Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn
-
Chương 3: Đơn giản chỉ là hạnh phúc
Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: “Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?”
Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: “Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong đợi ở tụi em có điều đó thôi sao?”
Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đong góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ có đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: “Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là ‘Độc lập - Tự do - Hạnh phúc’? Tại sao là ‘Hạnh phúc’ chứ không phải là ‘Thịnh vượng’ hay ‘Văn minh’? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả”.
Có lẽ đó cũng là lý do tại sao đất nước Bhutan từ 3 thập niên qua đã đo lường sự phát triển của đất nước bằng chỉ số GNH (Gross National Happiness - Tổng hạnh phúc quốc gia). Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về “hạnh phúc” như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tể kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?
Khi đọc cuốn tiểu thuyết Suối nguồn dày gần 200 trang của Ayn Rand, tôi chỉ nhớ có một câu duy nhất: “Nếu muốn nói câu ‘Tôi yêu em’ thì phải nói từ ‘Tôi’ trước đã. Tôi yêu thích triết lý đó quá chừng. Vì nó làm tôi vỡ ra nhiều thứ, giống như bài học về hạnh phúc của thầy tôi. Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều tốt đẹp gì cho xã hội.
Bởi vì, bạn biết đó, chúng ta không thể mang đến cho người khác thứ mà ta không có.
Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: “Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong đợi ở tụi em có điều đó thôi sao?”
Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đong góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ có đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: “Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là ‘Độc lập - Tự do - Hạnh phúc’? Tại sao là ‘Hạnh phúc’ chứ không phải là ‘Thịnh vượng’ hay ‘Văn minh’? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả”.
Có lẽ đó cũng là lý do tại sao đất nước Bhutan từ 3 thập niên qua đã đo lường sự phát triển của đất nước bằng chỉ số GNH (Gross National Happiness - Tổng hạnh phúc quốc gia). Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về “hạnh phúc” như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tể kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?
Khi đọc cuốn tiểu thuyết Suối nguồn dày gần 200 trang của Ayn Rand, tôi chỉ nhớ có một câu duy nhất: “Nếu muốn nói câu ‘Tôi yêu em’ thì phải nói từ ‘Tôi’ trước đã. Tôi yêu thích triết lý đó quá chừng. Vì nó làm tôi vỡ ra nhiều thứ, giống như bài học về hạnh phúc của thầy tôi. Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều tốt đẹp gì cho xã hội.
Bởi vì, bạn biết đó, chúng ta không thể mang đến cho người khác thứ mà ta không có.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook