Nạp Thiếp Ký I
-
Chương 5: Hình phạt đánh đít!
Dương Thu Trì hơi ngượng, lắc đầu nhún vai rồi quay người lại nhìn toàn bộ sơn thôn đang nép mình trong sườn núi. Hắn vốn muốn đi vào thôn hỏi cho ra lẽ, nhân tiện nghỉ ngơi chút vì đi cả nửa ngày cũng mệt mỏi lắm rồi, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy nơi đây chỉ cách huyện thành có năm dặm, đi thẳng vào thành hỏi xem ra tốt hơn. Nghĩ thế, hắn nhắm thẳng huyện thành tiếp tục cất bước.
Đi được một lúc, hắn đã vượt ra khỏi núi, đạp bước trên bình nguyên. Đi thêm một lúc nữa, đã thấy một đoạn tường thành nhô lên từ phía xa xa. Dần dần, chân của hắn đã bước trên đại lộ, người đi lại cũng nhiều hơn, hầu hết đều mặc áo bố thô kệch màu nâu đen, đội mũ rơm, hoặc gánh đồ đạc, hoặc đẩy xe nhỏ, nhiều người còn dẫn theo gia xúc đi lại tất bật trên đường.
Đi đến dưới tường thành, hắn thấy có một hộ thành hà, nước sông trong vắt, có một cây phù kiều vắt ngang. Cửa thành được hai binh sĩ mang yêu đao đứng canh, trông rất giống các binh sĩ trong phim cổ trang. Cửa thành có ba chữ đại tự cực lớn: "Quảng Đức huyện".
"Quản Đức huyện? Đây là chỗ quái nào thế? Chưa hề nghe nói tới bao giờ, đi vào trước rồi tính!"
Dương Thu Trì bước vào cửa thành. Hai lính canh không hề ngăn cản, thậm chí không thèm nhìn hắn lấy nửa con mắt. họ còn đang bận cười nói điều gì đó với nhau.
Trong thành thập phần náo nhiệt, đường đi không lớn, hai bên lại đầy tiệm tạp phô (cửa hiệu, quầy bán nhỏ), treo đầy các bảng chiêu bài đại loại như "Thụy Phúc Đường", "Diệu Thủ Đường", "Lâm Gia Tửu Tứ"...
Dương Thu Trì cảm thấy rất lạ lẫm, vừa ngó đông ngó tây, vừa bước dọc theo đại lộ. Đi chưa được bao xa, hắn đã đến một ngã tư, thấy một tòa kiến trúc vô cùng to lớn và hùng vĩ chiếm trọn một khu đất lớn, bao quanh là tường thành màu đỏ cao ngút trời. Nhìn kỹ hơn, hắn thấy một cửa lớn rộng ba gian (Cửa lớn có ba gian, mỗi gian là một cánh cửa nhỏ hơn, rộng 3.33 m) sơn toàn màu đen. Hai cửa hong khép kín, cửa giữa mở rộng. Trước cửa có một đôi sư tử đá, uy vũ hùng tráng. Hai bên cửa lớn có dựng một cái bản, trên đó có ghi hai chữ "Phóng cáo". Đây là ý gì? Không hiểu được.
Bên cạnh cửa lớn đó có một hán tử đeo đao đang đứng, xem ra là một vị quan sai. Dương Thu Trì bước đến bên thềm, ôm quyền hướng về hán tử đó, học theo giọng điệu của người xưa hỏi: "Xin hỏi vị đại ca này, nơi đây là địa phương nào?"
Hán tử đó nhìn Dương Thu Trì đánh giá một hồi, khẽ hừ mũi, phát ra hai từ cụt ngủn: "Huyện nha!" rồi quay đầu đi không lý gì hắn nữa.
Huyện nha? Đây là nha môn của Quảng Đức huyện sao? Có ý tứ! Khi nghĩ tới nha môn, đầu Dương Thu Trì liền hiện ngay hình ảnh quan lão gia vỗ án, nha dịch hai bên cùng hét trầm "Uy vũ...." như trong các phim cổ trang. Đi vào coi thử! Thấy đại môn không ngừng có người ra ra vào vào, hán tử mang đao đó cũng không thèm tra xét, xem ra có thể tùy tiện vào xem. Dương Thu Trì thò đầu vào trong đại môn nhìn, thấu trong đó có mấy người đang chỉ chỉ điểm điểm vào một bức bình phong, liền ưỡn ngực giả vờ như không có chuyện gì, cất bước vào trong cửa, thẳng tiến đến bức bình phong đó.
Bức bình phong này đối diện đại môn, dùng gạch đá mài nhẵn mà tạo thành, che phủ từ chân tường đến tận mái ngói. Trong những bố cáo thiếp trên tấm bình phong ấy, có một cái đề những chữ đại loại như: "Xét thấy Điền Gia thôn Điền Đại Tráng cùng Vương Tiểu Sơn mua bán ruộng đất mà không báo thuế, nộp thuế, việc mua bán ruộng đất này là không rõ ràng, đem tiền bỏ túi riêng không bờ không bến. Gian tâm của Kim Vương Tiểu Sơn nổi tiếng khắp nơi, xảo trá trăm điều. Không khai thuế thư, muốn xóa mờ chứng cứ. Không thu sổ tịch, tính bề ẩn giấu chẳng nộp lương. Nếu như đối với kẻ coi thường pháp luật này, người ngồi trên bàn cầm cân nãy mực..." Dương Thu Trì coi cả nửa ngày, đối với những chữ cổ văn bên trên bình phong chỉ có thể hiểu loáng thoáng như vậy. Chúng hầu hết được viết theo dạng phồn thể, lại không diễn giải rõ ràng, nên vô cùng khó hiểu. Có điều, từ dòng tối hậu "Trượng nhất bách" (đánh đòn một trăm trượng) mà xét, thì đây có vẻ là bản phán quyết của lão quan huyện sau quá trình thẩm án. Những chữ cuối cùng còn ghi rõ: "Vĩnh Lạc thất niên cửu nguyệt sơ nhị" (Ngày 2 tháng 9 năm thứ bảy niên hiệu Vĩnh Lạc).
Vĩnh Lạc thất niên? Vĩnh Lạc! Vĩnh Lạc Đại Điển! Chẳng lẻ mình xuyên thời gian trở về Minh triều? Dương Thu Trì có biết về Vĩnh Lạc đại điển. Trong sách giáo khoa môn lịch sử thời trung học, và thầy giáo có giảng rằng Vĩnh Lạc chính là niên hiệu của Minh Thành Tổ Chu Lệ. Vị hoàng đế này chủ trì biên soạn một bộ bách khoa toàn thư cực lớn, lấy niên hiệu của mình làm danh, gọi là "Vĩnh Lạc đại điển", chính là bộ bách khoa toàn thư hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc.
Minh triều, mình quay trở lại Minh triều rồi sao? Dương Thu Trì chợt cảm thấy ong ong trong não, vừa mừng vừa lo. Hắn học lịch sử không giỏi, cố lắm mới nhớ được người khai sáng ra triều đại này là một lão tên là Chu Nguyên Chương. Đó là chuyện về một gã ăn mày mặt muối xấu xa lên làm hoàng đế. Rồi hắn cố nhớ được vụ Trịnh Hòa đi Tây Dương! Trịnh Hòa là một người thuộc Minh triều, là một tên thái giám, nhưng có phải thuộc thời đại của Minh Thành Tổ hay không thì hắn không rõ. Đúng rồi, còn có Cẩm Y Vệ, hai tổ chức đặc vụ “Đông Hán”, “Tây Hán” (Đông Xưởng, Tây Xưởng?) còn những cái khác thì không nhớ nổi nữa.
Đối với Minh Thành Tổ, Dương Thu Trì chỉ có thể nhớ đến chuyện về Vĩnh Lạc Đại Điển, còn những điều khác thì hoàn toàn rỗng không. Thôi rồi, muốn đoán biết tương lai sau này thế nào đều không được nữa rồi! Dương Thu Trì thầm cười khổ, nếu sớm biết sẽ quay về thời đại Minh triều, thì đã sớm học cho giỏi lịch sử liên quan đến Minh triều, như vậy thì có thể dự đoán được chuyện vị lai, cải biến lịch sử rồi! Ai....! Cái mạng khổ cứ hoàn khổ, không thể trách gì ai được!
Lúc này chợt có một tràng tiếng la thảm truyền tới tai, đánh bật mọi suy nghĩ của Dương Thu Trì. Thanh âm này dường như là vọng ra từ sau bức bình phong. Dương Thu Trì di chuyển người sang phía ấy, thấy bên trong có một đại viện đang tập trung rất nhiều người. Phía đông có một nhóm người đứng thành đội ngũ rất trật tự, phía trước có một đại điện, trên đó có bậc tam cấp cao gần nửa người dẫn lên một nguyệt đài dài làm bằng đá. Phía bên trái Nguyệt đài có tám trung niên hán tử đang nằm sấp trên một hàng ghế dài, khố bị cửi ra đến tận đầu gối, hai tay bị trói thúc ké lên tận vai, mông đít đang chịu những cú đánh "bách bách" liên tục. Những hán tử này bị đánh phát ra những tiếng thét như heo bị chọc tiết, khiến đám người xem chung quanh cười ầm cả lên.
Dương Thu Trì nhanh chóng chạy lại coi náo nhiệt. Người đứng quanh xem trò cực hình đó khá đông, Dương Thu Trì chỉ có thể đứng ở xa xa phía sau, nhón chân nhướn cổ lên mới xem được. Trên đại đường lúc bấy giờ đang có hai hàng người giống như nha dịch đang đứng nghiệm, tay người nào cũng cột một sợi dây màu hồng to bản. Ở giữa là một cái lò sưởi, phía trước là bàn xử án. Một lão đầu mặc quan bào ngồi sau bàn xử, râu đã hoa râm. Do trong đại điện thiếu ánh sáng, nên tướng mạo của lão đầu đó khá mơ hồ, nhìn không rõ lắm.
Hán tử kia ăn đòn mấy chục hèo, mông đít tứa máu tươi, không đứng lên nỗi. Chờ cho người hành pháp bỏ người này ra, trong đám người đứng xem có hai tên tiểu hóa tử chạy ra cúi xuống kéo khố của hắn từ lên, rồi dìu đến nằm trên một cái phảng hè nhau khiêng ra ngoài nha môn.
Một tên nha dịch đi đến nhóm người đang chờ, đánh mỗi người một heo, hai người phía trước họ trợn trừng mắt, lấy ra một cái tờ giấy tráng, chia nhau tiến lên đại điện giữa Nguyệt đài, cúi người đưa miếng giấy đó cho một người có bộ dạng như thư sinh. Sau đó, họ lui ra hậu đường quỳ xuống, khấu đầu lại ông quan râu bạc một cái, rồi đứng lên lùi lại mấy bước, quay người đi ra khỏi đại đường. Khi đến trên Nguyệt đài, một người quỳ xuống trên khối đã lớn bên trái, người còn lại quỳ xuống khối đá bên phải. Xem ra hai người này là nguyên cáo và bị cáo, đến đây để cùng nhau kiện lên quan.
Dương Thu Trì nghe lão quan râu bạc nói điều gì đó, do khá xa nên hắn không được rõ ràng. Hắn thấy cứ thể không có ý nghĩa gì, bụng lại đang kêu rột rột, nên quyết định không xem nhiệt náo nữa, đi kiếm cái gì đó bỏ vào bụng rồi nói tiếp.
Dương Thu Trì chuyển thân đi ra ngoài, phát hiện phía sau bức bình phong có hình điêu khắc trên gạch, là tượng của một con quái thú. Quái thú này có hình dạng như kỳ lân, há miệng lớn, chung quanh có không ít kim ngân tài bảo, trên có một mặt trời đỏ au. Đây là ý gì thì rõ ràng hắn chẳng hiểu nổi.
Ra khỏi đại môn, hắn quay đầu nhìn lại lần nữa, phát hiện tường hai bên đại môn không bằng phẳng, mà có hai hàng tám chữ to. Tám chữ này dùng trình tự đảo ngược lại, giống như xông thẳng ra đại môn, nghĩ đi nghĩ lại đại ý nó như sau: "Nha môn mở vận mai, có lý không tiền đừng có đến". Xem ra mọi nha môn đều có cách hành xử y như tám chữ này, quả là có ý tứ!
Rời nha môn đi thẳng về trước, không lâu sau hắn đã thấy một tòa tửu lâu ở xa xa. Tửu lâu có treo một biển lớn, trên đề: "Cao Bằng khách sạn." Khi hắn vừa đến cổng khách sạn, một tiểu nhị đội mũ quả dưa, vai khóac một cái khăn lông thú màu trắng bước lên nghênh tiếp, cười hì hì hỏi: "Khách quan, ngài đến 'đả tiêm' hay là 'trụ điếm'?"
Dương Thu Trì đã nghe qua câu hỏi này trong phim quá nhiều lần rồi, 'đả tiêm' chính là ăn xong rồi đi, 'trụ điếm' thì ăn xong rồi ngủ lại. Do đó, hắn thuận miệng đáp: "Đương nhiên là trụ điếm!"
"Được!" Điếm tiểu nhị quay đầu hô lớn, “Trụ điếm, một vị khách quan”, sau đó cúi người thưa: “Thỉnh khách quan đi lối này.”
Thái độ quả là không tệ! Dương Thu Trì cất bước định đi vào, đột nhiên nhớ lại bản thân mình không có chút đồng bạc nào thì lấy gì mà ăn mà ở? Mặt hắn chợt đỏ lên, miễn cường cười cười nói: “Không xon rồi, ta quên mang theo tiền.”
Đi được một lúc, hắn đã vượt ra khỏi núi, đạp bước trên bình nguyên. Đi thêm một lúc nữa, đã thấy một đoạn tường thành nhô lên từ phía xa xa. Dần dần, chân của hắn đã bước trên đại lộ, người đi lại cũng nhiều hơn, hầu hết đều mặc áo bố thô kệch màu nâu đen, đội mũ rơm, hoặc gánh đồ đạc, hoặc đẩy xe nhỏ, nhiều người còn dẫn theo gia xúc đi lại tất bật trên đường.
Đi đến dưới tường thành, hắn thấy có một hộ thành hà, nước sông trong vắt, có một cây phù kiều vắt ngang. Cửa thành được hai binh sĩ mang yêu đao đứng canh, trông rất giống các binh sĩ trong phim cổ trang. Cửa thành có ba chữ đại tự cực lớn: "Quảng Đức huyện".
"Quản Đức huyện? Đây là chỗ quái nào thế? Chưa hề nghe nói tới bao giờ, đi vào trước rồi tính!"
Dương Thu Trì bước vào cửa thành. Hai lính canh không hề ngăn cản, thậm chí không thèm nhìn hắn lấy nửa con mắt. họ còn đang bận cười nói điều gì đó với nhau.
Trong thành thập phần náo nhiệt, đường đi không lớn, hai bên lại đầy tiệm tạp phô (cửa hiệu, quầy bán nhỏ), treo đầy các bảng chiêu bài đại loại như "Thụy Phúc Đường", "Diệu Thủ Đường", "Lâm Gia Tửu Tứ"...
Dương Thu Trì cảm thấy rất lạ lẫm, vừa ngó đông ngó tây, vừa bước dọc theo đại lộ. Đi chưa được bao xa, hắn đã đến một ngã tư, thấy một tòa kiến trúc vô cùng to lớn và hùng vĩ chiếm trọn một khu đất lớn, bao quanh là tường thành màu đỏ cao ngút trời. Nhìn kỹ hơn, hắn thấy một cửa lớn rộng ba gian (Cửa lớn có ba gian, mỗi gian là một cánh cửa nhỏ hơn, rộng 3.33 m) sơn toàn màu đen. Hai cửa hong khép kín, cửa giữa mở rộng. Trước cửa có một đôi sư tử đá, uy vũ hùng tráng. Hai bên cửa lớn có dựng một cái bản, trên đó có ghi hai chữ "Phóng cáo". Đây là ý gì? Không hiểu được.
Bên cạnh cửa lớn đó có một hán tử đeo đao đang đứng, xem ra là một vị quan sai. Dương Thu Trì bước đến bên thềm, ôm quyền hướng về hán tử đó, học theo giọng điệu của người xưa hỏi: "Xin hỏi vị đại ca này, nơi đây là địa phương nào?"
Hán tử đó nhìn Dương Thu Trì đánh giá một hồi, khẽ hừ mũi, phát ra hai từ cụt ngủn: "Huyện nha!" rồi quay đầu đi không lý gì hắn nữa.
Huyện nha? Đây là nha môn của Quảng Đức huyện sao? Có ý tứ! Khi nghĩ tới nha môn, đầu Dương Thu Trì liền hiện ngay hình ảnh quan lão gia vỗ án, nha dịch hai bên cùng hét trầm "Uy vũ...." như trong các phim cổ trang. Đi vào coi thử! Thấy đại môn không ngừng có người ra ra vào vào, hán tử mang đao đó cũng không thèm tra xét, xem ra có thể tùy tiện vào xem. Dương Thu Trì thò đầu vào trong đại môn nhìn, thấu trong đó có mấy người đang chỉ chỉ điểm điểm vào một bức bình phong, liền ưỡn ngực giả vờ như không có chuyện gì, cất bước vào trong cửa, thẳng tiến đến bức bình phong đó.
Bức bình phong này đối diện đại môn, dùng gạch đá mài nhẵn mà tạo thành, che phủ từ chân tường đến tận mái ngói. Trong những bố cáo thiếp trên tấm bình phong ấy, có một cái đề những chữ đại loại như: "Xét thấy Điền Gia thôn Điền Đại Tráng cùng Vương Tiểu Sơn mua bán ruộng đất mà không báo thuế, nộp thuế, việc mua bán ruộng đất này là không rõ ràng, đem tiền bỏ túi riêng không bờ không bến. Gian tâm của Kim Vương Tiểu Sơn nổi tiếng khắp nơi, xảo trá trăm điều. Không khai thuế thư, muốn xóa mờ chứng cứ. Không thu sổ tịch, tính bề ẩn giấu chẳng nộp lương. Nếu như đối với kẻ coi thường pháp luật này, người ngồi trên bàn cầm cân nãy mực..." Dương Thu Trì coi cả nửa ngày, đối với những chữ cổ văn bên trên bình phong chỉ có thể hiểu loáng thoáng như vậy. Chúng hầu hết được viết theo dạng phồn thể, lại không diễn giải rõ ràng, nên vô cùng khó hiểu. Có điều, từ dòng tối hậu "Trượng nhất bách" (đánh đòn một trăm trượng) mà xét, thì đây có vẻ là bản phán quyết của lão quan huyện sau quá trình thẩm án. Những chữ cuối cùng còn ghi rõ: "Vĩnh Lạc thất niên cửu nguyệt sơ nhị" (Ngày 2 tháng 9 năm thứ bảy niên hiệu Vĩnh Lạc).
Vĩnh Lạc thất niên? Vĩnh Lạc! Vĩnh Lạc Đại Điển! Chẳng lẻ mình xuyên thời gian trở về Minh triều? Dương Thu Trì có biết về Vĩnh Lạc đại điển. Trong sách giáo khoa môn lịch sử thời trung học, và thầy giáo có giảng rằng Vĩnh Lạc chính là niên hiệu của Minh Thành Tổ Chu Lệ. Vị hoàng đế này chủ trì biên soạn một bộ bách khoa toàn thư cực lớn, lấy niên hiệu của mình làm danh, gọi là "Vĩnh Lạc đại điển", chính là bộ bách khoa toàn thư hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc.
Minh triều, mình quay trở lại Minh triều rồi sao? Dương Thu Trì chợt cảm thấy ong ong trong não, vừa mừng vừa lo. Hắn học lịch sử không giỏi, cố lắm mới nhớ được người khai sáng ra triều đại này là một lão tên là Chu Nguyên Chương. Đó là chuyện về một gã ăn mày mặt muối xấu xa lên làm hoàng đế. Rồi hắn cố nhớ được vụ Trịnh Hòa đi Tây Dương! Trịnh Hòa là một người thuộc Minh triều, là một tên thái giám, nhưng có phải thuộc thời đại của Minh Thành Tổ hay không thì hắn không rõ. Đúng rồi, còn có Cẩm Y Vệ, hai tổ chức đặc vụ “Đông Hán”, “Tây Hán” (Đông Xưởng, Tây Xưởng?) còn những cái khác thì không nhớ nổi nữa.
Đối với Minh Thành Tổ, Dương Thu Trì chỉ có thể nhớ đến chuyện về Vĩnh Lạc Đại Điển, còn những điều khác thì hoàn toàn rỗng không. Thôi rồi, muốn đoán biết tương lai sau này thế nào đều không được nữa rồi! Dương Thu Trì thầm cười khổ, nếu sớm biết sẽ quay về thời đại Minh triều, thì đã sớm học cho giỏi lịch sử liên quan đến Minh triều, như vậy thì có thể dự đoán được chuyện vị lai, cải biến lịch sử rồi! Ai....! Cái mạng khổ cứ hoàn khổ, không thể trách gì ai được!
Lúc này chợt có một tràng tiếng la thảm truyền tới tai, đánh bật mọi suy nghĩ của Dương Thu Trì. Thanh âm này dường như là vọng ra từ sau bức bình phong. Dương Thu Trì di chuyển người sang phía ấy, thấy bên trong có một đại viện đang tập trung rất nhiều người. Phía đông có một nhóm người đứng thành đội ngũ rất trật tự, phía trước có một đại điện, trên đó có bậc tam cấp cao gần nửa người dẫn lên một nguyệt đài dài làm bằng đá. Phía bên trái Nguyệt đài có tám trung niên hán tử đang nằm sấp trên một hàng ghế dài, khố bị cửi ra đến tận đầu gối, hai tay bị trói thúc ké lên tận vai, mông đít đang chịu những cú đánh "bách bách" liên tục. Những hán tử này bị đánh phát ra những tiếng thét như heo bị chọc tiết, khiến đám người xem chung quanh cười ầm cả lên.
Dương Thu Trì nhanh chóng chạy lại coi náo nhiệt. Người đứng quanh xem trò cực hình đó khá đông, Dương Thu Trì chỉ có thể đứng ở xa xa phía sau, nhón chân nhướn cổ lên mới xem được. Trên đại đường lúc bấy giờ đang có hai hàng người giống như nha dịch đang đứng nghiệm, tay người nào cũng cột một sợi dây màu hồng to bản. Ở giữa là một cái lò sưởi, phía trước là bàn xử án. Một lão đầu mặc quan bào ngồi sau bàn xử, râu đã hoa râm. Do trong đại điện thiếu ánh sáng, nên tướng mạo của lão đầu đó khá mơ hồ, nhìn không rõ lắm.
Hán tử kia ăn đòn mấy chục hèo, mông đít tứa máu tươi, không đứng lên nỗi. Chờ cho người hành pháp bỏ người này ra, trong đám người đứng xem có hai tên tiểu hóa tử chạy ra cúi xuống kéo khố của hắn từ lên, rồi dìu đến nằm trên một cái phảng hè nhau khiêng ra ngoài nha môn.
Một tên nha dịch đi đến nhóm người đang chờ, đánh mỗi người một heo, hai người phía trước họ trợn trừng mắt, lấy ra một cái tờ giấy tráng, chia nhau tiến lên đại điện giữa Nguyệt đài, cúi người đưa miếng giấy đó cho một người có bộ dạng như thư sinh. Sau đó, họ lui ra hậu đường quỳ xuống, khấu đầu lại ông quan râu bạc một cái, rồi đứng lên lùi lại mấy bước, quay người đi ra khỏi đại đường. Khi đến trên Nguyệt đài, một người quỳ xuống trên khối đã lớn bên trái, người còn lại quỳ xuống khối đá bên phải. Xem ra hai người này là nguyên cáo và bị cáo, đến đây để cùng nhau kiện lên quan.
Dương Thu Trì nghe lão quan râu bạc nói điều gì đó, do khá xa nên hắn không được rõ ràng. Hắn thấy cứ thể không có ý nghĩa gì, bụng lại đang kêu rột rột, nên quyết định không xem nhiệt náo nữa, đi kiếm cái gì đó bỏ vào bụng rồi nói tiếp.
Dương Thu Trì chuyển thân đi ra ngoài, phát hiện phía sau bức bình phong có hình điêu khắc trên gạch, là tượng của một con quái thú. Quái thú này có hình dạng như kỳ lân, há miệng lớn, chung quanh có không ít kim ngân tài bảo, trên có một mặt trời đỏ au. Đây là ý gì thì rõ ràng hắn chẳng hiểu nổi.
Ra khỏi đại môn, hắn quay đầu nhìn lại lần nữa, phát hiện tường hai bên đại môn không bằng phẳng, mà có hai hàng tám chữ to. Tám chữ này dùng trình tự đảo ngược lại, giống như xông thẳng ra đại môn, nghĩ đi nghĩ lại đại ý nó như sau: "Nha môn mở vận mai, có lý không tiền đừng có đến". Xem ra mọi nha môn đều có cách hành xử y như tám chữ này, quả là có ý tứ!
Rời nha môn đi thẳng về trước, không lâu sau hắn đã thấy một tòa tửu lâu ở xa xa. Tửu lâu có treo một biển lớn, trên đề: "Cao Bằng khách sạn." Khi hắn vừa đến cổng khách sạn, một tiểu nhị đội mũ quả dưa, vai khóac một cái khăn lông thú màu trắng bước lên nghênh tiếp, cười hì hì hỏi: "Khách quan, ngài đến 'đả tiêm' hay là 'trụ điếm'?"
Dương Thu Trì đã nghe qua câu hỏi này trong phim quá nhiều lần rồi, 'đả tiêm' chính là ăn xong rồi đi, 'trụ điếm' thì ăn xong rồi ngủ lại. Do đó, hắn thuận miệng đáp: "Đương nhiên là trụ điếm!"
"Được!" Điếm tiểu nhị quay đầu hô lớn, “Trụ điếm, một vị khách quan”, sau đó cúi người thưa: “Thỉnh khách quan đi lối này.”
Thái độ quả là không tệ! Dương Thu Trì cất bước định đi vào, đột nhiên nhớ lại bản thân mình không có chút đồng bạc nào thì lấy gì mà ăn mà ở? Mặt hắn chợt đỏ lên, miễn cường cười cười nói: “Không xon rồi, ta quên mang theo tiền.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook