Mọi Việc Đều Hợp Chẳng Kiêng Kị Gì!
-
Chương 6
Tác giả: Mộc Mộc Tử
Dịch thô: strongerle | Nguồn: Tàng Thư Viện
Biên tập: Tĩnh Nhiên | Thần Niên
Thu Hân Nhiên và Nguyên Chu lo lắng suốt mấy ngày sau đó, nhưng mãi chẳng thấy Hạ Tu Ngôn tìm đến tính sổ, nên dần dần chẳng thèm quan tâm nữa. Ngẫm lại Hạ Tu Ngôn dù gì cũng là thế tử cao quý, chẳng lẽ vì lời nói của hai tên không tiếng tăm như bọn họ lại phí công trả thù sao.
Sự thật đã chứng minh, suy nghĩ của Thu Hân Nhiên khi đó quá ngây thơ. Về sau khi nghĩ lại, nàng có hai điều để miêu tả Hạ Tu Ngôn, một là vui buồn thất thường, hai là thù dai. Thù dai này là Hạ Tư ngôn không tính kế trả thù ngay lập tức mà chờ đợi tương lai có cơ hội sẽ thuận tay tính sổ luôn một thể.
Khi thời tiết càng ngày càng nóng hơn, Thánh thượng đã ra quyết định đi Vạn Hoà cung để nghỉ mát. Thu Hân Nhiên cũng được bố trí đi theo ở cuối đoàn xe, lúc đầu mới khởi hành nàng rất phấn khởi, nhưng không may giữa đường bị say nắng, đến hành cung thì nằm ẹp trong phòng không thể làm gì.
Tối hôm đó khi Nguyên Chu đến đưa thuốc cho nàng, Thu Hân Nhiên thấy tinh thần cậu sa sút, uể oải, nàng lo lắng hỏi thăm một tiếng: “Cậu làm sao thế?”
Ban đầu Nguyên Chu lắc đầu không nói, sau một lúc mới thở dài: “Tại buổi gia yến hôm nay, Thánh thượng đã khiển trách Nhị hoàng tử vì đã nói lời bất kính ở Học cung. Nhị hoàng tử phản bác, khuyên Thánh thượng không nên quá mức sùng bái việc xem bói đoán ý trời, tránh để một số kẻ xấu lợi dụng. Thánh thượng nghe xong thì giận dữ, phạt Nhị hoàng tử về phòng đóng cửa suy ngẫm lỗi lầm hai ngày.”
Thu Hân Nhiên chớp chớp mắt, khó hiểu hỏi: “Thế thì liên quan gì đến cậu?”
Nguyên Chu mặt mày nhăn nhó, đau khổ kể tiếp: “Thánh thượng phạt Nhị hoàng tử xong nhưng vẫn chưa nguôi giận. Lúc đó Hạ thế tử nói rằng ngài ấy chưa từng thấy người ta bói toán nên có chút hiếu kỳ.”
“Chà.” Thu Hân Nhiên trầm ngâm suy nghĩ một chốc, hỏi tiếp: “Thế là cậu đứng ra tính toán hả?”
“Cô không ở đó dĩ nhiên là tôi phải đứng ra rồi.” Nguyên Chu lại thở dài: “Quan trọng là tôi không tinh thông việc đoán mệnh của người ta.”
Thuật bói toán bao hàm rất rộng, dù cùng tông đệ tử cũng sẽ tinh thông những lĩnh vực khác nhau. Có người tinh thông đoán mệnh, có người lại am hiểu phong thuỷ, cũng có người giỏi xem tướng. Rất hiếm người có thể hiểu biết sâu sắc tất cả. Giống như Thu Hân Nhiên, hiểu biết đối với các lĩnh vực của nàng có mức độ nông sâu khác nhau, chẳng qua nàng có thiên phú bẩm sinh đối với lĩnh vực đoán mệnh, nên trình độ của nàng rất cao, không phải ai cũng có thể học được trong thời gian ngắn.
Thu Hân Nhiên nằm ở trên giường, mặt lộ vẻ thương cảm, hỏi tiếp: “Sau đó thế nào?”
“Lúc đó tôi vừa bái kiến Thánh thượng xong, chưa kịp hiểu chuyện gì đã nhận được hai tấm thiếp ghi ngày sinh từ tay Hạ thế tử. Thế tử nói đó là người họ hàng xa của mình, hai bên gia đình có ý định kết hôn, muốn nhờ tôi hợp bát tự. Hợp bát tự cũng không khó nên tôi nghĩ tính một chút cũng không sao.”
Thu Hân Nhiên chau mày nói: “Y một thân một mình từ Tây Bắc vào kinh, nếu họ hàng xa muốn kết hôn, gửi tin báo hỉ là được, vì sao lại nhờ y đi hợp bát tự chứ? Cái này dĩ nhiên là do y bịa chuyện trêu đùa cậu thôi.”
Nguyên Chu thở dài nói: “Nói không sai, nhưng lúc đó tôi nào nghĩ nhiều được như vậy. Sau khi tính toán tôi phát hiện mặc dù nhà gái sẽ có chút không tốt, nhưng tổng thể vẫn là một mối lương duyên. Vì vậy tôi nói bát tự của hai người là tương hợp, có thể kết hôn.”
Khuôn mặt của Thu Hân Nhiên khá nhợt nhạt, lắc đầu nói: “Mặc dù lúc hợp bát tự chúng ta luôn suy nghĩ rằng “thà phá đi mười toà miếu còn hơn huỷ đi một cọc nhân duyên” nhưng trên đời này, số cặp do ông trời tác hợp rất ít, làm sao có thể nói tất cả đều viên mãn được chứ. Hôm nay y vốn muốn trêu đùa cậu, cậu lại trả lời chắc chắn như vậy khác gì đưa chuôi dao cho y nắm.”
“Đúng vậy” Thiếu niên giọng nói đầy hối hận nói: “Chờ tôi nói xong, Hạ thế tử nói đây là ngày sinh của cha và mẹ ngài ấy. Nếu tôi nói hai người là lương duyên vậy có thể thấy nguyên nhân công chúa Minh Dương qua đời sớm là vì ngài ấy. Nếu công chúa không sinh ngài ấy ra, mối lương duyên này có thể sẽ thật dài lâu.”
Thu Hân Nhiên sửng sốt thốt lên: “Sao có cách nói như thế được…”
Nguyên Chu khổ sở kể tiếp: “Thái hậu nghe xong, vừa kéo tay Hạ thế tử vừa khóc, trong phòng hỗn loạn cả, người khuyên nhủ, kẻ an ủi, mãi một lúc mới ổn định lại được. Thánh thượng đương nhiên không vui, khiển trách tôi mấy câu rồi cho tôi lui xuống.” Nguyên Chu ánh mắt đáng thương nhìn người nằm trên giường, giọng nói run rẩy: “Sư tỷ, cô nói xem. Có phải Hạ thế tử bởi vì việc hôm đó nên ghi hận tôi không?”
“Người này mưu kế thật thâm sâu.” Thu Hân Nhiên cảm thán: “Y là con ruột của Hạ tướng quân thật hả?”
“…”
Hạ Tu Ngôn đương nhiên không biết vị tiểu đạo sĩ mới vào cung này ở sau lưng nói xấu cậu như thế. Nếu biết được, chắc chắn sẽ ghi thêm một khoản nợ nữa cho nàng.
Lý Hàm Phong phát hiện từ sau buổi gia yến hôm đó, tâm tình của Hạ Tu Ngôn khá tốt, sắc mặt cũng rất dễ nhìn: “Bệnh này của cậu quả thật nên thường xuyên ra khỏi cung tĩnh dưỡng. Ở đây khí hậu dễ chịu rất thích hợp dưỡng bệnh. “
Hạ Tu Ngôn không đáp lời, nghĩ bụng đúng là nơi đây tốt hơn so với ở trong hoàng cung một chút. Hai người sóng vai đi đến Học cung, mặc dù ở Hành cung tránh nóng nhưng việc học cũng không thể trì hoãn.
Nhị hoàng tử mấy ngày trước bị phạt đóng cửa suy nghĩ lỗi lầm, hôm nay cũng đã được thả ra. Lúc cậu bước vào Học cung, nhìn thấy những người khác đang tán gẫu thì khịt mũi hừ một tiếng, đi đến chỗ ngồi của mình. Cậu dám chắc người truyền lời nói của mình hôm đó cho Thánh thượng là ai đó trong đám người này, nhưng không có chứng cứ nên đành nghiến răng tức giận một mình
Trước đây, nếu Lý Hàm Ý có biểu hiện như vậy sẽ có người đi đến bắt chuyện quan tâm, an ủi vài câu. Hôm nay vì Thánh thượng sẽ đến kiểm tra việc học nên chẳng ai rảnh để ý đến tâm trạng của cậu. Không khí học tập ở Học cung lúc này nghiêm túc hơn so với thường ngày rất nhiều.
Trong học cung này, thông thường người thoải mái nhất có lẽ là hai vị thế tử Hạ Tu Ngôn và Chu Hiển Dĩ. Hôm nay Hạ Tu Ngôn có vẻ nhàn nhã nhất.
Đến giữa buổi chiều thì vua Tuyên Đức đến. Các tiên sinh và học sinh trong Học cung đều đi ra tiếp giá, lớp học bình thường có vẻ trống bỗng trở nên khá chật chội.
Vua Tuyên Đức ngồi trên ghế ở trung tâm, lần lượt kiểm tra việc học tập của các hoàng tử. Không biết có phải vì đang đi nghỉ mát hay vì thật sự đã lơ là học hành, các hoàng tử trả bài không được tốt lắm. Thánh thượng hiển nhiên không hài lòng, mấy hoàng tử cũng lộ ra vẻ chán nản. Thánh thượng kiểm tra đến các vị thế tử, Chu Hiển Dĩ và Hạ Tu Ngôn xếp sau cùng. Sau khi nghe Chu Hiển Dĩ vì hồi hộp mà tật nói cà lăm càng nghiêm trọng thì Thánh thượng đành thở dài, lại thấy trên trán của cậu mồ hôi nhễ nhại cũng không đành lòng trách mắng, chỉ hỏi thêm mấy câu rồi cho về chỗ. Hạ Tu Ngôn bắt chước theo biểu hiện của các vị hoàng tử và thế tử trước đó, cố tình nói sai vài chỗ, biểu hiện tầm thường, cuối cùng cũng được cho phép về chỗ ngồi.
Các học sinh biểu hiện không tốt, các tiên sinh trong Học cung sắc mặt u ám, bầu không khí bỗng nhiên trầm tĩnh, nặng nề đáng sợ. Thánh Thượng đưa tay xoa ấn đường, đang định nói gì thì Cửu công chúa đứng lên, giọng điệu giận dỗi nói: “Phụ hoàng, sao người chỉ hỏi các hoàng huynh mà không hỏi con? Tối qua con đã ôn bài rất lâu đó.”
Cửu công chúa Lý Hàm Viên, lúc đó mới mười tuổi, mặt mày xinh xắn đáng yêu, được rất nhiều người yêu mến. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng thường đi theo các vị huynh trưởng đến học cung dự thính. Vua Tuyên Đức rất yêu thương cô bé, thấy bộ dạng giận dỗi của cô bé thì bật cười, gọi đến trước mặt hỏi bài. Quả nhiên Cửu công chúa có thể trả lời rất trôi chảy, vua Tuyên Đức bế cô bé ngồi lên chân khen: “Các hoàng tử và thế tử đều không thông minh bằng tiểu Cửu của chúng ta.”
Tiểu công chúa thành thật đáp: “Không phải tiểu Cửu thông minh, là do mẫu hậu cùng Hân Nhiên dạy cho con đấy ạ.”
Vua Tuyên Đức ngạc nhiên, nghi ngờ hỏi lại: “Là Tư thần quan mà Trẫm vừa sắc phong đó sao?”
Tiểu công chúa gật đầu: “Dạ, mấy ngày gần đây, Hân Nhiên ngày nào cũng đến chép kinh cho mẫu hậu. Nếu hôm sau tiên sinh kiểm tra bài tập thì con sẽ bí mật nhờ chị ấy dạy cho mình ạ.”
“Ồ, Tư thần quan mà trẫm vừa sắc phong còn có bản lãnh này hả?” Vua Tuyên Đức quay sang nói với Bạch Cảnh Minh đang đứng bên cạnh nói: “Nhắc mới nhớ, trẫm đã mấy ngày không gặp cô ấy rồi. Lần này cô ấy có đi cùng không?”
Bạch Cảnh Minh cứ cách năm này sẽ đến giảng bài cho các học sinh trong Học cung một buổi, có thể xem là một nửa tiên sinh ở đây, ông bước lên trước đáp: “Bẩm, thời gian trước ngài đã cho phép trò ấy chép kinh văn giúp Hoàng hậu nên lần này cũng đi cùng tới.”
Vua Tuyên Đức nhớ hình như đúng như vậy, gật đầu nói: “Triệu cô ấy đến, trẫm muốn hỏi xem cô ấy đã dạy tiểu công chúa của trẫm như thế nào.”
Hạ Tu Ngôn đang cúi đầu, nghe đối thoại của hai người phía trước, cảm thấy có chút nghi ngờ, chợt nhớ đến khuôn mặt của tiểu đạo sĩ áo quần không chỉnh tề hôm nọ, cậu gõ nhẹ tay của Lý Hàm Phong đang ngồi bên cạnh, thấp giọng hỏi: “Tiểu đạo sĩ mới tiến cung cậu nói hôm trước là nam hay nữ?”
Lý Hàm Phong mắt liếc nhìn vua Tuyên Đức đang ngồi ở trung tâm, vừa định trả lời thì thấy ngoài cửa đi đến một vị tiểu đạo sĩ. Nàng mặc một thân đạo bào màu tím nhạt, tóc được cố định bằng mộc trâm, nhìn qua tầm mười ba, mười bốn tuổi nhưng dáng người cao ráo, đôi mắt hoa đào phong tình xen lẫn một chút nhiệt huyết và hăng hái của thiếu niên, nhìn vào là một người hoạt bát, lanh lợi.
“Nhìn kìa! chính là cô ấy.”
Hạ Tu Ngôn không nói chuyện nữa, ánh mắt hơi tối lại. Tiểu đạo sĩ kia đi đến trước mặt vua Tuyên Đức, hành lễ rất đúng chuẩn mực. Vua Tuyên Đức hỏi: “Tiểu Cửu nói, mấy ngày nay khi ngươi ở chỗ Hoàng hậu chép sách đã dạy cho con bé học đúng không?”
Thu Hân Nhiên luôn rất thành thật khi đứng trước mặt vua Tuyên Đức. Nàng ngẩn người một lúc, bỗng nhớ đến cái gì vội vàng nói: “Thánh thượng quá lời, thần làm sao dạy Cửu công chúa học được. Chẳng qua nhờ chép nhiều kinh thư nên thần nhận biết một số chữ trong Cổ Kinh [1], vừa vặn công chúa hỏi đến nên thần nói một chút mà thôi.”
Nghe nàng nói như vậy, vua Tuyên Đức gật đầu nói: “Tiểu Cửu tuổi còn nhỏ, trẫm luôn nghĩ con bé đến Học cung dự thính chẳng qua là muốn chơi đùa với mấy huynh trưởng mình mà thôi, không nghĩ đến con bé còn có thể dụng tâm học tập như vậy.”
Một chút bực bội vì đám học sinh trong Học cung trả lời không tốt lúc đầu của vua Tuyên Đức đã bị sự thông minh, đáng yêu và chăm chỉ của Tiểu công chúa xoá tan. Vua Tuyên Đức chỉ nhắc nhở, khuyên nhủ các học sinh cố gắng hơn rồi rời đi chứ không hề trách phạt.
Vua Tuyên Đức và các tiên sinh vừa đi xa, trong phòng chỉ còn lại các học sinh. Lý Hàm Phong chưa kịp thả lỏng thì đã nghe âm thanh xem thường của Lý Hàm Ý vang lên: “Ngươi là tiểu đạo sĩ đã khua môi múa mép trước mặt phụ hoàng đó hả?”
Cả phòng đều ngoảnh đầu nhìn thiếu nữ đang cười híp mắt rồi hành lễ chào theo kiểu đạo gia với Lý Hàm Ý: “Bần đạo là Thu Hân Nhiên, Bói toán tông thuộc phái Cửu tông ở núi Tĩnh Hư. Bái kiến Nhị hoàng tử.”
Lý Hàm Ý nhíu mày: “Trước đây ngươi đã từng thấy ta?”
“Bần đạo chưa từng thấy qua.”
“Vậy làm sao ngươi biết ta là ai?”
“Bần đạo nghe nói nguyên nhân Nhị hoàng tử hai ngày trước bị phạt đóng cửa suy ngẫm lỗi lầm có chút liên quan đến bần đạo nên đoán như vậy.”
Lý Hàm Ý vốn nghĩ rằng nàng sẽ nói lời nịnh nọt, nhưng không ngờ nàng lại thành thật như vậy làm cậu có chút ngạc nhiên. Cậu có tính cách ương ngạnh, kiêu ngạo, rất ghét kiểu vòng vo đưa đẩy, nên câu trả lời của nàng không khiến cậu thấy phản cảm, ngược lại khen ngợi nói: “Cũng có chút thông minh đấy. Ngươi đã bao giờ đoán sai chưa?”
“Bần đạo nhờ sự thông minh này để kiếm ăn đấy.” Thu Hân Nhiên tự tin đáp lời. Lý Hàm Ý mỉa mai nói: “Nếu ngươi đã có năng lực này vậy hãy đoán xem những người khác trong này nữa. Nếu đoán sai, đừng trách bổn hoàng tử đập chén cơm của ngươi, ta sẽ đến trước mặt phụ hoàng cáo ngươi lừa gạt hoàng thất, đáng phán tội khi quân.”
Nghe Lý Hàm Ý nói thế, những người khác trong phòng trở nên hứng thú hơn. Ai cũng đã nghe qua việc Thu Hân Nhiên thay Thánh thượng xem bói, mặc dù mỗi người có thái độ khác nhau nhưng trong lòng ít nhiều có mấy phần hiếu kỳ, nhân dịp này cũng muốn xem Thu Hân Nhiên có năng lực gì.
Thu Hân Nhiên đảo mắt khắp phòng một lượt, sắc mặt lộ vẻ khó xử: “Nhị hoàng tử, việc này có chút miễn cưỡng.”
“Sao thế, ngươi không thể đoán ra sao?
“Bần đạo không biết tên một ai, làm sao từ không đoán có được?
Tam hoàng tử Lý Hàm Linh cười tiếp lời: “Cái này đơn giản, ta lệnh người đến chỗ tiên sinh mang danh sách học sinh đến cho ngươi là được chứ gì.”
“Cũng không cần phiền phức như vậy.” Thu Hân Nhiên bình tĩnh, chậm rãi nói: “Để Cửu công chúa nói cho bần đạo biết trong phòng này có những ai, sau đó bần đạo sẽ đoán đó là người nào, vậy có được không?”
Trong phòng học tổng cộng gần hai mươi người học sinh, muốn từ tên để đoán mặt thì thật sự rất khó. Lý Hàm Ý khẽ khịt mũi khinh thường, vẻ mặt vui vẻ: “Được thôi, nếu như đoán đúng tất cả, bổn hoàng tử sẽ xí xoá món nợ này, bằng không nợ cũ nợ mới sẽ tính với ngươi một lượt.”
Thu Hân Nhiên chớp mắt mấy cái, nở nụ cười tự tin: “Một lời đã định!”
– Hết chương 6-
Dịch thô: strongerle | Nguồn: Tàng Thư Viện
Biên tập: Tĩnh Nhiên | Thần Niên
Thu Hân Nhiên và Nguyên Chu lo lắng suốt mấy ngày sau đó, nhưng mãi chẳng thấy Hạ Tu Ngôn tìm đến tính sổ, nên dần dần chẳng thèm quan tâm nữa. Ngẫm lại Hạ Tu Ngôn dù gì cũng là thế tử cao quý, chẳng lẽ vì lời nói của hai tên không tiếng tăm như bọn họ lại phí công trả thù sao.
Sự thật đã chứng minh, suy nghĩ của Thu Hân Nhiên khi đó quá ngây thơ. Về sau khi nghĩ lại, nàng có hai điều để miêu tả Hạ Tu Ngôn, một là vui buồn thất thường, hai là thù dai. Thù dai này là Hạ Tư ngôn không tính kế trả thù ngay lập tức mà chờ đợi tương lai có cơ hội sẽ thuận tay tính sổ luôn một thể.
Khi thời tiết càng ngày càng nóng hơn, Thánh thượng đã ra quyết định đi Vạn Hoà cung để nghỉ mát. Thu Hân Nhiên cũng được bố trí đi theo ở cuối đoàn xe, lúc đầu mới khởi hành nàng rất phấn khởi, nhưng không may giữa đường bị say nắng, đến hành cung thì nằm ẹp trong phòng không thể làm gì.
Tối hôm đó khi Nguyên Chu đến đưa thuốc cho nàng, Thu Hân Nhiên thấy tinh thần cậu sa sút, uể oải, nàng lo lắng hỏi thăm một tiếng: “Cậu làm sao thế?”
Ban đầu Nguyên Chu lắc đầu không nói, sau một lúc mới thở dài: “Tại buổi gia yến hôm nay, Thánh thượng đã khiển trách Nhị hoàng tử vì đã nói lời bất kính ở Học cung. Nhị hoàng tử phản bác, khuyên Thánh thượng không nên quá mức sùng bái việc xem bói đoán ý trời, tránh để một số kẻ xấu lợi dụng. Thánh thượng nghe xong thì giận dữ, phạt Nhị hoàng tử về phòng đóng cửa suy ngẫm lỗi lầm hai ngày.”
Thu Hân Nhiên chớp chớp mắt, khó hiểu hỏi: “Thế thì liên quan gì đến cậu?”
Nguyên Chu mặt mày nhăn nhó, đau khổ kể tiếp: “Thánh thượng phạt Nhị hoàng tử xong nhưng vẫn chưa nguôi giận. Lúc đó Hạ thế tử nói rằng ngài ấy chưa từng thấy người ta bói toán nên có chút hiếu kỳ.”
“Chà.” Thu Hân Nhiên trầm ngâm suy nghĩ một chốc, hỏi tiếp: “Thế là cậu đứng ra tính toán hả?”
“Cô không ở đó dĩ nhiên là tôi phải đứng ra rồi.” Nguyên Chu lại thở dài: “Quan trọng là tôi không tinh thông việc đoán mệnh của người ta.”
Thuật bói toán bao hàm rất rộng, dù cùng tông đệ tử cũng sẽ tinh thông những lĩnh vực khác nhau. Có người tinh thông đoán mệnh, có người lại am hiểu phong thuỷ, cũng có người giỏi xem tướng. Rất hiếm người có thể hiểu biết sâu sắc tất cả. Giống như Thu Hân Nhiên, hiểu biết đối với các lĩnh vực của nàng có mức độ nông sâu khác nhau, chẳng qua nàng có thiên phú bẩm sinh đối với lĩnh vực đoán mệnh, nên trình độ của nàng rất cao, không phải ai cũng có thể học được trong thời gian ngắn.
Thu Hân Nhiên nằm ở trên giường, mặt lộ vẻ thương cảm, hỏi tiếp: “Sau đó thế nào?”
“Lúc đó tôi vừa bái kiến Thánh thượng xong, chưa kịp hiểu chuyện gì đã nhận được hai tấm thiếp ghi ngày sinh từ tay Hạ thế tử. Thế tử nói đó là người họ hàng xa của mình, hai bên gia đình có ý định kết hôn, muốn nhờ tôi hợp bát tự. Hợp bát tự cũng không khó nên tôi nghĩ tính một chút cũng không sao.”
Thu Hân Nhiên chau mày nói: “Y một thân một mình từ Tây Bắc vào kinh, nếu họ hàng xa muốn kết hôn, gửi tin báo hỉ là được, vì sao lại nhờ y đi hợp bát tự chứ? Cái này dĩ nhiên là do y bịa chuyện trêu đùa cậu thôi.”
Nguyên Chu thở dài nói: “Nói không sai, nhưng lúc đó tôi nào nghĩ nhiều được như vậy. Sau khi tính toán tôi phát hiện mặc dù nhà gái sẽ có chút không tốt, nhưng tổng thể vẫn là một mối lương duyên. Vì vậy tôi nói bát tự của hai người là tương hợp, có thể kết hôn.”
Khuôn mặt của Thu Hân Nhiên khá nhợt nhạt, lắc đầu nói: “Mặc dù lúc hợp bát tự chúng ta luôn suy nghĩ rằng “thà phá đi mười toà miếu còn hơn huỷ đi một cọc nhân duyên” nhưng trên đời này, số cặp do ông trời tác hợp rất ít, làm sao có thể nói tất cả đều viên mãn được chứ. Hôm nay y vốn muốn trêu đùa cậu, cậu lại trả lời chắc chắn như vậy khác gì đưa chuôi dao cho y nắm.”
“Đúng vậy” Thiếu niên giọng nói đầy hối hận nói: “Chờ tôi nói xong, Hạ thế tử nói đây là ngày sinh của cha và mẹ ngài ấy. Nếu tôi nói hai người là lương duyên vậy có thể thấy nguyên nhân công chúa Minh Dương qua đời sớm là vì ngài ấy. Nếu công chúa không sinh ngài ấy ra, mối lương duyên này có thể sẽ thật dài lâu.”
Thu Hân Nhiên sửng sốt thốt lên: “Sao có cách nói như thế được…”
Nguyên Chu khổ sở kể tiếp: “Thái hậu nghe xong, vừa kéo tay Hạ thế tử vừa khóc, trong phòng hỗn loạn cả, người khuyên nhủ, kẻ an ủi, mãi một lúc mới ổn định lại được. Thánh thượng đương nhiên không vui, khiển trách tôi mấy câu rồi cho tôi lui xuống.” Nguyên Chu ánh mắt đáng thương nhìn người nằm trên giường, giọng nói run rẩy: “Sư tỷ, cô nói xem. Có phải Hạ thế tử bởi vì việc hôm đó nên ghi hận tôi không?”
“Người này mưu kế thật thâm sâu.” Thu Hân Nhiên cảm thán: “Y là con ruột của Hạ tướng quân thật hả?”
“…”
Hạ Tu Ngôn đương nhiên không biết vị tiểu đạo sĩ mới vào cung này ở sau lưng nói xấu cậu như thế. Nếu biết được, chắc chắn sẽ ghi thêm một khoản nợ nữa cho nàng.
Lý Hàm Phong phát hiện từ sau buổi gia yến hôm đó, tâm tình của Hạ Tu Ngôn khá tốt, sắc mặt cũng rất dễ nhìn: “Bệnh này của cậu quả thật nên thường xuyên ra khỏi cung tĩnh dưỡng. Ở đây khí hậu dễ chịu rất thích hợp dưỡng bệnh. “
Hạ Tu Ngôn không đáp lời, nghĩ bụng đúng là nơi đây tốt hơn so với ở trong hoàng cung một chút. Hai người sóng vai đi đến Học cung, mặc dù ở Hành cung tránh nóng nhưng việc học cũng không thể trì hoãn.
Nhị hoàng tử mấy ngày trước bị phạt đóng cửa suy nghĩ lỗi lầm, hôm nay cũng đã được thả ra. Lúc cậu bước vào Học cung, nhìn thấy những người khác đang tán gẫu thì khịt mũi hừ một tiếng, đi đến chỗ ngồi của mình. Cậu dám chắc người truyền lời nói của mình hôm đó cho Thánh thượng là ai đó trong đám người này, nhưng không có chứng cứ nên đành nghiến răng tức giận một mình
Trước đây, nếu Lý Hàm Ý có biểu hiện như vậy sẽ có người đi đến bắt chuyện quan tâm, an ủi vài câu. Hôm nay vì Thánh thượng sẽ đến kiểm tra việc học nên chẳng ai rảnh để ý đến tâm trạng của cậu. Không khí học tập ở Học cung lúc này nghiêm túc hơn so với thường ngày rất nhiều.
Trong học cung này, thông thường người thoải mái nhất có lẽ là hai vị thế tử Hạ Tu Ngôn và Chu Hiển Dĩ. Hôm nay Hạ Tu Ngôn có vẻ nhàn nhã nhất.
Đến giữa buổi chiều thì vua Tuyên Đức đến. Các tiên sinh và học sinh trong Học cung đều đi ra tiếp giá, lớp học bình thường có vẻ trống bỗng trở nên khá chật chội.
Vua Tuyên Đức ngồi trên ghế ở trung tâm, lần lượt kiểm tra việc học tập của các hoàng tử. Không biết có phải vì đang đi nghỉ mát hay vì thật sự đã lơ là học hành, các hoàng tử trả bài không được tốt lắm. Thánh thượng hiển nhiên không hài lòng, mấy hoàng tử cũng lộ ra vẻ chán nản. Thánh thượng kiểm tra đến các vị thế tử, Chu Hiển Dĩ và Hạ Tu Ngôn xếp sau cùng. Sau khi nghe Chu Hiển Dĩ vì hồi hộp mà tật nói cà lăm càng nghiêm trọng thì Thánh thượng đành thở dài, lại thấy trên trán của cậu mồ hôi nhễ nhại cũng không đành lòng trách mắng, chỉ hỏi thêm mấy câu rồi cho về chỗ. Hạ Tu Ngôn bắt chước theo biểu hiện của các vị hoàng tử và thế tử trước đó, cố tình nói sai vài chỗ, biểu hiện tầm thường, cuối cùng cũng được cho phép về chỗ ngồi.
Các học sinh biểu hiện không tốt, các tiên sinh trong Học cung sắc mặt u ám, bầu không khí bỗng nhiên trầm tĩnh, nặng nề đáng sợ. Thánh Thượng đưa tay xoa ấn đường, đang định nói gì thì Cửu công chúa đứng lên, giọng điệu giận dỗi nói: “Phụ hoàng, sao người chỉ hỏi các hoàng huynh mà không hỏi con? Tối qua con đã ôn bài rất lâu đó.”
Cửu công chúa Lý Hàm Viên, lúc đó mới mười tuổi, mặt mày xinh xắn đáng yêu, được rất nhiều người yêu mến. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng thường đi theo các vị huynh trưởng đến học cung dự thính. Vua Tuyên Đức rất yêu thương cô bé, thấy bộ dạng giận dỗi của cô bé thì bật cười, gọi đến trước mặt hỏi bài. Quả nhiên Cửu công chúa có thể trả lời rất trôi chảy, vua Tuyên Đức bế cô bé ngồi lên chân khen: “Các hoàng tử và thế tử đều không thông minh bằng tiểu Cửu của chúng ta.”
Tiểu công chúa thành thật đáp: “Không phải tiểu Cửu thông minh, là do mẫu hậu cùng Hân Nhiên dạy cho con đấy ạ.”
Vua Tuyên Đức ngạc nhiên, nghi ngờ hỏi lại: “Là Tư thần quan mà Trẫm vừa sắc phong đó sao?”
Tiểu công chúa gật đầu: “Dạ, mấy ngày gần đây, Hân Nhiên ngày nào cũng đến chép kinh cho mẫu hậu. Nếu hôm sau tiên sinh kiểm tra bài tập thì con sẽ bí mật nhờ chị ấy dạy cho mình ạ.”
“Ồ, Tư thần quan mà trẫm vừa sắc phong còn có bản lãnh này hả?” Vua Tuyên Đức quay sang nói với Bạch Cảnh Minh đang đứng bên cạnh nói: “Nhắc mới nhớ, trẫm đã mấy ngày không gặp cô ấy rồi. Lần này cô ấy có đi cùng không?”
Bạch Cảnh Minh cứ cách năm này sẽ đến giảng bài cho các học sinh trong Học cung một buổi, có thể xem là một nửa tiên sinh ở đây, ông bước lên trước đáp: “Bẩm, thời gian trước ngài đã cho phép trò ấy chép kinh văn giúp Hoàng hậu nên lần này cũng đi cùng tới.”
Vua Tuyên Đức nhớ hình như đúng như vậy, gật đầu nói: “Triệu cô ấy đến, trẫm muốn hỏi xem cô ấy đã dạy tiểu công chúa của trẫm như thế nào.”
Hạ Tu Ngôn đang cúi đầu, nghe đối thoại của hai người phía trước, cảm thấy có chút nghi ngờ, chợt nhớ đến khuôn mặt của tiểu đạo sĩ áo quần không chỉnh tề hôm nọ, cậu gõ nhẹ tay của Lý Hàm Phong đang ngồi bên cạnh, thấp giọng hỏi: “Tiểu đạo sĩ mới tiến cung cậu nói hôm trước là nam hay nữ?”
Lý Hàm Phong mắt liếc nhìn vua Tuyên Đức đang ngồi ở trung tâm, vừa định trả lời thì thấy ngoài cửa đi đến một vị tiểu đạo sĩ. Nàng mặc một thân đạo bào màu tím nhạt, tóc được cố định bằng mộc trâm, nhìn qua tầm mười ba, mười bốn tuổi nhưng dáng người cao ráo, đôi mắt hoa đào phong tình xen lẫn một chút nhiệt huyết và hăng hái của thiếu niên, nhìn vào là một người hoạt bát, lanh lợi.
“Nhìn kìa! chính là cô ấy.”
Hạ Tu Ngôn không nói chuyện nữa, ánh mắt hơi tối lại. Tiểu đạo sĩ kia đi đến trước mặt vua Tuyên Đức, hành lễ rất đúng chuẩn mực. Vua Tuyên Đức hỏi: “Tiểu Cửu nói, mấy ngày nay khi ngươi ở chỗ Hoàng hậu chép sách đã dạy cho con bé học đúng không?”
Thu Hân Nhiên luôn rất thành thật khi đứng trước mặt vua Tuyên Đức. Nàng ngẩn người một lúc, bỗng nhớ đến cái gì vội vàng nói: “Thánh thượng quá lời, thần làm sao dạy Cửu công chúa học được. Chẳng qua nhờ chép nhiều kinh thư nên thần nhận biết một số chữ trong Cổ Kinh [1], vừa vặn công chúa hỏi đến nên thần nói một chút mà thôi.”
Nghe nàng nói như vậy, vua Tuyên Đức gật đầu nói: “Tiểu Cửu tuổi còn nhỏ, trẫm luôn nghĩ con bé đến Học cung dự thính chẳng qua là muốn chơi đùa với mấy huynh trưởng mình mà thôi, không nghĩ đến con bé còn có thể dụng tâm học tập như vậy.”
Một chút bực bội vì đám học sinh trong Học cung trả lời không tốt lúc đầu của vua Tuyên Đức đã bị sự thông minh, đáng yêu và chăm chỉ của Tiểu công chúa xoá tan. Vua Tuyên Đức chỉ nhắc nhở, khuyên nhủ các học sinh cố gắng hơn rồi rời đi chứ không hề trách phạt.
Vua Tuyên Đức và các tiên sinh vừa đi xa, trong phòng chỉ còn lại các học sinh. Lý Hàm Phong chưa kịp thả lỏng thì đã nghe âm thanh xem thường của Lý Hàm Ý vang lên: “Ngươi là tiểu đạo sĩ đã khua môi múa mép trước mặt phụ hoàng đó hả?”
Cả phòng đều ngoảnh đầu nhìn thiếu nữ đang cười híp mắt rồi hành lễ chào theo kiểu đạo gia với Lý Hàm Ý: “Bần đạo là Thu Hân Nhiên, Bói toán tông thuộc phái Cửu tông ở núi Tĩnh Hư. Bái kiến Nhị hoàng tử.”
Lý Hàm Ý nhíu mày: “Trước đây ngươi đã từng thấy ta?”
“Bần đạo chưa từng thấy qua.”
“Vậy làm sao ngươi biết ta là ai?”
“Bần đạo nghe nói nguyên nhân Nhị hoàng tử hai ngày trước bị phạt đóng cửa suy ngẫm lỗi lầm có chút liên quan đến bần đạo nên đoán như vậy.”
Lý Hàm Ý vốn nghĩ rằng nàng sẽ nói lời nịnh nọt, nhưng không ngờ nàng lại thành thật như vậy làm cậu có chút ngạc nhiên. Cậu có tính cách ương ngạnh, kiêu ngạo, rất ghét kiểu vòng vo đưa đẩy, nên câu trả lời của nàng không khiến cậu thấy phản cảm, ngược lại khen ngợi nói: “Cũng có chút thông minh đấy. Ngươi đã bao giờ đoán sai chưa?”
“Bần đạo nhờ sự thông minh này để kiếm ăn đấy.” Thu Hân Nhiên tự tin đáp lời. Lý Hàm Ý mỉa mai nói: “Nếu ngươi đã có năng lực này vậy hãy đoán xem những người khác trong này nữa. Nếu đoán sai, đừng trách bổn hoàng tử đập chén cơm của ngươi, ta sẽ đến trước mặt phụ hoàng cáo ngươi lừa gạt hoàng thất, đáng phán tội khi quân.”
Nghe Lý Hàm Ý nói thế, những người khác trong phòng trở nên hứng thú hơn. Ai cũng đã nghe qua việc Thu Hân Nhiên thay Thánh thượng xem bói, mặc dù mỗi người có thái độ khác nhau nhưng trong lòng ít nhiều có mấy phần hiếu kỳ, nhân dịp này cũng muốn xem Thu Hân Nhiên có năng lực gì.
Thu Hân Nhiên đảo mắt khắp phòng một lượt, sắc mặt lộ vẻ khó xử: “Nhị hoàng tử, việc này có chút miễn cưỡng.”
“Sao thế, ngươi không thể đoán ra sao?
“Bần đạo không biết tên một ai, làm sao từ không đoán có được?
Tam hoàng tử Lý Hàm Linh cười tiếp lời: “Cái này đơn giản, ta lệnh người đến chỗ tiên sinh mang danh sách học sinh đến cho ngươi là được chứ gì.”
“Cũng không cần phiền phức như vậy.” Thu Hân Nhiên bình tĩnh, chậm rãi nói: “Để Cửu công chúa nói cho bần đạo biết trong phòng này có những ai, sau đó bần đạo sẽ đoán đó là người nào, vậy có được không?”
Trong phòng học tổng cộng gần hai mươi người học sinh, muốn từ tên để đoán mặt thì thật sự rất khó. Lý Hàm Ý khẽ khịt mũi khinh thường, vẻ mặt vui vẻ: “Được thôi, nếu như đoán đúng tất cả, bổn hoàng tử sẽ xí xoá món nợ này, bằng không nợ cũ nợ mới sẽ tính với ngươi một lượt.”
Thu Hân Nhiên chớp mắt mấy cái, nở nụ cười tự tin: “Một lời đã định!”
– Hết chương 6-
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook