Ma Kiếm Lục
Chương 3: Thần bí A Cửu, Trọng kim cầu danh họa

Suỵt,... khẽ thôi, đừng để cha phát hiện ra, không là chết đấy!” Liễu Dật vừa nhắc nhở Thập Kiệt Nhất, vừa cẩn thận đi trước mở đường. Nhưng Liễu phủ rộng lớn quá, muốn về được cái hoa viên bé nhỏ của mình, còn phải đi qua hai sương phòng, một ngọn giả sơn mới tới được. Chính vào lúc Liễu Dật đang nhè nhẹ đi trước mở đường, một thanh âm trầm trầm bỗng từ đằng sau vang lên: “Dật nhi, con lại lén chạy ra ngoài phải không?” Thanh âm đó, tựa như tiếng sét nổ giữa trời quang, giáng trúng ngay Liễu Dật, khiến y dừng phắt tại chỗ, một lúc lâu sau mới quay mình lại, ảm đạm thưa: “Cha...” rồi chẳng biết nói gì tiếp nữa. Đối diện với y, một lão nhân mặt đen tóc đen, hai bên tóc mai lốm đốm bạc, thần thái nhu hòa, mình vận áo rộng màu xanh, dáng vẻ rõ ràng đã trải qua nhiều năm phong trần, không sai, lão nhân đó chính là thái gia của Liễu phủ, Liễu Mục Tịch. Liễu Mục Tịch nhìn Liễu Dật, lắc lắc đầu, ngữ khí lộ rõ sự quở trách: “Con ơi con... sao mà hư quá vậy, muốn hại cha tức chết phải không?” Liễu Dật nhìn Liễu Mục Tịch: “Cha, cứ ở lì trong nhà lâu như vậy buồn lắm, con ra ngoài một lát cho khuây khỏa, cha hỏi Thập Nhất mà xem, con chỉ ngồi chơi bên Tây Hồ thôi. ”

Liễu Mục Tịch ngó Liễu Dật, cười lạnh: “Thật không? Quả thật chỉ ngồi đơn giản như vậy ư? Thế tại sao có người trông thấy con và công tử của Lý phủ so tài đối này?” Liễu Dật nghe cha nói, không biết mở miệng thế nào. Liễu Mục Tịch quay sang Thập Kiệt Nhất: “Kiệt Nhất, ngươi nói đi, có chuyện đó không?” Liễu Dật nghe hỏi, thầm kêu: “Hỏng rồi.” Vừa thầm kêu vừa đưa mắt ra hiệu cho Thập Kiệt Nhất, cầu mong gã ngốc này đừng nói “quá đáng”.

Nhưng Thập Kiệt Nhất nào phải người thông minh, vừa nghe lão nhân hỏi, đã vội vàng đáp ngay: “Cha của lão đại à, ông không được chứng kiến, lão đại lúc đó rất là lợi hại, đối đáp đến mức cái tên Lý Dẫn kia cứng họng, ta xem cũng thấy thích mê đi!” “Trời!” Liễu Dật giờ chỉ muốn cấu nát tim Thập Kiệt Nhất. Liễu Mục Tịch thở dài, lắc đầu nói: “Con cứ mãi như thế, sớm muộn gì cũng rước họa vào thân! Con xem đại ca con đó, hiện đã trở thành phú hào bậc nhất; lại nhị tỷ con, vừa nhập Kiếm Môn; chỉ còn có con, con ơi con, muốn cha phải lo lắng vì con đến bao giờ đây?” Liễu Dật vội vàng thưa: “Cha, xin cha yên tâm, hài nhi sẽ không bao giờ lén chạy ra ngoài nữa.” Nói đoạn nét mặt lộ vẻ hết sức thành khẩn. Liễu Mục Tịch nhìn Liễu Dật, đột nhiên vung tay phải, ngón giữa điểm liên tiếp vào hai đại huyệt Đản Trung và Du Phủ trước ngực y, rồi lắc đầu bảo: “Con nói câu này cả ngàn lần rồi, quỷ nó mới tin. Bây giờ con cứ đứng đây, cơm trưa cơm tối khỏi cần ăn nữa.” Nói đoạn lão xoay mình phủi vạt áo, đi về phía đại sảnh. Sau lưng vang lên tiếng kêu la thảm thiết của Liễu Dật, nhưng Liễu Mục Tịch cứ giả như không nghe thấy. Huyệt đạo của Liễu Dật bị khống chế, hiện giờ chỉ có thể giữ nguyên tư thế, hai mắt trừng trừng nhìn Thập Kiệt Nhất. Gã ngốc lúng túng nói: “Lão đại, nhìn đệ làm gì? Đệ không giúp giải huyệt được đâu, cha lão đại sẽ giết đệ mất.” Liễu Dật cáu kỉnh: “Đói lắm rồi, ngươi mau chạy đi lấy cho ta ít đồ ăn đến đây!” Thập Kiệt Nhất gật đầu, dường như biết ban nãy mình đã nói sai, vội vàng đáp: “Được!” rồi quay mình chạy ra ngoài. Thực ra đây không phải lần đầu, Liễu Dật đã quen bị phạt đứng, may mà có Thập Kiệt Nhất lén đi lấy đồ ăn, nên ít ra đứng cả ngày cũng không đến nỗi chết vì đói.

Ngắm mặt trời rực rỡ trên đầu, nghe tiếng chim hót, tuy mới là tháng ba, nhưng phong cảnh ở đây lại khiến Liễu Dật nhớ đến một câu trong “Thất Nguyệt” (Bân Phong - Kinh Thi), bất giác y cất giọng ngâm:

“Thất nguyệt lưu hỏa,

Cửu nguyệt thụ y.

Xuân nhật tải dương,

Hữu điểu thương canh.

Nữ chấp ý khuông,

Tuân bỉ vi hành,

Viên cầu nhu tang.

Xuân nhật trì trì,

Thái phiền kì kì.

Nữ tâm thương bi,

Đãi cập công tử đồng quy! ” (1)

“Lốp bốp lốp bốp!” Một tràng vỗ tay giòn giã vang lên, tiếp đó một giọng nói nuột nà vọng tới: “Liễu công tử thật tài hoa, thật có nhã hứng!” Liễu Dật hé mắt trông lại, mẹ ơi, Thập Kiệt Nhất đã quay trở lại rồi, sau lưng gã còn có cha, lại cả một vị nữ tử và một ả nha hoàn. Đó là một nữ tử mặc hoàng y, tay cầm thanh kiếm xanh dài ba thước, hàng mày cong lá liễu, cặp mắt hạnh, đôi môi mỏng, khuôn mặt đẹp hài hòa , thân hình thì càng

(1) Thất Nguyệt (Tạ Quang Phát dịch)

Tháng bảy mọc thấp sao Đại hoả,

Tháng chín thì áo đã trao rồi.

Ngày xuân ấm áp vui tươi.

Thương canh cất tiếng khắp nơi hót chào.

Cô gái mang giỏ sâu và đẹp,

Lại noi theo lối hẹp tiến chân,

Dâu non tìm hái xa gần.

Khi xuân ấm áp, ngày xuân trì trì.

Mớ rau phiền, bước đi tìm hái.

Trong lòng người con gái xót xa,

Bước theo công tử lìa nhà.

khỏi phải bàn... Nếu nói đây là người con gái đẹp nhất Liễu Dật từng gặp, thì cũng không phải là nói quá. Thư sinh rốt cuộc vẫn là thư sinh, trông thấy mỹ nữ không nén được mô tả bằng một hai câu, bất giác cảm thán: “Tay như mầm cỏ, Da như mỡ đông, Cổ như con sâu nõn, Răng như hạt bầu, Trán mịn mày thanh, Nụ cười hàm tiếu, Mắt đẹp vời vợi... “ Thập Kiệt Nhất là người đầu tiên chạy tới trước mặt Liễu Dật, hoang mang nói: “Lão đại, đệ vừa mới đánh cắp con gà, thì bị cha lão đại gọi lại, nói lão đại có khách, đệ đành đưa họ đến đây.” Liễu Mục Tịch lại gần nói: “Thôi đi, còn ở đấy lầm bầm cái gì thế. Vị cô nương này nói là hảo bằng hữu của con, muốn gặp con.” đoạn lão chỉ hoàng y nữ tử, tiếp đó dùng cặp mắt đánh giá quan sát hai người, ánh mắt lộ rõ nghi hoặc: “Nói mau, hai đứa có quan hệ thế nào?” Liễu Dật ngắm nữ tử, thầm nhủ: “Lạ, ta chưa từng gặp cô gái này, về lý mà nói người đẹp như vậy, gặp một lần là không thể quên. Thôi kệ, cứ giải quyết cái khó cho mình trước đã!” Rồi y tỏ vẻ lúng túng, nói: “Cha, cha xem con cứ đứng mãi đây thật không hay chút nào, cha... hay là, giải huyệt cho con đã? Con hứa, sẽ không bao giờ chạy lung tung nữa.” Lúc đó, mọi người mới nhận ra, tuy Liễu Dật miệng vẫn nói, mắt vẫn chớp, nhưng tư thế từ nãy tới giờ không hề thay đổi, Liễu Mục Tịch cũng quên bẵng đi, thì ra huyệt đạo y vẫn bị phong bế, lão bèn lắc mình, nhoài tới giải huyệt cho Liễu Dật. Thập Kiệt Nhất chứng kiến bản lĩnh xuất thủ giải huyệt của Liễu Mục Tịch, cất tiếng tán thưởng: “Cha của lão đại tài thật!” Liễu Dật không để ý nhiều đến thế, cử động trở lại được rồi, y nói với hoàng y nữ tử: “Tiểu cô nương đến tìm ta phải không?” Vì Liễu Dật nhận thấy hoàng y nữ tử hiển nhiên vừa mới qua tuổi dậy thì chưa lâu, giỏi lắm chỉ mười sáu tuổi là cùng, nên mới gọi cô ta là “tiểu cô nương”. Hoàng y thiếu nữ gật đầu: “Ừ!” Liễu Dật xoay sang người cha mi rậm mắt tròn: “Ơ, cha còn việc gì nữa không ạ?” Liễu Mục Tịch nghĩ bụng: “Tiểu tử giỏi lắm, dám bắt nạt cả cha mi.” nhưng lão không nói nhiều, chỉ đáp: “Chẳng còn việc gì cả!” Liễu Dật tiếp ngay: “Dạ, đã không còn việc gì, vậy thỉnh cha về phòng nghỉ ngơi.” Nói đoạn mặt y lộ nét cười rất giảo hoạt.

Liễu Mục Tịch biết mình nói không lại tên tiểu nhi tử, phẩy tay áo nhìn y, rồi lại nhìn nữ nhân nọ, cuối cùng xoay mình đi về hướng đại sảnh. “Phù...” rốt cục cũng có thể thở phào rồi, cha già thật đáng sợ. Liễu Dật quay lại gọi: “Nào, Thập Nhất, ta đói quá, theo ta đi ăn cái gì đi!” Gọi xong y cất bước về phía hậu hoa viên. Lúc đó, hoàng y thiếu nữ đằng sau lên tiếng: “Khoan đã!” Liễu Dật dường như chợt nhớ ra cô gái áo vàng, y ngoái lại: “Xin hỏi, cô nương đang gọi ta phải không?” Hoàng y thiếu nữ không hề lộ vẻ giận, chỉ gật đầu, dáng điệu kiêu hãnh: “Phải!” Liễu Dật rút cây quạt gấp, khe khẽ đưa lên gãi đầu: “Cô nương, nếu nhớ không nhầm, thì trong ấn tượng của tiểu sinh, chưa từng in bóng một bằng hữu nào đẹp như cô nương đây!” Hoàng y thiếu nữ khúc khích cười, thật duyên dáng, thật xinh đẹp, nàng nói: “Thư sinh, đúng là thư sinh, trước đây chưa có, bây giờ chẳng phải là đã có rồi đấy sao?” Liễu Dật thắc mắc: “Cô nương, có thể nói rõ hơn một chút không?” Hoàng y thiếu nữ chậm rãi đi lại gần Liễu Dật: “Liễu công tử là người rất rạch ròi, vậy thì, tiểu nữ cũng xin nói thẳng, tiểu nữ muốn Liễu công tử vẽ cho một bức hoạ.” Liễu Dật khẽ xua quạt: “Thật ngượng quá, cô nương tìm nhầm người rồi, Liễu mỗ đã thôi vẽ từ lâu!” Hoàng y thiếu nữ không tỏ vẻ ngạc nhiên, tựa hồ trước khi đến đã chuẩn bị cho việc bị từ chối, nàng giản dị nói: “Liễu công tử, tiểu nữ chỉ cần công tử vẽ một bức họa, sẽ có thù lao thật hậu.” đoạn vỗ nhẹ tay. Cùng với tiếng vỗ tay, từ phía đại sảnh có tám cô gái tuyệt mỹ đi lại, tất cả đều bận bạch y, mỗi nàng mang trên tay một chiếc hộp kim sắc, dài khoảng hai thước, trông rất tinh xảo. Thoắt cái họ đã đi tới trước mặt Liễu Dật, nhẹ nhàng mở những chiếc hộp đó ra. Liễu Dật bắt đầu xem, thoạt tiên là kinh ngạc, sau đó là lạ lùng, cuối cùng là cảm thán. Từ chiếc hộp thứ nhất đến chiếc hộp thứ tám, bên trong lần lượt đặt vàng thỏi, bảo thạch, mã não, phỉ thuý, danh ngọc, ba hộp cuối cùng là ba loại mỹ tửu lâu năm, xem ra đã cất giữ đến trên một thế kỷ. Liễu Dật tắc lưỡi, lắc đầu...

Hoàng y thiếu nữ tưởng Liễu Dật thấy thế là chưa đủ, bèn tiếp: “Nếu Liễu công tử có hứng, tám con mỹ ** này cũng là của công tử.” Liễu Dật ngắm tám cô gái đẹp, thầm nhủ: “Thiếu nữ này lai lịch thế nào, khoan đừng nói đến những thứ nằm trong hộp, chỉ riêng tám chiếc hộp thôi, cũng đủ để mình ăn tiêu cả đời rồi.” Nảy tính hiếu kỳ, y hỏi: “Xin hỏi phương danh của cô nương?” Hoàng y thiếu nữ đáp: “Gọi ta là A Cửu được rồi!” Liễu Dật lẩm nhẩm: “A Cửu? A Cửu? Tên tuổi kiểu gì thế này?” A Cửu thấy Liễu Dật không có phản ứng, bèn nhắc: “Liễu công tử...?” Liễu Dật vội vàng tập trung: “Ồ, A Cửu cô nương, Liễu mỗ muốn biết, cô cần bức họa gì mà phải dùng những thứ có giá trị liên thành như kim ngân châu bảo, giai tửu mỹ nữ... đến đổi?” A Cửu mỉm cười, để lộ hai lúm đồng tiền xinh đẹp: “Long Phụng Trình Tường Đồ.” Liễu Dật vừa nghe, đã cảm thấy sự việc thật phức tạp: “Long Phụng Trình Tường Đồ là bức hoạ mà hoàng thượng đích thân lựa lấy, hiện nay lưu ở trong cung. Vị cô nương tự xưng là A Cửu này lẽ nào không biết bức họa đó đang nằm trong tay hoàng thượng?” Liễu Dật lập tức lấy vẻ mặt tươi cười: “Ha ha, A Cửu cô nương nói chơi rồi, Long Phụng Trình Tường Đồ hiện đang ở trong cung, cô nương tìm lầm người rồi!” A Cửu nói: “Điều này tiểu nữ tất nhiên là biết, nếu không đã chẳng tới đây tìm công tử. Tiểu nữ muốn công tử vẽ lại một bức Long Phụng Trình Tường Đồ nữa, giống hệt bức trong cung.” Liễu Dật lắc đầu: “Thứ cho Liễu mỗ không làm nổi, Liễu mỗ đã thôi vẽ rồi, mà dù có vẽ cũng không thể vẽ lại một bức giống hệt được.” A Cửu nói: “Lẽ nào Liễu công tử không có hứng thú với những đồ vật này?” đoạn nàng chỉ tám mỹ nữ và những thứ tài bảo vô giá đang bày trước mặt. Liễu Dật lắc đầu: “Thích lắm, nhưng nếu ta vẽ Long Phụng Trình Tường Đồ, thì đó là tội khi quân, có hứng đến đâu cũng không thể được. Liễu mỗ còn biết cân nhắc nặng nhẹ! ” Liễu Dật lại tiếp: “Ồ, phải rồi, mải nói chuyện với A Cửu cô nương, bụng ta đói lắm rồi! Những thứ châu bảo mỹ nữ này dù có tuyệt vời, cũng không thể an ủi được cái bụng của ta. Vì vậy, Liễu mỗ xin cáo từ!”

Đoạn y quay mình kéo Thập Kiệt Nhất đi lại hậu hoa viên.

Nhìn theo bóng Liễu Dật đi xa dần, A Cửu đá chân, kêu: “Hừ, gã chết tiệt, ta

không tin bảo ngươi vẽ lại khó khăn đến thế...”

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương