Mười Hai Năm Kịch Cố Nhân
-
Chương 71: Kết
"Thế nên bà trở thành bác sĩ khoa Ngoại tim mạch sao? Trước đây ở khoa Xương bà cũng rất nổi tiếng ạ?" Cậu bé phát hiện ra điểm quan trọng.
Lão phu nhân mỉm cười, gật đầu.
Sau khi phẫu thuật thành công, bà đã thầm thề rằng, đã cứu được chồng một phút thì phải cứu ông ấy cả đời.
Nhờ sự tiến cử của Trần Lận Quan, bà trở thành học trò cuối cùng của vị chuyên gia đầu ngành đó. Trong thời gian chồng ở Pháp dưỡng bệnh, bà học từ nghiên cứu sinh lên tiến sĩ, thuận lợi tốt nghiệp, trở thành "đối thủ" lớn nhất của Trần Lận Quan.
"Sau đó chưa tới mấy năm, Sơn Đông được trả về." Lão phu nhân cũng đặt một cái kết cho câu chuyện về Sơn Đông.
Đáy mắt bà đong đầy nét cười, dường như vẫn có thể nhìn thấy cảnh tượng trong ngày lấy lai chủ quyền Sơn Đông.
"Bởi vậy nhà mình mới đến Ma Cao? Không đến Sơn Đông nữa ạ?"
"Ông nội con cố chấp thế đấy, nhất định phải sống ở đất thuộc địa, trông coi mảnh đất của người Hoa chúng ta."
Cậu bé gật nhẹ đầu.
"Bộ trưởng và phu nhân thì sao hả bà?" Cậu bé bắt đầu tò mò hỏi.
"Sau khi phu nhân qua đời, bộ trưởng vượt trùng dương đến Bỉ, trở thành cha xứ."
Đồng hành với ông ấy là mấy chục rương tài liệu văn kiện, đều là những tư liệu đàm phán ở hội nghị hòa bình Paris. Ông muốn công khai chúng, chứng minh với người dân nỗi gian khổ khi đàm phán của đoàn đại biểu, con cháu sau này không hiểu tình cảnh khi ấy, ông muốn giữ lại những văn kiện này để chứng minh đoàn đại biểu đã đạt được nhiều lợi ích trong đàm phán, những sự cố gắng bị che lấp trong lịch sử cần phải được ghi nhớ.
Cậu bé lớn lên bên ông nội, thông minh từ nhỏ giống hệt ông, nghe đến đây đương nhiên im lặng trở lại.
Lão phu nhân chậm rãi nở nụ cười: "Không lâu sau chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, sau khi quân Đức chiếm được Bỉ, thì phát hiện ra một vị cha xứ đang diễn thuyết khắp nơi, phản đối phát xít, lên án kịch liệt quân Nhật xâm lược Trung Hoa... vị cha xứ diễn thuyết đó..."
"Chính là ông ấy." Cậu bé đoán.
Lão phu nhân gật đầu.
Cậu nhóc giả bộ ông cụ non: "Ông ấy rất hận người Nhật Bản."
"Đúng thế." Lão phu nhân giải thích, "Cho đến chết ông ấy cũng không thoát được gong xiềng của "Hiệp ước hai mười mốt điều". Sau khi quân Nhật đầu hàng, ông ấy gửi một bức thư đến, bảo rằng vẫn hối hận vì đã ký hiệp ước kia."
Ở nơi xa xa, có người thở dài: "Vận mệnh trêu ngươi, năm xưa công sứ ngoại giao dưới tay Viên Thế Khải không thể thắng được bất cứ cuộc đàm phán nào, mới mời thầy Lục đã từ chức về. Tài năng của thầy Lục cũng làm ông ấy đeo đẳng nợ lòng suốt đời."
Cây ba toong màu nâu sẫm xuất hiện trong tầm mắt họ.
Theo sau là người vừa mới cất tiếng, chủ nhân của nhà họ Thẩm, Phó lão tiên sinh.
Một ông cụ hơn tám mươi tuổi chậm rãi vào phòng. Vì ban nãy tiếp khách nên ông ăn mặc rất chỉn chu, áo sơ mi màu trắng xám và quần âu màu sậm, có điều chân không chịu nổi đôi giày da trang trọng nữa, thay bằng đôi dép da mềm.
Bà ngoảnh đầu lại, cưới với ông.
Ông ngồi xuống ghế sô pha cách bà gần nhất, gác cây ba toong sang bên canh.
"Sau đó thì sao ạ?" Cậu nhóc vẫn chưa hết hứng thú, cuộc đời của ông nội và bà nội như quyển sách đọc mãi không hết.
Nhưng có vẻ bà nội không muốn nói thêm nữa rồi.
"Sau đó à?" Lão phu nhân cười trả lời, "Bắc Kinh đổi tên thành Bắc Bình, sau này lại đổi về."
"Bắc Kinh nghe vẫn bùi tai hơn." Lão tiên sinh nhận xét, dù tuổi đã cao nhưng đôi mắt vẫn sáng ngời như năm xưa.
"Ý con đâu phải thế." Cậu bé kháng nghị.
Bà lắc đầu, bắt đầu dọn dẹp bút ký của mình.
Cậu bé làm ra vẻ đáng thương nhìn lão tiên sinh: "Bà nội chỉ chịu kể mười hai năm..."
Ông nhoẻn miệng cười, "Mười hai năm mới đúng, số mười hai rất được chú trọng, nhà Phật coi trọng mười hai nhân duyên."
C4u nhỏ rầu rĩ gật đầu, nhóc biết mình đã nhờ nhầm người rồi.
Dù bất cứ chuyện gì đến chỗ ông nội, đều có lý lẽ của ông chưa ai cãi lại được.
Sau khi vú nuôi đưa cậu bé đi, ông vãy tay gọi bà tới.
Thẩm Hề luôn chiều ông, đi đến ngồi song vai với ông: "Nói chuyên xong rồi sao?"
Bình thường đều là Phó Đồng Văn dỗ đứa cháu nhỏ nhất này, nhưng hôm nay có khách đến, đành phải để bà trông nom.
Tháng Mười hai năm ngoái, người Hoa ở Ma Cao không chịu nổi áp bức nên đã tổ chức biểu tình thị uy, tám người bị quân đội Bồ Đào Nha đánh chết, hơn hai trăm người bị thương. Hiện giờ Bồ Đào Nha và Trung Quốc vẫn chưa thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hai nước không có cách nào đối thoại.
Sau khi vụ án đẫm máu xảy ra, Trung Quốc thẳng thừng phái t4u chiến đi tuần tra khu vực xung quanh Ma Cao, đồng thời dỡ áo bọc pháo, nhắm thẳng vào Ma Cao để bảo vệ người Hoa. Trong trận chiến ở Ma Cao chính phủ Bồ Đào Nha tỏ ra yếu thế, treo cờ rủ chia buồn, nhận sai với nhân dân Trung Hoa, buộc phải treo quốc kỳ Trung Quốc ở Ma Cao.
Vì sự kiên này mà ngành du lịch và kinh tế chịu tổn thất nặng nề. Bởi vậy gần đây người tới tìm Phó Đồng Văn rất nhiều.
Vốn định để con trai, con gái xử lý, nhưng ông biết đây là chuyện lớn ở Ma Cao, bèn đích thân đi gặp khách. Thẩm Hề không muốn ông lại bận tâm lo nghĩ những chuyện này, nhưng biết làm thế nào được, ông là Phó Đồng Văn mà.
"Hồi ấy suýt nữa thôi là Ma Cao được trả về rồi."
Ông đang nhắc đến năm Nhật Bản đầu hàng, vốn muốn ép người Nhât lui về Ma Cao, mượn cơ hội lấy lại... Nào ngờ lũ quỷ ngoại xâm còn đầu hàng nhanh hơn tưởng tượng.
Thốt nhiên ông nói: "Sớm muộn gì cũng phải trả lại cho Trung Quốc, giống như Sơn Đông."
Đáng tiếc ông không chờ được.
Đúng là không chờ được.
"Đang yên đang lành, sao lại nhắc đến quá khứ vậy?" Ông lại hỏi.
"Do thằng bé hỏi tôi, sao người nhà chúng ta đều mang họ Thẩm, chỉ mình ông mang họ Phó."
Hóa ra là thế, Phó Đồng Văn bật cười.
Ông với lấy cây ba toong, tay trái chống lên sô pha, nhấc người dậy đi đến bên bàn sách.
Bút máy của Thẩm Hề vẫn còn ở đó, giấy cũng sẵn có. Ông cầm cây bút lên, tháo nắp bút ra, viết bốn dòng lên giấy. Viết xong liền lập tức buông bút xuống, quay trở lại bên bà.
Phó Đồng Văn đưa tờ giấy đã gấp vuông vắn cho bà.
Dưới cái nhìn của ông, bà mở tờ giấy ra. Chữ trên nếp gấp vẫn như hồi xưa.
Đây là cả cuộc đời mà ông ngẫu hứng viết lại, sóng to gió lớn, sống chết gian nan của quá khứ đều đã phai nhạt, chỉ còn gói gọn trong ba mươi hai chữ ngắn ngủi:
Vừa gặp đã thương, non mòn biển cạn.
Duyên hồng dẫn lối, thân anh trao em.
Sống chết bao lần, núi xanh không đổi.
Non nước thái bình, nghĩa tình trăm năm.
"Chờ Ma Cao được trả về, bảo thằng cả đưa chúng ta về Bắc Kinh, mang theo một nắm đất Ma Cao." Ông thì thầm, "Ích kỷ lần này, chỉ tôi cùng bà về."
"Được." Bà đồng ý.
Cũng đã mấy mươi năm không được thấy tuyết ở thành Bắc Kinh rồi...
Kho tuyết dày, giẫm giày da lên có thể ngập đến ống quần. Phó Đồng Văn chợt nhớ đến sân viện trong nhà cũ Phó gia, khi đông đến, ông đứng dưới mái hiên trước cửa phòng sách, thường nhìn thấy tuyết bị gió bấc thổi tung bay.
Trong đêm có đèn, quay lưng về phía ánh sáng, ông có thể ngắm cả một đêm.
Ấy là Phó Đồng Văn của thuở niên hoa.
Lão phu nhân mỉm cười, gật đầu.
Sau khi phẫu thuật thành công, bà đã thầm thề rằng, đã cứu được chồng một phút thì phải cứu ông ấy cả đời.
Nhờ sự tiến cử của Trần Lận Quan, bà trở thành học trò cuối cùng của vị chuyên gia đầu ngành đó. Trong thời gian chồng ở Pháp dưỡng bệnh, bà học từ nghiên cứu sinh lên tiến sĩ, thuận lợi tốt nghiệp, trở thành "đối thủ" lớn nhất của Trần Lận Quan.
"Sau đó chưa tới mấy năm, Sơn Đông được trả về." Lão phu nhân cũng đặt một cái kết cho câu chuyện về Sơn Đông.
Đáy mắt bà đong đầy nét cười, dường như vẫn có thể nhìn thấy cảnh tượng trong ngày lấy lai chủ quyền Sơn Đông.
"Bởi vậy nhà mình mới đến Ma Cao? Không đến Sơn Đông nữa ạ?"
"Ông nội con cố chấp thế đấy, nhất định phải sống ở đất thuộc địa, trông coi mảnh đất của người Hoa chúng ta."
Cậu bé gật nhẹ đầu.
"Bộ trưởng và phu nhân thì sao hả bà?" Cậu bé bắt đầu tò mò hỏi.
"Sau khi phu nhân qua đời, bộ trưởng vượt trùng dương đến Bỉ, trở thành cha xứ."
Đồng hành với ông ấy là mấy chục rương tài liệu văn kiện, đều là những tư liệu đàm phán ở hội nghị hòa bình Paris. Ông muốn công khai chúng, chứng minh với người dân nỗi gian khổ khi đàm phán của đoàn đại biểu, con cháu sau này không hiểu tình cảnh khi ấy, ông muốn giữ lại những văn kiện này để chứng minh đoàn đại biểu đã đạt được nhiều lợi ích trong đàm phán, những sự cố gắng bị che lấp trong lịch sử cần phải được ghi nhớ.
Cậu bé lớn lên bên ông nội, thông minh từ nhỏ giống hệt ông, nghe đến đây đương nhiên im lặng trở lại.
Lão phu nhân chậm rãi nở nụ cười: "Không lâu sau chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, sau khi quân Đức chiếm được Bỉ, thì phát hiện ra một vị cha xứ đang diễn thuyết khắp nơi, phản đối phát xít, lên án kịch liệt quân Nhật xâm lược Trung Hoa... vị cha xứ diễn thuyết đó..."
"Chính là ông ấy." Cậu bé đoán.
Lão phu nhân gật đầu.
Cậu nhóc giả bộ ông cụ non: "Ông ấy rất hận người Nhật Bản."
"Đúng thế." Lão phu nhân giải thích, "Cho đến chết ông ấy cũng không thoát được gong xiềng của "Hiệp ước hai mười mốt điều". Sau khi quân Nhật đầu hàng, ông ấy gửi một bức thư đến, bảo rằng vẫn hối hận vì đã ký hiệp ước kia."
Ở nơi xa xa, có người thở dài: "Vận mệnh trêu ngươi, năm xưa công sứ ngoại giao dưới tay Viên Thế Khải không thể thắng được bất cứ cuộc đàm phán nào, mới mời thầy Lục đã từ chức về. Tài năng của thầy Lục cũng làm ông ấy đeo đẳng nợ lòng suốt đời."
Cây ba toong màu nâu sẫm xuất hiện trong tầm mắt họ.
Theo sau là người vừa mới cất tiếng, chủ nhân của nhà họ Thẩm, Phó lão tiên sinh.
Một ông cụ hơn tám mươi tuổi chậm rãi vào phòng. Vì ban nãy tiếp khách nên ông ăn mặc rất chỉn chu, áo sơ mi màu trắng xám và quần âu màu sậm, có điều chân không chịu nổi đôi giày da trang trọng nữa, thay bằng đôi dép da mềm.
Bà ngoảnh đầu lại, cưới với ông.
Ông ngồi xuống ghế sô pha cách bà gần nhất, gác cây ba toong sang bên canh.
"Sau đó thì sao ạ?" Cậu nhóc vẫn chưa hết hứng thú, cuộc đời của ông nội và bà nội như quyển sách đọc mãi không hết.
Nhưng có vẻ bà nội không muốn nói thêm nữa rồi.
"Sau đó à?" Lão phu nhân cười trả lời, "Bắc Kinh đổi tên thành Bắc Bình, sau này lại đổi về."
"Bắc Kinh nghe vẫn bùi tai hơn." Lão tiên sinh nhận xét, dù tuổi đã cao nhưng đôi mắt vẫn sáng ngời như năm xưa.
"Ý con đâu phải thế." Cậu bé kháng nghị.
Bà lắc đầu, bắt đầu dọn dẹp bút ký của mình.
Cậu bé làm ra vẻ đáng thương nhìn lão tiên sinh: "Bà nội chỉ chịu kể mười hai năm..."
Ông nhoẻn miệng cười, "Mười hai năm mới đúng, số mười hai rất được chú trọng, nhà Phật coi trọng mười hai nhân duyên."
C4u nhỏ rầu rĩ gật đầu, nhóc biết mình đã nhờ nhầm người rồi.
Dù bất cứ chuyện gì đến chỗ ông nội, đều có lý lẽ của ông chưa ai cãi lại được.
Sau khi vú nuôi đưa cậu bé đi, ông vãy tay gọi bà tới.
Thẩm Hề luôn chiều ông, đi đến ngồi song vai với ông: "Nói chuyên xong rồi sao?"
Bình thường đều là Phó Đồng Văn dỗ đứa cháu nhỏ nhất này, nhưng hôm nay có khách đến, đành phải để bà trông nom.
Tháng Mười hai năm ngoái, người Hoa ở Ma Cao không chịu nổi áp bức nên đã tổ chức biểu tình thị uy, tám người bị quân đội Bồ Đào Nha đánh chết, hơn hai trăm người bị thương. Hiện giờ Bồ Đào Nha và Trung Quốc vẫn chưa thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hai nước không có cách nào đối thoại.
Sau khi vụ án đẫm máu xảy ra, Trung Quốc thẳng thừng phái t4u chiến đi tuần tra khu vực xung quanh Ma Cao, đồng thời dỡ áo bọc pháo, nhắm thẳng vào Ma Cao để bảo vệ người Hoa. Trong trận chiến ở Ma Cao chính phủ Bồ Đào Nha tỏ ra yếu thế, treo cờ rủ chia buồn, nhận sai với nhân dân Trung Hoa, buộc phải treo quốc kỳ Trung Quốc ở Ma Cao.
Vì sự kiên này mà ngành du lịch và kinh tế chịu tổn thất nặng nề. Bởi vậy gần đây người tới tìm Phó Đồng Văn rất nhiều.
Vốn định để con trai, con gái xử lý, nhưng ông biết đây là chuyện lớn ở Ma Cao, bèn đích thân đi gặp khách. Thẩm Hề không muốn ông lại bận tâm lo nghĩ những chuyện này, nhưng biết làm thế nào được, ông là Phó Đồng Văn mà.
"Hồi ấy suýt nữa thôi là Ma Cao được trả về rồi."
Ông đang nhắc đến năm Nhật Bản đầu hàng, vốn muốn ép người Nhât lui về Ma Cao, mượn cơ hội lấy lại... Nào ngờ lũ quỷ ngoại xâm còn đầu hàng nhanh hơn tưởng tượng.
Thốt nhiên ông nói: "Sớm muộn gì cũng phải trả lại cho Trung Quốc, giống như Sơn Đông."
Đáng tiếc ông không chờ được.
Đúng là không chờ được.
"Đang yên đang lành, sao lại nhắc đến quá khứ vậy?" Ông lại hỏi.
"Do thằng bé hỏi tôi, sao người nhà chúng ta đều mang họ Thẩm, chỉ mình ông mang họ Phó."
Hóa ra là thế, Phó Đồng Văn bật cười.
Ông với lấy cây ba toong, tay trái chống lên sô pha, nhấc người dậy đi đến bên bàn sách.
Bút máy của Thẩm Hề vẫn còn ở đó, giấy cũng sẵn có. Ông cầm cây bút lên, tháo nắp bút ra, viết bốn dòng lên giấy. Viết xong liền lập tức buông bút xuống, quay trở lại bên bà.
Phó Đồng Văn đưa tờ giấy đã gấp vuông vắn cho bà.
Dưới cái nhìn của ông, bà mở tờ giấy ra. Chữ trên nếp gấp vẫn như hồi xưa.
Đây là cả cuộc đời mà ông ngẫu hứng viết lại, sóng to gió lớn, sống chết gian nan của quá khứ đều đã phai nhạt, chỉ còn gói gọn trong ba mươi hai chữ ngắn ngủi:
Vừa gặp đã thương, non mòn biển cạn.
Duyên hồng dẫn lối, thân anh trao em.
Sống chết bao lần, núi xanh không đổi.
Non nước thái bình, nghĩa tình trăm năm.
"Chờ Ma Cao được trả về, bảo thằng cả đưa chúng ta về Bắc Kinh, mang theo một nắm đất Ma Cao." Ông thì thầm, "Ích kỷ lần này, chỉ tôi cùng bà về."
"Được." Bà đồng ý.
Cũng đã mấy mươi năm không được thấy tuyết ở thành Bắc Kinh rồi...
Kho tuyết dày, giẫm giày da lên có thể ngập đến ống quần. Phó Đồng Văn chợt nhớ đến sân viện trong nhà cũ Phó gia, khi đông đến, ông đứng dưới mái hiên trước cửa phòng sách, thường nhìn thấy tuyết bị gió bấc thổi tung bay.
Trong đêm có đèn, quay lưng về phía ánh sáng, ông có thể ngắm cả một đêm.
Ấy là Phó Đồng Văn của thuở niên hoa.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook