Mạn Kim Sơn
-
Chương 14: Không khiến người bớt lo
Bạch nương nương nói muốn dẫn thiền sư Pháp Hải đi tìm tiểu mục đồng, thật ra thì vốn không phải thật lòng muốn giúp hắn.
Dọc đường hai người ra khỏi Bạch phủ, Bạch Tố Trinh Vẫn còn sụt sịt nước mũi.
Thời tiết đầu xuân lạnh thật, nhất là khi đầu tóc nàng vân còn chưa khô hẳn, gió thổi qua một cái lập tức cảm thấy đau nhức cả đầu. Nàng hóa Tiểu Hôi về nguyên hình rồi bó nó lại thành cái mũ tối màu, đội nó lên đầu rồi hỏi Pháp Hải: “Ngài biết họ tên của tiểu mục đồng kia là gì không?”
“Không.”
“Biết hắn có mấy người thân, vai vế thế nào không?”
Thiền sư Pháp Hải vẫn lắc đầu như cũ.
Hắn nói với Bạch Tố Trinh rằng, năm ấy khi hắn đắc đạo là được Quan Âm điểm hóa. Biết được tiểu mục đồng đã chuyển thế thành người, Quan Âm Đại sĩ chỉ bảo hắn đi đến huyện Tiền Đường hỏi thăm, ngoài ra thì không dặn dò gì khác cả.
Nhưng là thế này, Bạch Tố Trinh có tài nhìn thấu âm dương luân hồi, có phải tiểu mục đồng hay không, nàng nhìn là biết ngay.
Đây cũng là lý do vì sao thiền sư Pháp Hải nhất định phải kéo Bạch nương nương xuống núi.
Nghe xong Bạch Tố Trinh nói: “Ra vậy.”
Nàng đảo mắt một vòng, bước chân cũng không hề vội vàng mà khoan thai chậm rãi kéo thiền sư Pháp Hải đi ra phố dạo chơi.
Tất cả những truyện truyền kì của đời sau đều có viết rất rõ về thân phận, hoàn cảnh gặp nhau của tiểu mục đồng. Y là một cậu học trò ở một tiệm thuốc, có anh rể là bổ đầu và chị gái tên Hứa Kiều Dung. Nếu Bạch Tố Trinh muốn tìm, cứ đến nha môn tìm từ vị bổ đầu tên Lý Công Phủ kia là được.
Khó là khó ở chỗ Bạch Tố Trinh căn bản không muốn tìm cái tên Hứa Tiên ấy thôi. Sau khi nghe tiểu hòa thượng này nói rằng vốn không biết thân phận cụ thể của tiểu mục đồng sau khi chuyển thế, nàng càng trợn tròn mắt hơn.
Trong lòng Bạch nương nương biết rất rõ và mặc dù nàng không chịu đi tìm nhưng trên mặt thì lại tỏ vẻ rất sầu khổ. Suốt dọc đường đi giữa đám người nàng đều dùng ánh mắt đánh giá từng người một, nhìn thật chăm chú. Thiền sư Pháp Hải liên tục đi dạo như vậy cùng nàng suốt mấy ngày liền, nàng thì liên tục mở to mắt nhìn người suốt mấy ngày liền nhưng cuối cùng cũng không thu được kết quả gì.
Một ngày nọ, hai người lại phí công lặp lại như vậy cả một buổi sáng, Bạch nương nương nhìn hoa nhìn nước nhìn đám người. Nhưng đi nhiều miệng lưỡi cũng khát khô, lúc đi ngang qua sạp trái cây tử thì, nàng tiện tay chọn hai quả táo to, mỗi người một quả.
Nào ngờ, mới đi được mấy bước đã nghe thấy tiếng có người mắng chửi đằng sau: “Hai kẻ phía trước kia, đứng lại cho ta! Sao ban ngày ban mặt lại có kẻ dám lấy đồ mà không trả tiền thế chứ hả?”
Ban đầu thiền sư Pháp Hải còn không nhận ra là người ta đang gọi mình, bởi hắn còn đang mải lau quả táo kia. Cho đến lúc người bán hàng đuổi kịp, bắt lấy tay áo hắn nói ầm lên, khi ấy hắn mới dừng lại.
Người bán hàng nói: “Bảo mấy người đứng lại không nghe thấy à? Càng gọi càng đi là sao hả? Nhìn các người cũng là người có sĩ diện, sao còn đi chiếm lợi nhỏ của những người bán hàng như bọn ta làm gì. Mau trả tiền cho ta!!”
Quả táo được lau sạch bóng cứ thế cứng đơ trong tay thiền sư Pháp Hải, nghe xong mấy câu này, hắn theo bản năng quay đầu tìm Tiểu Hôi.
Hắn và Bạch Tố Trinh ra phố đều không ai mang tiền, tiền bạc tiêu dùng hàng ngày đều để ở chỗ Tiểu Hôi. Đúng hôm nay tên nhóc đó dậy muộn nên không đi cùng, giờ ầm ĩ như vậy vì ăn không trả tiền, xui xẻo làm sao.
Thiền sư Pháp Hải chưa bao giờ gặp phải chuyện thế này, hắn nhíu mày suy ngẫm một chút, bèn đưa quả táo đã được lau sạch sẽ thả vào tay người bán hàng, nói: “Xin lỗi huynh, bọn ta vội ra ngoài, quên không mang tiền… còn quả này trả huynh vậy.”
Hắn nói thật, giọng cũng rất chân thành. Vả lại hắn cũng chưa ăn quả táo của mình thật, tuy có cầm nhưng chỉ mải lau, thế nên cũng chẳng hề chột dạ. Tuy nhiên, hắn vừa nói xong lời này thì lại nghe thấy một tiếng giòn tan bên cạnh. Bạch nương nương đứng ngay ngắn cách hắn không xa đang cắn nhai quả táo một cách giòn giã, lại nhìn sang quả táo trên tay nàng, hơn nửa quả đã vào bụng mất rồi. Quả này sao mà trả cho người ta được đây?
Bạch nương nương còn đứng đó mà nói với người bán hàng: “Trái cây nhà ngươi ngon hơn nhà ta ăn hôm qua đấy, ngọt lắm.”
Mặt thiền sư Pháp Hải đều bị tiếng nhai của nàng làm cho đỏ bừng lên, quả nhiên người bán hàng nghe nàng nói vậy xong thì tức đến giậm chân quát to: “Ngon cô cũng phải trả tiền cho ta. Sao đây, định quỵt của ta đấy à?”
Mắng xong lại quay sang trách mắng thiền sư Pháp Hải: “Còn cậu nữa! Cậu tưởng lau sạch quả là hết chuyện rồi à? Nếu ta không bắt kịp, e là cậu cũng ăn nó mất rồi chứ gì?”
Thiền sư Pháp Hải trả lời: “Ta không ăn đâu, ta không ăn gì ở ngoài cả, ta chỉ định cầm về rồi mới ăn thôi.”
Người bán hàng bị hai người, một kẻ thì không biết xấu hổ, một kẻ thì thật thà xoay cho choáng váng, bèn chỉ vào quả táo trong tay Bạch Tố Trinh, nói: “Ta không huyên thuyên với các người nữa, mau lấy tiền ra, nếu không chúng ta đi gặp quan vậy.”
Tiền á? Bọn họ lấy tiền ở đâu ra bây giờ? Nếu lấy từ sạp trái cây ở gần Bạch phủ thì còn dễ, một người ở lại, một người về lấy tiền trả là xong. Nhưng xui là, vì mấy ngày qua tìm loanh quanh trong huyện mà không thấy tên tiểu mục đồng kia, thế là hai người cứ thế đi ra ngoại ô luôn rồi.
Thiền sư Pháp Hải hết cách, chỉ đành đứng đó nghe người bán hàng dạy dỗ hắn như dạy một đứa trẻ. Bạch nương nương thì không như vậy, ngươi nói ta, ta bịt tai lại đấy, cuối cùng nói nhiều khiến nàng phiền lòng. Vung ngón tay giấu trong ống tay áo lên một cái, giỏ hàng của người bán hàng ở cách đó không xa bị đổ xuống. Nhân lúc y khóc lóc rối rít nhặt trái cây nàng bèn kéo tiểu hòa thượng chạy đi.
Tiếc cho thiền sư Pháp Hải cả đời mang danh trụ trì, cứ như vậy tự nhiên mang tiếng xấu lấy đồ không trả tiền lại còn chạy trốn.
Tiền Đường là một huyện lớn, trừ con phố ở thôn ngoại ô gần đó thì xung quanh đều là núi đồi. Bạch nương nương kéo tiểu hòa thượng vắt chân lên cổ chạy loạn một mạch, qua một cái ngõ ngược chiều gió, lại chạy hết sức vui vẻ.
Nàng nói với hắn: “Con người đúng là phải vận động nhiều một chút mới được, không khí trong núi trong lành hơn trong thành nhiều thật đấy!”
Lúc nói câu này nàng đã kéo hắn chạy đến một chỗ vắng hoe nào đó dưới chân núi rồi.
Thiền sư Pháp Hải không nói gì đẩy tay nàng ra, lại im lặng.
Bạch Tố Trinh đứng trên một tảng đá to cười nhìn hắn, phát hiện tiểu hòa thượng vẫn cứ mím chặt môi, bèn hỏi: “Ngài giận à?”
Hắn nhìn lùm cỏ nhỏ lay động theo gió ở cách đó không xa, lắc đầu một cái.
Bạch nương nương cho là hắn không được tự nhiên, nhảy từ trên tảng đá xuống nói tiếp: “Có gì mà giận chứ? Chúng ta sẽ không ăn không của hắn đâu, đợi lát nữa sai con sóc đến trả tiền cho hắn là được mà. Con người ngài cái gì cũng tốt, mỗi tội bảo thủ quá, con người cũng có lúc phải buông thả một chút chứ. Giống như cấp hai chưa từng thức đêm, cấp ba chưa từng yêu sớm, đại học chưa từng thất tình ấy, thế thì gọi gì là cuộc đời nữa chứ!”
Thường ngày Bạch Tố Trinh không mấy khi nói những lời đứng đắn, mà lúc nói liên thiên thì không ít, thiền sư Pháp Hải đều không tiếp lời. Lúc này hắn cũng không đáp, tiếng gió xào xạc lướt qua vòm lá vang lên bên tai hai người, ngay cả bóng lưng đứng thẳng tắp của thiền sư Pháp Hải cũng có vẻ hiu hắt.
Hắn nói với Bạch Tố Trinh: “Ta không giận… chẳng qua là ta đang nghĩ, thế gian ngàn kiếp người, cớ sao Đại sĩ không để ta độ cho chính mình mà lại phải độ cho cô. Từ nhỏ ta đã vào cửa Phật, tự thấy mình lục căn thanh tịnh, lòng không tạp niệm. Biết được kiếp số của mình sau này rồi, thế nhưng vẫn cứ vướng mãi ở đây, còn phạm phải sân niệm nữa. Cướp giật với ta mà nói, nó như một vết tham dục trong lòng khó mà xóa sạch vậy.”
Hắn nói rất bình thường, giọng điệu cũng không gợn sóng, nhưng lọt vào tai Bạch Tố Trinh lại thấy có chút cảm nhận không hay một cách khó hiểu.
Trong lòng nàng biết hắn buồn rầu vì mãi vẫn không tìm được tung tích của tiểu mục đồng.
Nàng quá biết tiểu mục đồng kia tên họ là gì, người nhà ai, ở chỗ nào, vì vậy chẳng hề lo lắng. Tiểu hòa thượng thì không biết nguyên nhân trong ấy, với hắn mà nói, chuyện này y như mò kim đáy biển vậy.
Bạch nương nương cúi người nhặt một cành cây nhỏ, im lặng vẽ vẽ trên nền đất. Nửa câu nói cứ kìm nén trong miệng, liếm môi một vòng, cuối cùng cắn răng một cái, rầm rì nói: “Nôn nóng gì chứ, ta vốn không có tìm tên tiểu mục đồng kia mà.”
~ Hết chương 14 ~
Dọc đường hai người ra khỏi Bạch phủ, Bạch Tố Trinh Vẫn còn sụt sịt nước mũi.
Thời tiết đầu xuân lạnh thật, nhất là khi đầu tóc nàng vân còn chưa khô hẳn, gió thổi qua một cái lập tức cảm thấy đau nhức cả đầu. Nàng hóa Tiểu Hôi về nguyên hình rồi bó nó lại thành cái mũ tối màu, đội nó lên đầu rồi hỏi Pháp Hải: “Ngài biết họ tên của tiểu mục đồng kia là gì không?”
“Không.”
“Biết hắn có mấy người thân, vai vế thế nào không?”
Thiền sư Pháp Hải vẫn lắc đầu như cũ.
Hắn nói với Bạch Tố Trinh rằng, năm ấy khi hắn đắc đạo là được Quan Âm điểm hóa. Biết được tiểu mục đồng đã chuyển thế thành người, Quan Âm Đại sĩ chỉ bảo hắn đi đến huyện Tiền Đường hỏi thăm, ngoài ra thì không dặn dò gì khác cả.
Nhưng là thế này, Bạch Tố Trinh có tài nhìn thấu âm dương luân hồi, có phải tiểu mục đồng hay không, nàng nhìn là biết ngay.
Đây cũng là lý do vì sao thiền sư Pháp Hải nhất định phải kéo Bạch nương nương xuống núi.
Nghe xong Bạch Tố Trinh nói: “Ra vậy.”
Nàng đảo mắt một vòng, bước chân cũng không hề vội vàng mà khoan thai chậm rãi kéo thiền sư Pháp Hải đi ra phố dạo chơi.
Tất cả những truyện truyền kì của đời sau đều có viết rất rõ về thân phận, hoàn cảnh gặp nhau của tiểu mục đồng. Y là một cậu học trò ở một tiệm thuốc, có anh rể là bổ đầu và chị gái tên Hứa Kiều Dung. Nếu Bạch Tố Trinh muốn tìm, cứ đến nha môn tìm từ vị bổ đầu tên Lý Công Phủ kia là được.
Khó là khó ở chỗ Bạch Tố Trinh căn bản không muốn tìm cái tên Hứa Tiên ấy thôi. Sau khi nghe tiểu hòa thượng này nói rằng vốn không biết thân phận cụ thể của tiểu mục đồng sau khi chuyển thế, nàng càng trợn tròn mắt hơn.
Trong lòng Bạch nương nương biết rất rõ và mặc dù nàng không chịu đi tìm nhưng trên mặt thì lại tỏ vẻ rất sầu khổ. Suốt dọc đường đi giữa đám người nàng đều dùng ánh mắt đánh giá từng người một, nhìn thật chăm chú. Thiền sư Pháp Hải liên tục đi dạo như vậy cùng nàng suốt mấy ngày liền, nàng thì liên tục mở to mắt nhìn người suốt mấy ngày liền nhưng cuối cùng cũng không thu được kết quả gì.
Một ngày nọ, hai người lại phí công lặp lại như vậy cả một buổi sáng, Bạch nương nương nhìn hoa nhìn nước nhìn đám người. Nhưng đi nhiều miệng lưỡi cũng khát khô, lúc đi ngang qua sạp trái cây tử thì, nàng tiện tay chọn hai quả táo to, mỗi người một quả.
Nào ngờ, mới đi được mấy bước đã nghe thấy tiếng có người mắng chửi đằng sau: “Hai kẻ phía trước kia, đứng lại cho ta! Sao ban ngày ban mặt lại có kẻ dám lấy đồ mà không trả tiền thế chứ hả?”
Ban đầu thiền sư Pháp Hải còn không nhận ra là người ta đang gọi mình, bởi hắn còn đang mải lau quả táo kia. Cho đến lúc người bán hàng đuổi kịp, bắt lấy tay áo hắn nói ầm lên, khi ấy hắn mới dừng lại.
Người bán hàng nói: “Bảo mấy người đứng lại không nghe thấy à? Càng gọi càng đi là sao hả? Nhìn các người cũng là người có sĩ diện, sao còn đi chiếm lợi nhỏ của những người bán hàng như bọn ta làm gì. Mau trả tiền cho ta!!”
Quả táo được lau sạch bóng cứ thế cứng đơ trong tay thiền sư Pháp Hải, nghe xong mấy câu này, hắn theo bản năng quay đầu tìm Tiểu Hôi.
Hắn và Bạch Tố Trinh ra phố đều không ai mang tiền, tiền bạc tiêu dùng hàng ngày đều để ở chỗ Tiểu Hôi. Đúng hôm nay tên nhóc đó dậy muộn nên không đi cùng, giờ ầm ĩ như vậy vì ăn không trả tiền, xui xẻo làm sao.
Thiền sư Pháp Hải chưa bao giờ gặp phải chuyện thế này, hắn nhíu mày suy ngẫm một chút, bèn đưa quả táo đã được lau sạch sẽ thả vào tay người bán hàng, nói: “Xin lỗi huynh, bọn ta vội ra ngoài, quên không mang tiền… còn quả này trả huynh vậy.”
Hắn nói thật, giọng cũng rất chân thành. Vả lại hắn cũng chưa ăn quả táo của mình thật, tuy có cầm nhưng chỉ mải lau, thế nên cũng chẳng hề chột dạ. Tuy nhiên, hắn vừa nói xong lời này thì lại nghe thấy một tiếng giòn tan bên cạnh. Bạch nương nương đứng ngay ngắn cách hắn không xa đang cắn nhai quả táo một cách giòn giã, lại nhìn sang quả táo trên tay nàng, hơn nửa quả đã vào bụng mất rồi. Quả này sao mà trả cho người ta được đây?
Bạch nương nương còn đứng đó mà nói với người bán hàng: “Trái cây nhà ngươi ngon hơn nhà ta ăn hôm qua đấy, ngọt lắm.”
Mặt thiền sư Pháp Hải đều bị tiếng nhai của nàng làm cho đỏ bừng lên, quả nhiên người bán hàng nghe nàng nói vậy xong thì tức đến giậm chân quát to: “Ngon cô cũng phải trả tiền cho ta. Sao đây, định quỵt của ta đấy à?”
Mắng xong lại quay sang trách mắng thiền sư Pháp Hải: “Còn cậu nữa! Cậu tưởng lau sạch quả là hết chuyện rồi à? Nếu ta không bắt kịp, e là cậu cũng ăn nó mất rồi chứ gì?”
Thiền sư Pháp Hải trả lời: “Ta không ăn đâu, ta không ăn gì ở ngoài cả, ta chỉ định cầm về rồi mới ăn thôi.”
Người bán hàng bị hai người, một kẻ thì không biết xấu hổ, một kẻ thì thật thà xoay cho choáng váng, bèn chỉ vào quả táo trong tay Bạch Tố Trinh, nói: “Ta không huyên thuyên với các người nữa, mau lấy tiền ra, nếu không chúng ta đi gặp quan vậy.”
Tiền á? Bọn họ lấy tiền ở đâu ra bây giờ? Nếu lấy từ sạp trái cây ở gần Bạch phủ thì còn dễ, một người ở lại, một người về lấy tiền trả là xong. Nhưng xui là, vì mấy ngày qua tìm loanh quanh trong huyện mà không thấy tên tiểu mục đồng kia, thế là hai người cứ thế đi ra ngoại ô luôn rồi.
Thiền sư Pháp Hải hết cách, chỉ đành đứng đó nghe người bán hàng dạy dỗ hắn như dạy một đứa trẻ. Bạch nương nương thì không như vậy, ngươi nói ta, ta bịt tai lại đấy, cuối cùng nói nhiều khiến nàng phiền lòng. Vung ngón tay giấu trong ống tay áo lên một cái, giỏ hàng của người bán hàng ở cách đó không xa bị đổ xuống. Nhân lúc y khóc lóc rối rít nhặt trái cây nàng bèn kéo tiểu hòa thượng chạy đi.
Tiếc cho thiền sư Pháp Hải cả đời mang danh trụ trì, cứ như vậy tự nhiên mang tiếng xấu lấy đồ không trả tiền lại còn chạy trốn.
Tiền Đường là một huyện lớn, trừ con phố ở thôn ngoại ô gần đó thì xung quanh đều là núi đồi. Bạch nương nương kéo tiểu hòa thượng vắt chân lên cổ chạy loạn một mạch, qua một cái ngõ ngược chiều gió, lại chạy hết sức vui vẻ.
Nàng nói với hắn: “Con người đúng là phải vận động nhiều một chút mới được, không khí trong núi trong lành hơn trong thành nhiều thật đấy!”
Lúc nói câu này nàng đã kéo hắn chạy đến một chỗ vắng hoe nào đó dưới chân núi rồi.
Thiền sư Pháp Hải không nói gì đẩy tay nàng ra, lại im lặng.
Bạch Tố Trinh đứng trên một tảng đá to cười nhìn hắn, phát hiện tiểu hòa thượng vẫn cứ mím chặt môi, bèn hỏi: “Ngài giận à?”
Hắn nhìn lùm cỏ nhỏ lay động theo gió ở cách đó không xa, lắc đầu một cái.
Bạch nương nương cho là hắn không được tự nhiên, nhảy từ trên tảng đá xuống nói tiếp: “Có gì mà giận chứ? Chúng ta sẽ không ăn không của hắn đâu, đợi lát nữa sai con sóc đến trả tiền cho hắn là được mà. Con người ngài cái gì cũng tốt, mỗi tội bảo thủ quá, con người cũng có lúc phải buông thả một chút chứ. Giống như cấp hai chưa từng thức đêm, cấp ba chưa từng yêu sớm, đại học chưa từng thất tình ấy, thế thì gọi gì là cuộc đời nữa chứ!”
Thường ngày Bạch Tố Trinh không mấy khi nói những lời đứng đắn, mà lúc nói liên thiên thì không ít, thiền sư Pháp Hải đều không tiếp lời. Lúc này hắn cũng không đáp, tiếng gió xào xạc lướt qua vòm lá vang lên bên tai hai người, ngay cả bóng lưng đứng thẳng tắp của thiền sư Pháp Hải cũng có vẻ hiu hắt.
Hắn nói với Bạch Tố Trinh: “Ta không giận… chẳng qua là ta đang nghĩ, thế gian ngàn kiếp người, cớ sao Đại sĩ không để ta độ cho chính mình mà lại phải độ cho cô. Từ nhỏ ta đã vào cửa Phật, tự thấy mình lục căn thanh tịnh, lòng không tạp niệm. Biết được kiếp số của mình sau này rồi, thế nhưng vẫn cứ vướng mãi ở đây, còn phạm phải sân niệm nữa. Cướp giật với ta mà nói, nó như một vết tham dục trong lòng khó mà xóa sạch vậy.”
Hắn nói rất bình thường, giọng điệu cũng không gợn sóng, nhưng lọt vào tai Bạch Tố Trinh lại thấy có chút cảm nhận không hay một cách khó hiểu.
Trong lòng nàng biết hắn buồn rầu vì mãi vẫn không tìm được tung tích của tiểu mục đồng.
Nàng quá biết tiểu mục đồng kia tên họ là gì, người nhà ai, ở chỗ nào, vì vậy chẳng hề lo lắng. Tiểu hòa thượng thì không biết nguyên nhân trong ấy, với hắn mà nói, chuyện này y như mò kim đáy biển vậy.
Bạch nương nương cúi người nhặt một cành cây nhỏ, im lặng vẽ vẽ trên nền đất. Nửa câu nói cứ kìm nén trong miệng, liếm môi một vòng, cuối cùng cắn răng một cái, rầm rì nói: “Nôn nóng gì chứ, ta vốn không có tìm tên tiểu mục đồng kia mà.”
~ Hết chương 14 ~
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook