Này Anh Đẹp Trai, Tóc Giả Rớt Rồi Kìa!
-
Chương 8: Tịch mịch (tt)
Sau kỳ nghỉ tết Nguyên Đán cho tới bây giờ, có không ít học sinh vẫn không chịu tập trung, sắp tới kỳ thi cuối kỳ vẫn kiểu một là chết hai là không sống.
Mỗi chiều An Hách đi vòng qua lớp đều có thể thấy học sinh nằm sấp trên bàn ngủ say, tới sét đánh cũng không tỉnh. Nhưng mà có một chuyện khiến y vui mừng, đó là tuy Trương Lâm vẫn có chút cà lơ phất phơ, nhưng không có trốn tiết, mấy thầy cô bộ môn khác phản ánh, cậu ta thay đổi không nhỏ đâu.
“Đang nhớ tới kỳ nghỉ đông nhỉ?” An Hách chống tay trên bàn giáo viên, nhìn một đám học sinh hấp hối ở phía dưới “Có cái gì để hoài niệm đâu, kể cả được nghỉ hai mươi ngày, một nửa thời gian là bị ba mẹ các em bắt thu dọn đồ tết, sau đó còn phải đi chúc tết, nếu thi rớt, nửa thời gian còn lại các em cũng chẳng trải qua thoải mái được.”
“Sếp An, thầy thật biết đả kích người khác.” Có học sinh gục xuống bàn, nói.
“Cái này mà đả kích? Tôi đang lo nghĩ cho mấy ngày nghỉ còn lại của các em đấy.” An Hách cười, cầm cục phấn bị gãy ở trên bàn, ném vào cậu học trò Hồ Vũ ở bàn thứ ba, từ lúc y đi vào lớp tới giờ vẫn chưa tỉnh lại. Cục phấn chuẩn xác đập vào mũi Hồ Vũ, cậu ta bật dậy, quát lên “Tao đ*t.”
“Chí hướng rất xa đấy.” An Hách nhìn cậu ta “Có điều với tình trạng hiện tại của em mà tiếp tục phát triển, chuyện này kể cả nằm mơ cũng phải ngẫm lại đó.”
Cả lớp cười ầm lên, Hồ Vũ mơ màng ngồi xuống.
“Thầy chưa bao nói nặng lời với các em, các em có mặt mũi của mình, nên thầy cho các em mặt mũi.” An Hách chờ bên dưới không còn tiếng cười mới nói tiếp “Nhưng thầy cũng muốn có mặt mũi, các em cũng phải cho thầy mặt mũi chứ, đừng thấy cả ngày thầy cười với các em, mà các em cho rằng cả lớp quậy phá là ngược lại khiến cho thầy có thể cười như thế.” An Hách thu nụ cười trên mặt “Bắt đầu từ ngày mai thầy không muốn nghe thầy cô nào nói lên lớp còn có học sinh phân tâm, nói mớ. Thầy cho các em biết, đừng nói kỳ nghỉ đông, mà ngay cả kỳ nghỉ hè tới đây các em cũng đừng nghĩ tới, không tin thì cứ thử xem.”
Lúc ra khỏi lớp học, điện thoại di động reo lên. An Hách lấy ra xem, là mẹ gọi.
Cả năm, số lần bà gọi cho y cũng không tới năm lần, tình hình chung đều là có việc mới tìm y để trở về trợ giúp.
“Mẹ.” An Hách nghe máy.
“Ba mày có gọi cho mày không?” Bên kia vẫn là tiếng mạt chược như cũ.
“Không.”
“Dì Trương của mày nói con dâu của dì ấy thấy ba mày trên đường.” Bà cất cao giọng “Ba mày trở về rồi.”
“Dì Trương nào?” An Hách nhíu mày, so với mẹ, ba lại giống người dạo chơi bốn phương, đừng nói tới gọi điện mà quanh năm suốt tháng cả bóng người cũng không thấy một lần.
“Mày quan tâm dì Trương nào làm gì. Tao nói ba mày trở lại cũng không về nhà. Còn ôm ấp với con đàn bà nào đi dạo phố đấy.” Bà gào lên rồi đột nhiên bật khóc, vừa xào mạt chược vừa vô cùng đau buồn khóc “Mày nói tao nuôi con trai có ích gì hả! Cũng chẳng thấy mày đau lòng cho mẹ mày, cái thằng vong ân bội nghĩa.”
Bên trong điện thoại lại truyền tới giọng của một người phụ nữ khác “An Hách à, con cũng thật là, mấy tháng rồi dì không thấy con về thăm mẹ con đấy, con như thế cũng quá…”
An Hách không lên tiếng, trực tiếp tắt máy, trong lòng buồn bực vô cùng. Điện thoại lại vang lên, An Hách không nghe mà nhấn nút im lặng.
Sau khi quay lại văn phòng lấy đồ, y lái xe về nhà.
Vừa đến tầng bốn, còn chưa tới cửa nhà của mình, ở ngoài hành lang đã nghe được tiếng mạt chược quen thuộc. Âm thanh này khiến y không kiềm chế lửa giận được, nhưng đây lại là nhà của y, âm thanh này là dấu hiệu lớn nhất trong cái nhà này.
“Ô, An Hách về rồi.” Bác gái hàng xóm từ trong nhà đi ra, thò tay giật tay áo y, khuôn mặt hiện rõ vẻ hóng chuyện mà hỏi thăm “Có phải ba cháu về rồi không? Không về nhà à?”
“Đồ ăn buổi trưa bác làm chắc mặn lắm nhỉ.” An Hách xoay người đi tới nhà mình.
“Hả?” Bác gái ngẩn người.
“Nếu rảnh quá thì đi uống thêm nhiều nước chút đi.”
Bác gái xì một tiếng khinh miệt, nhỏ giọng mắng rồi trở về nhà mình.
Lúc An Hách đẩy cửa ra, tiếng mạt chược trong phòng ngừng lại một chút, mấy người trong hai bàn mạt chược đều nhìn y.
Mẹ y ngẩng đầu, nói “Mày còn về à! Đừng có về nhà như ba mày luôn đi.”
“Mẹ ăn cơm chưa?” An Hách không đáp lời của bà, đi tới cửa phòng bếp, nhìn thoáng qua vào bên trong, nồi lạnh, bếp lạnh, trong cái thùng rác chất đống hộp của thức ăn nhanh.
“Mẹ con nào có tâm tình ăn cơm chứ.” Một người phụ nữ nói “Con làm con trai cũng…
“Bà quen tôi sao?” An Hách quay lại nhìn bà ta.
“Ơ, không biết cậu thì không thể thay mẹ cậu nói mấy câu à.” Người phụ nữ kia có chút xấu hổ.
“Không biết tôi mà bà biết tôi làm con trai không được?” An Hách không chừa chút sĩ diện nào cho bà ta, y vốn đã không thích mấy bà bạn chơi bài cùng mẹ rồi, nhìn căn phòng bẩn thỉu lộn xộn y liền nổi giận.
Mẹ y buông bài trong tay xuống, kêu người đánh thay bà, kéo An Hách vào trong phòng ngủ “Mày đừng vừa về liền nổi giận với bạn của mẹ.” Bà đóng cửa phòng ngủ lại, rất mất hứng nói.
“Con đưa mẹ ra ngoài ăn một bữa.” An Hách nhíu mày nhìn mẹ, mẹ y cũng xem như là một người phụ nữ đẹp, nhưng mỗi ngày đánh bài thâu đêm suốt sáng, cả người đều không có tinh thần, mặt thì khô vàng “Mẹ ăn cơm hôm bao nhiêu ngày rồi?”
“Không ăn cơm hộp thì ăn cái gì?” Bà trợn mắt nhìn y, ngồi xuống giường, rút điếu thuốc ra châm “Dù sao giờ cũng chẳng ai quan tâm tao, ba mày trở lại cũng không về nhà, mày cũng vậy.”
“Mẹ muốn ba con trở về làm gì? Với căn phòng này, trở về là liền cãi nhau thôi.” An Hách nhìn ra ngoài cửa sổ. Ba không về nhà cũng là chuyện rất bình thường, từ nhỏ, trong trí nhớ của y gần như không có người ba này, ông ta đột nhiên muốn về mới là chuyện kỳ lạ đó.
“Ông ta không về thì thôi. Nhưng ông ta lại dám dẫn đàn bà đi dạo phố.” Bà vừa nói vừa kéo cửa, kêu vọng ra ngoài “Này, bà ra bài nhớ suy nghĩ đấy.”
“Mẹ sẽ không cho rằng ông ta ở ngoài nhiều năm vậy mà chỉ có một mình đấy chứ?” An Hách chưa bao giờ hỏi tới chuyện của ba mẹ, nhưng y không chỉ một lần đụng phải ba trên đường, mà mỗi lần người phụ nữ bên cạnh ông ta đều không lặp lại.
“Thôi bỏ đi, tao cũng không nhờ ông ta nuôi. Cứ thế đi.” Bà đứng dậy, phất tay rồi vội vã ra ngoài đánh bài.
An Hách vốn muốn đưa bà ra ngoài ăn một bữa, xem bộ dáng này của bà, y liền bỏ đi ý định kia, đứng trong phòng ngủ nghe tiếng mạt chược một lát, sau đó cũng đi ra ngoài.
“Con đi đây.” An Hách nói một tiếng với mẹ, mặc áo khoác vào rồi chuẩn bị mở cửa.
“Ừ.” Mắt của bà vẫn nhìn chăm chú vào bài “Ài, cả ngày thua suốt.”
An Hách dừng chân lại, lấy ví của mình ra, rút hết tiền trong ví đặt vào tay bà rồi kéo cửa đi ra ngoài.
Mẹ y không thiếu tiền, lúc y mua căn hộ còn được trợ cấp một ít vì khi đó tâm trạng bà đang tốt. Nhà ở trong thành phố phát triển, thêm cả một căn nhà nhỏ tất cả đều cho thuê, bà thuê người khác trông coi giúp, mỗi tháng chỉ cần ngồi trong nhà thu tiền thuê là được, nhưng mỗi lần nhìn thấy An Hách đều sẽ đòi tiền.
An Hách không có ý kiến gì, ngoại trừ trả thù lao, y cũng không tìm ra cách nào để báo hiếu.
Ra cửa rồi ngồi ở trên xe, An Hách cũng không có hứng thú ăn cơm tối. Mỗi lần về nhà đều là như thế, y không biết mẹ mình có phải sẽ chơi mạt chược như vậy hết nửa đời còn lại không, chứ mỗi lần nhìn thấy tình cảnh trong nhà, tâm trạng của y sẽ rơi xuống đáy vực, không mất hai ba ngày thì không leo lên được.
Y châm điếu thuốc, ngồi ở trong xe chậm rãi hút hết, sau đó lái xe đi không có mục tiêu trong thành phố. Chạy khoảng hai ba giờ, lại quay về con đường nhà mình, y đậu xe ở ven đường, đi vào một tiệm mì.
Rất lâu rồi không tới đây ăn mì. Hồi nhỏ khi xin tiền mẹ, bình thường y đều tới đây ăn một tô mì, sau đó đi thẳng theo con đường, tới khi mệt không còn đi được nữa mới về nhà.
Lúc ăn được nửa tô mì thì điện thoại vang lên, y chậm chạp lấy điện thoại ra nhìn, là của Na Thần. Tên người gọi vẫn hiện là “tóc giả”, y cứ quên sửa mãi.
“Big 7 à.” An Hách nghe máy.
Na Thần ngẩn người mới nói một câu “Big 7 bà ngoại anh.”
“Chuyện gì vậy, không phải hẹn ngày mai sao?” An Hách nhìn ngày trên điện thoại, xác định mình không có nhớ lầm ngày ăn cơm.
“Anh đang ở đâu, tôi qua đón anh.” Na Thần nói “Tới Dạ Ca.”
An Hách không lên tiếng, thật ra y rất sẵn lòng đi tới quán bar chơi vào lúc rảnh rỗi, quậy phá tới nửa đêm, đầu tê dại trở về ngủ một giấc, hôm sau cảm giác như được hồi sinh một lần nữa vậy. Nhưng hôm nay y không có tâm trạng, lúc ăn mì còn không muốn mở miệng, cả người chìm trong trạng thái chán nản.
“Không được, mai tôi qua tìm cậu đi ăn là được rồi.” Y tựa lưng vào ghế, nói.
“Giờ anh không đến, thì mai còn đi cái rắm gì.” Giọng điệu của Na Thần chẳng hề khách khí. “Muốn chơi thì chơi từ đêm nay tới ngày mai, còn không thì đừng có đi.” Nói xong liền cúp máy.
An Hách cầm điện thoại, tính thằng nhóc này y chang Lâm Nhược Tuyết.
Sau khi ăn xong mì, y đứng ở bên đường, gió Bắc bạt qua có chút vô nhân đạo, cái bóng của An Hách bị đèn đường kéo dài, tóc phấp phới trong gió giống như ngọn đuốc vậy.
Lúc kéo cửa xe, ngồi vào, cái cảm giác cô đơn không thể dập tắt lại dâng lên, An Hách nhìn chằm chằm vào vô lăng trong chốc lát, sau đó lấy điện thoại ra, nhấn tới số của Na Thần.
“Mấy giờ?” Y hỏi.
Mỗi chiều An Hách đi vòng qua lớp đều có thể thấy học sinh nằm sấp trên bàn ngủ say, tới sét đánh cũng không tỉnh. Nhưng mà có một chuyện khiến y vui mừng, đó là tuy Trương Lâm vẫn có chút cà lơ phất phơ, nhưng không có trốn tiết, mấy thầy cô bộ môn khác phản ánh, cậu ta thay đổi không nhỏ đâu.
“Đang nhớ tới kỳ nghỉ đông nhỉ?” An Hách chống tay trên bàn giáo viên, nhìn một đám học sinh hấp hối ở phía dưới “Có cái gì để hoài niệm đâu, kể cả được nghỉ hai mươi ngày, một nửa thời gian là bị ba mẹ các em bắt thu dọn đồ tết, sau đó còn phải đi chúc tết, nếu thi rớt, nửa thời gian còn lại các em cũng chẳng trải qua thoải mái được.”
“Sếp An, thầy thật biết đả kích người khác.” Có học sinh gục xuống bàn, nói.
“Cái này mà đả kích? Tôi đang lo nghĩ cho mấy ngày nghỉ còn lại của các em đấy.” An Hách cười, cầm cục phấn bị gãy ở trên bàn, ném vào cậu học trò Hồ Vũ ở bàn thứ ba, từ lúc y đi vào lớp tới giờ vẫn chưa tỉnh lại. Cục phấn chuẩn xác đập vào mũi Hồ Vũ, cậu ta bật dậy, quát lên “Tao đ*t.”
“Chí hướng rất xa đấy.” An Hách nhìn cậu ta “Có điều với tình trạng hiện tại của em mà tiếp tục phát triển, chuyện này kể cả nằm mơ cũng phải ngẫm lại đó.”
Cả lớp cười ầm lên, Hồ Vũ mơ màng ngồi xuống.
“Thầy chưa bao nói nặng lời với các em, các em có mặt mũi của mình, nên thầy cho các em mặt mũi.” An Hách chờ bên dưới không còn tiếng cười mới nói tiếp “Nhưng thầy cũng muốn có mặt mũi, các em cũng phải cho thầy mặt mũi chứ, đừng thấy cả ngày thầy cười với các em, mà các em cho rằng cả lớp quậy phá là ngược lại khiến cho thầy có thể cười như thế.” An Hách thu nụ cười trên mặt “Bắt đầu từ ngày mai thầy không muốn nghe thầy cô nào nói lên lớp còn có học sinh phân tâm, nói mớ. Thầy cho các em biết, đừng nói kỳ nghỉ đông, mà ngay cả kỳ nghỉ hè tới đây các em cũng đừng nghĩ tới, không tin thì cứ thử xem.”
Lúc ra khỏi lớp học, điện thoại di động reo lên. An Hách lấy ra xem, là mẹ gọi.
Cả năm, số lần bà gọi cho y cũng không tới năm lần, tình hình chung đều là có việc mới tìm y để trở về trợ giúp.
“Mẹ.” An Hách nghe máy.
“Ba mày có gọi cho mày không?” Bên kia vẫn là tiếng mạt chược như cũ.
“Không.”
“Dì Trương của mày nói con dâu của dì ấy thấy ba mày trên đường.” Bà cất cao giọng “Ba mày trở về rồi.”
“Dì Trương nào?” An Hách nhíu mày, so với mẹ, ba lại giống người dạo chơi bốn phương, đừng nói tới gọi điện mà quanh năm suốt tháng cả bóng người cũng không thấy một lần.
“Mày quan tâm dì Trương nào làm gì. Tao nói ba mày trở lại cũng không về nhà. Còn ôm ấp với con đàn bà nào đi dạo phố đấy.” Bà gào lên rồi đột nhiên bật khóc, vừa xào mạt chược vừa vô cùng đau buồn khóc “Mày nói tao nuôi con trai có ích gì hả! Cũng chẳng thấy mày đau lòng cho mẹ mày, cái thằng vong ân bội nghĩa.”
Bên trong điện thoại lại truyền tới giọng của một người phụ nữ khác “An Hách à, con cũng thật là, mấy tháng rồi dì không thấy con về thăm mẹ con đấy, con như thế cũng quá…”
An Hách không lên tiếng, trực tiếp tắt máy, trong lòng buồn bực vô cùng. Điện thoại lại vang lên, An Hách không nghe mà nhấn nút im lặng.
Sau khi quay lại văn phòng lấy đồ, y lái xe về nhà.
Vừa đến tầng bốn, còn chưa tới cửa nhà của mình, ở ngoài hành lang đã nghe được tiếng mạt chược quen thuộc. Âm thanh này khiến y không kiềm chế lửa giận được, nhưng đây lại là nhà của y, âm thanh này là dấu hiệu lớn nhất trong cái nhà này.
“Ô, An Hách về rồi.” Bác gái hàng xóm từ trong nhà đi ra, thò tay giật tay áo y, khuôn mặt hiện rõ vẻ hóng chuyện mà hỏi thăm “Có phải ba cháu về rồi không? Không về nhà à?”
“Đồ ăn buổi trưa bác làm chắc mặn lắm nhỉ.” An Hách xoay người đi tới nhà mình.
“Hả?” Bác gái ngẩn người.
“Nếu rảnh quá thì đi uống thêm nhiều nước chút đi.”
Bác gái xì một tiếng khinh miệt, nhỏ giọng mắng rồi trở về nhà mình.
Lúc An Hách đẩy cửa ra, tiếng mạt chược trong phòng ngừng lại một chút, mấy người trong hai bàn mạt chược đều nhìn y.
Mẹ y ngẩng đầu, nói “Mày còn về à! Đừng có về nhà như ba mày luôn đi.”
“Mẹ ăn cơm chưa?” An Hách không đáp lời của bà, đi tới cửa phòng bếp, nhìn thoáng qua vào bên trong, nồi lạnh, bếp lạnh, trong cái thùng rác chất đống hộp của thức ăn nhanh.
“Mẹ con nào có tâm tình ăn cơm chứ.” Một người phụ nữ nói “Con làm con trai cũng…
“Bà quen tôi sao?” An Hách quay lại nhìn bà ta.
“Ơ, không biết cậu thì không thể thay mẹ cậu nói mấy câu à.” Người phụ nữ kia có chút xấu hổ.
“Không biết tôi mà bà biết tôi làm con trai không được?” An Hách không chừa chút sĩ diện nào cho bà ta, y vốn đã không thích mấy bà bạn chơi bài cùng mẹ rồi, nhìn căn phòng bẩn thỉu lộn xộn y liền nổi giận.
Mẹ y buông bài trong tay xuống, kêu người đánh thay bà, kéo An Hách vào trong phòng ngủ “Mày đừng vừa về liền nổi giận với bạn của mẹ.” Bà đóng cửa phòng ngủ lại, rất mất hứng nói.
“Con đưa mẹ ra ngoài ăn một bữa.” An Hách nhíu mày nhìn mẹ, mẹ y cũng xem như là một người phụ nữ đẹp, nhưng mỗi ngày đánh bài thâu đêm suốt sáng, cả người đều không có tinh thần, mặt thì khô vàng “Mẹ ăn cơm hôm bao nhiêu ngày rồi?”
“Không ăn cơm hộp thì ăn cái gì?” Bà trợn mắt nhìn y, ngồi xuống giường, rút điếu thuốc ra châm “Dù sao giờ cũng chẳng ai quan tâm tao, ba mày trở lại cũng không về nhà, mày cũng vậy.”
“Mẹ muốn ba con trở về làm gì? Với căn phòng này, trở về là liền cãi nhau thôi.” An Hách nhìn ra ngoài cửa sổ. Ba không về nhà cũng là chuyện rất bình thường, từ nhỏ, trong trí nhớ của y gần như không có người ba này, ông ta đột nhiên muốn về mới là chuyện kỳ lạ đó.
“Ông ta không về thì thôi. Nhưng ông ta lại dám dẫn đàn bà đi dạo phố.” Bà vừa nói vừa kéo cửa, kêu vọng ra ngoài “Này, bà ra bài nhớ suy nghĩ đấy.”
“Mẹ sẽ không cho rằng ông ta ở ngoài nhiều năm vậy mà chỉ có một mình đấy chứ?” An Hách chưa bao giờ hỏi tới chuyện của ba mẹ, nhưng y không chỉ một lần đụng phải ba trên đường, mà mỗi lần người phụ nữ bên cạnh ông ta đều không lặp lại.
“Thôi bỏ đi, tao cũng không nhờ ông ta nuôi. Cứ thế đi.” Bà đứng dậy, phất tay rồi vội vã ra ngoài đánh bài.
An Hách vốn muốn đưa bà ra ngoài ăn một bữa, xem bộ dáng này của bà, y liền bỏ đi ý định kia, đứng trong phòng ngủ nghe tiếng mạt chược một lát, sau đó cũng đi ra ngoài.
“Con đi đây.” An Hách nói một tiếng với mẹ, mặc áo khoác vào rồi chuẩn bị mở cửa.
“Ừ.” Mắt của bà vẫn nhìn chăm chú vào bài “Ài, cả ngày thua suốt.”
An Hách dừng chân lại, lấy ví của mình ra, rút hết tiền trong ví đặt vào tay bà rồi kéo cửa đi ra ngoài.
Mẹ y không thiếu tiền, lúc y mua căn hộ còn được trợ cấp một ít vì khi đó tâm trạng bà đang tốt. Nhà ở trong thành phố phát triển, thêm cả một căn nhà nhỏ tất cả đều cho thuê, bà thuê người khác trông coi giúp, mỗi tháng chỉ cần ngồi trong nhà thu tiền thuê là được, nhưng mỗi lần nhìn thấy An Hách đều sẽ đòi tiền.
An Hách không có ý kiến gì, ngoại trừ trả thù lao, y cũng không tìm ra cách nào để báo hiếu.
Ra cửa rồi ngồi ở trên xe, An Hách cũng không có hứng thú ăn cơm tối. Mỗi lần về nhà đều là như thế, y không biết mẹ mình có phải sẽ chơi mạt chược như vậy hết nửa đời còn lại không, chứ mỗi lần nhìn thấy tình cảnh trong nhà, tâm trạng của y sẽ rơi xuống đáy vực, không mất hai ba ngày thì không leo lên được.
Y châm điếu thuốc, ngồi ở trong xe chậm rãi hút hết, sau đó lái xe đi không có mục tiêu trong thành phố. Chạy khoảng hai ba giờ, lại quay về con đường nhà mình, y đậu xe ở ven đường, đi vào một tiệm mì.
Rất lâu rồi không tới đây ăn mì. Hồi nhỏ khi xin tiền mẹ, bình thường y đều tới đây ăn một tô mì, sau đó đi thẳng theo con đường, tới khi mệt không còn đi được nữa mới về nhà.
Lúc ăn được nửa tô mì thì điện thoại vang lên, y chậm chạp lấy điện thoại ra nhìn, là của Na Thần. Tên người gọi vẫn hiện là “tóc giả”, y cứ quên sửa mãi.
“Big 7 à.” An Hách nghe máy.
Na Thần ngẩn người mới nói một câu “Big 7 bà ngoại anh.”
“Chuyện gì vậy, không phải hẹn ngày mai sao?” An Hách nhìn ngày trên điện thoại, xác định mình không có nhớ lầm ngày ăn cơm.
“Anh đang ở đâu, tôi qua đón anh.” Na Thần nói “Tới Dạ Ca.”
An Hách không lên tiếng, thật ra y rất sẵn lòng đi tới quán bar chơi vào lúc rảnh rỗi, quậy phá tới nửa đêm, đầu tê dại trở về ngủ một giấc, hôm sau cảm giác như được hồi sinh một lần nữa vậy. Nhưng hôm nay y không có tâm trạng, lúc ăn mì còn không muốn mở miệng, cả người chìm trong trạng thái chán nản.
“Không được, mai tôi qua tìm cậu đi ăn là được rồi.” Y tựa lưng vào ghế, nói.
“Giờ anh không đến, thì mai còn đi cái rắm gì.” Giọng điệu của Na Thần chẳng hề khách khí. “Muốn chơi thì chơi từ đêm nay tới ngày mai, còn không thì đừng có đi.” Nói xong liền cúp máy.
An Hách cầm điện thoại, tính thằng nhóc này y chang Lâm Nhược Tuyết.
Sau khi ăn xong mì, y đứng ở bên đường, gió Bắc bạt qua có chút vô nhân đạo, cái bóng của An Hách bị đèn đường kéo dài, tóc phấp phới trong gió giống như ngọn đuốc vậy.
Lúc kéo cửa xe, ngồi vào, cái cảm giác cô đơn không thể dập tắt lại dâng lên, An Hách nhìn chằm chằm vào vô lăng trong chốc lát, sau đó lấy điện thoại ra, nhấn tới số của Na Thần.
“Mấy giờ?” Y hỏi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook