Nam Chủ, Ngươi Đừng Đuổi Theo Ta Nữa
-
Chương 11: Thưởng trà?
Một lần nữa tiêu hóa xong khổng lồ dữ liệu truyền tới, việc đầu tiên Lý Dật làm là: Đứng dậy, không cảm xúc hảo thu dọn giường chiếu, vệ sinh cá nhân, lấy trà trong nhẫn trữ vật đem ra chính phòng pha, ngồi cạnh cửa sổ hóng gió, tâm bình thản uống trà. Ân, đừng nghĩ rằng Lý Dật không có ý tưởng nhượng thử một chút cái gọi là công pháp, tu vi cao siêu hay ngự kiếm phi hành như những nhân vật chính trong những bọ tiểu thuyết xuyên không. Nhưng mà, đồng hồ sinh học và thói quen của Lý Dật đã kéo dài mấy chục năm không cho phép y làm trái.
Với lại ngồi như vậy hưởng thụ, uống trà, Lý Dật cảm thấy thật thoải mái. Tiết trời đặc biệt tốt, thoáng mát, không gian yên tĩnh của buổi sáng, không có ồn ào của xe cộ, máy móc, con người, chỉ còn lại tiếng động của động vật, tiếng nước chảy róc rách, tiếng lá trúc cọ qua cụ lại theo gió tạo nên âm thanh xài xạc, mọi thứ đều thật thanh bình, không khí trong sạch, không có ô nhiễm của khói bụi thành phố cùng nhà máy. Những thứ này đối với hiện đại mà nói quả thực là đặc biệt hiếm thấy, khắp nơi mà nói không khí đã không còn trong sạch như vậy nữa, chim chóc cũng dần ít đi, cây côi cũng chỉ còn là thưa thớt. Hơn nữa còn có một chỗ thực đặc biệt, nơi này còn chứa đựng một lượng lớn khổng lồ linh khí, thuận theo thói quen, cơ thể tự động hấp thụ linh khí vào người, nhượng bản thân cực kì thoải mái. Tuy vậy đó cũng chỉ là một phần thôi, chân chính khiến Lý Dật cảm thán chính là chất lượng của lá trà và nước pha trà ở đây, trà nơi này được trồng cũng không phải thường, được trồng nơi nhiều linh khí, hơn nữa phải trồng tận mấy chục năm, thu hoạch thì phải vào sáng sớm, lúc sương sớm vẫn còn, hái là lấy lá non, đó là lá trà tốt nhất, chất lượng nhất. Sau đó mang về, cẩn thận phương khô vào buổi sáng nơi đầy đủ linh khí, còn có sương. Nhất quyết là chỉ phơi vào buổi sáng, đó là lúc ánh mặt trời yếu ớt nhất, dịu nhất. Còn có sương sẽ giúp lá trà tuy khô nhưng không mất đi các chất, hương vị, mùi hương của lá trà, ngoài ra, linh khí sẽ giúp lá trà cải thiện chất lượng, giúp nó phù hợp với tu sĩ, hơn nữa là giữ cho hương vị trong từng lá trà sẽ không biến mất trong thời gian dài. Quả là tốt! Cái này kì thật chính Lý Dật cũng không biết trà của nơi khác có được tu sĩ chế biến như vậy không, bởi vì các bước kia đều là từ kí ức nguyên chủ lấy ra tới. Không sai, trà này là do nguyên chủ tự làm, bởi vì có ham mê đặc biệt với việc làm trà cà thưởng thức trà, vậy nên nguyên chủ đích thân tự tìm tòi và làm ra cách chế biến lá trà tốt nhất, cũng là y hài lòng nhất. Tuy lá trà đã đặc biệt hảo nhưng mà muốn ngon thì cần phải thêm tay nghề của người pha và nước pha. Nước pha ở đây chính là một con suối trên núi này, con suối này đều gần động phủ và gian nhà trúc này của nguyên chủ. Con suối này trải rộng vòng quanh núi từ đỉnh núi đến chân núi, xuyên qua vô số hang động. Mà đặc biệt ở đây, nước suối có rất nhiều linh khí, nhiều nhất là ở đỉnh núi, chân núi cũng chỉ là còn tàn dư lại chút linh khí, nước so với bình thường hảo chút, không đối tu sĩ tối quan tâm, nhưng là với nhân loại cũng coi như một oại thuốc bổ. Vì vậy, nước suối ở chân núi thường được dân chúng sống gần đó mang về dùng, bởi thế nên tuổi thọ của bọn họ đều cao hơn chút, cũng ít bệnh tật hơn. Dân chúng dưới đó không là tu sĩ, vậy nên cũng không nhận ra được nước suối khác với nước thường, nếu không thì đến một giọt nước cũng không còn rồi. Quay trở lại, nước suối trên đỉnh núi sở dĩ có nhiều linh khí hơn cũng không hoàn toàn do đỉnh núi nhiều linh khí mà còn là có nguyên nhân khác, nếu không nước dưới chân núi cũng không còn có thể bảo lưu chút ít linh khí còn sót lại. Nguyên nhân cũng rất đơn giản, con suối này bên dưới lòng đất có một địa linh mạch thuộc loại thượng linh mạch Quy Thiên linh mạch, sở dĩ gọi vậy vì hạch tâm linh mạch có chứa một giọt Quy Thiên, là linh mạch này sở hữu toàn bộ chống đỡ, cũng là nơi cung cấp linh khí. Mỗi ngàn năm mới ngưng tụ một giọt, mà tưởng lấy cũng không dễ dàng, bên ngoài của nó có một lớp bọc bảo vệ, vân giống mai rùa, tính chất cũng giống, thật cứng, sở dĩ vì vậy gọi là Quy Thiên linh mạch.
Ngạch, chủ đề bay xa quá rồi nhỉ? Đã nói đến nước tốt, vậy thì bây giờ phải nói đến thủ nghệ. Ân, tay nghề của nguyên chủ phi thường hảo, ở hiện đại nhất định sẽ được xưng đến chuyên gia. Tuy vậy, tài nghệ này cũng vẫn là so kém Lý Dật. Không cần phải hoài nghi, Lý Dật hoàn toàn có đủ tự tin kiêu ngạo. Nói đến pha trà, thủ nghệ của y luôn luôn là rất tốt, phi thường tốt! Ha ha, đừng hỏi tại sao Lý Dật biết, y cùng nguyên chủ cũng đều là ham mê yêu trà đạo, sở dĩ thì y có thiên phú hơn nguyên chủ chút, học sớm hơn, lại có thầy giảng dạy sơ qua sau đó về hội lĩnh ngộ chút, tự nghiên cứu chút là ra, bớt một số bước phiền toái. Nhưng quan trọng hơn, cách pha trà ở hiện đại so với cổ đại có kĩ thuật hơn, tinh tế hơn, biết cách pha trà ngon hơn, lợi dụng nước, lá trà, hương vị, mùi thơm đạt đến tối đa, phát huy tốt hơn, lại còn được kết hợp với nhiều thứ, cùng nhiều nơi với các cách làm khác nhau. Nói chung, kĩ thuật pha ở hiện đại nhỉnh hơn ở đây chút, nga, chính xác à kĩ thuật của y nhỉnh hơn nguyên chủ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook