấu tâm trạng của mình. Nghe thấy bên ngoài có người gọi tên, cô đứng dậy nhận lấy vật phẩm mà mọi người giao cho mình, theo lời hướng dẫn của bố đi đầu hàng ngũ. Khi cô đi ra khỏi cửa, đội ngũ nâng quan hét to đứng dậy theo sau, ánh mặt trời chiếu xuống con đường mọc đầy cỏ xanh, giọt sương sớm dính ướt ống quần.
Pháo đốt, tiếng chiêng trống vang lên, cô quay đầu nhìn xung quanh, ngay cả khi chết rồi cũng phải ồn ào náo nhiệt như vậy. Cô nghĩ thầm, cô đã trở lại, cô muốn bố mẹ và người thân nhận thức lại thế giới này một lần nữa, có điều, cô không thể để những người mình yêu thương rơi vào tuyệt vọng.
Hết chương 71
Thường Tương Tư tế lễ trong nhà chính, bên ngoài có người đưa ô sa và áo tang tới, trông thấy Bạch Văn Nguyên đang quỳ thì cũng đưa cho anh một bộ. Anh không hiểu gì nên cứ thế định giang hai tay để mặc áo tang, Thường Tương Tư vội cởi áo tang của anh ra, chỉ cho anh giữ ô sa. Bạch Văn Nguyên dùng kim băng ghim ô sa vào ống tay áo, nhìn cô mặc áo tang, buộc dây thừng, hỏi: “Tại sao anh không thể mặc đồ tang?”
“Anh không phải người có quan hệ huyết thống nên không cần.”
Thường Tương Tư đóng làm con trai tới hành lễ, canh gác suốt một đêm theo tục lệ, tầm 4-5 giờ sáng ông Thường và bà Thường dậy thay cho cô, hai người không dám hỏi Bạch Văn Nguyên có thân phận gì mà chỉ yên lặng đưa đồ chay cho anh.
Nghi lễ đưa tro cốt của cô lên núi được sắp xếp vào 9 giờ 15 phút sáng. Thời gian và địa điểm đều do thầy cúng chọn, không thể chậm trễ.
Thường Tương Tư để Bạch Văn Nguyên ngủ trong phòng cho khách, hai người không để ý, ngả đầu ngủ được ba bốn tiếng thì bị gọi dậy để chuẩn bị lên núi.
Trong lúc hai người rửa mặt, Thường Tương Tư ngó ra ngoài xem, chợt thấy một nhóm người già tóc đã trắng xóa đứng xung quanh bố nói chuyện, nét mặt bố cô đầy vẻ khó xử, mẹ cô thì nôn nóng sốt ruột. Thường Tương Tư vội súc miệng, lau mặt qua loa rồi đi ra ngoài.
“Mẹ, sao vậy ạ?” Thường Tương Tư giơ tay xem đồng hồ: “Chẳng phải sắp lên núi sao?”
Bà Thường cảm thấy nói chuyện ở đó không tiện bèn kéo Thường Tương Tư qua chỗ khác: “Bố con vốn đã trao đổi xong xuôi với mọi người rằng chôn cô trong đất của dòng họ, bên đó cũng không có ý kiến gì. Nào ngờ đêm qua lại có người tới nói chuyện với bố con, bảo không thể chôn trong đất của dòng họ mà tìm một mảnh đất hoang trong thôn, khai hoang rồi chôn. Bố con phản đối vì nghi lễ và thời gian đã sắp xếp xong xuôi cả rồi, không thể thay đổi nữa, thay đổi sẽ gây chuyện xấu. Thế rồi sáng sớm nay họ lại tới, kiên quyết không cho chôn ——”
“Vì sao ạ?” Thường Tương Tư tỉnh cả người: “Dựa vào đâu lại không thể chôn?”
Bà Thường thở dài một hơi: “Bọn họ bảo là cô con đã lấy chồng bên ngoài! Chắc chắn có người lắm miệng sinh sự chứ đang yên đang lành sao có thể đổi ý.”
“Ai hả mẹ?”
Bà Thường ngó qua đám người đứng trước cửa, Thường Tương Tư cũng trông theo. Ngoài bờ ruộng trước cửa có mấy người phụ nữ đang túm năm tụm ba trò chuyện với nhau, trong đó có quả phụ Trịnh cười nói rôm rả. Dẫu Thường Tương Tư có bình tĩnh đến mấy thì giờ phút này cũng không kiểm soát được máu nóng của mình.
“Chỗ chúng ta nhỏ lại kết thù lớn thì việc hiếu hỉ sẽ không tìm tới cửa. Cái bà quả phụ không con không cháu này ——” Bà Thường lắc đầu thở dài.
Thường Tương Tư rảo bước đứng bên cạnh bố nghe một lát, đám người già cứ lải nhải lặp lại một lí do rằng mặc dù cô không kết hôn một cách quang minh chính đại nhưng cũng đã sinh hai đứa con cho nhà người khác thì không được coi là người trong nhà nữa. Chết bên ngoài lại còn chết do sinh con, không may mắn, không thể chôn trong đất dòng họ kẻo khắc mọi người. Trước nay đất của dòng họ cũng không chôn phụ nữ họ Thường.
Ông Thường thấy Thường Tương Tư đi tới thì chắn trước người cô, nhanh chóng dùng tiếng địa phương bảo rằng nếu có ý kiến thì lúc bàn bạc phải nói ra, không thể để đến khi chính thức làm việc mới đòi thay đổi. Mâu thuẫn trong lúc tang mới thật sự đen đủi, hơn nữa sẽ làm người ngoài chê cười.
Đám người già gân cổ lên cãi, thà rằng bị chê cười nhất thời còn hơn khắc nhà họ Thường cả đời. Tốt nhất là tạm thời ngừng nghi lễ lại, đợi thầy cúng chọn giờ khác mà làm.
Thường Tương Tư nói: “Theo lời của ông chú thì cô của cháu khắc họ, thế hóa ra không có cô cháu thì giờ cháu phải làm chủ tịch nước rồi! Chứ không phải sẽ lưu lạc đến bây giờ, chỉ làm bác sĩ quèn thôi đúng không ạ?”
Thường Tương Tư vừa ra mặt nói chuyện thì mấy ông cụ không thèm mở miệng nữa, chỉ xì một câu: “Những việc thế này không thể nghe lời mấy con nhóc được, xui xẻo lắm.”
“Tương Tư nhà cháu chính là con trai cháu, có khi nó còn làm tốt hơn cả con trai đấy.” Ông Thường phản bác lại một câu.
Hai bố con nói ra nói vào đắc tội không biết bao nhiêu người. Rốt cuộc Thường Tương Tư là nữ sinh viên đầu tiên của thôn, sau bao nhiêu năm thì không ai trong gia đình họ Thường có thể so sánh được với cô. Mấy người già không cãi lại được thì buông lời tàn nhẫn: “Dù sao sáng nay mấy người đừng hòng lên núi, nếu kiên quyết lên thì chình là rủa chúng ta chết sớm ——”
Ông bà Thường mời hàng xóm thân thiết trong thôn tới nâng quan, thấy gia đình nhà họ Thường chưa thương lượng xong thì chỉ biết ngồi với nhau ngoài nhà chính chờ. Có người tốt bụng mềm lòng ra khuyên, cũng có một số phụ nữ già không đành lòng tới kéo mấy ông già kia mà chẳng thành công.
Thường Tương Tư tự trách bản thân suy xét không chu đáo, nếu đã mang cô về thì tội gì phải chôn trong đất dòng họ để rồi nhận sự chê cười như vậy. Biết thế thì cứ mua một ngôi mộ ngoài nghĩa trang huyện cho xong, vừa thoải mái sạch sẽ lại có thể diện, nhưng sự đã đành thì chỉ biết nhẫn nhịn. Cô biết thật ra không phải không thể chôn trong đất tổ tiên mà do họ không muốn cho chôn chỗ tốt, bố cô lại là người cứng đầu, bèn nói: “Ông chú, phong tục của mình có cách xử lý nào để cô cháu được lên núi không?”
“Không có không có.” Mấy ông già không thèm quan tâm đến Thường Tương Tư, hiện giờ cô phải thỉnh cầu bọn họ, bọn họ cũng không vội, cứ thế đứng nhìn ông Thường.
Thường Tương Tư đứng chắn trước bố: “Ông chú, bố cháu đã lớn tuổi rồi, hiện tại gia đình cháu do cháu làm chủ.”
Vẫn không tỏ thái độ với cô.
“Em nói vậy không ổn đâu.” Chẳng biết Bạch Văn Nguyên đứng sau Thường Tương Tư từ khi nào, anh kéo cô ra đứng bên ông Thường, nói: “Chú ơi, chú giới thiệu giúp cháu mọi người ở đây đi ạ!”
Ông Thường sầm mặt giới thiệu một lượt, Bạch Văn Nguyên chào hỏi theo như là ông, ông chú, ông nhỏ vân vân, sau đó bảo: “Chúng ta vẫn nên mời mọi người vào trong nhà nói chuyện đi ạ, đứng ngoài thế này thì không hay đâu. Tương Tư, em chuẩn bị ít đồ ăn cho các ông đi.”
Bạch Văn Nguyên nói tiếng phổ thông, dáng dấp lại cường tráng, bình thường khí thế không tồi, nay vừa mở miệng khiến người khác không thể không theo lời anh. Anh bày bộ dạng chủ nhận gia đình trước nhà họ Thường mà ông bà Thường lại chẳng cảm thấy gì không đúng, Thường Tương Tư thì không thể làm anh mất mặt vào lúc này, bèn mời mọi người vào trong nhà ngồi xuống bàn.
Bà Thường và Thường Tương Tư vào phòng bếp bưng thức ăn ra, pha trà lại lần nữa.
“Tương Tư, rốt cuộc cậu ấy là bạn của con hay là?” Bà Thường không nhịn được hỏi một câu, suốt đêm qua bà cứ lăn qua lăn lại không ngủ được, đoán ra đoán vào với ông Thường mãi.
“Anh ấy đang theo đuổi con ạ.”
“Thật à!” Bà Thường vui vẻ: “Cậu ấy làm nghề gì?”
“Anh ấy là cảnh sát.” Thường Tương Tư đáp: “Con vẫn chưa đồng ý.”
“Vì sao?” Bà Thường khó hiểu: “Mẹ cảm thấy cậu ấy rất tốt, bây giờ người trẻ tuổi vừa có thể cùng con gác đêm lại có thể quản lý việc không có nhiều đâu.”
Thường Tương Tư cúi đầu: “Anh ấy có vấn đề khác ạ.”
Bà Thường há miệng định khuyên nhủ con gái, nhưng bà không có đủ tư cách làm mẹ.
“Con bưng thức ăn ra ngoài nhé.” Thường Tương Tư mang chút thức ăn ra bàn, đặt xuống, sau đó đứng bên cửa nghe ngóng.
Bạch Văn Nguyên đưa cho mỗi người một điếu thuốc, sau lại cung kính châm thuốc cho từng người, các cụ già thấy thế thì mới tỏ sắc mặt tốt. Anh lại sờ mò tìm danh thiếp của mình trong túi rồi phát cho mỗi người một cái, khiêm tốn tự giới thiệu.
Khi Bạch Văn Nguyên giới thiệu nghề nghiệp và chức vụ của mình xong, bầu không khí hoàn toàn thay đổi, có vẻ ông Thường cũng khá bất ngờ nên cứ liếc Thường Tương Tư mấy lần.
Bạch Văn Nguyên giải thích, anh có thể coi là con rể nhà họ Thường. Tuy rằng không hoàn toàn là người nhà họ Thường nhưng cũng coi như là một nửa, việc lớn như thế này mà Thường Tương Tư không có anh em trai nên anh cũng có thể lên tiếng. Ngay từ câu đầu tiên đã được cả bàn gật đầu, Thường Tương Tư chán nản.
Bạch Văn Nguyên tiếp tục. Anh và Thường Tương Tư vốn bàn bạc với nhau rằng chôn cô ở Bình Thành. Bình Thành là nơi anh và Tương Tư là việc nên tiện cho sau này cúng giỗ, nếu đón cả ông bà Thường thì sau cũng đỡ bôn ba mệt mỏi để về quê. Tuy nhiên, thế hệ trẻ không thể chỉ quan tâm tới sự thoải mái của bản thân mà còn phải suy xét đến tâm tình của người già, đất nhà quê nhà khó mà cách xa, đi thì dễ, nhưng làm vậy chẳng khác nào cắt đứt liên lạc với họ hàng. Do đó, sau khi đắn đo suy nghĩ thì hai người quyết định chôn cô tại quê nhà, một là hoàn thành nguyện vọng của cô, hai là ghi nhớ dòng họ Thường, ba là mỗi năm về cúng giỗ thì có thể thăm hỏi các cụ.
Bạch Văn Nguyên nhận được rất nhiều lời ca ngợi đồng tình, mọi người đều nói anh suy nghĩ chu đáo.
Thường Tương Tư khó xử nhìn anh tiếp tục đĩnh đạc nói chuyện. Anh nói, để bồi dưỡng được một người ở nông thôn cũng không phải chuyện dễ dàng, mọi thứ không chỉ dừng lại ở vấn đề tiền bạc mà quan trọng nhất là không có người chỉ đường. Học hành rồi thi đỗ đại học, sau lại tìm việc đều là nan đề, nếu có bố mẹ, thầy cô giáo, họ hàng giúp đỡ thì công việc sẽ phát triển đến nhường nào, hoặc là được hỗ trợ ở thành phố xa lạ thì cuộc sống sẽ bớt đi rất nhiều đường vòng. Cho dù năng lực có hạn không thể giúp được nhiều nhưng ít ra khi xảy ra chuyện gì thì còn có người trao đổi, đúng không? Rất hiếm mới có được một người như Tương Tư, nếu cô có thể thường xuyên trở về rồi mang tới những ảnh hưởng nhất định thì chắc chắn sẽ giúp các em học sinh biết nỗ lực học tập để cuộc sống tốt đẹp hơn. Vả lại, nếu ở Bình Thành thì mọi người có thể qua lại chăm sóc lẫn nhau.
Hai bên đã đạt được thỏa thuận về mục tiêu, những vấn đề sau sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Thường Tương Tư không muốn xem Bạch Văn Nguyên kéo cô vào mấy lời nhảm nhí của mình bèn quay về phòng bếp. Bà Thường trông thấy bộ dáng buồn bực không vui của con gái thì hỏi thăm: “Sao vậy, không thỏa thuận được à?”
Cô lắc đầu: “Mẹ, con mới là con gái nhà họ Thường, con học hành đầy đủ, có công việc ổn định, tại sao mọi người lại không tin con. Còn Bạch Văn Nguyên chỉ là người mà họ mới gặp, là người ngoài, nhưng vì anh ấy là đàn ông nến họ lại tin anh ấy. Thật là bất công ——”
“Chỉ có những lúc thế này thì mấy ông già đó mới được dịp thể hiện thôi, người trẻ đều ra ngoài hết rồi, bình thường ai thèm để ý đến họ!” Bà Thường nói: “Đợi việc này giải quyết xong xuôi, mỗi năm trở về thắp hai lần hương là được.”
Một lát sau, Bạch Văn Nguyên vào phòng bếp bảo: “Tương Tư, cô, cháu đã trao đổi xong rồi, chúng ta có thể chuẩn bị lên núi ạ.”
Bà Thường đáp một tiếng rồi ra ngoài, Thường Tương Tư cũng đứng lên, không thèm nhìn Bạch Văn Nguyên. Anh kéo cánh tay cô: “Ban nãy anh thấy em có vẻ không được vui cho lắm nhỉ?”
“Đúng là em hơi buồn.”
“Ghen tị hả?”
“Bọn họ toàn là người mang tư tưởng phong kiến cổ hủ, anh dùng sức mạnh quan quyền để trấn áp người khác cũng không phải chuyện tốt.” Thường Tương Tư phủi tro bụi trên áo tang, chỉnh lại ô sa và dây thừng.
“Tương Tư, xã hội chỉ dựa vào lý luận suông sẽ không đạt hiệu quả. Cách thứ nhất là dựa dùng lợi ích để dụ dỗ, nếu việc này có thể đạt được điều mình muốn thì đây là cách đơn giản, nhẹ nhàng nhất. Tuy nhiên, dù lợi ích có lớn đến mấy cũng không triệt tiêu được lòng tham của con người, cho nên không thể duy trì được thủ đoạn này. Cách thứ hai là dựa vào cường quyền, dùng nó để đánh vỡ trật tự cũ, thành lập quy tắc mới.” Bạch Văn Nguyên phủi tro bụi dính trên tóc giúp cô: “Ở điểm này, anh nhất trí với Thái Bỉnh Khôn.”
“Anh không sợ sau này họ cầm danh thiếp tới quấn lấy anh à?” Thường Tương Tư nhìn anh chăm chú: “Muốn anh hỗ trợ giải quyết vấn đề công việc, muốn anh hỗ trợ thăng quan tiến chức phát tài ——”
“Cái này có gì phải sợ.” Bạch Văn Nguyên tự tin đáp: “Người thường chỉ mong cuộc sống tốt đẹp hơn bình thường thôi. Họ hàng của em được mấy ai có tương lai hơn em? Nếu bản thân không có tiền đề thăng quan tiến chức thì ai mà lo được. Còn phát tài?” Bạch Văn Nguyên cười: “Mong muốn của một người bình thường chỉ là có được công việc ổn định, cuộc sống tốt đẹp hơn thôi. Nếu là những chuyện liên quan đến công ăn việc làm thì tận lực vẫn giúp được. Hiện giờ có rất nhiều trường dạy nghề, thật lòng muốn học thì tội gì không dang tay đón?”
“Anh cho họ một hy vọng chẳng khác nào cho họ niềm tin rằng mình có được sự giúp đỡ từ tầng lớp phía trên cả.” Thường Tương Tư nhìn Bạch Văn Nguyên: “Văn Nguyên, đây không phải là chuyện trong một năm hai năm.”
“Anh biết, đây là chuyện cả đời.” Bạch Văn Nguyên cười nói: “Muốn thay đổi tập tục của một làng thì chỉ trong hai ba năm là không thể. Nhưng anh có niềm tin vào chúng mình.”
Thường Tương Tư hít sâu một hơi, cúi đầu che giấu tâm trạng của mình. Nghe thấy bên ngoài có người gọi tên, cô đứng dậy nhận lấy vật phẩm mà mọi người giao cho mình, theo lời hướng dẫn của bố đi đầu hàng ngũ. Khi cô đi ra khỏi cửa, đội ngũ nâng quan hét to đứng dậy theo sau, ánh mặt trời chiếu xuống con đường mọc đầy cỏ xanh, giọt sương sớm dính ướt ống quần.
Pháo đốt, tiếng chiêng trống vang lên, cô quay đầu nhìn xung quanh, ngay cả khi chết rồi cũng phải ồn ào náo nhiệt như vậy. Cô nghĩ thầm, cô đã trở lại, cô muốn bố mẹ và người thân nhận thức lại thế giới này một lần nữa, có điều, cô không thể để những người mình yêu thương rơi vào tuyệt vọng.
Hết chương 71
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook