Mị Luyến - Hành Trình Từ Bảo Mẫu đến Chồng Ngoan
-
Chương 38: Nhà có hai người đàn ông (*) (38)
Sức khỏe của em khá yếu, tôi nhìn thấy mà hóa xót xa. Tôi yêu em và em thì rất quan tâm đến đứa nhỏ. Vì vậy, tôi chỉ còn cách chăm sóc, nuông chiều.
Là tôi, chính tôi đã khiến em phải chịu nhiều thiệt thòi. Và bây giờ đã đến lúc vun vén cho em một gia đình tròn vẹn. Từ đầu đến cuối, mọi chuyện đều bắt nguồn từ sự vô tâm và nhu nhược của tôi.
Thế quái nào mà trong khi tôi ra ngoài giải quyết chuyện của xã đoàn thì cuộc điện thoại ấy lại gọi đến bất ngờ, suýt nữa đã không kịp trở tay:
- Alo.
- Vợ anh đang ở bệnh viện thành phố, mau đến đây cho!
Tôi cứ ngỡ mình đang nằm mộng, vội vã vuốt mặt, trả lời:
- Bệnh viện? Cô ấy ở đó làm gì?
- Đến bệnh viện không lẽ để chạy bộ? Anh làm chồng kiểu gì mà vợ mình sắp đến ngày sinh cũng chẳng biết thế kia?
Cúp máy. Ngay lập tức tôi chuyển làn đường, chuyện của xã đoàn gì đó, tạm thời không nghĩ đến nữa.
Tôi chỉ xin hai giờ tạm vắng mặt để ra ngoài mà thôi. Nào ngờ đâu, tôi lại để em đối mặt với những cơn đau một mình.
Đúng vậy, tôi là một người chồng tệ hại, hệt như lời vị bác sĩ kia vừa nói lúc nãy thôi.
Đến bệnh viện, tôi tức tốc tìm kiếm San Ni. Em sao rồi, liệu bây giờ có ổn?
Đứng trước phòng sinh, lòng tôi nóng như lửa đốt. Đột nhiên lại nghĩ, sức khỏe của em vốn dĩ yếu như vậy, cơn đau này có thể chịu được không?
Thật sự rất muốn nhìn thấy em, và tôi đoán em cũng đang cần tôi ở cạnh.
- Anh đi đâu vậy? - Cô y tá bước ra vừa vặn lúc tôi muốn mở cửa đi vào.
- Tôi muốn vào trong, vợ tôi đang đau đấy! - Tôi vừa nói vừa nóng ruột, đau tim.
- Bình tĩnh, anh không thể vào được đâu.
- Tôi... Vợ tôi thế nào rồi?
- Cô ấy khá yếu, chúng tôi sẽ cố gắng, anh hãy yên tâm.
Nói rồi bóng lưng trắng muốt ấy vội vã rời đi. Yên tâm thế nào được khi cứ một lúc tôi lại nghe thấy tiếng la hét của em vọng ra bên ngoài. Tôi cắn môi, liên tục đập tay vào tường, chưa bao giờ bản thân tôi lại mất bình tĩnh như vậy. Nếu như róc thịt, rút xương tôi có thể khiến em thôi đau đớn thì hãy làm ngay đi.
Tôi thấy bác sĩ và y tá cứ chốc chốc lại đi ra đi vào trong vội vã. Rất muốn hỏi em hiện tại thế nào, nhưng bỗng dưng lại chùn chân không bước nổi. Có lẽ ấn tượng của họ với tôi chính là một người chồng vô tâm, đã để mặc cô vợ đến bệnh viện một mình trong cơn đau quằn quại.
Lại nghe thấy tiếng hét, người tôi nóng lên liên hồi. Chẳng phải bức tường bệnh viện đã trang bị một lớp cách âm? Vì sao vẫn còn nghe rõ mồn một như vậy?
San Ni, xin lỗi, nếu biết trước em phải chịu nhiều đau đớn, anh đã không...
Đèn vụt tắt, tiếng la hét cũng ngưng bặt đi. Bác sĩ bước ra, vẻ mặt không buồn biến sắc.
- Đứa nhỏ đã bình an chào đời. Nhưng còn người mẹ...
Chỉ vừa nghe đến đây tôi đã xông vào, bây giờ thì không cần quan tâm ai sẽ cản trở mình nữa.
San Ni, vợ tôi sao mà xảy ra chuyện gì được nhỉ? Nực cười!
Trên chiếc giường lạnh lẽo, em nằm yên đấy với đôi mắt nhắm nghiền. Xin trời, đây nào phải sự thật đúng không?
Tôi quỳ thụp bên giường, vội vã nắm lấy cánh tay kia, hôn lấy hôn để:
- San Ni, làm ơn, thức dậy đi nào!
-...
- Em nghĩ anh có thể ung dung sống tiếp một mình khi không có em bên cạnh hay sao?
-...
- Xin lỗi, xin lỗi vì đã khiến em chịu nhiều đau đớn như vậy. Xin lỗi vì đã để em phải đối mặt với mọi thứ một mình!
Xin lỗi...
Tôi không còn nhận thức được mình đã nói gì sau đó nữa. Chỉ biết người trước mắt vẫn không nhúc nhích, lung lay. Em là cả cuộc sống của tôi, làm sao tôi có thể mất em cho được?
Tôi gục lên bàn tay kia như một đứa trẻ bị bỏ rơi giữa màn đêm cô tịch, ừ, tôi khóc thì đã sao?
Chỉ hi vọng, tất cả là một giấc mơ. Để khi ngước mặt lên nhìn, trước mắt tôi vẫn là một San Ni trẻ con, bướng bỉnh.
Bàn tay nào đó khẽ vuốt tóc tôi, ấm áp và quen thuộc. Tôi lại nằm mộng rồi phải không?
- Anh nói linh tinh gì vậy?
Tôi ngước lên, em đang mỉm cười. Như tìm được nguồn không khí, tôi cuống cuồng như một kẻ điên:
- Em... em... chẳng phải họ đã nói...
Lúc này cô y tá đang đứng ở cửa mới nhàn nhã nói vọng vào:
- Ý tôi muốn nói: Đứa nhỏ đã bình an chào đời. Nhưng người mẹ thì kiệt sức và cần được nghỉ ngơi.
- Sao lúc nãy cô không nói sớm? - Tôi nhìn ra, như muốn nổi khùng.
- Anh có cho tôi nói không? Hay là tự ý xông vào?
Lại là lỗi của tôi nhỉ? Do bản thân cứ thích nóng nảy mãi thôi.
- Cô nghỉ ngơi đi nhé. - Cô y tá nhìn sang San Ni, mỉm cười - Anh nhà rất thương cô đấy, thích rồi nha.
Tôi chợt nóng bừng mặt. Còn em thì cười xòa, nói lời cảm ơn.
*
- Vợ, em còn đau không?
-...
- Hay muốn ăn gì nào?
-...
- Nói anh nghe gì đó đi, bé cưng.
Tôi sốt ruột khi thấy người đối diện cứ mãi nhìn mình, chốc chốc lại mỉm cười. Rồi em đưa tay lên vuốt ve khóe mắt có đôi chút nhăn nhúm của tôi.
- Đúng là anh đã khóc nhỉ?
- Hơ. - Tôi ngớ người ra - Vì anh nghĩ em đã...
- Không! Anh đã khóc từ lúc còn ở bên ngoài kia.
- Sao em biết?
- Cô y tá nói lại với em. - San Ni hồ hởi kể - Không ngờ chồng em có lúc lại mau nước mắt thế này.
Hay nhỉ? Bà cô y tá này, tại sao lại vạch mặt tôi, đúng thật là nhiều chuyện.
- Vì anh nghe thấy tiếng hét của em. Bản thân lại không tài nào cầm lòng được. - Tôi vuốt gọn mái tóc lòa xòa bết đầy mồ hôi kia, yêu chiều nói.
- Bác sĩ nói khi sinh lần đầu sẽ cách ly với người chồng, vì sợ làm ảnh hưởng tâm lý. Đến lần hai, lần ba anh có thể vào rồi!
- Em nghĩ anh còn để em sinh? - Tôi bất mãn nói.
-...
- Nhìn thấy em như vậy, một lần là quá đủ rồi nha.
- Nhưng em còn muốn có con. Chẳng phải anh cũng từng nói thế à?
- Không! Không bao giờ nữa!
Nhìn mặt em tiu nghỉu hẳn đi. Khiến em giận dỗi tôi cũng chịu, bởi, tôi chẳng bao giờ để cho loại chuyện đau đớn ấy lặp lại với em, dù chỉ là một lần rất nhỏ.
Rồi bác sĩ bế con của chúng tôi vào. Nó là một bé trai. À, thì ra là một thằng nhóc.
Rồi họ hỏi chúng tôi một vài thông tin cá nhân để tiến hành làm khai sinh cho đứa nhỏ. Đến phần hỏi tuổi, mới thật là hài:
- Tôi 21.
- 38 rồi.
- Thôi nào, xin anh nghiêm túc cho! - Vị bác sĩ cười xòa trước câu trả lời ngắn cũn, chỉ nhằm vào trọng tâm kia.
- Nhìn tôi giống như đang đùa giỡn?
Thế là bác sĩ nhìn sang gương mặt tạc tượng muôn thuở của tôi, giật mình. Có lẽ, ý muốn bảo rằng: Vì sao tôi còn quá trẻ trung?
- À, à, vậy thì điền số 38 là được phải không?
Chợt cảm thấy mình thật kiên nhẫn. Nếu không vì cô ấy đã giúp đỡ San Ni, chắc chắn tôi sẽ xử lý cho nhanh gọn rồi.
- Ý họ bảo anh vẫn còn trẻ phải không? - Đợi mọi người ra ngoài hết, tôi tự mãn nhìn San Ni, khẽ nháy mắt trêu đùa.
- Đúng vậy, anh nói mình đã 38, không ai tin cũng phải thôi. - Em không nhìn tôi vì mải dõi mắt chăm đứa nhỏ.
-... - Ghét thật, tôi chợt cảm thấy trong lòng có một chút tủi thân.
- À, từ lúc vào đến giờ, sao không nghe anh nhắc gì đến con vậy?
- Chẳng phải nó vẫn khỏe mạnh ra đấy hay sao? - Tôi bực dọc - Người cần hỏi han là em cơ mà.
- Anh nói vậy mà nghe được à? - San Ni nhìn tôi, bất mãn - Thằng bé là con của anh đấy!
- Con của anh thì đã sao? Nó mà giành giật em, đừng mong anh nhìn mặt!
Tôi bày tỏ thái độ cứng rắn của mình. San Ni chỉ biết lắc đầu, suýt nữa đã bật cười như một kẻ dở hơi.
Ghét thật, vậy là từ nay, trong nhà lại xuất hiện một thằng đàn ông rồi. Nó sẽ giành giật em, và em sẽ dành phần lớn thời gian để chăm nom nó.
Thế còn tôi, thì thế nào?
Là tôi, chính tôi đã khiến em phải chịu nhiều thiệt thòi. Và bây giờ đã đến lúc vun vén cho em một gia đình tròn vẹn. Từ đầu đến cuối, mọi chuyện đều bắt nguồn từ sự vô tâm và nhu nhược của tôi.
Thế quái nào mà trong khi tôi ra ngoài giải quyết chuyện của xã đoàn thì cuộc điện thoại ấy lại gọi đến bất ngờ, suýt nữa đã không kịp trở tay:
- Alo.
- Vợ anh đang ở bệnh viện thành phố, mau đến đây cho!
Tôi cứ ngỡ mình đang nằm mộng, vội vã vuốt mặt, trả lời:
- Bệnh viện? Cô ấy ở đó làm gì?
- Đến bệnh viện không lẽ để chạy bộ? Anh làm chồng kiểu gì mà vợ mình sắp đến ngày sinh cũng chẳng biết thế kia?
Cúp máy. Ngay lập tức tôi chuyển làn đường, chuyện của xã đoàn gì đó, tạm thời không nghĩ đến nữa.
Tôi chỉ xin hai giờ tạm vắng mặt để ra ngoài mà thôi. Nào ngờ đâu, tôi lại để em đối mặt với những cơn đau một mình.
Đúng vậy, tôi là một người chồng tệ hại, hệt như lời vị bác sĩ kia vừa nói lúc nãy thôi.
Đến bệnh viện, tôi tức tốc tìm kiếm San Ni. Em sao rồi, liệu bây giờ có ổn?
Đứng trước phòng sinh, lòng tôi nóng như lửa đốt. Đột nhiên lại nghĩ, sức khỏe của em vốn dĩ yếu như vậy, cơn đau này có thể chịu được không?
Thật sự rất muốn nhìn thấy em, và tôi đoán em cũng đang cần tôi ở cạnh.
- Anh đi đâu vậy? - Cô y tá bước ra vừa vặn lúc tôi muốn mở cửa đi vào.
- Tôi muốn vào trong, vợ tôi đang đau đấy! - Tôi vừa nói vừa nóng ruột, đau tim.
- Bình tĩnh, anh không thể vào được đâu.
- Tôi... Vợ tôi thế nào rồi?
- Cô ấy khá yếu, chúng tôi sẽ cố gắng, anh hãy yên tâm.
Nói rồi bóng lưng trắng muốt ấy vội vã rời đi. Yên tâm thế nào được khi cứ một lúc tôi lại nghe thấy tiếng la hét của em vọng ra bên ngoài. Tôi cắn môi, liên tục đập tay vào tường, chưa bao giờ bản thân tôi lại mất bình tĩnh như vậy. Nếu như róc thịt, rút xương tôi có thể khiến em thôi đau đớn thì hãy làm ngay đi.
Tôi thấy bác sĩ và y tá cứ chốc chốc lại đi ra đi vào trong vội vã. Rất muốn hỏi em hiện tại thế nào, nhưng bỗng dưng lại chùn chân không bước nổi. Có lẽ ấn tượng của họ với tôi chính là một người chồng vô tâm, đã để mặc cô vợ đến bệnh viện một mình trong cơn đau quằn quại.
Lại nghe thấy tiếng hét, người tôi nóng lên liên hồi. Chẳng phải bức tường bệnh viện đã trang bị một lớp cách âm? Vì sao vẫn còn nghe rõ mồn một như vậy?
San Ni, xin lỗi, nếu biết trước em phải chịu nhiều đau đớn, anh đã không...
Đèn vụt tắt, tiếng la hét cũng ngưng bặt đi. Bác sĩ bước ra, vẻ mặt không buồn biến sắc.
- Đứa nhỏ đã bình an chào đời. Nhưng còn người mẹ...
Chỉ vừa nghe đến đây tôi đã xông vào, bây giờ thì không cần quan tâm ai sẽ cản trở mình nữa.
San Ni, vợ tôi sao mà xảy ra chuyện gì được nhỉ? Nực cười!
Trên chiếc giường lạnh lẽo, em nằm yên đấy với đôi mắt nhắm nghiền. Xin trời, đây nào phải sự thật đúng không?
Tôi quỳ thụp bên giường, vội vã nắm lấy cánh tay kia, hôn lấy hôn để:
- San Ni, làm ơn, thức dậy đi nào!
-...
- Em nghĩ anh có thể ung dung sống tiếp một mình khi không có em bên cạnh hay sao?
-...
- Xin lỗi, xin lỗi vì đã khiến em chịu nhiều đau đớn như vậy. Xin lỗi vì đã để em phải đối mặt với mọi thứ một mình!
Xin lỗi...
Tôi không còn nhận thức được mình đã nói gì sau đó nữa. Chỉ biết người trước mắt vẫn không nhúc nhích, lung lay. Em là cả cuộc sống của tôi, làm sao tôi có thể mất em cho được?
Tôi gục lên bàn tay kia như một đứa trẻ bị bỏ rơi giữa màn đêm cô tịch, ừ, tôi khóc thì đã sao?
Chỉ hi vọng, tất cả là một giấc mơ. Để khi ngước mặt lên nhìn, trước mắt tôi vẫn là một San Ni trẻ con, bướng bỉnh.
Bàn tay nào đó khẽ vuốt tóc tôi, ấm áp và quen thuộc. Tôi lại nằm mộng rồi phải không?
- Anh nói linh tinh gì vậy?
Tôi ngước lên, em đang mỉm cười. Như tìm được nguồn không khí, tôi cuống cuồng như một kẻ điên:
- Em... em... chẳng phải họ đã nói...
Lúc này cô y tá đang đứng ở cửa mới nhàn nhã nói vọng vào:
- Ý tôi muốn nói: Đứa nhỏ đã bình an chào đời. Nhưng người mẹ thì kiệt sức và cần được nghỉ ngơi.
- Sao lúc nãy cô không nói sớm? - Tôi nhìn ra, như muốn nổi khùng.
- Anh có cho tôi nói không? Hay là tự ý xông vào?
Lại là lỗi của tôi nhỉ? Do bản thân cứ thích nóng nảy mãi thôi.
- Cô nghỉ ngơi đi nhé. - Cô y tá nhìn sang San Ni, mỉm cười - Anh nhà rất thương cô đấy, thích rồi nha.
Tôi chợt nóng bừng mặt. Còn em thì cười xòa, nói lời cảm ơn.
*
- Vợ, em còn đau không?
-...
- Hay muốn ăn gì nào?
-...
- Nói anh nghe gì đó đi, bé cưng.
Tôi sốt ruột khi thấy người đối diện cứ mãi nhìn mình, chốc chốc lại mỉm cười. Rồi em đưa tay lên vuốt ve khóe mắt có đôi chút nhăn nhúm của tôi.
- Đúng là anh đã khóc nhỉ?
- Hơ. - Tôi ngớ người ra - Vì anh nghĩ em đã...
- Không! Anh đã khóc từ lúc còn ở bên ngoài kia.
- Sao em biết?
- Cô y tá nói lại với em. - San Ni hồ hởi kể - Không ngờ chồng em có lúc lại mau nước mắt thế này.
Hay nhỉ? Bà cô y tá này, tại sao lại vạch mặt tôi, đúng thật là nhiều chuyện.
- Vì anh nghe thấy tiếng hét của em. Bản thân lại không tài nào cầm lòng được. - Tôi vuốt gọn mái tóc lòa xòa bết đầy mồ hôi kia, yêu chiều nói.
- Bác sĩ nói khi sinh lần đầu sẽ cách ly với người chồng, vì sợ làm ảnh hưởng tâm lý. Đến lần hai, lần ba anh có thể vào rồi!
- Em nghĩ anh còn để em sinh? - Tôi bất mãn nói.
-...
- Nhìn thấy em như vậy, một lần là quá đủ rồi nha.
- Nhưng em còn muốn có con. Chẳng phải anh cũng từng nói thế à?
- Không! Không bao giờ nữa!
Nhìn mặt em tiu nghỉu hẳn đi. Khiến em giận dỗi tôi cũng chịu, bởi, tôi chẳng bao giờ để cho loại chuyện đau đớn ấy lặp lại với em, dù chỉ là một lần rất nhỏ.
Rồi bác sĩ bế con của chúng tôi vào. Nó là một bé trai. À, thì ra là một thằng nhóc.
Rồi họ hỏi chúng tôi một vài thông tin cá nhân để tiến hành làm khai sinh cho đứa nhỏ. Đến phần hỏi tuổi, mới thật là hài:
- Tôi 21.
- 38 rồi.
- Thôi nào, xin anh nghiêm túc cho! - Vị bác sĩ cười xòa trước câu trả lời ngắn cũn, chỉ nhằm vào trọng tâm kia.
- Nhìn tôi giống như đang đùa giỡn?
Thế là bác sĩ nhìn sang gương mặt tạc tượng muôn thuở của tôi, giật mình. Có lẽ, ý muốn bảo rằng: Vì sao tôi còn quá trẻ trung?
- À, à, vậy thì điền số 38 là được phải không?
Chợt cảm thấy mình thật kiên nhẫn. Nếu không vì cô ấy đã giúp đỡ San Ni, chắc chắn tôi sẽ xử lý cho nhanh gọn rồi.
- Ý họ bảo anh vẫn còn trẻ phải không? - Đợi mọi người ra ngoài hết, tôi tự mãn nhìn San Ni, khẽ nháy mắt trêu đùa.
- Đúng vậy, anh nói mình đã 38, không ai tin cũng phải thôi. - Em không nhìn tôi vì mải dõi mắt chăm đứa nhỏ.
-... - Ghét thật, tôi chợt cảm thấy trong lòng có một chút tủi thân.
- À, từ lúc vào đến giờ, sao không nghe anh nhắc gì đến con vậy?
- Chẳng phải nó vẫn khỏe mạnh ra đấy hay sao? - Tôi bực dọc - Người cần hỏi han là em cơ mà.
- Anh nói vậy mà nghe được à? - San Ni nhìn tôi, bất mãn - Thằng bé là con của anh đấy!
- Con của anh thì đã sao? Nó mà giành giật em, đừng mong anh nhìn mặt!
Tôi bày tỏ thái độ cứng rắn của mình. San Ni chỉ biết lắc đầu, suýt nữa đã bật cười như một kẻ dở hơi.
Ghét thật, vậy là từ nay, trong nhà lại xuất hiện một thằng đàn ông rồi. Nó sẽ giành giật em, và em sẽ dành phần lớn thời gian để chăm nom nó.
Thế còn tôi, thì thế nào?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook