Chợ chiều Quy Nhân ảm đạm đến hoang tàn.
Nắng như đổ lửa, chẳng một ai muốn ló mặt ra ngoài.

Chỉ còn độc nhất một quán nước nhỏ vẫn túc trực bất kể thời tiết.

Một lão nông, trạc tuổi tứ tuần ngồi huỵch xuống bàn, đặt cuốc cày bên cạnh, dùng miếng vải đã sờn rách vắt quanh cổ thấm lấy những giọt mồ hôi mặn chát tuôn như suối, thở hổn hển gọi lớn:
"Cửu thúc, cho tôi một chén trà mạn.

Thời tiết này đúng là hại chết người mà."
Từ trong nhà, một lão ông tóc đã bạc phơ khệ nệ bước ra:
"Lão Lưu, hôm nay nắng nóng như vậy sao ông còn ra đồng áng làm gì cho cơ cực.

Trà đây, uống để hạ nhiệt."
"Nếu ai cũng nghỉ việc thì lấy cái gì bỏ miệng ăn." - Lão Lưu cầm ly trà dứt khoát dốc thẳng vào miệng uống lấy uống để, rồi đặt mạnh xuống, xin thêm một ly nữa rồi cười sảng khoái nói - "Với cả ra đây để có người bầu bạn với thúc chứ."
"Thằng cả nhà ông đợt này lâu rồi không về nhỉ.

Làm trong phủ dù bận rộn nhưng cũng gần nhà, chẳng lẽ lại không đi qua chào ông được một lần."
"Về thăm lão già nhăn nheo này làm gì.

Cứ ở trong đó đi theo phò tá Tông chủ là hữu dụng rồi." - Lão Lưu mắt nhìn xa xăm, thở hắt, lời nói đã dứt nhưng ý tứ vẫn còn dang dở.

Có lẽ sự dang dở đó là nỗi niềm của bậc phụ mẫu, ngàn đời nay vẫn như vậy.
---
Khương Diệp ngồi lặng im trên tảng đá, cầm đóa hoa tử đằng tím thẫm nở rộ trên tay mà phe phẩy, tự nhủ tiết trời đã sang hạ.

So với vùng Thượng Căn cao lãnh mà nói, An Thịnh nằm ở địa thế thấp hơn, mùa hạ đặc biệt chói gắt, không dễ chịu như mấy tia nắng yếu ớt ở trên đỉnh núi cao này.

Hai kẻ kia đang lúi húi trong bếp nấu nướng tán gẫu gì đó, để Khương Diệp ngoài này một mình.

Từ ngày Âm Thanh Danh và Cường Bích Tôn xuất phát cũng đã là một hai tuần.

Ở lại nơi này thăm thú mọi ngóc ngách của Thượng Căn, ăn đủ thứ thiên hoa thần quả, cũng khá thảnh thơi.

Nhưng nhàn vi cư bất thiện, đạo nhẫn của kẻ thích xê dịch khiến Khương Diệp chẳng muốn ở đâu quá lâu.
Hoàng Kỳ cầm bát canh nóng hổi vừa đi vừa thôi ra cho Khương Diệp hớn nở khoe:
"Lá cây cô nương, hôm nay ăn gà hầm nhân sâm trứ danh do bọn ta mới nghĩ ra nhé."
Nhưng nơi tảng đá đó chẳng có vị cô nương áo lụa xanh ngắt nào nữa, chỉ có một bức thư đặt dưới đóa tử đằng.
Mành vải trắng rủ kín mặt nữ nhân, từng bước chân nhỏ nhanh nhẹn leo trèo qua những triền đồi ngọn dốc.

Càng xuống núi nắng tỏa càng gắt, Tiền Đình Chú như một con quái vật thoắt ẩn thoắt hiện, rập rình chờ thời cơ hạ gục cô nương nọ.

Nếu dùng một từ để nói về Khương Diệp thì có lẽ là: "Liều".

Luận về sức khỏe, từ nhỏ đã ốm yếu, người gầy guộc một cơn gió cũng đủ thổi bay, luận về pháp công thì thì dù có tố chất nhưng lại tự tin thái quá vào tố chất của mình dẫn đến lười biếng luyện tập, cho nên cũng chỉ làng nhàng, duy chỉ có bùa chú và đan dược là thông minh hơn người.


Dù bản thân nhiều nhược điểm như vậy mà lại ham đi nay đây mai đó thăm thú, cô nương này đến nay chưa gặp nạn lần nào quả là một dạng kỳ tích.

Giữa trưa, cả không gian là biển nắng rực hồng, Khương Diệp dù có muốn đi tiếp cũng không lại vì sức chịu đựng đã đến giới hạn, dù sao cũng đã đi một ngày một đêm để xuống núi, thiết nghĩ không nên quá ép bản thân.

Chỉ cách nhau một bóng râm mà dưới tán cây này với với nhiệt độ bên ngoài đã khác nhau một trời một vực nếu không muốn nói một nơi hồ nước một nơi biển lửa.

Dù đi cả ngày đường như vậy nhưng thật ra Khương Diệp vẫn chưa biết mình sẽ đi đâu, ý định ban đầu chỉ là muốn thoát khỏi "nồi cẩu lương tú ân ái" trên Thượng Căn rồi rong ruổi thăm thú.

Cảnh đẹp thì cũng đã ngắm chán chê, thiên hạ này có chỗ nào đang có thị phi đang có kỳ thú để nghe ngóng không?!? Đầu Khương Diệp tự dưng sáng bừng năm chữ: "Quy Nhân Hải Lâm Thành".
Ở đâu có Nghiệp*.
Ở đó có Khương Diệp
*Nghiệp trong khẩu nghiệp, tạo nghiệp, vv
Cổng vào thành Hải Lâm cao trăm trượng, rêu phong phủ kín lớp tường lục bảo xanh ngắt.

Khương Diệp nghe nói đây là một trong ngũ đại Kỳ Thành, kiến trúc đồ sộ, người qua kẻ lại nườm nượp, nhưng cảnh tượng trước mắt lại không giống vậy cho lắm.

Trước mặt Khương Diệp chỉ có những ngôi nhà đóng cửa im lìm.

Đi mãi đi mãi thì đến một quán trọ nhỏ vẫn mở cửa, chủ trọ là một thanh niên trẻ tuổi, ăn mặc tươm tất mặt mũi ưa nhìn, tươi tắn.
"Kính chào khách quan.

Hôm nay người muốn thuê phòng hay dùng bữa tại đây ạ?"
"Bên ngươi có phòng đơn không?"
"Mùa này ở đây nóng nực, rất ít khách vãng lai nên vẫn còn nhiều phòng, người yên tâm.

Chẳng hay khách quan có yêu cầu phòng hướng nào không? Tiểu nhân gợi ý phòng hướng bắc, tầm nhìn đến Quy Nhân Hải Lâm phủ, đặc biệt mỹ lệ."
"Được thế cho ta một phòng đấy đi."
"Vâng vâng.

Khách quan ngồi đợi một chút, ta sẽ cho người lên dọn dẹp tươm tất.

Trong khi ấy người cứ ngồi đây, thoải mái dùng trà."
Quán trọ này khá sạch sẽ, đồ dùng mới cóng, có lẽ mở chưa được bao lâu.

Bên cạnh có một cái ao nhỏ trong vắt.

Tiểu nhị bê bình trà sen ra, kính cẩn đặt xuống cho vị cô nương mũ trắng: "Mời quan khách dùng trà".

Khương Diệp nhẹ nhàng gật đầu, rót một tách rồi mới ngẩng đầu lên gọi với tiểu nhị lại hỏi chuyện: "Này ngươi, có vài chuyện ta muốn hỏi."
Tiểu nhị lập tức quay người lại, đáp: "Khách quan muốn hỏi chuyện gì?"
"Sao thành của các ngươi lại vắng tanh vắng ngắt vậy."
"Chắc cô nương là người từ xa tới nên không biết.


Mùa hè ở đây đặc biệt nắng gắt, tầm trưa như thế này, mọi người sẽ không ra ngoài, đứng lâu dưới ánh nắng này rất độc hại.

Quy Nhân Thành chỉ tấp nập lúc rạng sáng và lúc hoàng hôn.

Ngoài ra hôm nay mọi người hầu như tập trung ở Điểu Đài để biểu tình rồi."
"Biểu tình?" - Khương Diệp nghiêng đầu hỏi
"Cô nương không biết chứ dạo gần đây nhiều người cứ dần biến mất.

Lúc đầu chỉ có vài kẻ thường dân như bọn tiểu nhân, gần đây có thêm con của các vị chủ tướng, lãnh hầu nên mọi người mới được đà làm lớn chuyện, đòi một câu trả lời xác đáng.

Chỉ có điều, Hải Lâm Thành chẳng có ai đoái hoài.

Có một gia đình, có tận ba người con trai, đều mất tích, chỉ để lại lão nhân gia đơn côi một mình.

Thế mà vẫn không có ai tới giúp lão.

Cô nương xem có đáng thương không?"
"Ơ thế trước đó ta nghe nói Âm Thanh Danh mang về một kẻ tội đồ, số phận người đó sao rồi."
"À ý cô nương là tên quái nhân La Hến đó hả? Ta nghe nói là các vị đại pháp sư đã dùng một cái thứ thuật gì đấy...hồn rã...hay gì đó gϊếŧ hắn rồi."
"Ý ngươi là Phân Giã Tán Linh*?" - Khương Diệp nhíu mày
"À đúng rồi.

Nghe bảo là chết thảm lắm, mà cũng đáng đời.

Nếu không còn việc gì nữa thì tiểu nhân xin cáo lui."
Khương Diệp gật nhẹ đầu rồi trầm ngâm suy tư.

Để thực hiện thuật đó cần một trận đồ 12 pháp sư cao tay, kẻ bị thực hiện sẽ hồn bay phách tán, trở thành hư không, như chưa bao giờ tồn tại trên nhân gian này.

Không biết trước khi tận diệt, La Hến có moi móc thêm được thông tin gì không, bởi Khương Diệp vẫn cảm thấy chưa thỏa lòng.

Lúc ở Thượng Căn, vốn có chút thiện cảm với La Hến, dù sao đó cũng chỉ là người trần mắt thịt, không có nhẫn đạo, không có võ công, sao có thể làm ra loại chuyện như vậy.

Hoặc nhân tình thế thái vốn nhập nhằng, chẳng ai là tỏ tường.

Bất quá nếu có thể qua mắt được nhiều kẻ tu tiên như vậy thì chắc chắn đó không phải là kẻ bình thường.
Điều cần biết cũng đã biết, Khương Diệp vừa bước chân vào phòng, nằm thượt xuống một cách sảng khoái.

Cái giường này tốt hơn tấm gỗ ở Thượng Căn cả vạn lần.

Quyết định đánh một giấc nghỉ ngơi.
Khi Khương Diệp tỉnh dậy bởi tiếng người xe qua lại, ánh nắng chiều tà đỏ rực chiếu qua khung cửa sổ.


Kẻ buôn người bán nhộn nhịp hoàn toàn trái ngược ban trưa.

Vươn vai uể oải, bụng réo một hồi, có lẽ đã đến giờ đi ăn tối.

Chủ khách trọ là một người rất nhiệt tình, chỉ cần hỏi một câu đến Quy Nhân Thành cần ăn gì làm gì là sẽ có hẳn một danh sách dài đằng đẵng trao tận tay khách quan, kèm theo một bản đồ khu vực tiện cho người mới đến có thể thăm thú.

Sau khi mua được một tấn các loại điểm tâm khác nhau từ bánh ngọt, trái cây đến thịt quay, canh hầm, Khương Diệp đánh chén no say, nhoẻn miệng cười mãn nguyện rồi đến một phòng trà nghe truyện cổ để giải trí.

Qua lời giới thiệu của chủ khách trọ, Khương Diệp tìm đến một quán trà tên Tâm Hoa, nằm ở giữa thành, nổi danh khắp thành, cứ đêm xuống nườm nượp khách ghé vào thưởng trà nghe đàn ca cổ kịch, đặc biệt hôm nay sẽ là đêm đích thân chủ quán kể chuyện.

Người này là một nữ nhân, luôn đeo một chiếc mạng che mặt, chẳng ai biết được dung nhan nhưng giọng nói đặc biệt trầm ấm, ngọt tựa âm thanh tiếng suối chảy, đi vào lòng người.

Giá vé vào cửa những đêm có chủ quán sẽ cao gấp ba gấp năm lần nhưng vẫn đặc biệt đắt như tôm tươi, nửa canh giờ là hết hàng, giờ bán vé rất ngẫu hứng không định đoán được trước nên cũng chẳng biết đường nào mà đợi.

May mắn thay đúng lúc Khương Diệp đi qua hàng nem nướng bên cạnh Tâm Hoa lại là lúc quán mở bán vé nên đã thuận lợi giành cho mình một chỗ.

Nắng đã tắt hẳn, quán trà lên đèn, mở nhạc ca hoan mời gọi khách.

Chọn được một chỗ ở lầu hai, Khương Diệp ngồi ngay ngắn thảnh thơi chờ đến tiết mục biểu diễn.

Trước tiết mục kể chuyện là một loạt đàn tấu, ngâm khúc, vũ họa rất đa dạng và thích mắt.

Khi chủ quán bước ra, bầu không khí huyên náo bỗng im bặt như tờ, Khương Diệp đảo mắt nhìn quanh thầm nghĩ: "Có gì mà phải ghê gớm vậy."
Bước lên khán đài là một nữ nhân mặc xiêm y lụa hồng tươi kiểu cách khá lạ so với mọi người xung quanh, tóc buông dài cài kẹp đính hồng ngọc kết hoa, khuôn mặt được giấu sau lớp lụa hồng ẩn hiện đường nét.

Ở người con gái này toát ra một vẻ cao lãnh, thanh tao khiến người ta thấy dè dặt.

Cô nương ấy nhẹ nhàng ngồi xuống tấm đệm, vén lại lọn tóc ra sau mang tai, lấy từ hông ra một vật lạ bằng gỗ, hình chữ nhật có cán dài, sơn đen điểm họa tiết hoa bỉ ngạn.

Chủ quán nhẹ nhàng lắc cổ tay, vật bằng gỗ vang lên một tiếng "Cách" đanh thép.

Giọng thiếu nữ trầm ấm vang khắp gian phòng.
"Đào phân xuân tán.

Lê Dực đại nhân cùng một vị bằng hữu băng thanh ngọc khiết uy vũ nhân gian..."
Cả không gian như dịch chuyển về kỳ cùng dã sử.
Màn tấu kết thúc, chủ quán lặng lẽ đứng lên, cúi người nhẹ rồi bước xuống khán đài, đi về phía sau, toàn bộ không gian ngập tiếng reo hò vỗ tay kéo dài đến cả khắc.

Khương Diệp choáng ngợp, đuổi theo cô nương kia để được diện kiến một lần.

Phía sau quán là một vườn thượng uyển nhỏ với đủ loại cây cảnh, hòn non bộ đù hình dáng, chủ quán vẫn chưa rời đi mà còn đứng lại nói chuyện với người làm dặn dò gì đấy.

Khương Diệp đứng nép vào cột nhà, chờ hai người nói chuyện xong rồi mới ra mặt thì một giọng lãnh đạm hướng về phía cô:
"Cô nương đằng kia không biết có chuyện gì mờ ám mà lại phải lại phải trốn như vậy?"
Khương Diệp gãi đâu rồi từ từ bước ra.
"Xin lỗi chủ quán.

Chỉ là ta ngưỡng mộ tài năng của người nên muốn được một lần diện kiến."
"Không biết quý danh của cô nương là..." - Ánh mắt hiền từ nhìn Khương Diệp
"Ta là Khương Diệp.


Còn các vị đây là...?"
Chủ quán nhíu mày nhẹ rồi ngay lập tức đổi cơ mặt về biểu cảm hiền từ đáp:
"Xin giấu danh."
"Ta từ phương xa đến thăm thú Quy Nhân Thành.

Vô tình chuột sa chĩnh gạo lại được dự thính buổi diễn hôm nay."
"Không biết cô nương thấy thành mọn* này thế nào?"
*nhỏ nhỏ, không đáng chú ý
"Mọn thì không phải nhưng mà nhân cảnh thế thái nội thành ta đã đi đủ, không biết cảnh sắc thiên nhiên ở đây có gì đặc sắc.

Các vị đây có lẽ là người hiểu cao biết nhiều, mong chỉ giáo."
"Nói về cảnh thì gần đây có một sơn động nằm ở phía đông nam tên Phù Mỹ, cảnh tựa tiên tạc, sơn động đá nhũ lấp lánh tiên khí thanh tịnh, cô nương từ xa tới thì nên ghé thăm một lần."
"Đa tạ tiền bối chỉ giáo."
"Không có gì.

Bây giờ ta xin cáo lui.

Có duyên ắt gặp lại."
"Tại hạ cũng xin cáo từ."
Đêm sắp về khuya, Khương Diệp trở về khách trọ nghỉ ngơi tự nhủ mai lên đường từ sớm.
Sáng hôm sau Khương Diệp hỏi đường tới Phù Mỹ động chủ khách trọ có phần hơi bất ngờ:
"Sơn động đó cũng không gần đây lắm, lâu rồi chẳng có mấy ai lui đến, sao cô nương lại nghe danh được vậy?"
"Chỉ là vô tình thôi." - Khương Diệp cười nhàn nhạt.
"Cô nương chờ một chút để ta tìm trong đống bản đồ cũ của cha ta."
Vị thiếu niên ấy đi vào phía sau nhà, tìm kiếm lục lọi một canh giờ rồi đưa cho quan khách một tấm bản đồ bằng da cũ mèm sờn tróc rồi chúc Khương Diệp thượng lộ bình an.
Đường đi lúc đầu có hơi lắt léo nhưng sau đó chỉ thẳng một đường sâu về phía tây như lời chủ quán trà nói.

Tầm hai ba canh giờ Khương Diệp nhìn thấy một biển gỗ đã cũ viết chữ Phù Mỹ giới phủ bụi và rêu phong, nơi đây tựa thiên cổ chẳng một ai đặt chân tới, nhưng chắc hẳn phải có thứ gì thú vị thì mới được vị tiền bối kia nhắc đến như vậy.

Đi bộ vào một đoạn là đến một hang động gần biển chìm trong không gian huyền bí tĩnh mịch, chỉ có tiếng sóng vỗ từ xa xa.

Thiên hồng vạn tử xuyên thấu qua kẽ lá soi sáng những tảng thạch nhũ lấp lánh khiến cửa động tựa như phát sáng.

Khương Diệp thích thú bước vào phía trong.

Ánh nắng yếu dần yếu dần cho đến khi tắt hẳn.

Từng bước chân nhỏ nhẹ nhàng chuyển động cho đến khi Khương Diệp dẫm phải một vật mềm mềm khiến cô giật bắt mình, bước lại vài bước.

Khương Diệp niệm hỏa chú, soi sáng xung quanh.

Ánh lửa bập bùng chiếu rọi lên từng kẽ đá, từng vật thể.
Trong lấp lánh đá nhũ, là những xác người treo lơ lửng, thây xếp thành hình tròn nhưng đặc biệt lại không có mùi gì.

Khương Diệp thảng thốt một lúc rồi hít một hơi thật sâu định thần lại, đi khám xét xung quanh.

Chẳng bao lâu sau ở cửa động có tiếng bước chân dồn dập kéo đến, giọng nói uy vũ quát tháo:
"Kẻ nào ở phía kia đang hành sự mờ ám, mau lộ diện."
Khương Diệp nhíu mày quay lại, khó chịu lầm bầm: "Oan gia ngõ hẹp."

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương