Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn
-
Chương 38: Bởi vì yêu chính là đã nhận
Ngày xưa, trong nhóm bạn của tôi có một anh bạn yêu thầm một cô trong nhóm. Chúng tôi ủng hộ tinh thần cho anh chàng thổ lộ. Nhưng… cô bạn từ chối.
May sao tình bạn vẫn được duy trì. Nhưng tình yêu đơn phương của anh bạn cũng vậy. Anh nói “không cần em đáp lại, nhưng đừng cấm anh tiếp tục yêu”. Thì không cấm, bởi tình yêu ai mà cấm được. Tình yêu là điều không thể lên kế hoạch. Người ta đâu thể yêu chỉ vì được yêu, và cũng khó mà hết yêu ngay chỉ vì bị từ chối.
Nhóm bạn của tôi vẫn thân thiết êm đềm với nhau cho đến khi cô bạn có ý trung nhân. Lúc đó cô mới…phiền lòng, vì cô luôn thấy tồn tại rất gần, quanh quẩn bên cuộc sống của mình một anh chàng trồng cây si trong bóng tối. Mặc dù khi gặp cô anh luôn vui vẻ chân thành “chúc em hạnh phúc” nhưng thỉnh thoảng vẫn thổ lộ tâm sự với người này người nọ. Tất nhiên đến tai cô. Điều đó khiến cô cảm thấy như một phần trái tim mình bị cầm tù ngoài ý muốn.
Chúng tôi đột nhiên bị chia làm hai phe. Một phe nói rằng tình yêu phải xuất phát từ hai phía, nếu anh bạn kia thực sự vì cô thì hãy quên cô đi mà tìm người khác. Chứ nếu cứ yêu …mình ên như vậy hoài thì không phải thủy chung mà là ngoan cố.
Một phe bênh anh chàng, bảo rằng “Người ta chỉ yêu thôi thì đâu có lỗi gì. Người ta đã chấp nhận “yêu chay”, không mong nhận lại, không đòi hỏi, không làm phiền. Mắc mớ gì mà cấm.” Có người còn trích dẫn Larmartine “Yêu vì mong được yêu lại là con người, yêu chỉ để yêu là thiên thần” và hùng hồn tuyên bố anh bạn tôi thuộc dạng… thiên thần.
Cuộc tranh luận không có hồi kết, bởi sau đó cô bạn theo chồng, anh bạn cũng đi xa… Đã mười mấy năm có lẽ. Nhưng mới đây mail về anh vẫn nhắc đến cô.
Tôi chợt nhớ đến câu chuyện đó khi đọc được bài viết “Tình yêu là vị kỷ”của một tiến sĩ triết học tên là Gary Hull. Hull viết “Chúng ta vẫn được nhắc đi nhắc lại, rằng tình yêu phải bao gồm sự hy sinh. Chúng ta thường được răn dạy rằng tình yêu dựa trên những lợi ích riêng - là thứ tình thấp kém và hèn hạ. Rằng tình yêu đích thực là phải vì người khác. Nhưng có thật vậy chăng?
Thử tưởng tượng một tấm thiệp Valentine viết bởi một người yêu theo chủ nghĩa hy sinh ‘cho mà không cần nhận lại’ với những dòng chữ sau: “Anh chẳng vui vẻ gì với sự hiện diện của em. Anh không có được sự thích thú cá nhân nào khi nhìn ngắm khuôn mặt em, dáng người em, cách em bước đi, hành động hay suy nghĩ. Mối quan hệ của chúng ta không đem lại ích lợi gì cho anh (mà chỉ cho em). Em không thỏa mãn bất cứ nhu cầu thể xác, cảm xúc hay trí tuệ nào của anh. Em là một cái thùng từ thiện (nơi anh trao tặng vô điều kiện tình yêu của mình). Yêu em. XXX”.
Ví dụ thú vị của ông khiến tôi suy nghĩ. Ai sẽ khát khao kiểu tình yêu đó? Chắc chắn không phải tôi, có lẽ cũng không phải bạn.
Theo Gary Hull thì tình yêu đích thực trái ngược hoàn toàn với điều đó. Nó có thể là kinh nghiệm ích kỷ nhất mà một người có thể nếm trải, theo ý nghĩa chính xác nhất của từ này: Yêu là tìm kiếm lợi ích trước hết cho chính cuộc đời ta mà không đòi hỏi sự hy sinh của người khác hay của bản thân ta. Ông khẳng định rằng, chính vì vậy mà những người mong đợi mình sẽ nhận được một tình yêu “vô điều kiện” dựa trên chủ nghĩa hy sinh - là những kẻ ăn bám, cố gắng giành lấy một giá trị tinh thần mà mình không đáng có - cùng một cách với những kẻ trộm cố gắng đoạt lấy của cải vật chất không do công sức mình làm ra.
Đúng là người ta thường tô đậm chữ hy sinh trong tình yêu mà quên rằng, một tình yêu thực sự đẹp là tình yêu sâu đậm từ cả hai phía mà không ai phải hy sinh cho ai cả. Tình yêu đẹp nhất là cả hai cùng hưởng lợi mà không ai thiệt hại.
Yêu một người là vị kỷ, vì ta yêu một người trước hết là bởi người ấy mang một giá trị đối với riêng ta theo tiêu chuẩn của ta, rằng người ấy làm cho cuộc đời ta trở nên tốt đẹp hơn, tràn đầy hơn, ý nghĩa hơn, rằng người ấy là một nguồn vui lớn lao của ta. Ngược lại, hãy nhớ rằng ta được yêu bởi ta có một “giá trị” đối với người ấy.
Giá trị đó khác nhau tuỳ theo tiêu chuẩn của mỗi người. Có khi nó là cảm giác được dựa dẫm, được ngưỡng mộ, có khi là cảm giác được thưởng ngoạn một vẻ đẹp, là việc hưởng thụ một cảm xúc, nhưng rất thường khi đó chỉ là một cảm giác bình yên, nhẹ nhõm trong lòng, hay cảm giác ấm áp, được tin cậy. Nó có thể khó nhận ra bởi sự trộn lẫn giữa bao nhiêu cảm xúc thường ngày, nhưng lại vô cùng quan trọng. Bởi nếu nó không được duy trì, trước sau gì tình yêu cũng sẽ tan theo. Chính vì vậy mà cách giữ gìn tình yêu hiệu quả nhất chính là tìm ra giá trị của người ấy đối với ta, đồng thời nhận ra giá trị của ta đối với người ấy và giữ cho hai giá trị ấy được cân bằng. Đừng để xảy ra tình trạng “được lòng ta - xót xa lòng người”.
Nhiều năm về trước, tôi đã tự hỏi mình, vì sao tình yêu đơn phương tồn tại? Vì sao người ta có thể ôm ấp hình bóng một người suốt hàng chục năm trời mà thậm chí không cần người ấy hay biết hay đáp trả? Bây giờ tôi chợt nhận ra lý do. Đó là bởi tình yêu tự nó đã làm thỏa lòng ta rồi, trước cả nỗi khổ đau vì không được đáp trả.
Daisaku Ikeda viết trong Con đường tuổi trẻ rằng: “Hạnh phúc không phải là một cái gì đó mà người khác - như một bạn gái hay bạn trai - có thể hiến tặng cho chúng ta. Ta phải hoàn thành cho chính mình”.
Niềm hạnh phúc sâu xa và trọn vẹn nhất mà chúng ta cảm nhận được trong tình yêu, không phải khi ta nhận ra rằng mình được yêu mà là khi ta nhận ra rằng mình yêu.
Bởi vì yêu chính là đã nhận.
May sao tình bạn vẫn được duy trì. Nhưng tình yêu đơn phương của anh bạn cũng vậy. Anh nói “không cần em đáp lại, nhưng đừng cấm anh tiếp tục yêu”. Thì không cấm, bởi tình yêu ai mà cấm được. Tình yêu là điều không thể lên kế hoạch. Người ta đâu thể yêu chỉ vì được yêu, và cũng khó mà hết yêu ngay chỉ vì bị từ chối.
Nhóm bạn của tôi vẫn thân thiết êm đềm với nhau cho đến khi cô bạn có ý trung nhân. Lúc đó cô mới…phiền lòng, vì cô luôn thấy tồn tại rất gần, quanh quẩn bên cuộc sống của mình một anh chàng trồng cây si trong bóng tối. Mặc dù khi gặp cô anh luôn vui vẻ chân thành “chúc em hạnh phúc” nhưng thỉnh thoảng vẫn thổ lộ tâm sự với người này người nọ. Tất nhiên đến tai cô. Điều đó khiến cô cảm thấy như một phần trái tim mình bị cầm tù ngoài ý muốn.
Chúng tôi đột nhiên bị chia làm hai phe. Một phe nói rằng tình yêu phải xuất phát từ hai phía, nếu anh bạn kia thực sự vì cô thì hãy quên cô đi mà tìm người khác. Chứ nếu cứ yêu …mình ên như vậy hoài thì không phải thủy chung mà là ngoan cố.
Một phe bênh anh chàng, bảo rằng “Người ta chỉ yêu thôi thì đâu có lỗi gì. Người ta đã chấp nhận “yêu chay”, không mong nhận lại, không đòi hỏi, không làm phiền. Mắc mớ gì mà cấm.” Có người còn trích dẫn Larmartine “Yêu vì mong được yêu lại là con người, yêu chỉ để yêu là thiên thần” và hùng hồn tuyên bố anh bạn tôi thuộc dạng… thiên thần.
Cuộc tranh luận không có hồi kết, bởi sau đó cô bạn theo chồng, anh bạn cũng đi xa… Đã mười mấy năm có lẽ. Nhưng mới đây mail về anh vẫn nhắc đến cô.
Tôi chợt nhớ đến câu chuyện đó khi đọc được bài viết “Tình yêu là vị kỷ”của một tiến sĩ triết học tên là Gary Hull. Hull viết “Chúng ta vẫn được nhắc đi nhắc lại, rằng tình yêu phải bao gồm sự hy sinh. Chúng ta thường được răn dạy rằng tình yêu dựa trên những lợi ích riêng - là thứ tình thấp kém và hèn hạ. Rằng tình yêu đích thực là phải vì người khác. Nhưng có thật vậy chăng?
Thử tưởng tượng một tấm thiệp Valentine viết bởi một người yêu theo chủ nghĩa hy sinh ‘cho mà không cần nhận lại’ với những dòng chữ sau: “Anh chẳng vui vẻ gì với sự hiện diện của em. Anh không có được sự thích thú cá nhân nào khi nhìn ngắm khuôn mặt em, dáng người em, cách em bước đi, hành động hay suy nghĩ. Mối quan hệ của chúng ta không đem lại ích lợi gì cho anh (mà chỉ cho em). Em không thỏa mãn bất cứ nhu cầu thể xác, cảm xúc hay trí tuệ nào của anh. Em là một cái thùng từ thiện (nơi anh trao tặng vô điều kiện tình yêu của mình). Yêu em. XXX”.
Ví dụ thú vị của ông khiến tôi suy nghĩ. Ai sẽ khát khao kiểu tình yêu đó? Chắc chắn không phải tôi, có lẽ cũng không phải bạn.
Theo Gary Hull thì tình yêu đích thực trái ngược hoàn toàn với điều đó. Nó có thể là kinh nghiệm ích kỷ nhất mà một người có thể nếm trải, theo ý nghĩa chính xác nhất của từ này: Yêu là tìm kiếm lợi ích trước hết cho chính cuộc đời ta mà không đòi hỏi sự hy sinh của người khác hay của bản thân ta. Ông khẳng định rằng, chính vì vậy mà những người mong đợi mình sẽ nhận được một tình yêu “vô điều kiện” dựa trên chủ nghĩa hy sinh - là những kẻ ăn bám, cố gắng giành lấy một giá trị tinh thần mà mình không đáng có - cùng một cách với những kẻ trộm cố gắng đoạt lấy của cải vật chất không do công sức mình làm ra.
Đúng là người ta thường tô đậm chữ hy sinh trong tình yêu mà quên rằng, một tình yêu thực sự đẹp là tình yêu sâu đậm từ cả hai phía mà không ai phải hy sinh cho ai cả. Tình yêu đẹp nhất là cả hai cùng hưởng lợi mà không ai thiệt hại.
Yêu một người là vị kỷ, vì ta yêu một người trước hết là bởi người ấy mang một giá trị đối với riêng ta theo tiêu chuẩn của ta, rằng người ấy làm cho cuộc đời ta trở nên tốt đẹp hơn, tràn đầy hơn, ý nghĩa hơn, rằng người ấy là một nguồn vui lớn lao của ta. Ngược lại, hãy nhớ rằng ta được yêu bởi ta có một “giá trị” đối với người ấy.
Giá trị đó khác nhau tuỳ theo tiêu chuẩn của mỗi người. Có khi nó là cảm giác được dựa dẫm, được ngưỡng mộ, có khi là cảm giác được thưởng ngoạn một vẻ đẹp, là việc hưởng thụ một cảm xúc, nhưng rất thường khi đó chỉ là một cảm giác bình yên, nhẹ nhõm trong lòng, hay cảm giác ấm áp, được tin cậy. Nó có thể khó nhận ra bởi sự trộn lẫn giữa bao nhiêu cảm xúc thường ngày, nhưng lại vô cùng quan trọng. Bởi nếu nó không được duy trì, trước sau gì tình yêu cũng sẽ tan theo. Chính vì vậy mà cách giữ gìn tình yêu hiệu quả nhất chính là tìm ra giá trị của người ấy đối với ta, đồng thời nhận ra giá trị của ta đối với người ấy và giữ cho hai giá trị ấy được cân bằng. Đừng để xảy ra tình trạng “được lòng ta - xót xa lòng người”.
Nhiều năm về trước, tôi đã tự hỏi mình, vì sao tình yêu đơn phương tồn tại? Vì sao người ta có thể ôm ấp hình bóng một người suốt hàng chục năm trời mà thậm chí không cần người ấy hay biết hay đáp trả? Bây giờ tôi chợt nhận ra lý do. Đó là bởi tình yêu tự nó đã làm thỏa lòng ta rồi, trước cả nỗi khổ đau vì không được đáp trả.
Daisaku Ikeda viết trong Con đường tuổi trẻ rằng: “Hạnh phúc không phải là một cái gì đó mà người khác - như một bạn gái hay bạn trai - có thể hiến tặng cho chúng ta. Ta phải hoàn thành cho chính mình”.
Niềm hạnh phúc sâu xa và trọn vẹn nhất mà chúng ta cảm nhận được trong tình yêu, không phải khi ta nhận ra rằng mình được yêu mà là khi ta nhận ra rằng mình yêu.
Bởi vì yêu chính là đã nhận.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook