Một Mối Tương Tư
-
Quyển 2 - Chương 22
Người cha nghiện cờ bạc của Thụy Lân là Thụy Liêm sau khi khiến vợ tức chết đã hối hận, quyết tâm bỏ cờ bạc. Ông ta đưa con gái tới tìm con trai để chịu tội, diễn vở kịch cha con trùng phùng nước mắt nước mũi ròng ròng ngay trong tiểu viện của Thanh Thu, khiến Thanh Thu cũng rơi không ít nước mắt.
Thụy Phương mới chín tuổi nhưng cũng nhanh nhẹn và hiểu chuyện giống hệt anh trai, làm cho Thanh Thu mềm lòng liền giữ cô bé ở lại phường đậu phụ. Chỉ có điều Thụy Liêm thì không thể ở lại, đành một mình tìm đường tới thành Vân Châu, thứ nhất giữ ông ta lại không tiện, thứ hai phường đậu phụ bé tí thế kia không đủ sức nuôi nhiều người.
Hai anh em Thụy Lân, Thụy Phương một người chăm chỉ, một người đáng yêu, cuộc sống của Thanh Thu vì vậy không quá cô đơn, Thụy Phương còn nhỏ chẳng cao hơn cái bếp lò là bao, nhưng rất hào hứng với việc nấu ăn. Một hôm nàng hỏi nguyên nhân, mới biết có lần ca ca mang về cho cô bé một ít cơm rang. Nó cảm thấy rất ngon nên mới có sở thích ấy, sau này muốn học nấu ăn. Rồi khi biết món cơm rang đó do Thanh Thu làm, cô bé càng hào hứng, lẽo đẽo theo nàng mọi lúc mọi nơi, cuối cùng cũng có ngày làm được món cơm rang có mùi vị tương tự.
Thanh Thu cười xong lại thấy buồn, cô bé khi ấy nhất định là đang rất đói. Ai cũng bảo ăn khổ sống khổ, sau này sẽ thành người tài, nhưng… khi con người ta phải chịu khổ, chẳng ai còn nghĩ gì đến việc làm người tài giỏi nữa, cả đời chỉ cần không khổ không đau không oán là đủ rồi.
Đợi mãi tiếng đàn mới dứt, xem ra hôm nay Hồng Bắc Hiền quyết định chỉ giày vò nàng thế này thôi. Thanh Thu đang định làm vài món ngon để an ủi bản thân mình, thì cô con gái thứ hai nhà họ Lưu bán hoa quả trong tiểu trấn ào tới như cơn gió gọi nàng: “Bà chủ Thu, mẹ của muội nói tối nay mời tỷ qua nhà một lát”.
Con gái lớn nhà họ Lưu ngày mai sẽ xuất giá, nghe nói gả cho con trai quản gia của một hộ thương gia ở thành Vân Châu. Nói là quản gia nhưng chủ nhân thường xuyên không ở Vân Châu, nghe nói ở kinh thành, nên việc làm ăn ở Vân Châu đều do quản gia phụ trách, nhà họ Lưu vẫn luôn cho rằng mình đã tìm được một chỗ tốt để gả con nên rất đắc ý.
Ngày mai bên nhà trai sẽ từ Vân Châu đến đón dâu, hôm nay nhà Tiểu Xảo mời người tới sắp xếp phòng, nhưng giờ Thanh Thu với thân phận là quả phụ, giúp gì được? Nàng có phần do dự: “Nhị Xảo, việc này… chuyện xếp phòng nào đến lượt người có thân phận như ta làm, mẹ của muội hồ đồ rồi ư?”.
Nhị Xảo che miệng cười đáp: “Mẹ muội già thì già chứ chưa hồ đồ, chính là muốn bà chủ Thanh Thu dạy tỷ tỷ của muội nấu món canh Ngọc Dung. Mẹ nói ngày mai tỷ tỷ xuất giá, ba ngày sau phải nấu cho nhà chồng để làm tròn bổn phận con dâu, nhất định phải có vài món tủ mới được. Còn nghe nói lão phu nhân nhà đó không thích canh ngọt, nghĩ đi nghĩ lại, thấy món canh Ngọc Dung của Thu chưởng quỹ vẫn thích hợp nhất”.
“Canh Ngọc Dung?” Thanh Thu cười khổ, có hôm nàng dùng đậu phụ non nấu một bát canh, hôm ấy có bà cụ đến nếm khen ngon, hỏi tên món ăn là gì, nàng nói đại một cái tên, không ngờ bà cụ lại nhớ thế.
“Thu chưởng quỹ, tay nghề của tỷ ở trấn Vân Thủy này ai chẳng biết, nhà muội không cần tỷ phải chân truyền[1], chỉ cần bảo qua loa là được.”
[1] Truyền lại học thuật hoặc kỹ năng tinh túy của một người hay một phái nào đó.
Nhị[2] Xảo tính tình thoải mái, trẻ con người lớn trong trấn đều quý cô bé. Thanh Thu mỉm cười, cô bé và tỷ tỷ Nhị[3] Xảo của mình tính cách không giống nhau. Tỷ tỷ Nhị Xảo rất biết giữ thân phận, cảm thấy được gả vào nhà chồng ở Vân Châu quả thật không dễ, cho nên việc gì cũng hết sức thận trọng. Nàng ấy ghi nhớ mọi sở thích của kẻ trên người dưới trong nhà chồng, thận trọng thế này xuất giá còn thú vị gì nữa?
[2] Nhị này là chỉ thứ tự, nhất nhị.
[3] Còn nhị này có nghĩa là nhụy, nhị hoa.
Nhưng đấy là tân nương, sợ gả vào nhà người ta rồi, không được người ta yêu thương cũng là chuyện hết sức bình thường. Chỉ một món canh đậu phụ mà thôi, đối với Thanh Thu đấy là chuyện nhỏ, nhưng đối với Nhị Xảo thì lại là chuyện lớn, cũng phải, nàng nên đi một chuyến xem sao.
Nhà Nhị Xảo ở phía đông của trấn Vân Thủy, ngày mai có hỷ sự, nên trong nhà người ra người vào tấp nập. Thanh Thu nhìn thấy mà vô cùng ngưỡng mộ, cả đời này nàng đừng mong lấy ai nữa, với thân phận quả phụ, còn sống rất nhàn tản ở trấn Vân Thủy, gặp ai họ cũng chào một câu “Bà chủ Thu”, nàng chỉ còn biết an ủi bản thân thế là mãn nguyện rồi.
Thanh Thu coi đây là chuyện đáng vui, còn Nhị Xảo kia lại quá căng thẳng, nàng ấy không nhớ được các bước, xem ra càng để ý lại càng dễ xảy ra sai sót. Tới tận nửa đêm nhà họ Lưu mới cho nàng về, họ có ý cho người tiễn nhưng Thanh Thu từ chối. Tiểu trấn chỉ rộng có chừng này, đi vào bước là tới nhà, tối nay trăng sáng xem ra ngày mai xuất giá đúng là ngày tốt.
Men theo bờ sông, ánh trăng vằng vặc chiếu xuống mặt nước, Thanh Thu đột nhiên nhớ tới Lục Ỷ, nhớ cây đàn của nàng, hoặc giả không cần phải là Lục Ỷ thì chỉ cần một cây đàn là đủ, cả đời này nàng chỉ làm tốt được hai việc, một là chơi đàn, hai là nấu ăn. Ở đây ngày nào cũng làm đậu phụ, nhưng chơi đàn thì không được rồi.
Lúc sắp về đến nhà, Thanh Thu đột nhiên nhìn thấy một bóng người dưới tán cây, trong tiếng nước sông chảy lững lờ đột nhiên vang lên âm thanh: “Bà chủ Thu…”
Thanh Thu xém chút nữa thì vấp ngã, không lẽ là ma nước? Nàng vẫn nhát gan như thế, chỗ này cách cửa sau của phường đậu phụ không xa, đang định nhấc chân bỏ chạy thì nghe bóng người cao lớn đó run run lên tiếng: “Bà chủ Thu, đừng sợ, ta là Hồng Bắc Hiền”.
Thì ra là y? Thanh Thu đứng sát vào một bên tránh: “Hồng tiên sinh? Nửa đêm canh ba ngài đứng đây làm gì?”.
“Cô ra ngoài mãi không về, ta không yên tâm…” Hồng Bắc Hiền bước ra từ dưới bóng cây, trong lòng ôm một cây đàn. Thanh Thu không khách khí nhìn nó chằm chằm, đi lên vài bước rồi quay lại: “Hồng tiên sinh thích chơi đàn đến thế sao?”.
“Đâu có, đâu có, chỉ là sở thích.”
Nàng không nhịn được hỏi: “Ngài học mấy năm rồi?”.
Hồng Bắc Hiền bình tĩnh hơn, đáp: “Hồi nhỏ cha có đưa ta tới chỗ Ngũ Liễu tiên sinh học hai năm, cũng coi như được toại nguyện”.
Thời đó Ngũ Liễu tiên sinh thu nhận đệ tử rộng rãi, mỗi năm nhận vào không ít, nhìn tuổi của y chắc chẳng lớn hơn Thanh Thu là bao. Hai người mặc dù là đồng môn nhưng lại chưa từng gặp mặt, hơn nữa Hồng Bắc Hiền xem trọng việc thi cử công danh, học đàn chỉ là thú vui, biết chút ít là được, Thanh Thu đương nhiên không nghe nói tới y bao giờ.
“Vừa hay ta cũng biết chơi đàn, hôm nay trăng đẹp, để ta tấu một khúc, mong Hồng tiên sinh chỉ bảo thêm.”
Hồng Bắc Hiền rất vui mừng, y biết mà, con mắt nhìn người của y không sai, Thanh Thu còn biết chơi cả đàn. Hồng Bắc Hiền lập tức có cảm giác như gặp được tri âm[4], miệng lắp bắp nói: “Thì ra là Thanh Thu… bà chủ Thu cũng biết chơi đàn, hay quá hay quá, từ nay về sau chúng ta cùng trao đổi, những người biết chơi đàn hiểu đàn trong trấn này không nhiều, ta, ta thật sự rất vui”.
[4] Tri âm: Bá Nha đánh đàn, khi chơi đến đoạn miêu tả núi cao, Chung Tử Kỳ ngồi bên cạnh nói: “Ôi núi cao như Thái Sơn”, khi Bá Nha đàn đến khúc miêu tả nước chảy, Tử Kỳ liền nói: “Ôi nước chảy cuồn cuộn như sông”. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha không đàn nữa, ông cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình bằng Tử Kỳ. Sau này chữ “tri âm” dùng để chỉ người hiểu được sở trường của mình.
Hồng Bắc Hiền đưa đàn cho ThanhThu, rồi lại nói: “Chỗ này không bàn không ghế, chi bằng tới nhà ta… ý của ta là trong viện nhà ta rất yên tĩnh”.
Thanh Thu nhận lấy cây đàn, nhìn xung quanh, đi đến bên gốc cây gần bờ sông ngồi xuống xếp bằng chân, đặt cây đàn lên đầu gối rồi nói: “Ở đây là được rồi, chơi đàn xong ta còn phải về nhà nữa”.
Biết rõ giờ không phải lúc, nàng nhẽ ra nên quay về nhà, nhưng vừa chạm vào cây đàn, Thanh Thu liền quên mất mình đang ở đâu. Sau khi thử âm nàng liền tấu khúc Lưu Thủy Ngâm, từ đoạn Lưu Thủy thứ tám trở đi. Ý tứ trong khúc này rất rõ ràng, tin rằng sau khúc nhạc này, Hồng Bắc Hiền không còn dùng tiếng đàn để giày vò nàng nữa. Thanh Thu cũng không phải ngày ngày ở lì trong phòng nghe tiếng lừa kêu.
Giờ đã nửa đêm, không gian yên tĩnh, hòa vào dòng chảy nhẹ nhàng của sông là những âm thanh ngân nga, du dương vui tai, khiến Hồng Bắc Hiền nghe mà như si như ngốc. Mặc dù cầm nghệ của y không cao nhưng không phải người không biết thưởng thức, khả năng của Thanh Thu y sao có thể bì kịp, điều đáng tiếc duy nhất ở đây chính là âm thanh của cây đàn này hơi kém.
Lúc này ánh trăng chiếu xuống một màu trắng bạc, Thanh Thu mặc dù áo vải váy thô ngồi dưới tán cây nhưng vẫn không thể che giấu được khí chất thanh cao của mình. Trong lòng Hồng Bắc Hiền vô thức cảm thấy có chút hổ thẹn, y vốn định mượn tiếng đàn để sau này có cớ qua lại với nàng, ngẫm ra thấy mới mình thật mơ mộng hão huyền, nên bái nàng làm sư phụ thì đúng hơn.
Khúc nhạc kết thúc, Thanh Thu cũng đỡ cơn nghiền, nàng sớm đã quên mục đích ban đầu định khiến Hồng Bắc Hiền biết khó mà rút lui, liền chân thành cảm ơn y: “Khúc đàn tấu đêm nay quả đã tận hứng, phải đa tạ Hồng tiên sinh đã cho mượn đàn, khuya rồi, về nghỉ đi thôi”.
Nàng không để ý tới sắc mặt của Hồng Bắc Hiền, vẻ mặt lưỡng lự lưu luyến sờ cây đàn, nàng đứng dậy trả đàn cho y, mang tâm trạng vô cùng vui vẻ bước về nhà, trong lòng thầm nghĩ nhất định sẽ tiết kiệm đủ tiền để mua một cây đàn về chơi mới được.
Cùng trong buổi tối ngày hôm ấy, phủ thế tử để đèn sáng thâu đêm. Sau khi Hồng Ngọc và Thanh Thư bị đuổi về quận vương phủ, việc trong phủ không ai chăm lo, thế tử lại thường xuyên ở bên ngoài, đến Tết cũng không về. Quận vương phi hết cách, đành sai Vệ quản gia đến chăm lo phủ thế tử, và ở lại luôn bên đó.
Vệ quản gia là ai chứ, đó là người họ hàng từng yêu thương Thanh Thu cô nương nhất. Quản gia Thanh Thư và Hồng Ngọc đều vì đắc tội với nàng mà bị đuổi đi, vì vậy Vệ quản gia nói gì, mọi người đều nghe theo răm rắp, không kẻ nào dám chống đối. Sau đó vì quận vương phi lâm bệnh nên thế tử mới hồi kinh, nhìn thấy Vệ quản gia, cũng không phản ứng gì. Thế là từ đó công việc trong phủ thế tử chính thức được giao lại cho Vệ quản gia chăm lo. Sáng sớm hôm sau thế tử lại lên đường sớm,Vệ quản gia mới nói một câu, toàn bộ mọi người trong phủ đều thức đêm chuẩn bị hành lý cho thế tử.
Quận vương phi đổ bệnh vào tháng Giêng, trước kia khi Thanh Thu chưa đi thì bà giả bệnh, không ngờ lần này lại bệnh thật. Lần đầu đổ bệnh là sau khi Huống Linh Ngọc xuất giá, chỉ vì một câu nịnh hót thờ ơ của nhị phu nhân: “Hôn sự của Linh Ngọc tiểu thư đã tổ chức xong rồi, sẽ đến lượt thế tử, vương phi thật vất vả”.
Chỉ một câu nói khiến quận vương phi còn chưa kịp được “vất vả” đã ngất xỉu, khi mời đại phu tới khám bệnh, đúng là có bệnh thật, đau ngực đau đầu nên ngất, phải tĩnh dưỡng một thời gian dài. Nhị phu nhân vì chuyện đó mà bị cấm túc, chính thức bị quận vương lạnh nhạt.
Vệ Minh được hoàng thượng sủng ái, nên người đã sai thái y đứng đầu Thái y viện tới phủ quận vương, để chăm lo cho bệnh tình của vương phi. Hắn cũng bị triệu về kinh, từ sau hôm vội vội vàng vàng tới Vân Châu xong cũng không về ăn Tết, quay về thăm mẫu thân bị ốm cũng chẳng ở nhà được bao ngày, nói trong triều có việc, phải đi tuần tra khắp nơi, suốt ba tháng đầu hầu như không về qua nhà.
Vệ Minh mang ý chỉ của hoàng thượng bên mình nên quận vương và quận vương phi không dám nói gì. Nghe nói hiện tại việc của hắn cũng sắp hoàn thành, nhưng Vệ Minh vẫn không chịu ở lại kinh thành, cố chấp muốn tới Vân Châu, bởi vì Thanh Thu đã mất tích ở chính nơi đấy.
Khi Hiền Bình quận vương và quận vương phi nhận được thư do Vệ quản gia gửi về, họ đang ngủ, biết tin con trai chuẩn bị hành lý suốt đêm sắp lên đường, vội vàng đến thẳng phủ thế tử. Ngồi trên xe ngựa, ngực quận vương phi đau nhói, lo lắng đến mức rớt nước mắt: “Vương gia, người nói xem Minh nhi phải làm thế nào?”.
Quận vương trong lòng thầm nghĩ, đây chẳng phải thằng con trai do bà nuôi dạy hay sao, sao lại hỏi ta phải làm thế nào? Nhìn vương phi khổ sở, ông chỉ còn biết an ủi: “Minh nhi lớn rồi, đương nhiên phải biết làm thế nào, có những việc nếu nó đã quyết, nàng hà tất phải làm trái ý? Cứ lấy, haizz, việc của Thanh Thu ra làm ví dụ, nàng chê cô ta nhưng Minh nhi lại thích, cùng lắm thì nàng ghét bỏ cô ta, hà tất phải ép cô ta bỏ đi?”.
“Thiếp đâu ngờ cô ta mới chịu chút ấm ức đã bỏ đi chứ?” Quận vương phi oan uổng muốn chết, bà còn chưa kịp lên mặt với nữ tử đó, nhưng con trai rõ ràng đã đổ hết trách nhiệm lên đầu bà. Ai chẳng biết chính quận vương phi hạ lệnh mọi người phải giấu Thanh Thu, lạnh nhạt với Thanh Thu, nên người ta mới rời bỏ phủ thế tử.
Bên ngoài Thanh Thư nghe thấy hết, trong lòng cũng vô cùng hối hận, ông chẳng có ý kiến gì về việc sau này ai sẽ là chủ mẫu. Khi ấy Thanh Thư vốn nghĩ chuyện này chẳng có gì to tát, nếu biết Thanh Thu cô nương tính cách cứng rắn như vậy, thì có cho mười cái gan ông cũng không dám đắc tội với nàng.
Giờ trong kinh thành không còn những lời đồn thổi về hôn sự của thế tử nữa, mặc dù tiểu thư họ Khang chưa thành thân, nhưng hoàng thượng đã hạ chỉ ban hôn cho đệ đệ nhỏ tuổi nhất của mình là Nam Hoài Vương rồi. Khang Tùng Nhị sắp trở thành thập thất vương phi tương lai, thoắt cái trở thành người trong hoàng thất. Không còn là cô cháu với Khang quý phi mà lại là chị em đồng hao, người nhà họ Khang rất bất ngờ nhưng cũng không dám lên tiếng.
Quận vương phi sớm đã từ bỏ ý định kết thân với nhà họ Khang, giờ được thế này lại càng đỡ phiền. Bà cũng không còn dám tùy tiện sắp xếp hôn sự cho Vệ Minh nữa, mấy lần triệu hắn về hỏi xem hắn có dự định gì, Vệ Minh chỉ né tránh không trả lời.
Hai người đến phủ thế tử, Vệ Minh ra đón, lấy làm ngạc nhiên hỏi: “Phụ vương, mẫu thân, sao đêm hôm khuya khoắt cha mẹ lại tới đây?”.
Quận vương phi chưa nói đã khóc: “Minh nhi, con muốn đi đâu?”.
Vệ Minh trầm ngâm không đáp, chuyến đi này nửa vì việc công nửa vì việc tư, nhưng hắn không có ý định né tránh cha mẹ.
Quận vương phi nhìn quận vương, hy vọng ông sẽ lên tiếng nói câu gì đó. Quận vương khẽ ho một tiếng: “Ta biết con có việc quan trọng phải làm, vì vậy tối nay mới đến gặp con, để tránh con đỡ mất công sáng sớm phải qua phủ cáo từ”.
“Lần này con đi, bao giờ sẽ về?” Quận vương phi không muốn giả làm mẹ hiền gì nữa, bà hỏi thẳng hắn: “Có phải lại muốn đi tìm Thanh Thu không, chưa tìm được thì không về phải không?”.
Vệ Minh không đáp, mà kinh ngạc hỏi: “Mẫu thân chuyện gì cũng đổ lên đầu Thanh Thu, không chừng Nam Vu vong quốc rồi mẫu thân cũng định nói là tại nàng ư?”.
Lời vừa nói ra, đến quận vương cũng phải lớn tiếng trách mắng hắn đại nghịch bất đạo. Quận vương phi trong lòng vừa đau khổ vừa giận, bà đâu có ý đó, liền hỏi: “Được, con nói đi, rốt cuộc tại sao con lại mê mệt con bé đó đến thế, rốt cuộc con thích nó ở điểm nào?”.
Thích Thanh Thu ở điểm nào? Vệ Minh không trả lời ngay, hình như chưa bao giờ hắn nghiêm túc suy nghĩ về việc mình thích nàng ở điểm nào. Thời gian đầu, nàng chỉ là quản gia của thiện phòng, không chỉ mẫu thân hắn thấy khó hiểu, mà e rằng chẳng ai có thể hiểu được.
“Con nghĩ, chỉ bởi vì nàng là chính nàng, không phải người khác. Ai quy định nàng phải dung mạo phi phàm, tài hoa hơn người thì mới được. Nếu vì dung mạo tài hoa mà muốn ở bên nàng, thì ngược lại người ta cũng chỉ nhắm vào gia thế chứ không phải con người con. Mẫu thân, người luôn coi thường Thanh Thu, cảm thấy nàng tham vinh hoa phú quý nên mới ở bên con, cha mẹ tưởng rằng nàng chỉ là một trù nương thôi phải không? Sai rồi, cầm nghệ của Thanh Thu còn cao hơn vị Tuyết Chỉ đại gia kia nhiều, chỉ là chưa bao giờ nàng để lộ chuyện ấy ra ngoài. Nàng hoàn toàn không màng nổi tiếng thiên hạ, cũng không màng tất cả những thứ mà con cho nàng…”
Nói tới đây, Vệ Minh không kìm được bỗng trở nên trầm mặc, ngừng một lúc mới nói tiếp: “Con chỉ biết nếu đời này không tìm được nàng, không được bầu bạn cùng nàng, con không thể sống yên được”.
Nói xong những lời đó, quận vương và quận vương phi mỗi người đều có suy nghĩ riêng của mình, quận vương lên tiếng: “Không thể nói thế được, lẽ nào chỉ vì một câu không thể sống yên mà con hoàn toàn quên đi nhân hiếu trung nghĩa? Chuyện gì cũng có cách giải quyết, lần này con muốn đi đâu?”.
Vệ Minh nói đến Vân Châu trước, quận vương lại hỏi: “Thanh Thu mặc dù mất tích ở Vân Châu, nhưng con không thể cứ chờ ở Vân Châu cả đời được”.
“Con muốn ở lại đó một thời gian, công chuyện ở đấy con cũng phải xử lý, hoàng thượng lần này phái đi khá nhiều người, nên con cũng nhàn rỗi.”
Vệ Minh nói chắc như đinh đóng cột, mấy tháng nay hắn mải lo đối phó với những âm mưu của Bắc Vu. Hắn còn nhớ đêm giao thừa đi khắp thành Vân Châu tìm người, mặc dù Thanh Thu có khả năng đã rời khỏi Vân Châu, nhưng Vệ Minh vẫn hy vọng có thể tìm thấy nàng ở một góc nào đấy. Không phải vì Ninh Tư Bình, Thanh Thu sao mất tích được? Khi đó hắn không thể làm gì y, chỉ dồn tâm sức vào việc tìm kiếm, Ninh Tư Bình thân ở Bắc Vu xa xôi chắc cũng không vui vẻ gì.
Rốt cuộc thì Thanh Thu đã đi đâu? Nghe Ninh Tư Bình nói, ngày mà nàng bỏ đi trời vẫn còn tuyết rơi, nhất định nàng không đi xa được. Đường cái chỉ có một, hắn đã từng phái người thuận theo đường cái mà tìm rất xa, dọc đường tra xét kỹ càng, nhưng chẳng có chút tin tức nào,
“Con còn nhớ phải thực hiện mệnh lệnh của hoàng thượng là được rồi, chuyện gì cũng nên thận trọng.” Quận vương vừa nói xong, quận vương phi bèn tiếp lời: “Chuyện này người yên tâm, người tưởng con trai thiếp cũng giống người sao? Nói ra kể cũng lạ, sao Minh Nhi thì chung tình như thế, mà cha nó lại không được một phần?”.
Quận vương cười ha hả, quay sang dặn dò Vệ Minh: “Cha mẹ đến phủ, con cũng đừng trách Vệ quản gia, đừng đuổi ông ấy đi”.
“Đang yên đang lành đuổi ông ấy đi làm gì, trong phủ không thể một ngày không ai quản, giao cho ông ấy con rất yên tâm, sẽ có ngày con đưa Thanh Thu quay về.”
Quận vương phi cố nén bi thương: “Con hễ đi là đi một mạch không về, ta không yên tâm…”.
Thanh Thư không nhịn được nữa, đi lên trước quỳ xuống đất, “Nô tài nguyện đi cùng thế tử, đi theo hầu hạ ngài, mong thế tử đồng ý”.
Mặc dù làm quản gia ở phủ quận vương không bị lạnh nhạt, nhưng từ nhỏ ông đã theo chăm sóc Vệ Minh, lòng vẫn luôn muốn được quay về phủ thế tử, nhưng không có cơ hội, giờ Thanh Thư muốn lấy công chuộc tội, xin thế tử tha thứ.
Khi ấy Vệ Minh đuổi ông và Hồng Ngọc đi cũng là vì tức giận nhất thời, đến nhìn hắn cũng chẳng muốn nhìn họ thêm một cái. Lúc này thấy Thanh Thư một lòng một dạ, bèn bước một bước lên trước, tiện thể kéo ông đứng dậy, cười mắng: “Chẳng qua mới ba tháng, ông ở phủ quận vương ăn uống béo tròn thế này, không muốn sống yên ổn mà lại một mực theo ta chịu khổ ư?”.
Thanh Thư mắt đỏ hoe: “Cho dù có phải ra biên ải đánh trận nô tài cũng muốn đi theo thế tử, không bao giờ hối hận”.
Vệ Minh cười ngất: “Được rồi, đang yên đang lành đánh trận gì chứ, nói cho ông biết, ông đánh không nổi đâu”.
Một câu nói khơi dậy tâm tư của quận vương và quận vương phi, họ nghĩ đến mấy năm trước Vệ Minh chiến đấu ngoài biên ải, phu thê hai người họ ở nhà lo lắng sợ hãi. Bản thân chỉ có một đứa con trai, nhưng lại thường xuyên có chủ kiến không giống người bình thường. So với việc mấy năm trước hắn ngang ngạnh đòi đầu quân đánh trận, thì việc Vệ Minh đòi cưới một trù nương làm vợ quả thật là chuyện chẳng to tát gì.
Nghĩ tới đây, quận vương phi vừa giận vừa hối hận, sớm biết thế này, bà đừng nên bận tâm tới việc của hắn, để mặc con trai muốn lấy ai thì lấy, không chừng bây giờ đã được làm bà nội rồi cũng nên.
Thụy Phương mới chín tuổi nhưng cũng nhanh nhẹn và hiểu chuyện giống hệt anh trai, làm cho Thanh Thu mềm lòng liền giữ cô bé ở lại phường đậu phụ. Chỉ có điều Thụy Liêm thì không thể ở lại, đành một mình tìm đường tới thành Vân Châu, thứ nhất giữ ông ta lại không tiện, thứ hai phường đậu phụ bé tí thế kia không đủ sức nuôi nhiều người.
Hai anh em Thụy Lân, Thụy Phương một người chăm chỉ, một người đáng yêu, cuộc sống của Thanh Thu vì vậy không quá cô đơn, Thụy Phương còn nhỏ chẳng cao hơn cái bếp lò là bao, nhưng rất hào hứng với việc nấu ăn. Một hôm nàng hỏi nguyên nhân, mới biết có lần ca ca mang về cho cô bé một ít cơm rang. Nó cảm thấy rất ngon nên mới có sở thích ấy, sau này muốn học nấu ăn. Rồi khi biết món cơm rang đó do Thanh Thu làm, cô bé càng hào hứng, lẽo đẽo theo nàng mọi lúc mọi nơi, cuối cùng cũng có ngày làm được món cơm rang có mùi vị tương tự.
Thanh Thu cười xong lại thấy buồn, cô bé khi ấy nhất định là đang rất đói. Ai cũng bảo ăn khổ sống khổ, sau này sẽ thành người tài, nhưng… khi con người ta phải chịu khổ, chẳng ai còn nghĩ gì đến việc làm người tài giỏi nữa, cả đời chỉ cần không khổ không đau không oán là đủ rồi.
Đợi mãi tiếng đàn mới dứt, xem ra hôm nay Hồng Bắc Hiền quyết định chỉ giày vò nàng thế này thôi. Thanh Thu đang định làm vài món ngon để an ủi bản thân mình, thì cô con gái thứ hai nhà họ Lưu bán hoa quả trong tiểu trấn ào tới như cơn gió gọi nàng: “Bà chủ Thu, mẹ của muội nói tối nay mời tỷ qua nhà một lát”.
Con gái lớn nhà họ Lưu ngày mai sẽ xuất giá, nghe nói gả cho con trai quản gia của một hộ thương gia ở thành Vân Châu. Nói là quản gia nhưng chủ nhân thường xuyên không ở Vân Châu, nghe nói ở kinh thành, nên việc làm ăn ở Vân Châu đều do quản gia phụ trách, nhà họ Lưu vẫn luôn cho rằng mình đã tìm được một chỗ tốt để gả con nên rất đắc ý.
Ngày mai bên nhà trai sẽ từ Vân Châu đến đón dâu, hôm nay nhà Tiểu Xảo mời người tới sắp xếp phòng, nhưng giờ Thanh Thu với thân phận là quả phụ, giúp gì được? Nàng có phần do dự: “Nhị Xảo, việc này… chuyện xếp phòng nào đến lượt người có thân phận như ta làm, mẹ của muội hồ đồ rồi ư?”.
Nhị Xảo che miệng cười đáp: “Mẹ muội già thì già chứ chưa hồ đồ, chính là muốn bà chủ Thanh Thu dạy tỷ tỷ của muội nấu món canh Ngọc Dung. Mẹ nói ngày mai tỷ tỷ xuất giá, ba ngày sau phải nấu cho nhà chồng để làm tròn bổn phận con dâu, nhất định phải có vài món tủ mới được. Còn nghe nói lão phu nhân nhà đó không thích canh ngọt, nghĩ đi nghĩ lại, thấy món canh Ngọc Dung của Thu chưởng quỹ vẫn thích hợp nhất”.
“Canh Ngọc Dung?” Thanh Thu cười khổ, có hôm nàng dùng đậu phụ non nấu một bát canh, hôm ấy có bà cụ đến nếm khen ngon, hỏi tên món ăn là gì, nàng nói đại một cái tên, không ngờ bà cụ lại nhớ thế.
“Thu chưởng quỹ, tay nghề của tỷ ở trấn Vân Thủy này ai chẳng biết, nhà muội không cần tỷ phải chân truyền[1], chỉ cần bảo qua loa là được.”
[1] Truyền lại học thuật hoặc kỹ năng tinh túy của một người hay một phái nào đó.
Nhị[2] Xảo tính tình thoải mái, trẻ con người lớn trong trấn đều quý cô bé. Thanh Thu mỉm cười, cô bé và tỷ tỷ Nhị[3] Xảo của mình tính cách không giống nhau. Tỷ tỷ Nhị Xảo rất biết giữ thân phận, cảm thấy được gả vào nhà chồng ở Vân Châu quả thật không dễ, cho nên việc gì cũng hết sức thận trọng. Nàng ấy ghi nhớ mọi sở thích của kẻ trên người dưới trong nhà chồng, thận trọng thế này xuất giá còn thú vị gì nữa?
[2] Nhị này là chỉ thứ tự, nhất nhị.
[3] Còn nhị này có nghĩa là nhụy, nhị hoa.
Nhưng đấy là tân nương, sợ gả vào nhà người ta rồi, không được người ta yêu thương cũng là chuyện hết sức bình thường. Chỉ một món canh đậu phụ mà thôi, đối với Thanh Thu đấy là chuyện nhỏ, nhưng đối với Nhị Xảo thì lại là chuyện lớn, cũng phải, nàng nên đi một chuyến xem sao.
Nhà Nhị Xảo ở phía đông của trấn Vân Thủy, ngày mai có hỷ sự, nên trong nhà người ra người vào tấp nập. Thanh Thu nhìn thấy mà vô cùng ngưỡng mộ, cả đời này nàng đừng mong lấy ai nữa, với thân phận quả phụ, còn sống rất nhàn tản ở trấn Vân Thủy, gặp ai họ cũng chào một câu “Bà chủ Thu”, nàng chỉ còn biết an ủi bản thân thế là mãn nguyện rồi.
Thanh Thu coi đây là chuyện đáng vui, còn Nhị Xảo kia lại quá căng thẳng, nàng ấy không nhớ được các bước, xem ra càng để ý lại càng dễ xảy ra sai sót. Tới tận nửa đêm nhà họ Lưu mới cho nàng về, họ có ý cho người tiễn nhưng Thanh Thu từ chối. Tiểu trấn chỉ rộng có chừng này, đi vào bước là tới nhà, tối nay trăng sáng xem ra ngày mai xuất giá đúng là ngày tốt.
Men theo bờ sông, ánh trăng vằng vặc chiếu xuống mặt nước, Thanh Thu đột nhiên nhớ tới Lục Ỷ, nhớ cây đàn của nàng, hoặc giả không cần phải là Lục Ỷ thì chỉ cần một cây đàn là đủ, cả đời này nàng chỉ làm tốt được hai việc, một là chơi đàn, hai là nấu ăn. Ở đây ngày nào cũng làm đậu phụ, nhưng chơi đàn thì không được rồi.
Lúc sắp về đến nhà, Thanh Thu đột nhiên nhìn thấy một bóng người dưới tán cây, trong tiếng nước sông chảy lững lờ đột nhiên vang lên âm thanh: “Bà chủ Thu…”
Thanh Thu xém chút nữa thì vấp ngã, không lẽ là ma nước? Nàng vẫn nhát gan như thế, chỗ này cách cửa sau của phường đậu phụ không xa, đang định nhấc chân bỏ chạy thì nghe bóng người cao lớn đó run run lên tiếng: “Bà chủ Thu, đừng sợ, ta là Hồng Bắc Hiền”.
Thì ra là y? Thanh Thu đứng sát vào một bên tránh: “Hồng tiên sinh? Nửa đêm canh ba ngài đứng đây làm gì?”.
“Cô ra ngoài mãi không về, ta không yên tâm…” Hồng Bắc Hiền bước ra từ dưới bóng cây, trong lòng ôm một cây đàn. Thanh Thu không khách khí nhìn nó chằm chằm, đi lên vài bước rồi quay lại: “Hồng tiên sinh thích chơi đàn đến thế sao?”.
“Đâu có, đâu có, chỉ là sở thích.”
Nàng không nhịn được hỏi: “Ngài học mấy năm rồi?”.
Hồng Bắc Hiền bình tĩnh hơn, đáp: “Hồi nhỏ cha có đưa ta tới chỗ Ngũ Liễu tiên sinh học hai năm, cũng coi như được toại nguyện”.
Thời đó Ngũ Liễu tiên sinh thu nhận đệ tử rộng rãi, mỗi năm nhận vào không ít, nhìn tuổi của y chắc chẳng lớn hơn Thanh Thu là bao. Hai người mặc dù là đồng môn nhưng lại chưa từng gặp mặt, hơn nữa Hồng Bắc Hiền xem trọng việc thi cử công danh, học đàn chỉ là thú vui, biết chút ít là được, Thanh Thu đương nhiên không nghe nói tới y bao giờ.
“Vừa hay ta cũng biết chơi đàn, hôm nay trăng đẹp, để ta tấu một khúc, mong Hồng tiên sinh chỉ bảo thêm.”
Hồng Bắc Hiền rất vui mừng, y biết mà, con mắt nhìn người của y không sai, Thanh Thu còn biết chơi cả đàn. Hồng Bắc Hiền lập tức có cảm giác như gặp được tri âm[4], miệng lắp bắp nói: “Thì ra là Thanh Thu… bà chủ Thu cũng biết chơi đàn, hay quá hay quá, từ nay về sau chúng ta cùng trao đổi, những người biết chơi đàn hiểu đàn trong trấn này không nhiều, ta, ta thật sự rất vui”.
[4] Tri âm: Bá Nha đánh đàn, khi chơi đến đoạn miêu tả núi cao, Chung Tử Kỳ ngồi bên cạnh nói: “Ôi núi cao như Thái Sơn”, khi Bá Nha đàn đến khúc miêu tả nước chảy, Tử Kỳ liền nói: “Ôi nước chảy cuồn cuộn như sông”. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha không đàn nữa, ông cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình bằng Tử Kỳ. Sau này chữ “tri âm” dùng để chỉ người hiểu được sở trường của mình.
Hồng Bắc Hiền đưa đàn cho ThanhThu, rồi lại nói: “Chỗ này không bàn không ghế, chi bằng tới nhà ta… ý của ta là trong viện nhà ta rất yên tĩnh”.
Thanh Thu nhận lấy cây đàn, nhìn xung quanh, đi đến bên gốc cây gần bờ sông ngồi xuống xếp bằng chân, đặt cây đàn lên đầu gối rồi nói: “Ở đây là được rồi, chơi đàn xong ta còn phải về nhà nữa”.
Biết rõ giờ không phải lúc, nàng nhẽ ra nên quay về nhà, nhưng vừa chạm vào cây đàn, Thanh Thu liền quên mất mình đang ở đâu. Sau khi thử âm nàng liền tấu khúc Lưu Thủy Ngâm, từ đoạn Lưu Thủy thứ tám trở đi. Ý tứ trong khúc này rất rõ ràng, tin rằng sau khúc nhạc này, Hồng Bắc Hiền không còn dùng tiếng đàn để giày vò nàng nữa. Thanh Thu cũng không phải ngày ngày ở lì trong phòng nghe tiếng lừa kêu.
Giờ đã nửa đêm, không gian yên tĩnh, hòa vào dòng chảy nhẹ nhàng của sông là những âm thanh ngân nga, du dương vui tai, khiến Hồng Bắc Hiền nghe mà như si như ngốc. Mặc dù cầm nghệ của y không cao nhưng không phải người không biết thưởng thức, khả năng của Thanh Thu y sao có thể bì kịp, điều đáng tiếc duy nhất ở đây chính là âm thanh của cây đàn này hơi kém.
Lúc này ánh trăng chiếu xuống một màu trắng bạc, Thanh Thu mặc dù áo vải váy thô ngồi dưới tán cây nhưng vẫn không thể che giấu được khí chất thanh cao của mình. Trong lòng Hồng Bắc Hiền vô thức cảm thấy có chút hổ thẹn, y vốn định mượn tiếng đàn để sau này có cớ qua lại với nàng, ngẫm ra thấy mới mình thật mơ mộng hão huyền, nên bái nàng làm sư phụ thì đúng hơn.
Khúc nhạc kết thúc, Thanh Thu cũng đỡ cơn nghiền, nàng sớm đã quên mục đích ban đầu định khiến Hồng Bắc Hiền biết khó mà rút lui, liền chân thành cảm ơn y: “Khúc đàn tấu đêm nay quả đã tận hứng, phải đa tạ Hồng tiên sinh đã cho mượn đàn, khuya rồi, về nghỉ đi thôi”.
Nàng không để ý tới sắc mặt của Hồng Bắc Hiền, vẻ mặt lưỡng lự lưu luyến sờ cây đàn, nàng đứng dậy trả đàn cho y, mang tâm trạng vô cùng vui vẻ bước về nhà, trong lòng thầm nghĩ nhất định sẽ tiết kiệm đủ tiền để mua một cây đàn về chơi mới được.
Cùng trong buổi tối ngày hôm ấy, phủ thế tử để đèn sáng thâu đêm. Sau khi Hồng Ngọc và Thanh Thư bị đuổi về quận vương phủ, việc trong phủ không ai chăm lo, thế tử lại thường xuyên ở bên ngoài, đến Tết cũng không về. Quận vương phi hết cách, đành sai Vệ quản gia đến chăm lo phủ thế tử, và ở lại luôn bên đó.
Vệ quản gia là ai chứ, đó là người họ hàng từng yêu thương Thanh Thu cô nương nhất. Quản gia Thanh Thư và Hồng Ngọc đều vì đắc tội với nàng mà bị đuổi đi, vì vậy Vệ quản gia nói gì, mọi người đều nghe theo răm rắp, không kẻ nào dám chống đối. Sau đó vì quận vương phi lâm bệnh nên thế tử mới hồi kinh, nhìn thấy Vệ quản gia, cũng không phản ứng gì. Thế là từ đó công việc trong phủ thế tử chính thức được giao lại cho Vệ quản gia chăm lo. Sáng sớm hôm sau thế tử lại lên đường sớm,Vệ quản gia mới nói một câu, toàn bộ mọi người trong phủ đều thức đêm chuẩn bị hành lý cho thế tử.
Quận vương phi đổ bệnh vào tháng Giêng, trước kia khi Thanh Thu chưa đi thì bà giả bệnh, không ngờ lần này lại bệnh thật. Lần đầu đổ bệnh là sau khi Huống Linh Ngọc xuất giá, chỉ vì một câu nịnh hót thờ ơ của nhị phu nhân: “Hôn sự của Linh Ngọc tiểu thư đã tổ chức xong rồi, sẽ đến lượt thế tử, vương phi thật vất vả”.
Chỉ một câu nói khiến quận vương phi còn chưa kịp được “vất vả” đã ngất xỉu, khi mời đại phu tới khám bệnh, đúng là có bệnh thật, đau ngực đau đầu nên ngất, phải tĩnh dưỡng một thời gian dài. Nhị phu nhân vì chuyện đó mà bị cấm túc, chính thức bị quận vương lạnh nhạt.
Vệ Minh được hoàng thượng sủng ái, nên người đã sai thái y đứng đầu Thái y viện tới phủ quận vương, để chăm lo cho bệnh tình của vương phi. Hắn cũng bị triệu về kinh, từ sau hôm vội vội vàng vàng tới Vân Châu xong cũng không về ăn Tết, quay về thăm mẫu thân bị ốm cũng chẳng ở nhà được bao ngày, nói trong triều có việc, phải đi tuần tra khắp nơi, suốt ba tháng đầu hầu như không về qua nhà.
Vệ Minh mang ý chỉ của hoàng thượng bên mình nên quận vương và quận vương phi không dám nói gì. Nghe nói hiện tại việc của hắn cũng sắp hoàn thành, nhưng Vệ Minh vẫn không chịu ở lại kinh thành, cố chấp muốn tới Vân Châu, bởi vì Thanh Thu đã mất tích ở chính nơi đấy.
Khi Hiền Bình quận vương và quận vương phi nhận được thư do Vệ quản gia gửi về, họ đang ngủ, biết tin con trai chuẩn bị hành lý suốt đêm sắp lên đường, vội vàng đến thẳng phủ thế tử. Ngồi trên xe ngựa, ngực quận vương phi đau nhói, lo lắng đến mức rớt nước mắt: “Vương gia, người nói xem Minh nhi phải làm thế nào?”.
Quận vương trong lòng thầm nghĩ, đây chẳng phải thằng con trai do bà nuôi dạy hay sao, sao lại hỏi ta phải làm thế nào? Nhìn vương phi khổ sở, ông chỉ còn biết an ủi: “Minh nhi lớn rồi, đương nhiên phải biết làm thế nào, có những việc nếu nó đã quyết, nàng hà tất phải làm trái ý? Cứ lấy, haizz, việc của Thanh Thu ra làm ví dụ, nàng chê cô ta nhưng Minh nhi lại thích, cùng lắm thì nàng ghét bỏ cô ta, hà tất phải ép cô ta bỏ đi?”.
“Thiếp đâu ngờ cô ta mới chịu chút ấm ức đã bỏ đi chứ?” Quận vương phi oan uổng muốn chết, bà còn chưa kịp lên mặt với nữ tử đó, nhưng con trai rõ ràng đã đổ hết trách nhiệm lên đầu bà. Ai chẳng biết chính quận vương phi hạ lệnh mọi người phải giấu Thanh Thu, lạnh nhạt với Thanh Thu, nên người ta mới rời bỏ phủ thế tử.
Bên ngoài Thanh Thư nghe thấy hết, trong lòng cũng vô cùng hối hận, ông chẳng có ý kiến gì về việc sau này ai sẽ là chủ mẫu. Khi ấy Thanh Thư vốn nghĩ chuyện này chẳng có gì to tát, nếu biết Thanh Thu cô nương tính cách cứng rắn như vậy, thì có cho mười cái gan ông cũng không dám đắc tội với nàng.
Giờ trong kinh thành không còn những lời đồn thổi về hôn sự của thế tử nữa, mặc dù tiểu thư họ Khang chưa thành thân, nhưng hoàng thượng đã hạ chỉ ban hôn cho đệ đệ nhỏ tuổi nhất của mình là Nam Hoài Vương rồi. Khang Tùng Nhị sắp trở thành thập thất vương phi tương lai, thoắt cái trở thành người trong hoàng thất. Không còn là cô cháu với Khang quý phi mà lại là chị em đồng hao, người nhà họ Khang rất bất ngờ nhưng cũng không dám lên tiếng.
Quận vương phi sớm đã từ bỏ ý định kết thân với nhà họ Khang, giờ được thế này lại càng đỡ phiền. Bà cũng không còn dám tùy tiện sắp xếp hôn sự cho Vệ Minh nữa, mấy lần triệu hắn về hỏi xem hắn có dự định gì, Vệ Minh chỉ né tránh không trả lời.
Hai người đến phủ thế tử, Vệ Minh ra đón, lấy làm ngạc nhiên hỏi: “Phụ vương, mẫu thân, sao đêm hôm khuya khoắt cha mẹ lại tới đây?”.
Quận vương phi chưa nói đã khóc: “Minh nhi, con muốn đi đâu?”.
Vệ Minh trầm ngâm không đáp, chuyến đi này nửa vì việc công nửa vì việc tư, nhưng hắn không có ý định né tránh cha mẹ.
Quận vương phi nhìn quận vương, hy vọng ông sẽ lên tiếng nói câu gì đó. Quận vương khẽ ho một tiếng: “Ta biết con có việc quan trọng phải làm, vì vậy tối nay mới đến gặp con, để tránh con đỡ mất công sáng sớm phải qua phủ cáo từ”.
“Lần này con đi, bao giờ sẽ về?” Quận vương phi không muốn giả làm mẹ hiền gì nữa, bà hỏi thẳng hắn: “Có phải lại muốn đi tìm Thanh Thu không, chưa tìm được thì không về phải không?”.
Vệ Minh không đáp, mà kinh ngạc hỏi: “Mẫu thân chuyện gì cũng đổ lên đầu Thanh Thu, không chừng Nam Vu vong quốc rồi mẫu thân cũng định nói là tại nàng ư?”.
Lời vừa nói ra, đến quận vương cũng phải lớn tiếng trách mắng hắn đại nghịch bất đạo. Quận vương phi trong lòng vừa đau khổ vừa giận, bà đâu có ý đó, liền hỏi: “Được, con nói đi, rốt cuộc tại sao con lại mê mệt con bé đó đến thế, rốt cuộc con thích nó ở điểm nào?”.
Thích Thanh Thu ở điểm nào? Vệ Minh không trả lời ngay, hình như chưa bao giờ hắn nghiêm túc suy nghĩ về việc mình thích nàng ở điểm nào. Thời gian đầu, nàng chỉ là quản gia của thiện phòng, không chỉ mẫu thân hắn thấy khó hiểu, mà e rằng chẳng ai có thể hiểu được.
“Con nghĩ, chỉ bởi vì nàng là chính nàng, không phải người khác. Ai quy định nàng phải dung mạo phi phàm, tài hoa hơn người thì mới được. Nếu vì dung mạo tài hoa mà muốn ở bên nàng, thì ngược lại người ta cũng chỉ nhắm vào gia thế chứ không phải con người con. Mẫu thân, người luôn coi thường Thanh Thu, cảm thấy nàng tham vinh hoa phú quý nên mới ở bên con, cha mẹ tưởng rằng nàng chỉ là một trù nương thôi phải không? Sai rồi, cầm nghệ của Thanh Thu còn cao hơn vị Tuyết Chỉ đại gia kia nhiều, chỉ là chưa bao giờ nàng để lộ chuyện ấy ra ngoài. Nàng hoàn toàn không màng nổi tiếng thiên hạ, cũng không màng tất cả những thứ mà con cho nàng…”
Nói tới đây, Vệ Minh không kìm được bỗng trở nên trầm mặc, ngừng một lúc mới nói tiếp: “Con chỉ biết nếu đời này không tìm được nàng, không được bầu bạn cùng nàng, con không thể sống yên được”.
Nói xong những lời đó, quận vương và quận vương phi mỗi người đều có suy nghĩ riêng của mình, quận vương lên tiếng: “Không thể nói thế được, lẽ nào chỉ vì một câu không thể sống yên mà con hoàn toàn quên đi nhân hiếu trung nghĩa? Chuyện gì cũng có cách giải quyết, lần này con muốn đi đâu?”.
Vệ Minh nói đến Vân Châu trước, quận vương lại hỏi: “Thanh Thu mặc dù mất tích ở Vân Châu, nhưng con không thể cứ chờ ở Vân Châu cả đời được”.
“Con muốn ở lại đó một thời gian, công chuyện ở đấy con cũng phải xử lý, hoàng thượng lần này phái đi khá nhiều người, nên con cũng nhàn rỗi.”
Vệ Minh nói chắc như đinh đóng cột, mấy tháng nay hắn mải lo đối phó với những âm mưu của Bắc Vu. Hắn còn nhớ đêm giao thừa đi khắp thành Vân Châu tìm người, mặc dù Thanh Thu có khả năng đã rời khỏi Vân Châu, nhưng Vệ Minh vẫn hy vọng có thể tìm thấy nàng ở một góc nào đấy. Không phải vì Ninh Tư Bình, Thanh Thu sao mất tích được? Khi đó hắn không thể làm gì y, chỉ dồn tâm sức vào việc tìm kiếm, Ninh Tư Bình thân ở Bắc Vu xa xôi chắc cũng không vui vẻ gì.
Rốt cuộc thì Thanh Thu đã đi đâu? Nghe Ninh Tư Bình nói, ngày mà nàng bỏ đi trời vẫn còn tuyết rơi, nhất định nàng không đi xa được. Đường cái chỉ có một, hắn đã từng phái người thuận theo đường cái mà tìm rất xa, dọc đường tra xét kỹ càng, nhưng chẳng có chút tin tức nào,
“Con còn nhớ phải thực hiện mệnh lệnh của hoàng thượng là được rồi, chuyện gì cũng nên thận trọng.” Quận vương vừa nói xong, quận vương phi bèn tiếp lời: “Chuyện này người yên tâm, người tưởng con trai thiếp cũng giống người sao? Nói ra kể cũng lạ, sao Minh Nhi thì chung tình như thế, mà cha nó lại không được một phần?”.
Quận vương cười ha hả, quay sang dặn dò Vệ Minh: “Cha mẹ đến phủ, con cũng đừng trách Vệ quản gia, đừng đuổi ông ấy đi”.
“Đang yên đang lành đuổi ông ấy đi làm gì, trong phủ không thể một ngày không ai quản, giao cho ông ấy con rất yên tâm, sẽ có ngày con đưa Thanh Thu quay về.”
Quận vương phi cố nén bi thương: “Con hễ đi là đi một mạch không về, ta không yên tâm…”.
Thanh Thư không nhịn được nữa, đi lên trước quỳ xuống đất, “Nô tài nguyện đi cùng thế tử, đi theo hầu hạ ngài, mong thế tử đồng ý”.
Mặc dù làm quản gia ở phủ quận vương không bị lạnh nhạt, nhưng từ nhỏ ông đã theo chăm sóc Vệ Minh, lòng vẫn luôn muốn được quay về phủ thế tử, nhưng không có cơ hội, giờ Thanh Thư muốn lấy công chuộc tội, xin thế tử tha thứ.
Khi ấy Vệ Minh đuổi ông và Hồng Ngọc đi cũng là vì tức giận nhất thời, đến nhìn hắn cũng chẳng muốn nhìn họ thêm một cái. Lúc này thấy Thanh Thư một lòng một dạ, bèn bước một bước lên trước, tiện thể kéo ông đứng dậy, cười mắng: “Chẳng qua mới ba tháng, ông ở phủ quận vương ăn uống béo tròn thế này, không muốn sống yên ổn mà lại một mực theo ta chịu khổ ư?”.
Thanh Thư mắt đỏ hoe: “Cho dù có phải ra biên ải đánh trận nô tài cũng muốn đi theo thế tử, không bao giờ hối hận”.
Vệ Minh cười ngất: “Được rồi, đang yên đang lành đánh trận gì chứ, nói cho ông biết, ông đánh không nổi đâu”.
Một câu nói khơi dậy tâm tư của quận vương và quận vương phi, họ nghĩ đến mấy năm trước Vệ Minh chiến đấu ngoài biên ải, phu thê hai người họ ở nhà lo lắng sợ hãi. Bản thân chỉ có một đứa con trai, nhưng lại thường xuyên có chủ kiến không giống người bình thường. So với việc mấy năm trước hắn ngang ngạnh đòi đầu quân đánh trận, thì việc Vệ Minh đòi cưới một trù nương làm vợ quả thật là chuyện chẳng to tát gì.
Nghĩ tới đây, quận vương phi vừa giận vừa hối hận, sớm biết thế này, bà đừng nên bận tâm tới việc của hắn, để mặc con trai muốn lấy ai thì lấy, không chừng bây giờ đã được làm bà nội rồi cũng nên.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook