Một Nét Son Tình
-
Chương 8: Trong gia nhã tự
Đông Cô đứng trước thôn, nhìn theo hướng Chu Thượng rời đi, đứng rất lâu, không biết đang nghĩ gì. Nay nàng đã cảm nhận được rất rõ ràng rằng mình thật sự đang sinh sống ở thế giới này, nàng sẽ vì thế mà mang cảm giác có lỗi với Chu Thượng, vì thế mà cảm kích Lý Khương Liễm, vì thế mà động lòng với La Hầu. Nàng thật sự đã là Tề Đông Cô, sống trong thế giới này.
Giao khế ước bán đất xong, đổi lại được một món tiền. Đông Cô ước lượng túi bạc không nặng không nhẹ trong tay, nghĩ thầm, đây chính là hy vọng của mình.
Về đến xưởng gỗ, Đông Cô ép bản thân không được nghĩ đến La Hầu nữa. Nàng chỉ cần đợi chàng là được. Nàng đặt toàn bộ tinh lực vào tác phẩm hội hoạ của mình. Nàng vẫn là một người cầu toàn của kiếp trước, một khi bắt đầu bắt tay làm việc thì không nghĩ đến gì khác, bận rộn lo gom những dụng cụ cần thiết. Giấy ở thế giới này không khác với giấy ở kiếp trước của nàng mấy, nàng đã chọn xong giấy, tốn không ít bạc. Nhưng nàng không xót, đối với tác phẩm của mình, xưa nay nàng chưa bao giờ tiếc tiền.
Bút, mực, cũng đều đã chọn xong, Đông Cô tốn một buổi sáng là đã chọn xong. Giờ đây chỉ còn lại bột màu. Đấy là thứ khó chọn nhất, cũng quan trọng nhất. Ở triều đại hiện giờ, lưu hành nhất là tranh thuỷ mạc phong cảnh, cho nên những nơi bán dụng cụ hội hoạ đều trữ rất ít bột màu, cho dù có thì chất lượng cũng không đạt được yêu cầu của Đông Cô. Đông Cô đi mấy tiệm liên tiếp, đều không tìm được bột màu nàng muốn mua.
"Cô nương, cô nương mà cần những thứ này, chỉ có thể đến Gia Nhã Tự để tìm."
Cuối cùng, có một bà lão ở cửa tiệm bán dụng cụ vẽ tranh nói vậy với Đông Cô.
"Gia Nhã Tự ạ?"
Lưng bà lão đã hơi còng, "Phải, những vị cao tăng ở đó hay vẽ tượng Phật, dùng những thứ mà cô nương nêu tên, bột màu được mài từ đá."
Gia Nhã Tự nằm ở phía Đông Nam của Lâm Thành, cách Tích Thành một quãng đường. Đông Cô đã từng nghe nói, Gia Nhã Tự là một ngôi chùa nhang khói hưng thịnh nhất khu vực Đông Nam của triều đình, vị sư tăng Như Cầm chủ trì ở đó đã từng vào cung giảng pháp cho Thái Hậu, là một vị cao tăng vang danh toàn thiên hạ. Đông Cô hơi thấp thỏm trong lòng. Gia Nhã Tự đông người đến thăm viếng, là thánh địa của cả nước, ngay cả An Nam Vương cũng phải kiêng nể, mình liệu có xin được nhan liệu không đây. Nàng tự nhủ bản thân không được lui bước, bất kể như thế nào cũng nên thử một lần.
Gia Nhã Tự cách Tích Thành không gần không xa, cưỡi ngựa mất quãng nửa ngày. Đông Cô không mang gì theo, giắt chút ngân lượng, gói hai chiếc bánh bao chay, mượn một cỗ xe ngựa từ Lý Khương Liễm chạy tới Gia Nhã Tự. Do lúc xuất phát đã là buổi tối, cho nên hôm đó không kịp nữa, Đông Cô tá túc qua đêm trong một ngôi miếu đổ nát.
Đã giữa thu, đêm trong núi lạnh giá rét buốt, Đông Cô cắn một miếng bánh bao chay cứng ngắc lạnh băng, ngồi trong xó của ngôi miếu co ro run cầm cập. Nàng nhìn ra ngoài, vầng trăng trên trời vẫn chưa tròn, trông như một cái miệng lớn, ánh sáng bàng bạc tuôn xuống trần gian. Đông Cô hít sâu một hơi, lúc gió núi lạnh căm căm xông vào cánh mũi, nàng lại nghĩ đến La Hầu. Đêm luôn khiến cho ta yên tĩnh, Đông Cô nhớ lại buổi đầu nàng và La Hầu gặp nhau, nhớ vô cùng tỉ mỉ từng chi tiết, từng hình ảnh từng câu nói. Trong giá lạnh, nàng thu mình, bàn tay vô thức vuốt ve chân phải.
Cảm giác bị mất đi một chân, là như thế nào? Đông Cô không biết.
Nghĩ mãi nghĩ hoài, cuối cùng nàng thiếp đi.
Sáng hôm sau, Đông Cô mất nguyên buổi sáng, cuối cùng mới đến được dưới chân núi của Gia Nhã Tự. Gia Nhã Tự nằm bên đỉnh núi Kỳ Sơn. Tuy Kỳ Sơn không cao, nhưng khá hiểm trở. Hiện giờ không giống như kiếp trước, đường lên núi xuống núi đều hình thành từ lối mòn, mà Kỳ Sơn, do có Gia Nhã Tự, vang danh thiên hạ, cho nên triều đình ra lệnh đắp đường. Nói là đường đi, thật ra cũng chỉ san một số mặt đá cho phẳng hơn một chút, so với những ngọn núi khác thì có tiến bộ, nhưng vẫn hiểm trở. Đường núi không cưỡi ngựa được, Đông Cô để lại xe ngựa trong một khách điếm dưới chân núi, tự mình đi bộ lên.
Dọc đường lên Đông Cô gặp không ít người, số đông là những thôn dân quanh vùng đến dâng hương trên chùa. Trong núi cây cối rậm rạp, đang giữa trưa cũng không có được bao nhiêu nắng chiếu xuyên qua. Đông Cô vừa đi vừa nghỉ, hai giờ đồng hồ sau mới leo được lên đỉnh núi.
Ngước mắt nhìn, Gia Nhã Tự nằm giữa một rừng cây, diện tích không lớn, gạch chùa màu đỏ sẫm, trông không khác những ngồi chùa ở kiếp trước của Đông Cô mấy. Trước cổng chùa có hai sư cô đang quét lá, mặc quần áo giản dị, sắc mặt hoà ái, hành lễ với tất cả những ai bước vào trong chùa. Đông Cô cảm nhận được không khí rất thiêng liêng ở nơi này, khiến cho lòng người không khỏi yên lắng xuống. Vừa vào trong chùa thì gặp chính điện, trước điện có một lư hương cao bằng đầu người, trong đó đang đốt nhang lễ Phật. Trước lư hương có rất nhiều người, nam nữ già trẻ, cùng nhau kính cẩn chắp tay vái về hướng chính điện, thành tâm cầu xin.
Đông Cô đứng khá xa, hai tay chắp lại, mặt quay về chính điện, khép nhẹ mi.
Trong lòng Đông Cô rất yên tĩnh, yên tĩnh đến ngay cả dục vọng cầu xin cũng không có. Tuy không có dục vọng, nhưng nàng biết, mình đang cầu xin. Gió mang mùi hương Phật, lướt quanh nàng.
Nàng như quên mất lý do mình đến Gia Nhã Tự, đứng trước chính điện hết nguyên một tuần nhang.
Sau đó, nàng đi vòng qua đám đông, ra phía sau chính điện, gặp một vị sư cô. Đông Cô gọi bà.
"Thưa thầy."
Sư cô dừng bước.
"Thí chủ có việc chi?"
"Bạch thầy, con nghe nói trong Gia Nhã Tự có một loại bột màu để vẽ, được mài ra từ đá."
Vị sư cô nhìn Đông Cô, "Đúng vậy."
"Chẳng hay bột màu này có bán ra cho người ngoài không ạ."
Sư cô cười, bà nhìn Đông Cô đầy từ ái, như nhìn một đứa trẻ non dại.
"Thí chủ đùa rồi, bột màu là dùng để vẽ Phật, không phải để bán."
"Bạch thầy, con thật sự đang cần, tuyệt đối sẽ không phí phạm."
Sư cô cười cười xua tay. Đông Cô không biết, loại bột màu mài ra từ đá kia, trong kiếp trước của nàng thì đâu đâu cũng có, nhưng ở thế giới này, cực kỳ quý giá, ngoại trừ để hoàng gia dùng trong triều đình ra, chỉ có những ngôi chùa lớn như Gia Nhã Tự mới được dùng, cho nên khi nàng cầu xin sư cô cho nàng bột màu, là đang làm khó cho người ta.
"Thấy thí chủ là người yêu thích hội hoạ, thí chủ có thể ra sau núi nhìn xem, nơi đó có người vẽ tranh." Nói xong, sư cô hành lễ rồi xoay người rời đi.
Đông Cô biết đã không xin được bột màu, tuy nàng cảm thấy thất vọng, nhưng không quá tiếc nuối. Nàng thường tự nhủ, chuyện gì cũng không nên cưỡng cầu, được thì tốt, không được có thể tìm thứ khác để thay thế.
Nghĩ vậy, Đông Cô cảm thấy bớt căng thẳng, bụng nghĩ dù sao cũng không lấy được bột màu, chi bằng làm theo lời vị sư cô đó, ra sau núi xem một chút, nhìn được một bức tranh tâm đắc thì không uổng công mình cực nhọc chạy đến đây.
Sau núi rất ít người, những ai thường đến dâng hương bái Phật thì sẽ không đi vòng ra đây. Đông Cô bước vào sâu trong núi, cuối cùng đến trước một vách núi. Vách núi đã được mài vô cùng phẳng, tiện cho việc vẽ. Đông Cô thấy, đâu đâu cũng đầy tranh vẽ. Tranh nơi đây có lẽ là những bức tranh vẽ từ xưa, tuổi tác đã khá cao, tuy nhiên màu sắc vẫn vô cùng tươi đẹp. Trong lòng Đông Cô thầm than, đây chính là thứ nàng đang cần, là màu sắc đặc biệt cần thiết khi dùng để tô tranh.
Ôi.......
Đông Cô bất lực lắc đầu, tiếp tục đi về phía trước.
Đi một lúc, Đông Cô dần dần quên đi vấn đề bột màu, mà bắt đầu chăm chú ngắm tranh trên vách. Giá trị nghệ thuật của những tranh này rất cao, nét bút phong phú lưu loát, vẽ liền mạch. Tranh trên vách minh hoạ lại các cảnh Đức Phật phổ độ chúng sinh, sinh động và linh hoạt, đẹp lung linh. Người ta nói, người ngoài nhìn cho vui, người trong nhìn để hiểu. Đối với Đông Cô, hội hoạ là thứ nàng am hiểu nhất, người trong của người trong, nàng ngắm kỹ lưỡng từng bức hoạ, lúc thì gật gù lúc thì chau mày, lúc thì lướt ngang qua, lúc thì đứng trước một bức tranh hồi lâu.
"Thí chủ là người yêu hội hoạ, am hiểu hội hoạ."
Phía sau bất chợt có tiếng nói, Đông Cô giật mình, ngoái đầu, thấy có một vị sư cô đang đứng sau lưng. Vị sư cô này tuổi đã cao, mặc áo giản dị, nét mặt vô cùng từ ái, trông như lúc nào cũng tươi cười. Chiếc áo nhà sư của bà có dính một chút bột vàng, Đông Cô nghĩ bụng, chắc là người vẽ tranh trong chùa.
"Con sơ ý, mải xem tranh quá say mê, xin thầy thứ lỗi."
"Nào có nào có, là lão tăng đã làm phiền đến thí chủ." Vị sư già xua tay, chỉ một bên, ra ý cho nàng đi theo bà.
Bà đưa Đông Cô đi sâu vào chỗ có tranh trên vách hơn.
"Lão tăng đã để ý đến thí chủ nãy giờ, phát hiện thí chủ có vẻ như rất am hiểu về hội hoạ."
Đông Cô mỉm cười, "Thầy đã quá khen rồi, con chỉ là một kẻ bị những bức tranh tuyệt vời này thu hút thôi."
"Tại sao thí chủ tới đây?"
Đông Cô âm thầm thở dài, thuật lại sự việc cho sư cô nghe.
"Thì ra là vậy." Vị sự già vỗ vỗ vai Đông Cô, nói: "Có lẽ thí chủ không biết, bột màu này là được chế ở Tây Vực mang về, bình thường rất khan hiếm, cho dù là đối với chùa của chúng tôi, cũng là thứ vô cùng quý báu, cho nên không thể bán cho ai được."
Đông Cô vỡ lẽ, "Thì ra là vậy."
Vị sư gật đầu.
Thảo nào chẳng nơi đâu bán, trong chùa cũng không chịu bán.
Đông Cô hành lễ với vị sư cô, "Cảm tạ thầy đã chỉ bảo."
Hai người vừa đi vừa trò chuyện, Đông Cô ngạc nhiên phát hiện, vị sư cô này hiểu biết rất sâu rộng về các kỹ thuật hội hoạ, nói chuyện với bà, nàng đã học được không ít điều. Nàng thầm nghĩ may sao mình ra sau núi, nếu như ban nãy cứ thế mà rời đi, thì đã bỏ lỡ mất rồi.
Đi một mạch đến trước một biệt viện, vị sư già dừng bước, ra ý cho Đông Cô vào trong sân ngồi lên tảng đá nghỉ ngơi.
"Xin thí chủ lượng thứ, viện này là nơi tu hành của cao tăng trong chùa, người ngoài không vào trong được."
"Đương nhiên đương nhiên, con ngồi ở đây một chút là được."
Vị sư già có vẻ như rất thích trò chuyện với Đông Cô, vì Đông Cô hiểu biết rất nhiều về hội hoạ, hơn nữa có rất nhiều ý tưởng và quan niệm mang từ kiếp trước, ở kiếp này trở thành tiên phong.
Hai người vui vẻ trao đổi rất lâu, mắt thấy sắc trời đã tối dần, Đông Cô liền đứng lên cáo từ.
"Được nói chuyện với thí chủ, thật sự đã khiến lão tăng được mở mang con mắt."
Đông Cô khiêm tốn xua tay, "Nào có nào có, thầy mới là người đã dạy cho con rất nhiều."
Nàng thật lòng bái phục vị sư già này, tuy kỹ thuật hội hoạ của bản thân nàng cao siêu, nhưng đều do rất nhiều người đi trước để lại, hết thảy đã được tổng kết trọn gói. Trong khi ở thế giới này, mọi người hoàn toàn phải tự dựa vào hiểu biết của bản thân, từ từ tìm tòi, từ từ luyện tập. Lấy những bức tranh trên vách núi làm ví dụ, bao nhiêu vị hoạ sĩ trong chùa đã trút không biết bao nhiêu tâm huyết của mình vào một bức tranh, cuối cùng mới có thể để lại những tác phẩm lưu truyền nhân thế như vậy, vì thế, Đông Cô đặc biệt kính trọng họ.
"Nếu như thí chủ rảnh rỗi, nơi đây lúc nào cũng hoan nghênh."
"Nếu như con rảnh rỗi, nhất định......."
Câu nói của Đông Cô chưa kịp dứt, đã dừng ngay ở đó.
Nàng không sao tin được mắt mình, nhìn về một hướng—-
La Hầu?!
hết chương 8
Giao khế ước bán đất xong, đổi lại được một món tiền. Đông Cô ước lượng túi bạc không nặng không nhẹ trong tay, nghĩ thầm, đây chính là hy vọng của mình.
Về đến xưởng gỗ, Đông Cô ép bản thân không được nghĩ đến La Hầu nữa. Nàng chỉ cần đợi chàng là được. Nàng đặt toàn bộ tinh lực vào tác phẩm hội hoạ của mình. Nàng vẫn là một người cầu toàn của kiếp trước, một khi bắt đầu bắt tay làm việc thì không nghĩ đến gì khác, bận rộn lo gom những dụng cụ cần thiết. Giấy ở thế giới này không khác với giấy ở kiếp trước của nàng mấy, nàng đã chọn xong giấy, tốn không ít bạc. Nhưng nàng không xót, đối với tác phẩm của mình, xưa nay nàng chưa bao giờ tiếc tiền.
Bút, mực, cũng đều đã chọn xong, Đông Cô tốn một buổi sáng là đã chọn xong. Giờ đây chỉ còn lại bột màu. Đấy là thứ khó chọn nhất, cũng quan trọng nhất. Ở triều đại hiện giờ, lưu hành nhất là tranh thuỷ mạc phong cảnh, cho nên những nơi bán dụng cụ hội hoạ đều trữ rất ít bột màu, cho dù có thì chất lượng cũng không đạt được yêu cầu của Đông Cô. Đông Cô đi mấy tiệm liên tiếp, đều không tìm được bột màu nàng muốn mua.
"Cô nương, cô nương mà cần những thứ này, chỉ có thể đến Gia Nhã Tự để tìm."
Cuối cùng, có một bà lão ở cửa tiệm bán dụng cụ vẽ tranh nói vậy với Đông Cô.
"Gia Nhã Tự ạ?"
Lưng bà lão đã hơi còng, "Phải, những vị cao tăng ở đó hay vẽ tượng Phật, dùng những thứ mà cô nương nêu tên, bột màu được mài từ đá."
Gia Nhã Tự nằm ở phía Đông Nam của Lâm Thành, cách Tích Thành một quãng đường. Đông Cô đã từng nghe nói, Gia Nhã Tự là một ngôi chùa nhang khói hưng thịnh nhất khu vực Đông Nam của triều đình, vị sư tăng Như Cầm chủ trì ở đó đã từng vào cung giảng pháp cho Thái Hậu, là một vị cao tăng vang danh toàn thiên hạ. Đông Cô hơi thấp thỏm trong lòng. Gia Nhã Tự đông người đến thăm viếng, là thánh địa của cả nước, ngay cả An Nam Vương cũng phải kiêng nể, mình liệu có xin được nhan liệu không đây. Nàng tự nhủ bản thân không được lui bước, bất kể như thế nào cũng nên thử một lần.
Gia Nhã Tự cách Tích Thành không gần không xa, cưỡi ngựa mất quãng nửa ngày. Đông Cô không mang gì theo, giắt chút ngân lượng, gói hai chiếc bánh bao chay, mượn một cỗ xe ngựa từ Lý Khương Liễm chạy tới Gia Nhã Tự. Do lúc xuất phát đã là buổi tối, cho nên hôm đó không kịp nữa, Đông Cô tá túc qua đêm trong một ngôi miếu đổ nát.
Đã giữa thu, đêm trong núi lạnh giá rét buốt, Đông Cô cắn một miếng bánh bao chay cứng ngắc lạnh băng, ngồi trong xó của ngôi miếu co ro run cầm cập. Nàng nhìn ra ngoài, vầng trăng trên trời vẫn chưa tròn, trông như một cái miệng lớn, ánh sáng bàng bạc tuôn xuống trần gian. Đông Cô hít sâu một hơi, lúc gió núi lạnh căm căm xông vào cánh mũi, nàng lại nghĩ đến La Hầu. Đêm luôn khiến cho ta yên tĩnh, Đông Cô nhớ lại buổi đầu nàng và La Hầu gặp nhau, nhớ vô cùng tỉ mỉ từng chi tiết, từng hình ảnh từng câu nói. Trong giá lạnh, nàng thu mình, bàn tay vô thức vuốt ve chân phải.
Cảm giác bị mất đi một chân, là như thế nào? Đông Cô không biết.
Nghĩ mãi nghĩ hoài, cuối cùng nàng thiếp đi.
Sáng hôm sau, Đông Cô mất nguyên buổi sáng, cuối cùng mới đến được dưới chân núi của Gia Nhã Tự. Gia Nhã Tự nằm bên đỉnh núi Kỳ Sơn. Tuy Kỳ Sơn không cao, nhưng khá hiểm trở. Hiện giờ không giống như kiếp trước, đường lên núi xuống núi đều hình thành từ lối mòn, mà Kỳ Sơn, do có Gia Nhã Tự, vang danh thiên hạ, cho nên triều đình ra lệnh đắp đường. Nói là đường đi, thật ra cũng chỉ san một số mặt đá cho phẳng hơn một chút, so với những ngọn núi khác thì có tiến bộ, nhưng vẫn hiểm trở. Đường núi không cưỡi ngựa được, Đông Cô để lại xe ngựa trong một khách điếm dưới chân núi, tự mình đi bộ lên.
Dọc đường lên Đông Cô gặp không ít người, số đông là những thôn dân quanh vùng đến dâng hương trên chùa. Trong núi cây cối rậm rạp, đang giữa trưa cũng không có được bao nhiêu nắng chiếu xuyên qua. Đông Cô vừa đi vừa nghỉ, hai giờ đồng hồ sau mới leo được lên đỉnh núi.
Ngước mắt nhìn, Gia Nhã Tự nằm giữa một rừng cây, diện tích không lớn, gạch chùa màu đỏ sẫm, trông không khác những ngồi chùa ở kiếp trước của Đông Cô mấy. Trước cổng chùa có hai sư cô đang quét lá, mặc quần áo giản dị, sắc mặt hoà ái, hành lễ với tất cả những ai bước vào trong chùa. Đông Cô cảm nhận được không khí rất thiêng liêng ở nơi này, khiến cho lòng người không khỏi yên lắng xuống. Vừa vào trong chùa thì gặp chính điện, trước điện có một lư hương cao bằng đầu người, trong đó đang đốt nhang lễ Phật. Trước lư hương có rất nhiều người, nam nữ già trẻ, cùng nhau kính cẩn chắp tay vái về hướng chính điện, thành tâm cầu xin.
Đông Cô đứng khá xa, hai tay chắp lại, mặt quay về chính điện, khép nhẹ mi.
Trong lòng Đông Cô rất yên tĩnh, yên tĩnh đến ngay cả dục vọng cầu xin cũng không có. Tuy không có dục vọng, nhưng nàng biết, mình đang cầu xin. Gió mang mùi hương Phật, lướt quanh nàng.
Nàng như quên mất lý do mình đến Gia Nhã Tự, đứng trước chính điện hết nguyên một tuần nhang.
Sau đó, nàng đi vòng qua đám đông, ra phía sau chính điện, gặp một vị sư cô. Đông Cô gọi bà.
"Thưa thầy."
Sư cô dừng bước.
"Thí chủ có việc chi?"
"Bạch thầy, con nghe nói trong Gia Nhã Tự có một loại bột màu để vẽ, được mài ra từ đá."
Vị sư cô nhìn Đông Cô, "Đúng vậy."
"Chẳng hay bột màu này có bán ra cho người ngoài không ạ."
Sư cô cười, bà nhìn Đông Cô đầy từ ái, như nhìn một đứa trẻ non dại.
"Thí chủ đùa rồi, bột màu là dùng để vẽ Phật, không phải để bán."
"Bạch thầy, con thật sự đang cần, tuyệt đối sẽ không phí phạm."
Sư cô cười cười xua tay. Đông Cô không biết, loại bột màu mài ra từ đá kia, trong kiếp trước của nàng thì đâu đâu cũng có, nhưng ở thế giới này, cực kỳ quý giá, ngoại trừ để hoàng gia dùng trong triều đình ra, chỉ có những ngôi chùa lớn như Gia Nhã Tự mới được dùng, cho nên khi nàng cầu xin sư cô cho nàng bột màu, là đang làm khó cho người ta.
"Thấy thí chủ là người yêu thích hội hoạ, thí chủ có thể ra sau núi nhìn xem, nơi đó có người vẽ tranh." Nói xong, sư cô hành lễ rồi xoay người rời đi.
Đông Cô biết đã không xin được bột màu, tuy nàng cảm thấy thất vọng, nhưng không quá tiếc nuối. Nàng thường tự nhủ, chuyện gì cũng không nên cưỡng cầu, được thì tốt, không được có thể tìm thứ khác để thay thế.
Nghĩ vậy, Đông Cô cảm thấy bớt căng thẳng, bụng nghĩ dù sao cũng không lấy được bột màu, chi bằng làm theo lời vị sư cô đó, ra sau núi xem một chút, nhìn được một bức tranh tâm đắc thì không uổng công mình cực nhọc chạy đến đây.
Sau núi rất ít người, những ai thường đến dâng hương bái Phật thì sẽ không đi vòng ra đây. Đông Cô bước vào sâu trong núi, cuối cùng đến trước một vách núi. Vách núi đã được mài vô cùng phẳng, tiện cho việc vẽ. Đông Cô thấy, đâu đâu cũng đầy tranh vẽ. Tranh nơi đây có lẽ là những bức tranh vẽ từ xưa, tuổi tác đã khá cao, tuy nhiên màu sắc vẫn vô cùng tươi đẹp. Trong lòng Đông Cô thầm than, đây chính là thứ nàng đang cần, là màu sắc đặc biệt cần thiết khi dùng để tô tranh.
Ôi.......
Đông Cô bất lực lắc đầu, tiếp tục đi về phía trước.
Đi một lúc, Đông Cô dần dần quên đi vấn đề bột màu, mà bắt đầu chăm chú ngắm tranh trên vách. Giá trị nghệ thuật của những tranh này rất cao, nét bút phong phú lưu loát, vẽ liền mạch. Tranh trên vách minh hoạ lại các cảnh Đức Phật phổ độ chúng sinh, sinh động và linh hoạt, đẹp lung linh. Người ta nói, người ngoài nhìn cho vui, người trong nhìn để hiểu. Đối với Đông Cô, hội hoạ là thứ nàng am hiểu nhất, người trong của người trong, nàng ngắm kỹ lưỡng từng bức hoạ, lúc thì gật gù lúc thì chau mày, lúc thì lướt ngang qua, lúc thì đứng trước một bức tranh hồi lâu.
"Thí chủ là người yêu hội hoạ, am hiểu hội hoạ."
Phía sau bất chợt có tiếng nói, Đông Cô giật mình, ngoái đầu, thấy có một vị sư cô đang đứng sau lưng. Vị sư cô này tuổi đã cao, mặc áo giản dị, nét mặt vô cùng từ ái, trông như lúc nào cũng tươi cười. Chiếc áo nhà sư của bà có dính một chút bột vàng, Đông Cô nghĩ bụng, chắc là người vẽ tranh trong chùa.
"Con sơ ý, mải xem tranh quá say mê, xin thầy thứ lỗi."
"Nào có nào có, là lão tăng đã làm phiền đến thí chủ." Vị sư già xua tay, chỉ một bên, ra ý cho nàng đi theo bà.
Bà đưa Đông Cô đi sâu vào chỗ có tranh trên vách hơn.
"Lão tăng đã để ý đến thí chủ nãy giờ, phát hiện thí chủ có vẻ như rất am hiểu về hội hoạ."
Đông Cô mỉm cười, "Thầy đã quá khen rồi, con chỉ là một kẻ bị những bức tranh tuyệt vời này thu hút thôi."
"Tại sao thí chủ tới đây?"
Đông Cô âm thầm thở dài, thuật lại sự việc cho sư cô nghe.
"Thì ra là vậy." Vị sự già vỗ vỗ vai Đông Cô, nói: "Có lẽ thí chủ không biết, bột màu này là được chế ở Tây Vực mang về, bình thường rất khan hiếm, cho dù là đối với chùa của chúng tôi, cũng là thứ vô cùng quý báu, cho nên không thể bán cho ai được."
Đông Cô vỡ lẽ, "Thì ra là vậy."
Vị sư gật đầu.
Thảo nào chẳng nơi đâu bán, trong chùa cũng không chịu bán.
Đông Cô hành lễ với vị sư cô, "Cảm tạ thầy đã chỉ bảo."
Hai người vừa đi vừa trò chuyện, Đông Cô ngạc nhiên phát hiện, vị sư cô này hiểu biết rất sâu rộng về các kỹ thuật hội hoạ, nói chuyện với bà, nàng đã học được không ít điều. Nàng thầm nghĩ may sao mình ra sau núi, nếu như ban nãy cứ thế mà rời đi, thì đã bỏ lỡ mất rồi.
Đi một mạch đến trước một biệt viện, vị sư già dừng bước, ra ý cho Đông Cô vào trong sân ngồi lên tảng đá nghỉ ngơi.
"Xin thí chủ lượng thứ, viện này là nơi tu hành của cao tăng trong chùa, người ngoài không vào trong được."
"Đương nhiên đương nhiên, con ngồi ở đây một chút là được."
Vị sư già có vẻ như rất thích trò chuyện với Đông Cô, vì Đông Cô hiểu biết rất nhiều về hội hoạ, hơn nữa có rất nhiều ý tưởng và quan niệm mang từ kiếp trước, ở kiếp này trở thành tiên phong.
Hai người vui vẻ trao đổi rất lâu, mắt thấy sắc trời đã tối dần, Đông Cô liền đứng lên cáo từ.
"Được nói chuyện với thí chủ, thật sự đã khiến lão tăng được mở mang con mắt."
Đông Cô khiêm tốn xua tay, "Nào có nào có, thầy mới là người đã dạy cho con rất nhiều."
Nàng thật lòng bái phục vị sư già này, tuy kỹ thuật hội hoạ của bản thân nàng cao siêu, nhưng đều do rất nhiều người đi trước để lại, hết thảy đã được tổng kết trọn gói. Trong khi ở thế giới này, mọi người hoàn toàn phải tự dựa vào hiểu biết của bản thân, từ từ tìm tòi, từ từ luyện tập. Lấy những bức tranh trên vách núi làm ví dụ, bao nhiêu vị hoạ sĩ trong chùa đã trút không biết bao nhiêu tâm huyết của mình vào một bức tranh, cuối cùng mới có thể để lại những tác phẩm lưu truyền nhân thế như vậy, vì thế, Đông Cô đặc biệt kính trọng họ.
"Nếu như thí chủ rảnh rỗi, nơi đây lúc nào cũng hoan nghênh."
"Nếu như con rảnh rỗi, nhất định......."
Câu nói của Đông Cô chưa kịp dứt, đã dừng ngay ở đó.
Nàng không sao tin được mắt mình, nhìn về một hướng—-
La Hầu?!
hết chương 8
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook