Mười Năm Thương Nhớ
-
Quyển 1 - Chương 57: Thời gian bị đánh cắp
Tết năm 2001, ông
Ngôn bận công việc trong quân đội nên lại không về nhà, chỉ nhờ người
mang quà sinh nhật về cho hai cô con gái.
Tư Nhĩ nhận được một cuốn sách nhạc có in rất nhiều bản nhạc piano quý và một chuỗi ngọc trai lấp lánh. Còn A Hoành thì nhận được một chiếc bút lông và một nghiên mực rất đẹp.
A Hoành nâng niu món quà cha tặng, bà Uẩn lại có vẻ thắc mắc cười nói: “Cái này chẳng giống phong cách của cha con gì cả.”
Mấy ngày sau, cha A Hoành gọi điện về, cô mới biết hai món này là nhờ người tìm hộ, nghe nói còn là vật được chủ cũ rất nâng niu.
A Hoành cũng thấy áy náy vì lại phỗng tay trên món đồ mà người khác yêu thích. Ông Ôn liền cười lớn, nói với giọng đầy vẻ bí ẩn kèm thêm một chút đắc ý, bảo con gái phải nâng niu mới được coi là không phụ lòng người chủ cũ.
A Hoành liền hứa với cha. Tư Nhĩ nhìn thấy món quà của A Hoành, nét mặt mới bớt được phần nào vẻ u ám kéo dài mấy ngày qua. Bút lông, nghiên mực có phải là cái đáng đồng tiền đâu.
A Hoành thì vui vô cùng trước món quà sinh nhật này, cả ngày ngắm nghía cười cười, chẳng để ý đến ai.
Ngôn Hi ngân ngấn nước mắt, đứng sau lưng cô, tìm đủ mọi cách để thu hút sự chú ý của cô nhưng cô vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.
Đã ba năm trôi qua. A Hoành vừa đếm ngày vừa xé lịch.
Kì thi đại học đã đến gần, đó tựa như một bậc cửa, bước qua rồi thì không thấy có gì ghê gớm, nhưng nếu không bước qua được thì sẽ có cảm giác mình thua kém mọi người.
Ngày ngày, Ngôn Hi đọc sách vật lý, sách hóa học toét cả mắt, mấy lần định nhảy lầu tự tử, kết thúc cuộc đời này.
A Hoành nheo mắt rồi thò đầu ra ngoài cửa sổ, ước lượng cự li, tốc độ và lực cản của gió rồi mỉm cười, nói với Ngôn Hi: “Nhảy đi, không sao đâu, chết làm sao được, tàn tật cũng còn khó ấy!”
Ngôn Hi siết chặt nắm đấm, hạ quyết tâm. “Chủ tịch Mao Trạch Đông nói, mặc dù ta sẽ hi sinh, nhưng chúng ta không thể để KFC của chủ nghĩa đế quốc Mỹ giũ bỏ như những chiếc lông gà, mà phải như núi Thái Sơn áp đảo ba phái phản động toán, lí, hóa. Chủ tịch Mao Trạch Đông còn nói rằng, Ngôn Hi, ngươi đã sinh ra một cách vinh quang như thế thì chết cũng phải thật vĩ đại! Thế nên, A Hoành, em cứ yên tâm, anh sẽ không bao giờ tìm đến cái chết đâu!”
Tân Đạt Di mắt chữ O mồm chữ A.
Trần Quyện bó tay toàn tập.
A Hoành im lặng không nói gì.
Ngay trên đầu bảng của lớp có treo tấm biển đếm ngược thời gian, thời điểm hiện tại cách ngày thi đại học còn XX ngày.
Ai cũng tất bật, A Hoành thì khá bình chân, từ trước tới nay, cuộc sống của cô luôn ngăn nắp, có kế hoạch, từ năm lớp mười đã nhũ vậy rồi. Thế nên trong lúc mọi người vắt chân lên cổ thì cô vẫn bình chân như vại.
Bà Uẩn ngày nào cũng hầm canh tẩm bổ cho A Hoành và Ngôn Hi, nào là gà hầm, canh sườn, bồ câu hầm, óc lợn, chẳng ngày nào trùng với ngày nào.
Tư Nhĩ học muộn hơn A Hoành và Ngôn Hi một năm, Tư Hoán thì đang là sinh viên năm nhất nên tạm thời bị nhà họ Ôn gác sang một bên, mọi ưu tiên đều được dành cho A Hoành và Ngôn Hi. Thế nên, tiểu thư nhà họ Ngôn tinh thần thoải mái, người cũng béo tốt hẳn lên.
Tép thi đỗ vào trường Tây Lâm theo đúng nguyện vọng, trông cu cậu có vẻ người lớn hơn, không còn cả ngày bám riết các anh chị mè nheo nữa, nhưng cứ đến giờ ăn trưa là lại đòi lên lớp A Hoành ăn cùng cho bằng được. Cu cậu rất hùng hổ: “Chị A Hoành, anh Ngôn Hi là người nhà của em, người một nhà thì phải ăn cơm cùng nhau chứ!”
Ngôn Hi liếc xéo, nói: “Thế thì cứ việc ăn cơm của em, đừng có đau đáu nhìn món sườn của anh như thế nữa.”
Tép ngân ngấn nước mắt nói: “Có phải anh không thương em không? Anh đừng làm như thế, anh không thương, không quý em thì em đau lòng chết đi được.”
Khóe miệng A Hoành giật giật. “Tép, lớp em diễn kịch Shakespeare trong festival văn hóa lần này à?”
Cu cậu dương dương tự đắc đáp: “Không phải đâu! Bọn em diễn vở kịch do bọn em tự sáng tác. Em đóng vai nam chính bị hoa khôi của lớp ruồng bỏ, sau đó làm lại cuộc đời và lại bị hoa khôi củ trường đá.”
Hic, đây mà gọi là nam chính ư?
Nửa tháng trước khi thi đại học, trường làm bảng điều tra nguyện vọng. Hầu hết học sinh tốt nghiệp khóa này đều lựa chọn thành phố B và thành phố S, thầy cô và hiệu trưởng đều vô cùng hài lòng.
Ngôn Hi thì vẫn đấu tranh tinh thần, không biết nên chọn thành phố B hay thành phố S? Nếu là thành phố B thì kiếp này chỉ là gà què ăn quẩn cối xay ngay cửa nhà mình, mất mặt quá. Chọn thành phố S lại sợ nếp sống khác biệt quá nhiều, ăn uống không quen. Cuối cùng anh đành khoanh đại thành phố B.
Nhìn sang A Hoành thì thấy cô nộp giấy trắng. Anh biết cô không quen với việc chi phối vận mệnh, cứ để tự nhiên, mọi chuyện để mặt ông trời sắp đặt mới là thái độ sống của A Hoành.
Thế rồi, những tờ giấy ghi số ngày đếm ngược trong lớp đã bị xé vụn, thời khắc cuối cùng đã đến. Thầy hiệu trưởng phát động cuộc tổng động viên trước giờ thi trong hội trường với khí thế sôi sục, áo thầy cũng ướt đẫm mồ hôi.
Đám học sinh thì muôn hình vạn trạng: Kẻ ngơ ngác, kẻ đồng tình, một số lại ngủ bù hoặc vẫn cắm cúi giải đề, một số thì đầu óc để tận đâu đâu, có kẻ còn ngoáy lỗ mũi, mỗi người mỗi kiểu.
Nói đến khúc cuối, cổ khô miệng khát, thầy chỉ bổ sung một câu: “Các em cố gắng lên nhé!”
Tất cả học sinh đều hoan hô nhiệt liệt.
Bọn họ đổi địa điểm thi với nhau. A Hoành và Tân Đạt Di cùng thi ở một trường, Ngôn Hi, Trần Quyện lại ở hai điểm khác nhau
May mà đều cách nhà không xa.
Ba ngày mùng Bảy, mùng Tàm và mùng Chín, cụ Ôn điều động ô tô, bà Uẩn tháp tùng A Hoành và Ngôn Hi đi thi.
Trên xe, bà Uẩn dặn dò tỉ mỉ, vẻ rất căng thẳng: “Thẻ dự thi, chứng minh thư có chưa? Bút chì 2B mang đi chưa? Tẩy nữa, hai đứa mang đủ hết chưa?”
Ngôn Hi nũng nịu: “Cô ơi, cháu và A Hoành mang đủ rồi, cô không phải lo nữa đâu.”
Bà Uẩn tiếp tục nói: “Hai đứa có khát nước không, có nóng không? Thời tiết này tệ quá, tháng Bảy mà nóng như đổ lửa thế này!”
Tháng Bảy không nóng thì còn tháng nào nóng nữa...
Địa điểm thi của Ngôn Hi gần hơn nên anh xuống xe trước.
Lúc đầu Ngôn Hi không có gì căng thẳng, nhưng nghe bà Uẩn hỏi han suốt dọc đường, lúc xuống xe cũng thấy hơi run run.
A Hoành mở cửa sổ, tay cầm một cái chai, vặn nắp và nói: “Ngôn Hi há miệng ra.”
Ngôn Hi thắc mắc: “Hả?”
A Hoành vội dốc chai đựng chất lỏng màu xanh nhạt vào miệng anh.
Ngôn Hi giật bắn mình ngậm miệng lại, trong miệng là vị bạc hà mát mát tê tê, đầu óc cũng tỉnh táo hẳn ra. Hóa ra là nước đường bạc hà.
“Thi tốt nhé!” Cô mỉm cười nhìn anh bằng ánh mắt dịụ dàng, sau đó bấm nút để cửa kính từ từ đóng lại.
“Ngôn Hi, nếu có thể, em muốn học cùng trường đại học với anh.” Giọng cô rất nhỏ, như đang nói mê nhưng anh nghe rất rõ.
Ngôn Hi, nếu có thể...
Ngày mùng Chín thi xong, tất cả học sinh đểu như phát điên, đám này ôm nhau, cắn nhau, đám kia ôm đầu khóc nức nở, lảm nhảm mỗi câu này: “Lão tử thề vào đại học, mỗi ngày sẽ yêu một em, xem có còn ai dám nói lã tử yêu sớm nữa không!”
“Lão nương cũng có sung sướng gì đâu, hu hu hu,à, để Toán câu thứ ba chọn C đúng không?”
Đến Tân Đạt Di và Trần Quyện bình thường chẳng coi nhau ra gì cũng bế nhau quay mòng mòng.
Ngôn Hi: “A Hoành, A Hoành, bọn mình cũng bế nhau quay vài vòng đi?”
Người anh gió thổi cũng bay như thế, làm sao bế em được? Để em bế anh, lại càng không thể. và thế là hai người mò đến quán mì Lỗ gia giữa ngày nóng nực, gọi hai bát mì bò, mồ hôi vã ra như tắm, coi như chúc mừng những ngày tháng đen tối đã kết thúc. Sau đó, hai người chui vảo phòng điều hòa đợi kết quả, bắt đầu sống những ngày ăn chơi trác táng.
Ngôn Hi thở dài thườn thượt rồi than: “Haizz, chán nhỉ!”
A Hoành đang lau nhà, bèn lấy cán chổi chọc vào anh chàng đang nằm giả vờ chết trên sàn. “Nằm tránh ra kia đi.”
Ngôn Hi ậm ờ đáp, trở mình rối tiếp tục thở ngắn than dài.
A Hoành nheo mắt nhìn cuốn lịch treo tường. “Sao bảo ngày mai có điểm cơ mà?”
Ngôn Hi vừa ngật đầu vừa ngáp,đáp: “Nói một cách chính xác là mười hai giờ đêm hôm nay.”
A Hoành cau mày, hỏi: “Nhưng chắc là ông nội sẽ gọi cho phòng tuyển sinh để hỏi điểm trước đúng không?”
Vừa dứt lời thì điện thoại đổ chuông.
Ngôn Hi và A Hoành bốn mắt nhìn nhau.
“Anh ra nghe đi.”
“Em ra đi. A Hoành, em xinh xắn cực.”
“Anh đẹp trai tuyệt vời.”
“Chẳng ai xinh được như em.”
“Anh đẹp trai nhất vũ trụ.”
“Em ra đi.”
“Anh ra đi.”
“...”
“...”
“A Hoành,anh sợ lắm.”
“Em cũng thế.”
“Thôi không nghe nữa nhé!”
“Vâng”
Chuông reo hồi lâu rồi dừng hẳn.
A Hoành im lặng một lát rồi hỏi Ngôn Hi: “Anh sợ cái gì?”
Ngôn Hi nhìn trân trân lên trần nhà, đáp: “Anh sợ nhiều thứ, sợ nhìn nhầm đề, điền nhầm đáp án, sợ viết đẹp quá, giám thị chấm thi không biết thưởng thức, sợ vất vả một thời gian dài mà không đem lại kết quả gì, anh sợ mọi người đều tiến xa, còn anh thì đứng im không nhúc nhích...”
A Hoành nhìn anh rồi cúi xuống, nói: “Anh cũng biết đấy, kì thi này em cố tình trả lời sai vài câu, chắc điểm cũng thấp đi nhiều.”
“Sao mà tàn nhẫn thế!” Ngôn Hi gục đầu xuống gối ôm rồi cười thích thú. “Đã như thế rồi thì em còn sợ gì nữa?”
A Hoành cười khẽ. “Em cũng không biết.”
Tư Nhĩ nhận được một cuốn sách nhạc có in rất nhiều bản nhạc piano quý và một chuỗi ngọc trai lấp lánh. Còn A Hoành thì nhận được một chiếc bút lông và một nghiên mực rất đẹp.
A Hoành nâng niu món quà cha tặng, bà Uẩn lại có vẻ thắc mắc cười nói: “Cái này chẳng giống phong cách của cha con gì cả.”
Mấy ngày sau, cha A Hoành gọi điện về, cô mới biết hai món này là nhờ người tìm hộ, nghe nói còn là vật được chủ cũ rất nâng niu.
A Hoành cũng thấy áy náy vì lại phỗng tay trên món đồ mà người khác yêu thích. Ông Ôn liền cười lớn, nói với giọng đầy vẻ bí ẩn kèm thêm một chút đắc ý, bảo con gái phải nâng niu mới được coi là không phụ lòng người chủ cũ.
A Hoành liền hứa với cha. Tư Nhĩ nhìn thấy món quà của A Hoành, nét mặt mới bớt được phần nào vẻ u ám kéo dài mấy ngày qua. Bút lông, nghiên mực có phải là cái đáng đồng tiền đâu.
A Hoành thì vui vô cùng trước món quà sinh nhật này, cả ngày ngắm nghía cười cười, chẳng để ý đến ai.
Ngôn Hi ngân ngấn nước mắt, đứng sau lưng cô, tìm đủ mọi cách để thu hút sự chú ý của cô nhưng cô vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.
Đã ba năm trôi qua. A Hoành vừa đếm ngày vừa xé lịch.
Kì thi đại học đã đến gần, đó tựa như một bậc cửa, bước qua rồi thì không thấy có gì ghê gớm, nhưng nếu không bước qua được thì sẽ có cảm giác mình thua kém mọi người.
Ngày ngày, Ngôn Hi đọc sách vật lý, sách hóa học toét cả mắt, mấy lần định nhảy lầu tự tử, kết thúc cuộc đời này.
A Hoành nheo mắt rồi thò đầu ra ngoài cửa sổ, ước lượng cự li, tốc độ và lực cản của gió rồi mỉm cười, nói với Ngôn Hi: “Nhảy đi, không sao đâu, chết làm sao được, tàn tật cũng còn khó ấy!”
Ngôn Hi siết chặt nắm đấm, hạ quyết tâm. “Chủ tịch Mao Trạch Đông nói, mặc dù ta sẽ hi sinh, nhưng chúng ta không thể để KFC của chủ nghĩa đế quốc Mỹ giũ bỏ như những chiếc lông gà, mà phải như núi Thái Sơn áp đảo ba phái phản động toán, lí, hóa. Chủ tịch Mao Trạch Đông còn nói rằng, Ngôn Hi, ngươi đã sinh ra một cách vinh quang như thế thì chết cũng phải thật vĩ đại! Thế nên, A Hoành, em cứ yên tâm, anh sẽ không bao giờ tìm đến cái chết đâu!”
Tân Đạt Di mắt chữ O mồm chữ A.
Trần Quyện bó tay toàn tập.
A Hoành im lặng không nói gì.
Ngay trên đầu bảng của lớp có treo tấm biển đếm ngược thời gian, thời điểm hiện tại cách ngày thi đại học còn XX ngày.
Ai cũng tất bật, A Hoành thì khá bình chân, từ trước tới nay, cuộc sống của cô luôn ngăn nắp, có kế hoạch, từ năm lớp mười đã nhũ vậy rồi. Thế nên trong lúc mọi người vắt chân lên cổ thì cô vẫn bình chân như vại.
Bà Uẩn ngày nào cũng hầm canh tẩm bổ cho A Hoành và Ngôn Hi, nào là gà hầm, canh sườn, bồ câu hầm, óc lợn, chẳng ngày nào trùng với ngày nào.
Tư Nhĩ học muộn hơn A Hoành và Ngôn Hi một năm, Tư Hoán thì đang là sinh viên năm nhất nên tạm thời bị nhà họ Ôn gác sang một bên, mọi ưu tiên đều được dành cho A Hoành và Ngôn Hi. Thế nên, tiểu thư nhà họ Ngôn tinh thần thoải mái, người cũng béo tốt hẳn lên.
Tép thi đỗ vào trường Tây Lâm theo đúng nguyện vọng, trông cu cậu có vẻ người lớn hơn, không còn cả ngày bám riết các anh chị mè nheo nữa, nhưng cứ đến giờ ăn trưa là lại đòi lên lớp A Hoành ăn cùng cho bằng được. Cu cậu rất hùng hổ: “Chị A Hoành, anh Ngôn Hi là người nhà của em, người một nhà thì phải ăn cơm cùng nhau chứ!”
Ngôn Hi liếc xéo, nói: “Thế thì cứ việc ăn cơm của em, đừng có đau đáu nhìn món sườn của anh như thế nữa.”
Tép ngân ngấn nước mắt nói: “Có phải anh không thương em không? Anh đừng làm như thế, anh không thương, không quý em thì em đau lòng chết đi được.”
Khóe miệng A Hoành giật giật. “Tép, lớp em diễn kịch Shakespeare trong festival văn hóa lần này à?”
Cu cậu dương dương tự đắc đáp: “Không phải đâu! Bọn em diễn vở kịch do bọn em tự sáng tác. Em đóng vai nam chính bị hoa khôi của lớp ruồng bỏ, sau đó làm lại cuộc đời và lại bị hoa khôi củ trường đá.”
Hic, đây mà gọi là nam chính ư?
Nửa tháng trước khi thi đại học, trường làm bảng điều tra nguyện vọng. Hầu hết học sinh tốt nghiệp khóa này đều lựa chọn thành phố B và thành phố S, thầy cô và hiệu trưởng đều vô cùng hài lòng.
Ngôn Hi thì vẫn đấu tranh tinh thần, không biết nên chọn thành phố B hay thành phố S? Nếu là thành phố B thì kiếp này chỉ là gà què ăn quẩn cối xay ngay cửa nhà mình, mất mặt quá. Chọn thành phố S lại sợ nếp sống khác biệt quá nhiều, ăn uống không quen. Cuối cùng anh đành khoanh đại thành phố B.
Nhìn sang A Hoành thì thấy cô nộp giấy trắng. Anh biết cô không quen với việc chi phối vận mệnh, cứ để tự nhiên, mọi chuyện để mặt ông trời sắp đặt mới là thái độ sống của A Hoành.
Thế rồi, những tờ giấy ghi số ngày đếm ngược trong lớp đã bị xé vụn, thời khắc cuối cùng đã đến. Thầy hiệu trưởng phát động cuộc tổng động viên trước giờ thi trong hội trường với khí thế sôi sục, áo thầy cũng ướt đẫm mồ hôi.
Đám học sinh thì muôn hình vạn trạng: Kẻ ngơ ngác, kẻ đồng tình, một số lại ngủ bù hoặc vẫn cắm cúi giải đề, một số thì đầu óc để tận đâu đâu, có kẻ còn ngoáy lỗ mũi, mỗi người mỗi kiểu.
Nói đến khúc cuối, cổ khô miệng khát, thầy chỉ bổ sung một câu: “Các em cố gắng lên nhé!”
Tất cả học sinh đều hoan hô nhiệt liệt.
Bọn họ đổi địa điểm thi với nhau. A Hoành và Tân Đạt Di cùng thi ở một trường, Ngôn Hi, Trần Quyện lại ở hai điểm khác nhau
May mà đều cách nhà không xa.
Ba ngày mùng Bảy, mùng Tàm và mùng Chín, cụ Ôn điều động ô tô, bà Uẩn tháp tùng A Hoành và Ngôn Hi đi thi.
Trên xe, bà Uẩn dặn dò tỉ mỉ, vẻ rất căng thẳng: “Thẻ dự thi, chứng minh thư có chưa? Bút chì 2B mang đi chưa? Tẩy nữa, hai đứa mang đủ hết chưa?”
Ngôn Hi nũng nịu: “Cô ơi, cháu và A Hoành mang đủ rồi, cô không phải lo nữa đâu.”
Bà Uẩn tiếp tục nói: “Hai đứa có khát nước không, có nóng không? Thời tiết này tệ quá, tháng Bảy mà nóng như đổ lửa thế này!”
Tháng Bảy không nóng thì còn tháng nào nóng nữa...
Địa điểm thi của Ngôn Hi gần hơn nên anh xuống xe trước.
Lúc đầu Ngôn Hi không có gì căng thẳng, nhưng nghe bà Uẩn hỏi han suốt dọc đường, lúc xuống xe cũng thấy hơi run run.
A Hoành mở cửa sổ, tay cầm một cái chai, vặn nắp và nói: “Ngôn Hi há miệng ra.”
Ngôn Hi thắc mắc: “Hả?”
A Hoành vội dốc chai đựng chất lỏng màu xanh nhạt vào miệng anh.
Ngôn Hi giật bắn mình ngậm miệng lại, trong miệng là vị bạc hà mát mát tê tê, đầu óc cũng tỉnh táo hẳn ra. Hóa ra là nước đường bạc hà.
“Thi tốt nhé!” Cô mỉm cười nhìn anh bằng ánh mắt dịụ dàng, sau đó bấm nút để cửa kính từ từ đóng lại.
“Ngôn Hi, nếu có thể, em muốn học cùng trường đại học với anh.” Giọng cô rất nhỏ, như đang nói mê nhưng anh nghe rất rõ.
Ngôn Hi, nếu có thể...
Ngày mùng Chín thi xong, tất cả học sinh đểu như phát điên, đám này ôm nhau, cắn nhau, đám kia ôm đầu khóc nức nở, lảm nhảm mỗi câu này: “Lão tử thề vào đại học, mỗi ngày sẽ yêu một em, xem có còn ai dám nói lã tử yêu sớm nữa không!”
“Lão nương cũng có sung sướng gì đâu, hu hu hu,à, để Toán câu thứ ba chọn C đúng không?”
Đến Tân Đạt Di và Trần Quyện bình thường chẳng coi nhau ra gì cũng bế nhau quay mòng mòng.
Ngôn Hi: “A Hoành, A Hoành, bọn mình cũng bế nhau quay vài vòng đi?”
Người anh gió thổi cũng bay như thế, làm sao bế em được? Để em bế anh, lại càng không thể. và thế là hai người mò đến quán mì Lỗ gia giữa ngày nóng nực, gọi hai bát mì bò, mồ hôi vã ra như tắm, coi như chúc mừng những ngày tháng đen tối đã kết thúc. Sau đó, hai người chui vảo phòng điều hòa đợi kết quả, bắt đầu sống những ngày ăn chơi trác táng.
Ngôn Hi thở dài thườn thượt rồi than: “Haizz, chán nhỉ!”
A Hoành đang lau nhà, bèn lấy cán chổi chọc vào anh chàng đang nằm giả vờ chết trên sàn. “Nằm tránh ra kia đi.”
Ngôn Hi ậm ờ đáp, trở mình rối tiếp tục thở ngắn than dài.
A Hoành nheo mắt nhìn cuốn lịch treo tường. “Sao bảo ngày mai có điểm cơ mà?”
Ngôn Hi vừa ngật đầu vừa ngáp,đáp: “Nói một cách chính xác là mười hai giờ đêm hôm nay.”
A Hoành cau mày, hỏi: “Nhưng chắc là ông nội sẽ gọi cho phòng tuyển sinh để hỏi điểm trước đúng không?”
Vừa dứt lời thì điện thoại đổ chuông.
Ngôn Hi và A Hoành bốn mắt nhìn nhau.
“Anh ra nghe đi.”
“Em ra đi. A Hoành, em xinh xắn cực.”
“Anh đẹp trai tuyệt vời.”
“Chẳng ai xinh được như em.”
“Anh đẹp trai nhất vũ trụ.”
“Em ra đi.”
“Anh ra đi.”
“...”
“...”
“A Hoành,anh sợ lắm.”
“Em cũng thế.”
“Thôi không nghe nữa nhé!”
“Vâng”
Chuông reo hồi lâu rồi dừng hẳn.
A Hoành im lặng một lát rồi hỏi Ngôn Hi: “Anh sợ cái gì?”
Ngôn Hi nhìn trân trân lên trần nhà, đáp: “Anh sợ nhiều thứ, sợ nhìn nhầm đề, điền nhầm đáp án, sợ viết đẹp quá, giám thị chấm thi không biết thưởng thức, sợ vất vả một thời gian dài mà không đem lại kết quả gì, anh sợ mọi người đều tiến xa, còn anh thì đứng im không nhúc nhích...”
A Hoành nhìn anh rồi cúi xuống, nói: “Anh cũng biết đấy, kì thi này em cố tình trả lời sai vài câu, chắc điểm cũng thấp đi nhiều.”
“Sao mà tàn nhẫn thế!” Ngôn Hi gục đầu xuống gối ôm rồi cười thích thú. “Đã như thế rồi thì em còn sợ gì nữa?”
A Hoành cười khẽ. “Em cũng không biết.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook