Mỗi Lần Chạm Bóng Đều Vì Em
-
Chương 24
Editor: Vy Ngôn
Beta: Dâu Tây
Lễ Phục Sinh tới, phố lớn ngõ nhỏ đều trở nên nhộn nhịp. Họ được mặc những bộ trang phục chú hề, cầm vô số đạo cụ với đủ màu sắc trên tay. Để chào mừng ngày tái sinh của chúa Jesu và hàng nghìn sinh mệnh khác, người ta thường nhuộm trứng gà thành nhiều màu tặng cho bạn bè và người thân, gió nhẹ khẽ thổi mùi thịt dê nướng vào hàng ngàn hộ gia đình.
Louis không phải người theo đạo Kitô, nhưng điều đó không cản trở việc ông tận hưởng ngày hội hấp dẫn này.
Ông cầm ly rượu vang đỏ trên tay, hương thơm, màu sắc diễm lệ như đang nổi lên từng gợn sóng dài.
Sau lời chào hỏi đơn giản, Louis vươn tay bắt tay Tô Thanh Gia, nhẹ nhàng cầm lên đánh giá. Tô Thanh Gia còn nhỏ, vừa mới đón sinh nhật mười tuổi, tay cô rất mềm, giống như một loại rễ hành mà trong sách thường nhắc đến, dài mỏng, khi ánh đèn chiếu xuống còn có thể thấy rõ gân mạch màu xanh chảy xuôi theo dòng máu.
“Bàn tay này thật đẹp." Louis nói, “Chiều dài thì rất tuyệt, nhưng lực thì có vẻ không đủ.”
Dương cầm được coi là vua của các loại nhạc cụ, tuy rằng đánh một phím đàn không tốn nhiều lực, nhưng nếu diễn tấu một khúc thơ văn hoa mỹ, nghệ sĩ phải huy động toàn bộ sức mạnh trên cơ thể, đem toàn lực dồn về cổ tay. Mỗi một lần ấn phím đều phải khống chế chuẩn xác, mạnh nhẹ phù hợp, như vậy mới có thể chơi tốt.
"Piano Concerto No. 3" của Rachmaninov được coi là bản nhạc khó tấu nhất trên thế giới, và việc tấu nó đã trở thành một thử thách lớn đối với rất nhiều người. Nhưng vì sao người làm được đã ít lại càng thêm ít?
Thứ nhất, họ không tái hiện được ý chí sắt đá muốn thể hiện trong bản nhạc. Nếu không có kinh nghiệm, không dồi dào cảm xúc, không có sức mạnh của siêu nhân thì sẽ không thể hiểu nổi ý nghĩa ẩn ý trong đó.
Thứ hai là họ không có đủ thể lực và sức mạnh.
Đúng vậy, chính xác là họ không có đủ thể lực và sức mạnh để khống chế, làm chủ cả bản nhạc. Về phương diện này, có lẽ đàn ông mạnh hơn phụ nữ.
Cho nên, nguyên nhân những nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới thường là đàn ông là do vậy.
Tay của Tô Thanh Gia thật sự rất đẹp, chiều ngang vừa đủ, nhưng Louis nhận ra rằng, khả năng của Tô Thanh Gia sẽ bị hạn chế bởi thể lực.
Louis buông tay Tô Thanh Gia ra, tay người đàn ông ở tuổi 60 này khá nhẵn mịn, gần như không có nếp nhăn, chứ đừng nói đến chuyện da có đốm đồi mồi, lúc vừa nắm tay, cô cảm nhận được sức lực tiềm tàng ở tay ông.
“Bella, hãy đàn cho ta nghe một bài, bài mà cháu muốn chơi nhất.” Louis dẫn bọn họ tới phòng dương cầm.
Dưới ánh mắt cổ vũ của ba mẹ, cô ngồi trước cây đàn, khẽ nâng tay lên ấn thử một phím, âm thanh êm dịu và sắc bén của Steinway vang lên trong căn phòng, đem tới từng hồi rung động.
Cô mỉm cười nhìn về phía Louis, lộ ra đường cong tuyệt đẹp ở cổ.
Tiếng đàn nhẹ nhàng vang lên, một âm cất lên kéo theo một âm khác, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, sau đó nhanh chóng chuyển sang đoạn điệp khúc với tiết tấu nhỏ khác.
Những ngón tay linh hoạt lướt trên những phím đàn đen trắng, tốc độ rất nhanh, ngón tay trắng mềm mại hệt như chú bướm vỗ cánh, vật lộn với cơn bão.
Tác phẩm này tên "La Campanella", ba người ngồi xem rất kinh ngạc, không ai có thể nghĩ rằng Tô Thanh Gia sẽ lấy bản nhạc rắc rối, khó chơi nhất thế giới để thể hiện tài năng của mình.
"La Campanella" của Liszt [*] tuy không dài, nhưng lại đặt ra yêu cầu rất cao về kỹ xảo đối với những người hiểu biết về âm nhạc, được biết đến là một trong những khúc tấu khó chơi nhất thế giới, mặc dù xếp hạng không cao, nhưng cũng đủ để nói lên sự gian nan khi chơi nó.
[*] Liszt: Là một nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Hungary. Ông là người biểu diễn có danh tiếng ở khắp châu Âu vào thế kỉ 19, ông có kỹ thuật điêu luyện trên bàn phím. Ngày nay ông vẫn được xem như là một trong những nghệ sĩ Piano lớn nhất từ trước đến nay.
Beta: Dâu Tây
Lễ Phục Sinh tới, phố lớn ngõ nhỏ đều trở nên nhộn nhịp. Họ được mặc những bộ trang phục chú hề, cầm vô số đạo cụ với đủ màu sắc trên tay. Để chào mừng ngày tái sinh của chúa Jesu và hàng nghìn sinh mệnh khác, người ta thường nhuộm trứng gà thành nhiều màu tặng cho bạn bè và người thân, gió nhẹ khẽ thổi mùi thịt dê nướng vào hàng ngàn hộ gia đình.
Louis không phải người theo đạo Kitô, nhưng điều đó không cản trở việc ông tận hưởng ngày hội hấp dẫn này.
Ông cầm ly rượu vang đỏ trên tay, hương thơm, màu sắc diễm lệ như đang nổi lên từng gợn sóng dài.
Sau lời chào hỏi đơn giản, Louis vươn tay bắt tay Tô Thanh Gia, nhẹ nhàng cầm lên đánh giá. Tô Thanh Gia còn nhỏ, vừa mới đón sinh nhật mười tuổi, tay cô rất mềm, giống như một loại rễ hành mà trong sách thường nhắc đến, dài mỏng, khi ánh đèn chiếu xuống còn có thể thấy rõ gân mạch màu xanh chảy xuôi theo dòng máu.
“Bàn tay này thật đẹp." Louis nói, “Chiều dài thì rất tuyệt, nhưng lực thì có vẻ không đủ.”
Dương cầm được coi là vua của các loại nhạc cụ, tuy rằng đánh một phím đàn không tốn nhiều lực, nhưng nếu diễn tấu một khúc thơ văn hoa mỹ, nghệ sĩ phải huy động toàn bộ sức mạnh trên cơ thể, đem toàn lực dồn về cổ tay. Mỗi một lần ấn phím đều phải khống chế chuẩn xác, mạnh nhẹ phù hợp, như vậy mới có thể chơi tốt.
"Piano Concerto No. 3" của Rachmaninov được coi là bản nhạc khó tấu nhất trên thế giới, và việc tấu nó đã trở thành một thử thách lớn đối với rất nhiều người. Nhưng vì sao người làm được đã ít lại càng thêm ít?
Thứ nhất, họ không tái hiện được ý chí sắt đá muốn thể hiện trong bản nhạc. Nếu không có kinh nghiệm, không dồi dào cảm xúc, không có sức mạnh của siêu nhân thì sẽ không thể hiểu nổi ý nghĩa ẩn ý trong đó.
Thứ hai là họ không có đủ thể lực và sức mạnh.
Đúng vậy, chính xác là họ không có đủ thể lực và sức mạnh để khống chế, làm chủ cả bản nhạc. Về phương diện này, có lẽ đàn ông mạnh hơn phụ nữ.
Cho nên, nguyên nhân những nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới thường là đàn ông là do vậy.
Tay của Tô Thanh Gia thật sự rất đẹp, chiều ngang vừa đủ, nhưng Louis nhận ra rằng, khả năng của Tô Thanh Gia sẽ bị hạn chế bởi thể lực.
Louis buông tay Tô Thanh Gia ra, tay người đàn ông ở tuổi 60 này khá nhẵn mịn, gần như không có nếp nhăn, chứ đừng nói đến chuyện da có đốm đồi mồi, lúc vừa nắm tay, cô cảm nhận được sức lực tiềm tàng ở tay ông.
“Bella, hãy đàn cho ta nghe một bài, bài mà cháu muốn chơi nhất.” Louis dẫn bọn họ tới phòng dương cầm.
Dưới ánh mắt cổ vũ của ba mẹ, cô ngồi trước cây đàn, khẽ nâng tay lên ấn thử một phím, âm thanh êm dịu và sắc bén của Steinway vang lên trong căn phòng, đem tới từng hồi rung động.
Cô mỉm cười nhìn về phía Louis, lộ ra đường cong tuyệt đẹp ở cổ.
Tiếng đàn nhẹ nhàng vang lên, một âm cất lên kéo theo một âm khác, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, sau đó nhanh chóng chuyển sang đoạn điệp khúc với tiết tấu nhỏ khác.
Những ngón tay linh hoạt lướt trên những phím đàn đen trắng, tốc độ rất nhanh, ngón tay trắng mềm mại hệt như chú bướm vỗ cánh, vật lộn với cơn bão.
Tác phẩm này tên "La Campanella", ba người ngồi xem rất kinh ngạc, không ai có thể nghĩ rằng Tô Thanh Gia sẽ lấy bản nhạc rắc rối, khó chơi nhất thế giới để thể hiện tài năng của mình.
"La Campanella" của Liszt [*] tuy không dài, nhưng lại đặt ra yêu cầu rất cao về kỹ xảo đối với những người hiểu biết về âm nhạc, được biết đến là một trong những khúc tấu khó chơi nhất thế giới, mặc dù xếp hạng không cao, nhưng cũng đủ để nói lên sự gian nan khi chơi nó.
[*] Liszt: Là một nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Hungary. Ông là người biểu diễn có danh tiếng ở khắp châu Âu vào thế kỉ 19, ông có kỹ thuật điêu luyện trên bàn phím. Ngày nay ông vẫn được xem như là một trong những nghệ sĩ Piano lớn nhất từ trước đến nay.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook