Mị Tướng Quân
-
Chương 15: Dâu tằm
Thái tử lại thản nhiên nói: "Còn ra thể thống gì, Hắc Tử Hàn, ngươi quá lớn mật rồi!"
Mặc Tử Hàn quỳ gối dưới sảnh đường, nói với thái tử: "Thần đáng chết, nhất thời cao hứng làm mỹ nhân kinh sợ."
Ninh Vương nói: "Hôm nay hoàng huynh đã vui hết mình, cũng nên giải tán rồi." Nói xong liền đứng dậy, hành lễ với thái tử, rời bàn tiệc. Ta cũng đi theo, nghĩ thầm người này chắc lại khó chịu rồi.
Thật ra từ lúc nhỏ, trong lòng cha còn có hi vọng, không quản ta quá nghiêm khắc, cho nên mấy bận cũng xem mấy loại sách vớ vẩn..... Trước đó mấy chuyện này còn rất lưu hành, ta cũng nghiên cứu về chuyện đoạn tụ, thường nhìn hai con gà trống mà nghĩ chúng nó sinh gà con kiểu gì, về sau nghĩ thông suốt. Vài triều đại gần đây lại ghét cay ghét đắng những chuyện này, e rằng có liên quan đến cái chết trong những trận chinh chiến dai dẳng. Nghe nói tiền triều xảy ra một trận động đất cực mạnh, nhân công trong nước thiếu một phần mười. Hơn nữa chiến tranh liên miên, sức lao động của thanh niên trai tráng giảm sút nghiêm trọng, trở thành cục diện bi thương nữ nhiều nam ít. Nếu còn đoạn tụ nữa, e chừng không cần người ta đánh, nhân khẩu cũng giảm bớt. Vì vậy triều đình nhạy bén, mượn chiêu bài Khổng Mạnh, cùng với Chư Tử Bách Gia (*) để khiến dân chúng căm thù chuyện này tới tận xương tủy. Trải qua mấy triều đại phấn đấu, nhân khẩu cũng tăng vọt, nhưng sự hăng hái của mọi người đối với huyện này cũng bị tiêu diệt.
*Chư Tử Bách Gia (諸子百家; Bính âm: zhū zǐ bǎi jiā) là thời kì chứng kiến sự mở rộng to lớn về văn hóa và trí thức ở Trung Quốc kéo dài từ 770 đến 222 TCN. Trùng khớp với giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc, và nó cũng được gọi là thời đại hoàng kim của tư tưởng Trung Quốc và thời kì trăm nhà đua tranh (百家爭鳴 "bách gia tranh minh") này chứng kiến sự nảy nở của nhiều trường phái tư tưởng khác nhau.
Ở quân doanh lâu ngày, đối mặt với một đám nam nhi nhiệt huyết, ta cũng lo lắng vấn đề này, còn thảo luận với Tiểu Thất, muốn y chủ động lưu ý, không thể theo trào lưu này..... Ta không muốn khi có một binh lính giải ngũ, lại dẫn theo một binh lính khác đào ngũ, vợ chồng cùng trở về nhà.
Tiểu Thất suy tư một hồi lâu, ghé vào tai ta thì thầm: "Thuộc hạ cảm thấy Tiểu Ngũ có khuynh hướng này. Trước đó vài ngày, hắn kéo một tân binh thanh tú cùng tắm ở sau núi."
Ta nghi ngờ, thầm nghĩ tới khuôn mặt râu ria của Tiểu Ngũ, vậy mà lại thích sạch sẽ ư? Nhưng lại hăng hái dào dạt: "Tối nay đi bắt kẻ thông dâm!"
Tiểu Thất và Tiểu Ngũ có tư tưởng khác biệt. Nguyên nhân vì Tiểu Thất là người bảo vệ động vật, còn Tiểu Ngũ giống ta, đều là người ăn thịt. Thủ đoạn săn giết động vật của y rất cao, thân thủ nhanh như tia chớp. Nói như vậy nghĩa là con mồi mà y để mắt tới không thể nào trốn thoát khỏi bàn tay.
Cuối cùng dĩ nhiên Tiểu Thất nghĩ oan cho người ta.... Lúc Tiểu Ngũ bơi lội dưới nước, tân binh thanh tú đó đang rầu rĩ giặt quần áo cho Tiểu Ngũ.
Sau đó Tiểu Ngũ biết được hành động của bọn ta, vuốt râu quai nón trên mặt, nghiêm túc nói với ta: "Thuộc hạ cho rằng nếu gặp kẻ địch, đầu tiên phải phái hậu binh dò hỏi, xác định kẻ tấn công quân ta là tướng lĩnh phương nào, làm rõ đối tượng và chú ý...... Ngài tìm nhầm đối tượng, tục ngữ nói rất hay, oan gia, oan gia không có oan thì lấy đâu ra gia? Thuộc hạ có đoạn tụ cũng phải đoạn cùng Tiểu Thất!"
Tiểu Thất ngẩng đầu nhìn mây trắng hồi lâu, lặng yên không nói gì đi luộc khoai lang.
Từ đó về sau, hai người gặp mặt bỗng khách khí hơn nhiều.
Tuy nói về sau Tiểu Ngũ chim khôn biết chọn cành mà đậu, lúc ta vừa biết tin kia thì vô cùng căm phẫn, dần dà cũng bình tĩnh trở lại. Tiểu Thất nói đúng, món ăn có chua cay mặn ngọt, huống chi là người?
.....................
Mấy ngày sau, trong cung truyền lời xuống, nói là hậu cung cử hành lễ dâu tằm một năm một lần.
Bái tế Luy Tổ chỉ đích danh muốn Ninh Vương dẫn Hoa mỹ nhân cùng tham gia. Đối với cơ thiếp trong vương phủ mà nói, đây chính là vinh quang không gì sánh nổi. Cơ thiếp của Ninh Vương tuy nhiều nhưng cũng không phong phi, những lễ dâu tằm trước đây đều yêu cầu Vương gia các phủ phải đưa chính phi tham gia, Ninh Vương luôn đi một mình. Như vậy không khác gì nói cho mọi người rằng ta đã trở thành người đầu tiên trong suy nghĩ của Ninh Vương. Nhưng ta biết, sở dĩ mình có được vinh quang này đơn giản vì Quân thiếu tướng mà thôi. Cũng có lẽ bởi vì y không thể thiếu một người tâm sự một khắc một thời nào.
Trước nay, mọi triều đại đều coi trọng lễ dâu tằm. Mỗi khi đến này, triều đình và người dân cả nước cùng tế Luy Tổ (**), nhà nhà lấy tấm vải thêu thật đẹp ra, bầy trên hương án, cầu mong nhận được lời khen của Luy Tổ, năm sau phù hộ tằm nhả tơ mới, mùa vụ bội thu.
** Luy Tổ: vợ của Huỳnh Đế trong truyền thuyết, đã phát minh ra nghề nuôi tằm ở Trung Quốc.
Vào tới nội cung càng long trọng hơn, hoàng hậu cần kiệm hiền hậu, mỗi năm đến lễ dâu tăm đều đích thân dệt lụa, may áo mới. Các hậu phi trong cung đương nhiên không cam lòng yếu thế, hằng năm mấy ngày này đều may vô số áo mới tặng cho tướng sĩ miền biên cương, tỏ rõ sự quan tâm của Hoàng thất với tướng sĩ xứ lạnh.
Xe ngựa chạy về phía trước, ta nhìn Ninh Vương ngồi bên cạnh. Y hơi nhíu mày, gương mặt tuấn tú như gọt, mặc miện phục (***) thiêu hoa cỏ côn trùng trên tay áo, dây ngọc trân châu rũ xuống bên má, tôn lên vẻ lạnh lùng mà trầm lặng, vẻ ngông cuồng của người mặc giáp vàng cưỡi ngựa hoa bạch ngọc ở chốn Bắc cương đã hoàn toàn biến mất.
Đường vào cung rất dài, để tránh buồn tẻ, ta bèn lấy lòng y. Dù sao đây cũng là nhiệm vụ của ta, ta liền nói: "Vương gia, năm nay trời cao mây trắng, xem ra sau lễ dâu tằm năm nay, mùa vị sẽ càng bội thu....."
Y lặng yên hồi lâu, không đáp lời ta nói mà thì thào: "Nhớ lại năm đó, sau lẽ dâu tằm, tướng sĩ biên cương cũng nhận được chiến bào cẩm tú trong cung gửi tới. Ta được ban thưởng một bộ áo tơ tằm giáp vàng, Quân Triển Ngọc với chiến công trác tuyệt cũng nhận được bộ áo tơ tằm giáp vàng như ta. Trong quân chỉ có hai bộ, thuộc hạ lại giao nhầm bộ của bổn vương và hắn. Mặc lên người bổn vương mới biết thì ra hắn gầy như vậy......"
Ta nghĩ, lại tới rồi, lại tới rồi, vẫn cứ lằng nhằng không dứt như vậy..... Đành phải miễn cưỡng phụ họa: "Vương gia có gọi người đổi không ạ?"
"Lúc đó bổn vương nóng tính, cộng thêm bất mãn với Quân Triển Ngọc nên xông thẳng vào doanh trướng của hắn. Nhưng lại thấy hắn mặc đồ trắng, cũng đang thay chiếc áo đó, bổn vương mới biết hắn mảnh mai vô cùng. Thật sự không biết sức lực vô cùng vô tận lúc giết kẻ địch của hắn từ đâu mà ra."
Lòng ta phát rầu: "Vậy ngài có đổi lại không?"
"Không. Không biết tại sao Quân Triển Ngọc ngày thường dù bổn vương có gây khó dễ thế nào cũng hiếm khi tức giận, lúc đó lại giận dữ rút bảo kiếm bên cạnh đâm thẳng vào bổn vương. Bổn vương đành phải lùi ra, hôm sau mới gọi thuộc hạ tới đổi."
Chán quá, chán quá đi mất. Những chuyện này có gì đáng nói đâu? Ta yên lặng không nói gì, hồi lâu mới lên tiếng: "Cũng may, đã đổi lại rồi. Chiến bào tơ tằm giáp vàng đó là chiến giáp ngàn vàng cũng khó có. Thiếp nghe nói chiến bào được dệt từ tơ lụa và kim tuyến, bên ngoài là giáp vàng chế luyện công phu, vô cùng nhẹ nhàng. Ra chiến trường có thể chống đỡ đao kiếm, không biết có phải vậy không?"
"Dĩ nhiên là vậy. Tiếc rằng về sau giáp bạc quân sĩ mặc lại thất bại, bị câu thích tiễn của dị tộc phá vỡ. Trận chiến ấy, Quân gia quân...." Giọng của y dần dần ảm đạm, không nói gì nữa, quay mặt đi. Tâm trạng của y không tốt, tâm trạng của ta dĩ nhiên cũng chẳng khá khẩm, ta không muốn hỏi gì nữa.
Trước Anh Hoa điện có rất nhiều xe kéo đỗ lại, chắc hoàng thân quốc thích đã đến đông đủ. Thấy Ninh vương đã vào điện, thái tử và Xương vương cũng rời khỏi chỗ ngồi, tiến lên nghênh đón. Thái tử kéo tay Ninh Vương, cười nói: "Sau lễ tế, đệ ở lại đi, chúng ta hàn huyên một lát."
Là nội quyến chưa được sắc phong của Ninh Vương, ta không thể theo các chính phi khác bước vào điện làm lễ, đành phải chờ mọi người tế xong mới có thể vào điện lạy tế. Đại điện vô cùng lạnh lẽo, cũng không dùng đồ giữ ấm như ở các điện khác. Ta đứng yên một lúc, cảm thấy thân thể lạnh lẽo tới tận xương, lặng lẽ tìm thuốc uống, lúc này mới khá hơn chút. Chắc hẳn Ninh Vương cũng không nhớ ra ta. Đối với y mà nói, ta chỉ là cái tai có thể nghe y kể chuyện Quân thiếu tướng mà thôi.
Mặc Tử Hàn quỳ gối dưới sảnh đường, nói với thái tử: "Thần đáng chết, nhất thời cao hứng làm mỹ nhân kinh sợ."
Ninh Vương nói: "Hôm nay hoàng huynh đã vui hết mình, cũng nên giải tán rồi." Nói xong liền đứng dậy, hành lễ với thái tử, rời bàn tiệc. Ta cũng đi theo, nghĩ thầm người này chắc lại khó chịu rồi.
Thật ra từ lúc nhỏ, trong lòng cha còn có hi vọng, không quản ta quá nghiêm khắc, cho nên mấy bận cũng xem mấy loại sách vớ vẩn..... Trước đó mấy chuyện này còn rất lưu hành, ta cũng nghiên cứu về chuyện đoạn tụ, thường nhìn hai con gà trống mà nghĩ chúng nó sinh gà con kiểu gì, về sau nghĩ thông suốt. Vài triều đại gần đây lại ghét cay ghét đắng những chuyện này, e rằng có liên quan đến cái chết trong những trận chinh chiến dai dẳng. Nghe nói tiền triều xảy ra một trận động đất cực mạnh, nhân công trong nước thiếu một phần mười. Hơn nữa chiến tranh liên miên, sức lao động của thanh niên trai tráng giảm sút nghiêm trọng, trở thành cục diện bi thương nữ nhiều nam ít. Nếu còn đoạn tụ nữa, e chừng không cần người ta đánh, nhân khẩu cũng giảm bớt. Vì vậy triều đình nhạy bén, mượn chiêu bài Khổng Mạnh, cùng với Chư Tử Bách Gia (*) để khiến dân chúng căm thù chuyện này tới tận xương tủy. Trải qua mấy triều đại phấn đấu, nhân khẩu cũng tăng vọt, nhưng sự hăng hái của mọi người đối với huyện này cũng bị tiêu diệt.
*Chư Tử Bách Gia (諸子百家; Bính âm: zhū zǐ bǎi jiā) là thời kì chứng kiến sự mở rộng to lớn về văn hóa và trí thức ở Trung Quốc kéo dài từ 770 đến 222 TCN. Trùng khớp với giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc, và nó cũng được gọi là thời đại hoàng kim của tư tưởng Trung Quốc và thời kì trăm nhà đua tranh (百家爭鳴 "bách gia tranh minh") này chứng kiến sự nảy nở của nhiều trường phái tư tưởng khác nhau.
Ở quân doanh lâu ngày, đối mặt với một đám nam nhi nhiệt huyết, ta cũng lo lắng vấn đề này, còn thảo luận với Tiểu Thất, muốn y chủ động lưu ý, không thể theo trào lưu này..... Ta không muốn khi có một binh lính giải ngũ, lại dẫn theo một binh lính khác đào ngũ, vợ chồng cùng trở về nhà.
Tiểu Thất suy tư một hồi lâu, ghé vào tai ta thì thầm: "Thuộc hạ cảm thấy Tiểu Ngũ có khuynh hướng này. Trước đó vài ngày, hắn kéo một tân binh thanh tú cùng tắm ở sau núi."
Ta nghi ngờ, thầm nghĩ tới khuôn mặt râu ria của Tiểu Ngũ, vậy mà lại thích sạch sẽ ư? Nhưng lại hăng hái dào dạt: "Tối nay đi bắt kẻ thông dâm!"
Tiểu Thất và Tiểu Ngũ có tư tưởng khác biệt. Nguyên nhân vì Tiểu Thất là người bảo vệ động vật, còn Tiểu Ngũ giống ta, đều là người ăn thịt. Thủ đoạn săn giết động vật của y rất cao, thân thủ nhanh như tia chớp. Nói như vậy nghĩa là con mồi mà y để mắt tới không thể nào trốn thoát khỏi bàn tay.
Cuối cùng dĩ nhiên Tiểu Thất nghĩ oan cho người ta.... Lúc Tiểu Ngũ bơi lội dưới nước, tân binh thanh tú đó đang rầu rĩ giặt quần áo cho Tiểu Ngũ.
Sau đó Tiểu Ngũ biết được hành động của bọn ta, vuốt râu quai nón trên mặt, nghiêm túc nói với ta: "Thuộc hạ cho rằng nếu gặp kẻ địch, đầu tiên phải phái hậu binh dò hỏi, xác định kẻ tấn công quân ta là tướng lĩnh phương nào, làm rõ đối tượng và chú ý...... Ngài tìm nhầm đối tượng, tục ngữ nói rất hay, oan gia, oan gia không có oan thì lấy đâu ra gia? Thuộc hạ có đoạn tụ cũng phải đoạn cùng Tiểu Thất!"
Tiểu Thất ngẩng đầu nhìn mây trắng hồi lâu, lặng yên không nói gì đi luộc khoai lang.
Từ đó về sau, hai người gặp mặt bỗng khách khí hơn nhiều.
Tuy nói về sau Tiểu Ngũ chim khôn biết chọn cành mà đậu, lúc ta vừa biết tin kia thì vô cùng căm phẫn, dần dà cũng bình tĩnh trở lại. Tiểu Thất nói đúng, món ăn có chua cay mặn ngọt, huống chi là người?
.....................
Mấy ngày sau, trong cung truyền lời xuống, nói là hậu cung cử hành lễ dâu tằm một năm một lần.
Bái tế Luy Tổ chỉ đích danh muốn Ninh Vương dẫn Hoa mỹ nhân cùng tham gia. Đối với cơ thiếp trong vương phủ mà nói, đây chính là vinh quang không gì sánh nổi. Cơ thiếp của Ninh Vương tuy nhiều nhưng cũng không phong phi, những lễ dâu tằm trước đây đều yêu cầu Vương gia các phủ phải đưa chính phi tham gia, Ninh Vương luôn đi một mình. Như vậy không khác gì nói cho mọi người rằng ta đã trở thành người đầu tiên trong suy nghĩ của Ninh Vương. Nhưng ta biết, sở dĩ mình có được vinh quang này đơn giản vì Quân thiếu tướng mà thôi. Cũng có lẽ bởi vì y không thể thiếu một người tâm sự một khắc một thời nào.
Trước nay, mọi triều đại đều coi trọng lễ dâu tằm. Mỗi khi đến này, triều đình và người dân cả nước cùng tế Luy Tổ (**), nhà nhà lấy tấm vải thêu thật đẹp ra, bầy trên hương án, cầu mong nhận được lời khen của Luy Tổ, năm sau phù hộ tằm nhả tơ mới, mùa vụ bội thu.
** Luy Tổ: vợ của Huỳnh Đế trong truyền thuyết, đã phát minh ra nghề nuôi tằm ở Trung Quốc.
Vào tới nội cung càng long trọng hơn, hoàng hậu cần kiệm hiền hậu, mỗi năm đến lễ dâu tăm đều đích thân dệt lụa, may áo mới. Các hậu phi trong cung đương nhiên không cam lòng yếu thế, hằng năm mấy ngày này đều may vô số áo mới tặng cho tướng sĩ miền biên cương, tỏ rõ sự quan tâm của Hoàng thất với tướng sĩ xứ lạnh.
Xe ngựa chạy về phía trước, ta nhìn Ninh Vương ngồi bên cạnh. Y hơi nhíu mày, gương mặt tuấn tú như gọt, mặc miện phục (***) thiêu hoa cỏ côn trùng trên tay áo, dây ngọc trân châu rũ xuống bên má, tôn lên vẻ lạnh lùng mà trầm lặng, vẻ ngông cuồng của người mặc giáp vàng cưỡi ngựa hoa bạch ngọc ở chốn Bắc cương đã hoàn toàn biến mất.
Đường vào cung rất dài, để tránh buồn tẻ, ta bèn lấy lòng y. Dù sao đây cũng là nhiệm vụ của ta, ta liền nói: "Vương gia, năm nay trời cao mây trắng, xem ra sau lễ dâu tằm năm nay, mùa vị sẽ càng bội thu....."
Y lặng yên hồi lâu, không đáp lời ta nói mà thì thào: "Nhớ lại năm đó, sau lẽ dâu tằm, tướng sĩ biên cương cũng nhận được chiến bào cẩm tú trong cung gửi tới. Ta được ban thưởng một bộ áo tơ tằm giáp vàng, Quân Triển Ngọc với chiến công trác tuyệt cũng nhận được bộ áo tơ tằm giáp vàng như ta. Trong quân chỉ có hai bộ, thuộc hạ lại giao nhầm bộ của bổn vương và hắn. Mặc lên người bổn vương mới biết thì ra hắn gầy như vậy......"
Ta nghĩ, lại tới rồi, lại tới rồi, vẫn cứ lằng nhằng không dứt như vậy..... Đành phải miễn cưỡng phụ họa: "Vương gia có gọi người đổi không ạ?"
"Lúc đó bổn vương nóng tính, cộng thêm bất mãn với Quân Triển Ngọc nên xông thẳng vào doanh trướng của hắn. Nhưng lại thấy hắn mặc đồ trắng, cũng đang thay chiếc áo đó, bổn vương mới biết hắn mảnh mai vô cùng. Thật sự không biết sức lực vô cùng vô tận lúc giết kẻ địch của hắn từ đâu mà ra."
Lòng ta phát rầu: "Vậy ngài có đổi lại không?"
"Không. Không biết tại sao Quân Triển Ngọc ngày thường dù bổn vương có gây khó dễ thế nào cũng hiếm khi tức giận, lúc đó lại giận dữ rút bảo kiếm bên cạnh đâm thẳng vào bổn vương. Bổn vương đành phải lùi ra, hôm sau mới gọi thuộc hạ tới đổi."
Chán quá, chán quá đi mất. Những chuyện này có gì đáng nói đâu? Ta yên lặng không nói gì, hồi lâu mới lên tiếng: "Cũng may, đã đổi lại rồi. Chiến bào tơ tằm giáp vàng đó là chiến giáp ngàn vàng cũng khó có. Thiếp nghe nói chiến bào được dệt từ tơ lụa và kim tuyến, bên ngoài là giáp vàng chế luyện công phu, vô cùng nhẹ nhàng. Ra chiến trường có thể chống đỡ đao kiếm, không biết có phải vậy không?"
"Dĩ nhiên là vậy. Tiếc rằng về sau giáp bạc quân sĩ mặc lại thất bại, bị câu thích tiễn của dị tộc phá vỡ. Trận chiến ấy, Quân gia quân...." Giọng của y dần dần ảm đạm, không nói gì nữa, quay mặt đi. Tâm trạng của y không tốt, tâm trạng của ta dĩ nhiên cũng chẳng khá khẩm, ta không muốn hỏi gì nữa.
Trước Anh Hoa điện có rất nhiều xe kéo đỗ lại, chắc hoàng thân quốc thích đã đến đông đủ. Thấy Ninh vương đã vào điện, thái tử và Xương vương cũng rời khỏi chỗ ngồi, tiến lên nghênh đón. Thái tử kéo tay Ninh Vương, cười nói: "Sau lễ tế, đệ ở lại đi, chúng ta hàn huyên một lát."
Là nội quyến chưa được sắc phong của Ninh Vương, ta không thể theo các chính phi khác bước vào điện làm lễ, đành phải chờ mọi người tế xong mới có thể vào điện lạy tế. Đại điện vô cùng lạnh lẽo, cũng không dùng đồ giữ ấm như ở các điện khác. Ta đứng yên một lúc, cảm thấy thân thể lạnh lẽo tới tận xương, lặng lẽ tìm thuốc uống, lúc này mới khá hơn chút. Chắc hẳn Ninh Vương cũng không nhớ ra ta. Đối với y mà nói, ta chỉ là cái tai có thể nghe y kể chuyện Quân thiếu tướng mà thôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook