Ly Uyên
-
Chương 20: Đông Dao | 3
"CÓ ĐIỀU, TA KHÔNG TIN CẬU ẤY CỨ CHẾT ĐI NHƯ THẾ. KHỔ CỰC NHƯ VẬY MỚI ĐẾN ĐƯỢC LÂN TIÊU, SAO CỨ THẾ MÀ QUÊN ĐI."
________________________________________________________________________________
Tháng Hai, năm Tề Tuyên Minh thứ tám, được Tuyên Minh Đế kiên trì khuyên bảo một lần nữa, Tề Hoàn Duyên từ La Độ trở về Tề đô Dao Kinh. Lúc Tề Hoàn Duyên đến là dẫn theo ba ngàn quân Niễn Trần gấp rút lên đường thâu đêm suốt sáng, trong vòng năm ngày đã tới La Độ; lúc quay về chỉ có y quan Lô Giải chăm sóc dọc đường, kiệu xe không dám đi nhanh, lại thêm thời gian đó đất Ngụy gặp tuyết lớn hiếm thấy, đường trơn đi khó, mất những hai mươi ngày trời mới về tới Dao Kinh. Sử chép, Tuyên Minh Đế đích thân chờ ở cửa Bắc Hoa đón Tề Hoàn Duyên vào thành, thời điểm nhác thấy xa liễn của Hoàn vương từ xa, lã chã rơi nước mắt.
Bộ dáng chú cháu thuận hòa trên nét mặt Tuyên Minh đế có thể lừa gạt được muôn dân, nhưng không thể nào che giấu được sự nghi kỵ và thù hận của hắn đối với Hoàn vương trước mặt các quan thần. Sau khi về kinh, Hoàn vương được gia phong đất đai, riêng bản thân Tuyên Minh đế còn vì để thúc phụ an tâm tu dưỡng mà sửa chữa lại phủ Hoàn vương, từ đó cũng bắt đầu giam lỏng Hoàn vương dưới danh nghĩa điều dưỡng. Từ lúc lên triều vào những năm cuối thời Chiêu Hòa đế đến Giám quốc phụ chính thuở còn chưa đến đôi mươi, lại đến khi bị trọng thương ở La Độ mà cả đời không thể cưỡi ngựa bắn cung được nữa, cuộc đời chính trị khiến người ta nhìn mà cảm thán của Tề Hoàn Duyên sau khi hắn về đến Dao Kinh bỗng chốc chấm dứt. Những năm qua, hắn tiếp nhận những nguy cơ điên đảo trong ngoài mà Chiêu Hòa đế chưa kịp dọn dẹp, quét sạch triều dã, trừ khử đại loạn, sau đó chuyển giao cho Tuyên Minh đế một nước Đại Tề thịnh thế. Lúc Tề Hoàn Duyên còn là Giám quốc luôn tỏ rõ sự ủng hộ đối với vua, vẫn thường nhường mọi công lao cho Tuyên Minh đế. Năm đầu tiên Tuyên Minh đế tự mình chấp chính, Tề Hoàn Duyên liên tục đưa ra nhiều ý kiến cho hắn, nhưng có một vài lần đưa ý kiến trái ý vị thiếu niên đế vương; mà hắn trong thời gian hoàn trả chính sự lại không hề giữ riêng cho bản thân, một tay dâng thành tựu của mình là Thiệu Dương đưa đến bên cạnh Tuyên Minh Đế sai sử. Người đời sau nhìn lại, thấy một nam tử thông minh cả đời cứ như thế mà tự tay dồn ép bản thân mình vào con đường chết. Các nhà sử học trong lòng thán phục tài năng hơn đời của hắn, cũng không thể nào phỏng đoán được rốt cuộc con người này ẩn nhẫn những tâm tư nào mà lại có thể chịu đựng âm mưu thủ đoạn của Tuyên Minh đế mà không một lời hối hận.
-
Song song với việc Tề Hoàn Duyên về kinh, hai bên quân đội đang giằng co ở La Độ cũng bắt đầu bắt tay vào trận quyết chiến cuối cùng. Không nghi ngờ gì nữa, thời tiết dị dạng của năm Cẩn Hâm thứ sáu chính là hồi chuông tang đang gióng lên cho quân Ngụy, cũng cho liên quân Tề Trịnh gần đây chịu nhiều thương vong một cơ hội tốt không thể chối từ.
Ngụy Ly đứng bên trong thành La Độ, lơ đãng trông thấy thành Lân Tiêu đối diện. Với Ngụy Ly, Lân Tiêu chìm dưới một màu trắng xóa có thể nói là một cảm xúc vô cùng lạ lẫm. Hắn ngưng mắt nhìn màu tuyết trắng chói lòa dưới nắng ngời mà dường như nhìn thấy dã tâm kiêu ngạo của bản thân mình bị vùi chôn dưới đó.
"Trẫm, chưa bao giờ thấy thứ tuyết nào như vậy." Ngụy Ly quay lại, mỉm cười nhìn Viên Duẫn Đàn ở phía sau hắn: "Duẫn Đàn, đệ thì sao?"
"Thần cũng chưa từng."
"Trẫm nhớ rõ, lúc xưa khi Trịnh Uyên vừa đến đây, cậu ấy oán giận rằng Lân Tiêu chẳng bao giờ có tuyết." Ngụy Ly quay đầu lại, ánh nắng phản xạ đâm vào đôi mắt đang nhíu lại của hắn, tầm nhìn vì quá chói nên không được rõ ràng. Hắn thấy mắt mình ướt nhòe. "Đệ nhìn xem, trên điện Vô Lương toàn là màu trắng, điện Thanh Hoa thấp hơn một chút, cậu ấy ở trong quân hẳn cũng đang nhìn thấy."
"Bệ hạ," Viên Duẫn Đàn đưa ánh mắt đang nương theo cái nhìn của Ngụy Ly về phía Lân Tiêu, cuối cùng trở lại bóng lưng gầy của Ngụy Ly. Từ thuở thiếu niên, Ngụy Ly vẫn duy trì thói quen của người học võ, rất ít quay lưng về phía người khác. Chỉ khi có Viên Duẫn Đàn ở đằng sau, bóng lưng của hắn mới có thể vì không còn cảnh giới mà tỏa ra thứ mệt mỏi khó lòng phát hiện. "Bệ hạ, nghe thám tử truyền tin, Tĩnh Hoài đế --- cũng nhiễm bệnh trầm kha, lại thêm mấy ngày nay có tuyết, bảo áng chừng sợ không qua khỏi."
"Cũng phải." Ngụy Ly nghe vậy, không tỏ ra chút chấn động mà chỉ thở dài nhàn nhạt, "Thời tiết như vậy, vốn cậu ấy không thể chịu đựng nổi. Hôm kia nhìn cậu ấy, nét mặt, khí sắc dù cứng cỏi, nhưng cơ thể thì gầy mòn đến mức không còn hình dáng. Lúc bé, mỗi mùa đông về, ngay cả thư phòng cậu ấy cũng ngại đến vì sợ rét mướt, huống hồ nay là ở trong quân." Lời nói ra chảy xuôi không nghe ra thương xót, nhưng cứ như đang cẩn thận rút một bức tranh chữ ra từ dưới đáy hòm, phía bên trên đè nặng ngàn quân.
Viên Duẫn Dàn cúi mắt không nói, nhưng ngữ điệu của Ngụy Ly thay đổi, "Có điều, ta không tin cậu ấy cứ chết đi như thế." Hắn cúi xuống nhẹ nhàng phủi đi đám bụi bặm dẫn theo hơi ẩm trên bàn, "Bình thường cậu ấy trông nhu nhòa, thực ra là người cực kỳ cứng cỏi. Khổ cực như vậy mới đến được Lân Tiêu, sao cứ thế mà quên đi --- Cậu ấy nhất định phải nhìn thấy ta trong thành Lân Tiêu một lần, mới cam lòng."
"Bệ hạ..."
"Duẫn Đàn", giọng nói của Ngụy Ly chợt trở nên vô cùng tùy ý, thậm chí còn có một chút tò mò rất chân thực, cứ như một đứa trẻ đang cười đùa một trò gì đó, "Đệ nói xem, thời tiết như vậy, có phải ông trời muốn người Ngụy ta mất nước?"
"Trời không chiều ý người, thần người trần mắt thịt, làm sao thấy rõ được." Viên Duẫn Đàn mỉm cười trả lời, "Thần chỉ biết đi theo bên cạnh bệ hạ, nghe bệ hạ sai khiển."
"Nếu trẫm bảo đệ ngay lập tức đốt trụi đại doanh Tề Trịnh thì sao?"
Ý cười của Viên Duẫn Đàn càng sâu, "Dĩ nhiên thần cố gắng hết sức."
Ngụy Ly nhìn y chăm chú, sau đó khóe mắt hằn nếp nhăn khi hắn cười, "Thế thì, không thể nào khác hơn là đánh cuộc thử xem." Hắn nói, "Có thể thảm thắng, có thể thảm bại, nếu Thiệu Dương có thể đoán đúng thì cũng không còn cách nào. Hơn nữa, ngay từ đầu chúng ta chắc chắn là thua, không phải sao?"
Khuôn mặt Viên Duẫn Đàn mang theo ý cười nhè nhẹ, y khẽ gật đầu nhưng không dám nói thêm, đang định quay ra khỏi lều thị bị Ngụy Ly cất giọng gọi lại. Y thấy Ngụy Ly lấy trong ngực áo ra một túi gấm màu xám nho nhỏ, nhìn không rõ là vật gì, đặt ngang trong lòng bàn tay đưa qua, "Duẫn Đàn, ở Lân Tiêu, đệ đã từng đồng ý với Trẫm, nếu như thất bại, đệ phải ra đi." Viên Duẫn Đàn dợm mở lời nhưng Ngụy Ly không cho y cơ hội: "Trẫm muốn nhờ đệ, ngày sau mang vật này đến cho Trịnh Uyên." Hắn lặng im một lúc, thấy Viên Duẫn Đàn không đưa tay ra cầm lấy, lại nói: "Trẫm vốn nghĩ lần trước gặp mặt sẽ tự mình đưa cho cậu ấy, nhưng trẫm quên mất."
"Bệ hạ --- mặc dù binh bại, nhưng vẫn có thể gặp lại Tĩnh Hoài đế tại Lân Tiêu, lúc đó bệ hạ tự mình gửi cho cậu ấy chẳng phải tốt hơn sao?"
"Trẫm tất nhiên muốn gặp lại cậu ấy tại Lân Tiêu." Ngụy Ly hơi cong ngón tay, nhẹ nhàng cầm lấy túi gấm ấy, chừng như cảm nhận được độ ấm của nó mà cười rộ lên. Nụ cười ấy mang theo sự dịu dàng mà ngay cả Viên Duẫn Đàn cũng chưa từng được thấy, khiến trong thoáng chốc y thất thần: "Đến chừng đó, trẫm còn muốn nói chuyện với cậu ấy... Chỉ là, túi gấm này, trẫm không muốn trực tiếp đưa trước mặt cậu ấy --- chỉ có đệ có thể giúp trẫm việc này."
Viên Duẫn Đàn cười khổ sở, "Nếu thành thật sự bị phá, làm sao thần có thể gặp được Tĩnh Hoài đế?"
"Trẫm không biết, có lẽ đệ đến Ly Hâm gặp cậu ấy." Ngụy Ly nói, "Nhưng mà Duẫn Đàn này, từ nhỏ đến lớn đệ chưa từng khiến trẫm thất vọng." Hắn kéo bàn tay Viên Duẫn Đàn, đặt túi gấm vào lòng bàn tay y, "Trẫm biết, đệ đang cho đây là trẫm mượn cớ không để đệ hy sinh cho nước nhà." Sau đó hắn khép lòng bàn tay y lại, "Nhưng giờ đây, trẫm thật lòng mong muốn cậu ấy nhìn thấy túi gấm này... Duẫn Đàn, đệ giúp trẫm một lần cuối cùng được không?"
Viên Duẫn Đàn rất muốn nói điều gì đó, nhưng mà cho đến tận lúc này, Thế tử Bình Loạn hầu Viên Duẫn Đàn chẳng thể nào cự tuyệt yêu cầu của Ngụy Ly.
-
Lúc rơi lúc ngừng, trận tuyết đầu năm Cẩn Hâm thứ sáu kéo dài suốt ba ngày hai đêm. Tuyết rơi xuống do bị giẫm lên mà đông cứng lại thành băng, khiến xe ngựa của quân đội nước Ngụy không thể nào tiến lên. Tình huống phía bên Tề - Trịnh có khả quan hơn quân Ngụy một chút, nhưng cũng bị thời tiết này chặn đứng con đường vận chuyển lương thảo. Sau khi tuyết ngừng rơi, cơ hội duy nhất của liên quân chính là đánh hạ La Độ trong một lần duy nhất. Cả hai bên, trong thấp thỏm bất an, đều đang đợi phán quyết cuối cùng xảy đến.
Từ lúc trở về từ doanh trại quân Ngụy, cơ thể của Trịnh Uyên ngày càng sa sút. Gần đây, những ngày tuyết đổ rét buốt ở nước Ngụy khiến khuôn mặt thanh tú của cậu trở nên giống y hệt người mẹ Đại phi chết yểu ở thâm cung. Trên khuôn mặt trắng bệt cắt không còn máu ấy hiển hiện một vẻ đẹp dị thường. Cậu thường ho dữ dội, vuông khăn lụa Trịnh cũ rích cậu mang theo bên người từ lâu đã chuyển màu đỏ bầm. Hằng ngày, nhất là vào mỗi đêm, Tĩnh Hoài đế liều mạng đè nén cơn ho làm lồng ngực đau tiếng, dường như đang ám hiệu rằng sinh mạng ngắn ngủi của cậu vì tiêu hao quá độ mà nay đã không thể tránh khỏi việc đi đến đầu cùng của nó. Từ Ly Hâm truyền ra tin tức, Tề Hoàng hậu thụ ý Tĩnh Hoài đế, bắt đầu an bài cho Thái tử Trịnh Tiệp còn chưa đầy hai tuổi lên kế vị.
Lúc cơ thể khá hơn một chút và có thể đi lại được, Trịnh Uyên sẽ thong thả bước ra khỏi lều để ngắm nhìn thành Lân Tiêu phía xa bị bao phủ trong tuyết trắng, miệng thầm thì những câu nói vụn vỡ chẳng ai hiểu nổi. Tĩnh Hoài đế đứng lặng người trong gió, mang một vẻ tráng lệ mà yếu ớt khiến người ta sợ hãi. Các tướng lĩnh quân sĩ đi ngang qua người cậu đều cúi gằm nhanh chân bước đi, chừng như nếu bước chậm nửa bước thôi thì hơi hám trần tục trên người mình cũng đã đủ làm Trịnh Uyên thịt nát xương tan.
Người Tề thì thầm với nhau, nói rằng có lẽ hoàng đế nước Trịnh điên rồi. Buông tay mặc kệ mấy vạn quan sĩ, chỉ mỗi ngày ngẩn người trông về tòa thành sắp sửa bị bọn họ phá hủy. Nhìn từ phía xa, thành Lân Tiêu phủ tuyết nhìn giản dị và trang nghiêm, không khác là bao so với Tề đô Dao Kinh cổ kính. Bên dưới tấm màn bao phủ màu trắng, sự xa hoa tươi đẹp của tòa thành trong truyền thuyết có thể khiến cho những người Tề đã quen với cảnh màn trời chiếu đất, thúc ngựa núi cao càng thêm sôi trào nhiệt huyết. Dường như họ ngửi thấy cái mùi ngọt ngào của đích đến, khiến bọn họ mỗi ngày đều không hề xấu hổ mà lộ liễu ngóng trông một cuộc sống như mơ như mộng tại tòa đô thành hàng đầu Lục quốc.
Trịnh Uyên bất ngờ xuất hiện trong lều lớn của quân Tề, khiến ai nấy đều kinh ngạc. Cậu nghe Thiệu Dương thương nghị cách quyết chiến với nước Ngụy với các tướng lĩnh quân Trịnh. Cậu lẳng lặng ngồi một bên, nhìn người thiếu niên từng dũng cảm đối diện với cậu trên điện Vân Nghi nước Trịnh, từ khi Hoàn vương ra đi, nét non nớt cuối cùng đã rút đi trên khuôn mặt trẻ trung ấy, rồi lại thêm vào một loại suy tư mà Trịnh Uyên không hiểu nổi. Kế hoạch của Thiệu Dương rất đơn giản, phân binh làm ba đạo, hai đạo chia hai bên đánh bọc quân Ngụy để ngăn chặn họ lùi về thành Lân Tiêu, quân trung lộ nghênh chiến đạo quân chủ lực của quân Ngụy lúc này đã không còn đường thối lui, lợi dụng lúc quân Ngụy không còn đường xoay trở với sương giá trên mặt đất mà tiêu diệt quân Ngụy. Địa hình La Độ bằng phẳng song suốt, không phải là địa điểm có điều kiện tốt nhất để bày bố phục binh. Liên quân Tề - Trịnh đã chuyển thành giằng co chính diện với quân Ngụy, một bên đã đứt đường lương thảo, một bên phải đánh mà quay lưng về phía sông. Bây giờ thì chiến lược hoa mĩ đến đâu cũng không bằng đơn giản là chém giết. Vì đơn giản nên mới hữu hiệu.
Cuộc thảo luận kết thúc rồi Trịnh Uyên mới nói ra suy nghĩ của cậu, quân Ngụy thế đông lại dũng mãnh hiếu chiến, liên quân Tề - Trịnh với số lượng hiện nay là đang ở thế yếu, nếu chia thành hai cánh hai bên để cản trở quân Ngụy lùi về Lân Tiêu thì sợ rằng sẽ không đủ nhân số cho quân chủ lực một lần phá hủy phòng tuyến quân Ngụy. Huống chi, nếu muốn lấy quân số ít ỏi để bọc đánh quân Ngụy thì phải phái tướng giỏi binh tài đi, vậy chắc chắn sẽ làm lực lượng quân chủ lực chính diện suy yếu.
Thiệu Dương nói thẳng với Trịnh Uyên rằng y cũng có những lo ngại như thế, nhưng có điều thành Lân Tiêu trù phú dễ thủ mà khó công, vạn nhất quân Ngụy có thể lùi vào thành lân tiêu, quân đội Tề - Trịnh với lương thảo èo uột hiện nay sẽ bị ép buộc lui binh rất nhanh chóng. Nếu như vậy, thứ thời tiết hiếm thấy vốn dĩ có lợi cho liên quân ngược lại sẽ ngăn trở đường vận chuyển lương thảo, tạo ra một vết thương trí mạng cho liên quân.
"Không đâu." Trịnh Uyên khẽ lắc đầu, "Tướng quân cứ yên tâm, quân Ngụy chắc chắn sẽ không muốn lui binh về Lân Tiêu."
"Điều bệ hạ đang nói thần cũng từng nghĩ tới. Ngụy Ly kiêu căng ngạo mạn, theo lý thường sẽ không lui binh cố thủ." Người lên tiếng là Trịnh Khải, một vị tướng quân Trịnh, "Có điều hành quân chiến tranh, thứ phải tranh giành dù sao cũng không phải là nghĩa khí. Ngụy Ly cũng không phải dạng người bảo thủ, ắt phải hiểu được nặng nhẹ. Chia cánh quân đánh bọc xét ra là kế sách vẹn toàn."
Trịnh Uyên yếu ớt cười, lắc đầu. Giọng nói không còn trọng lượng nghe ra chẳng hợp với chiến trường thô tục, "Chính vì biết quân ta luôn thận trọng từ trước đến nay, Ngụy Ly chắc chắn sẽ đem toàn lực ra để đón đánh quân chủ lực của ta --- Nếu đôi bên đều dốc hết toàn lực, tất nhiên ta sẽ có phần thắng cao hơn. Nếu quân ta còn muốn chia ra để đánh bọc, chắc chắn sẽ rơi vào ý muốn của Ngụy Ly."
"Nếu quân Ngụy thật sự không lùi binh về Lân Tiêu, chúng ta sẽ phải làm thế nào?"
"Cẩn thận thì tốt hơn." Thiệu Dương cản phó tướng Lục Di đang cố gắng đem lý ra tranh cãi, lấy ánh mắt dò hỏi mà nhìn Trịnh Uyên, "Điều vừa rồi bệ hạ nói là quá sức mạo hiểm. Xem tình hình mà nói, nghĩ cách lùi về Lân Tiêu là lối thoát duy nhất của quân Ngụy."
"Hắn sẽ không làm vậy."
Lục Di cười khinh thường, "Sao bệ hạ dám chắc?"
"Bởi hắn là Ngụy Ly." Trịnh Uyên không nhìn Lục Di mà nhẹ nhàng khép mí mắt, chừng có muôn ngàn mềm mại cuộn tròn trong tiếng nói nghe như tiếng thở dài, "Bởi hắn là Ngụy Ly, trong cả cuộc đời này, hắn vĩnh viễn sẽ không quay đầu lại."
Lời Trịnh Uyên vừa buông ra, bầu không khí còn giương cung bạt kiếm vừa rồi trong lều lớn đột nhiên im lặng như tờ. Quân tướng Trịnh Tề đối mặt nhìn nhau, không biết phải đáp lại làm sao. Thiệu Dương nhìn Trịnh Uyên hiển lộ nét mặt thấu trệt trong vạt nắng nhòa, y trầm ngâm không mở miệng.
Lúc Trịnh Uyên mở mắt ra lần nữa, cậu đưa mắt chăm chú nhìn Thiệu Dương, "Thiệu tướng quân, tin trẫm một lần." Ánh nhìn của cậu thật dịu mềm, nhưng quạnh hiu như tiếng tiêu cất lên giữa đám lau sậy trong một đêm mùa thu. "Trẫm, cũng không còn bao nhiêu thời gian nữa."
Có một lúc nào đó, Thiệu Dương cho rằng y đã nhìn thấy nước mắt của Trịnh Uyên. Y lặng lẽ gật đầu, thu hồi lại dự định chia quân làm ba đạo như Trịnh Uyên mong muốn.
Hừng đông hôm sau, Thiệu Dương, cũng như quân lính nước Tề, mặc áo trắng giáp trắng leo lên chiến mã. Trịnh Uyên đứng lọt thỏm trong cả một vùng trắng xóa không biết đâu là bờ bến, chẳng rõ là đến cùng tượng trưng cho điều gì.
"Tướng quân đây là..."
Thiệu Dương rộ lên cười, đôi mắt sáng rỡ ràng như tranh đua cùng nhật nguyệt, "Chúng ta đi đưa ma người Ngụy."
Trịnh Uyên dõi theo bóng lưng cậu dập dờn, dập dờn đi xa, nhớ lại mấy tháng trước đây, Tề Hoàn Duyên cũng vận áo trắng cưỡi ngựa bạch như thế mà dẫn theo quân Niễn Trần vun vút lao xuyên qua màn mưa tuyết lâm râm mà đến nơi này.
Cậu biết, cậu vừa nhìn thấy một vị thần.
Trăm năm về sau, khi các nhà sử học bình về thái độ được ăn cả, ngã về không khác thường của liên quân Tề - Trịnh trong trận chiến La Độ, họ nói rằng: "Thống soái Thiệu Dương, kẻ duy nhất có thể giải thích để dẹp yên mọi cuộc tranh cãi, kẻ dẫn đầu liên quân Tề - Trịnh trong trận chiến La Độ... hình như đã nghe thấy những ám thị từ các đấng thánh thần."
-
Đúng hệt Trịnh Uyên sở liệu, quân Ngụy hoàn toàn bỏ dự định lùi về trấn giữ Lân Tiêu mà dốc hết toàn lực để ứng phó đại quân của Tề - Trịnh theo lối đánh chính diện. Trận La Độ là trận chiến thảm khốc nhất trong lịch sử chiến tranh thôn tính thời Lục Quốc. Quân Ngụy hơn ba mươi vạn bị giết sạch, liên quân Tề - Trịnh cũng chết hơn một nửa. Khinh kỵ Niễn Trần uy danh hiển hách của nước Tề, số người sống sót chẳng quá năm mươi.
Cũng đúng như sở liệu của Tề Hoàn Duyên trước lúc ra đi, bầu trời ngưng đổ tuyết sau trận chiến La Độ tuyên bố rằng một bờ sông Lân Tiêu từ nay đổi chủ, cũng trở thành danh tiếng hiển hách nhất trong cuộc đời của Thiệu Dương, vì thế mà về sau y được xưng tụng là "Lục quốc đệ nhất danh ướng", lịch sử từ đấy về sau không ai so kịp. Nhưng khi hậu thế nhắc lại trận đánh này cũng thường nói theo một cách khác, "Lời nguyền của kẻ chiến thắng" --- bên thắng cuộc phải trả một cái giá quá đắt, thậm chí còn đắt hơn cả những thành quả họ thu được.
Quân Ngụy bại rất thảm ở trận La Độ, liên quân Tề - Trịnh cũng thắng rất thảm. Một trận này đã mở rộng bản đồ của nước Tề, đẩy cương thổ nhà Tề lên đỉnh cao nhất từ thời lập quốc, cùng lúc đó cũng làm suy yếu nghiêm trọng thực lực quân sự mà nước Tề tích lũy nhiều năm qua. Sau chiến tranh phạt Ngụy, dù là nước Tề hay nước Trịnh thì mấy năm liên tiếp sau đó đều không đủ khả năng xuất quân bình loạn, khiến cho Tuyên Minh Đế về sau phải sứt đầu mẻ trán để củng cố cương thổ. Trận La Độ vì thế mà trở thành giới hạn tột cùng của sự nghiệp quân sự huy hoàng của Thiên Hạ tướng quân Thiệu Dương.
Trong trận La Độ, bản thân Bình Loạn vương Viên Duẫn Đàn bị trọng thương suýt chết. Cùng với lão tướng Ninh Quốc hầu Hạ Viễn, y và đám tàn binh chẳng được mấy người hộ tống cùng đưa Cẩn Hâm đế trở về trong thành Lân Tiêu. Quân Tề - Trịnh thấy cảnh tình này trong màn chém giết, ấy thế mà không nghĩ đó là chạy trốn, thậm chí cũng không hề giống sự lùi bước, mà cứ như là qua hết thảy trăn trở hồng trần, y lại một lần nữa lại mang thứ khí phách thong dong mà y nên có. Họ nói, chính vì như thế nên họ mới không muốn ngăn cản, mà sau khi Cẩn Hâm đế vào thành, cửa thành Lân Tiêu vẫn rộng mở, biểu hiện thứ khí độ và sự khoan dung của thành đô đệ nhất Lục quốc, lặng lẽ chờ quân đội xa lạ tùy thời có thể bước chân vào.
Trong sách sử không có một dòng ghi chép đáng tin cậy nào về lý do và quá trình Viên Duẫn Đàn bị thương. Có người nói y vì phải bảo vệ Cẩn Hâm đế mà rơi vào vòng vây của quân Niễn Trần, có người nói trên chiến trường y và Thiệu Dương đã có một màn giao đấu vô cùng đặc sắc. Thanh trường thương của Thiệu Dương đâm xuyên qua người y, đóng đinh y vào một vùng đất trống đầy tuyết phủ, còn lưỡi đao của y trong giây phút cuối cùng đã trượt khỏi tay, gần như chém đứt lìa cả cánh tay của Thiệu Dương. Cũng có người nói rằng y thủy chung vẫn hổ thẹn năm xưa tự ý thả Trịnh Uyên đi, sau khi đại thế của quân Ngụy đã mất bèn cố tình muốn tìm cái chết, nhưng được Cẩn Hâm đế sai người cứu sống, lùi trở về Lân Tiêu.
Những lời phong thanh vô căn cứ chỉ có thể là chuyện tán gẫu lúc trà dư tửu hậu của người ở trăm năm sau. Những học giả thực thụ, nghiêm cẩn cũng không mấy quan tâm cụ thể vì sao Viên Duẫn Đàn thụ thương. Trong sử nước Ngụy, đoạn chép về Bình Loạn vương Viên Duẫn Đàn ở trận chiến La Độ rất mù mờ, các nhà sử học dựa theo tư liệu lịch sử mà đưa ra kết luận rằng Viên Duẫn Đàn vào đêm trước khi thành Lân Tiêu bị phá đã tự vận trước cung điện nhà Ngụy.
Trịnh Uyên chờ đợi trong doanh trại, nhìn thấy lá cờ Xích diễm ngân phượng chậm rãi nhô cao lên từ phía chân trời, biết rằng liên quân Tề - Trịnh đã chiến thắng một cách thật thê lương. Rồi sau đó, Thiệu Dương cũng từ từ xuất hiện trong tầm nhìn của cậu, trên khuôn mặt khôi ngô của y lấm lem đầy những vết máu đã bầm đen, áo giáp trắng trên người cũng cứ như là bị nhấn vào chảo nhuộm đầy máu, thần sắc điềm tĩnh của y càng khiến y trông như ác quỷ Tu La. Có thể là máu của y, hoặc là máu của kẻ khác. Lần đầu tiên, Trịnh Uyên thật sự đứng đối mặt với thứ chiến tranh chân thực nhất, không có bình thản trấn định, không nói nói cười cười, không ưu nhã thong dong; chỉ có quyết đoán, tốc độ, và chỉ có giết chóc.
Đến khi Thiệu Dương về lều tắm rửa sạch sẽ rồi lại xuất hiện trước mặt Trịnh Uyên, y lại là một tướng quân thiếu niên già trước tuổi, bình tĩnh chăm chú dùng giọng nói trầm thấp nhu hòa kể lại tình hình chiến đấu nơi tiền tuyến cho Trịnh Uyên. Họ không bắt được Ngụy Ly, áng chừng hắn hẳn đã trở lại Lân Tiêu. Trịnh Uyên mỉm cười gật đầu, thì thầm nói, nếu hắn đã trở về, vậy, ta đây cũng cần phải trở về.
Những người lính còn sống sót của quân Tề - Trịnh nghỉ ngơi hồi phục qua loa, rồi lại tiến sát Lân Tiêu. Thời điểm ấy, cuộc chiến tranh thực thụ đã chấm dứt rồi, thứ còn lại chỉ là trò chơi giữa thợ săn và con mồi. Kỳ tích thay, thân thể của Trịnh Uyên bỗng tốt hơn trông thấy, cậu khăng khăng muốn theo quân tiến vào Lân Tiêu. Chúng tướng nhà Trịnh lo âu đó là thứ hồi quang phản chiếu trước lúc một bậc quân chủ băng hà, nhưng không một ai dám nói ra.
Khi Thiệu Dương chuẩn bị hạ lệnh tiến vào thành Lân Tiêu, bỗng Trịnh Uyên xin y đợi thêm mấy ngày nữa. Lúc này, bách tính trong thành Lân Tiêu như chim sợ cành cong, không biết điều đang chờ đợi họ chỉ giản đơn là một cuộc thay tên đổi chủ, hay là một cuộc giày xéo cướp bóc bạo tàn. Chẳng nghi ngờ gì, đối với họ việc liên quân Tề - Trịnh chỉ vây thành mà không tấn công chính là nỗi giày vò tàn nhẫn bậc nhất. Thiệu Dương không hiểu, hỏi vì sao Trịnh Uyên lại hận thù Lân Tiêu nhường ấy, mà câu trả lời của Trịnh Uyên lại vượt xa khỏi những gì y suy đoán.
"Để được ngày này, trẫm đã phải đợi chờ lâu lắm." Trịnh Uyên nhìn thành Lân Tiêu mà nói, "Ta chỉ muốn cho Ngụy Ly cũng nếm thử một chút thứ mùi vị của ngắc ngoải chờ mong."
Rốt cuộc Thiệu Dương cũng hiểu, từ nỗi nhớ nhung sâu đến khắc cốt ghi tâm buổi ban đầu ấy dần tàn lụi thành nỗi đau xót chẳng đoạn đành của ngày hôm nay, từ ấy đến nay, tình yêu của Trịnh Uyên đối với con người kia chẳng thể nào vơi đi một chút.
Y gật đầu chấp nhận yêu cầu của Trịnh Uyên, lại quay sang nói với cậu, "Bệ hạ muốn trì hoãn ta vào thành cũng không sao. Chỉ ba ngày sau, ta phải khởi hành quay về Dao Kinh. Quân vụ của ta đều giao lại cho Lục tướng quân, kính xin làm phiền bệ hạ."
"Tướng quân phải vội vàng trở lại như vậy sao?"
Nét mặt của Thiệu Dương lúng túng một chút, dời ánh mắt đi nhỏ giọng nói, "Vào độ lập xuân, ở Dao Kinh có người đợi ta."
Trịnh Uyên hiểu rõ, bèn cười, "Tướng quân cưỡi ngựa đi nhanh, lộ trình từ đây đến Dao Kinh cũng không quá tám ngày, hà tất phải nóng lòng như vậy."
Thiệu Dương chẳng nói gì, lát sau quay đầu dõi mắt trông về phương xa, nhẹ nhàng nói. "Đường trơn sương giá, ta chỉ sợ bỏ lỡ."
Một câu nói ấy có xiết baodịu dàng, Trịnh Uyên nghe mà lòng xót xa, không nói gì nữa
________________________________________________________________________________
Tháng Hai, năm Tề Tuyên Minh thứ tám, được Tuyên Minh Đế kiên trì khuyên bảo một lần nữa, Tề Hoàn Duyên từ La Độ trở về Tề đô Dao Kinh. Lúc Tề Hoàn Duyên đến là dẫn theo ba ngàn quân Niễn Trần gấp rút lên đường thâu đêm suốt sáng, trong vòng năm ngày đã tới La Độ; lúc quay về chỉ có y quan Lô Giải chăm sóc dọc đường, kiệu xe không dám đi nhanh, lại thêm thời gian đó đất Ngụy gặp tuyết lớn hiếm thấy, đường trơn đi khó, mất những hai mươi ngày trời mới về tới Dao Kinh. Sử chép, Tuyên Minh Đế đích thân chờ ở cửa Bắc Hoa đón Tề Hoàn Duyên vào thành, thời điểm nhác thấy xa liễn của Hoàn vương từ xa, lã chã rơi nước mắt.
Bộ dáng chú cháu thuận hòa trên nét mặt Tuyên Minh đế có thể lừa gạt được muôn dân, nhưng không thể nào che giấu được sự nghi kỵ và thù hận của hắn đối với Hoàn vương trước mặt các quan thần. Sau khi về kinh, Hoàn vương được gia phong đất đai, riêng bản thân Tuyên Minh đế còn vì để thúc phụ an tâm tu dưỡng mà sửa chữa lại phủ Hoàn vương, từ đó cũng bắt đầu giam lỏng Hoàn vương dưới danh nghĩa điều dưỡng. Từ lúc lên triều vào những năm cuối thời Chiêu Hòa đế đến Giám quốc phụ chính thuở còn chưa đến đôi mươi, lại đến khi bị trọng thương ở La Độ mà cả đời không thể cưỡi ngựa bắn cung được nữa, cuộc đời chính trị khiến người ta nhìn mà cảm thán của Tề Hoàn Duyên sau khi hắn về đến Dao Kinh bỗng chốc chấm dứt. Những năm qua, hắn tiếp nhận những nguy cơ điên đảo trong ngoài mà Chiêu Hòa đế chưa kịp dọn dẹp, quét sạch triều dã, trừ khử đại loạn, sau đó chuyển giao cho Tuyên Minh đế một nước Đại Tề thịnh thế. Lúc Tề Hoàn Duyên còn là Giám quốc luôn tỏ rõ sự ủng hộ đối với vua, vẫn thường nhường mọi công lao cho Tuyên Minh đế. Năm đầu tiên Tuyên Minh đế tự mình chấp chính, Tề Hoàn Duyên liên tục đưa ra nhiều ý kiến cho hắn, nhưng có một vài lần đưa ý kiến trái ý vị thiếu niên đế vương; mà hắn trong thời gian hoàn trả chính sự lại không hề giữ riêng cho bản thân, một tay dâng thành tựu của mình là Thiệu Dương đưa đến bên cạnh Tuyên Minh Đế sai sử. Người đời sau nhìn lại, thấy một nam tử thông minh cả đời cứ như thế mà tự tay dồn ép bản thân mình vào con đường chết. Các nhà sử học trong lòng thán phục tài năng hơn đời của hắn, cũng không thể nào phỏng đoán được rốt cuộc con người này ẩn nhẫn những tâm tư nào mà lại có thể chịu đựng âm mưu thủ đoạn của Tuyên Minh đế mà không một lời hối hận.
-
Song song với việc Tề Hoàn Duyên về kinh, hai bên quân đội đang giằng co ở La Độ cũng bắt đầu bắt tay vào trận quyết chiến cuối cùng. Không nghi ngờ gì nữa, thời tiết dị dạng của năm Cẩn Hâm thứ sáu chính là hồi chuông tang đang gióng lên cho quân Ngụy, cũng cho liên quân Tề Trịnh gần đây chịu nhiều thương vong một cơ hội tốt không thể chối từ.
Ngụy Ly đứng bên trong thành La Độ, lơ đãng trông thấy thành Lân Tiêu đối diện. Với Ngụy Ly, Lân Tiêu chìm dưới một màu trắng xóa có thể nói là một cảm xúc vô cùng lạ lẫm. Hắn ngưng mắt nhìn màu tuyết trắng chói lòa dưới nắng ngời mà dường như nhìn thấy dã tâm kiêu ngạo của bản thân mình bị vùi chôn dưới đó.
"Trẫm, chưa bao giờ thấy thứ tuyết nào như vậy." Ngụy Ly quay lại, mỉm cười nhìn Viên Duẫn Đàn ở phía sau hắn: "Duẫn Đàn, đệ thì sao?"
"Thần cũng chưa từng."
"Trẫm nhớ rõ, lúc xưa khi Trịnh Uyên vừa đến đây, cậu ấy oán giận rằng Lân Tiêu chẳng bao giờ có tuyết." Ngụy Ly quay đầu lại, ánh nắng phản xạ đâm vào đôi mắt đang nhíu lại của hắn, tầm nhìn vì quá chói nên không được rõ ràng. Hắn thấy mắt mình ướt nhòe. "Đệ nhìn xem, trên điện Vô Lương toàn là màu trắng, điện Thanh Hoa thấp hơn một chút, cậu ấy ở trong quân hẳn cũng đang nhìn thấy."
"Bệ hạ," Viên Duẫn Đàn đưa ánh mắt đang nương theo cái nhìn của Ngụy Ly về phía Lân Tiêu, cuối cùng trở lại bóng lưng gầy của Ngụy Ly. Từ thuở thiếu niên, Ngụy Ly vẫn duy trì thói quen của người học võ, rất ít quay lưng về phía người khác. Chỉ khi có Viên Duẫn Đàn ở đằng sau, bóng lưng của hắn mới có thể vì không còn cảnh giới mà tỏa ra thứ mệt mỏi khó lòng phát hiện. "Bệ hạ, nghe thám tử truyền tin, Tĩnh Hoài đế --- cũng nhiễm bệnh trầm kha, lại thêm mấy ngày nay có tuyết, bảo áng chừng sợ không qua khỏi."
"Cũng phải." Ngụy Ly nghe vậy, không tỏ ra chút chấn động mà chỉ thở dài nhàn nhạt, "Thời tiết như vậy, vốn cậu ấy không thể chịu đựng nổi. Hôm kia nhìn cậu ấy, nét mặt, khí sắc dù cứng cỏi, nhưng cơ thể thì gầy mòn đến mức không còn hình dáng. Lúc bé, mỗi mùa đông về, ngay cả thư phòng cậu ấy cũng ngại đến vì sợ rét mướt, huống hồ nay là ở trong quân." Lời nói ra chảy xuôi không nghe ra thương xót, nhưng cứ như đang cẩn thận rút một bức tranh chữ ra từ dưới đáy hòm, phía bên trên đè nặng ngàn quân.
Viên Duẫn Dàn cúi mắt không nói, nhưng ngữ điệu của Ngụy Ly thay đổi, "Có điều, ta không tin cậu ấy cứ chết đi như thế." Hắn cúi xuống nhẹ nhàng phủi đi đám bụi bặm dẫn theo hơi ẩm trên bàn, "Bình thường cậu ấy trông nhu nhòa, thực ra là người cực kỳ cứng cỏi. Khổ cực như vậy mới đến được Lân Tiêu, sao cứ thế mà quên đi --- Cậu ấy nhất định phải nhìn thấy ta trong thành Lân Tiêu một lần, mới cam lòng."
"Bệ hạ..."
"Duẫn Đàn", giọng nói của Ngụy Ly chợt trở nên vô cùng tùy ý, thậm chí còn có một chút tò mò rất chân thực, cứ như một đứa trẻ đang cười đùa một trò gì đó, "Đệ nói xem, thời tiết như vậy, có phải ông trời muốn người Ngụy ta mất nước?"
"Trời không chiều ý người, thần người trần mắt thịt, làm sao thấy rõ được." Viên Duẫn Đàn mỉm cười trả lời, "Thần chỉ biết đi theo bên cạnh bệ hạ, nghe bệ hạ sai khiển."
"Nếu trẫm bảo đệ ngay lập tức đốt trụi đại doanh Tề Trịnh thì sao?"
Ý cười của Viên Duẫn Đàn càng sâu, "Dĩ nhiên thần cố gắng hết sức."
Ngụy Ly nhìn y chăm chú, sau đó khóe mắt hằn nếp nhăn khi hắn cười, "Thế thì, không thể nào khác hơn là đánh cuộc thử xem." Hắn nói, "Có thể thảm thắng, có thể thảm bại, nếu Thiệu Dương có thể đoán đúng thì cũng không còn cách nào. Hơn nữa, ngay từ đầu chúng ta chắc chắn là thua, không phải sao?"
Khuôn mặt Viên Duẫn Đàn mang theo ý cười nhè nhẹ, y khẽ gật đầu nhưng không dám nói thêm, đang định quay ra khỏi lều thị bị Ngụy Ly cất giọng gọi lại. Y thấy Ngụy Ly lấy trong ngực áo ra một túi gấm màu xám nho nhỏ, nhìn không rõ là vật gì, đặt ngang trong lòng bàn tay đưa qua, "Duẫn Đàn, ở Lân Tiêu, đệ đã từng đồng ý với Trẫm, nếu như thất bại, đệ phải ra đi." Viên Duẫn Đàn dợm mở lời nhưng Ngụy Ly không cho y cơ hội: "Trẫm muốn nhờ đệ, ngày sau mang vật này đến cho Trịnh Uyên." Hắn lặng im một lúc, thấy Viên Duẫn Đàn không đưa tay ra cầm lấy, lại nói: "Trẫm vốn nghĩ lần trước gặp mặt sẽ tự mình đưa cho cậu ấy, nhưng trẫm quên mất."
"Bệ hạ --- mặc dù binh bại, nhưng vẫn có thể gặp lại Tĩnh Hoài đế tại Lân Tiêu, lúc đó bệ hạ tự mình gửi cho cậu ấy chẳng phải tốt hơn sao?"
"Trẫm tất nhiên muốn gặp lại cậu ấy tại Lân Tiêu." Ngụy Ly hơi cong ngón tay, nhẹ nhàng cầm lấy túi gấm ấy, chừng như cảm nhận được độ ấm của nó mà cười rộ lên. Nụ cười ấy mang theo sự dịu dàng mà ngay cả Viên Duẫn Đàn cũng chưa từng được thấy, khiến trong thoáng chốc y thất thần: "Đến chừng đó, trẫm còn muốn nói chuyện với cậu ấy... Chỉ là, túi gấm này, trẫm không muốn trực tiếp đưa trước mặt cậu ấy --- chỉ có đệ có thể giúp trẫm việc này."
Viên Duẫn Đàn cười khổ sở, "Nếu thành thật sự bị phá, làm sao thần có thể gặp được Tĩnh Hoài đế?"
"Trẫm không biết, có lẽ đệ đến Ly Hâm gặp cậu ấy." Ngụy Ly nói, "Nhưng mà Duẫn Đàn này, từ nhỏ đến lớn đệ chưa từng khiến trẫm thất vọng." Hắn kéo bàn tay Viên Duẫn Đàn, đặt túi gấm vào lòng bàn tay y, "Trẫm biết, đệ đang cho đây là trẫm mượn cớ không để đệ hy sinh cho nước nhà." Sau đó hắn khép lòng bàn tay y lại, "Nhưng giờ đây, trẫm thật lòng mong muốn cậu ấy nhìn thấy túi gấm này... Duẫn Đàn, đệ giúp trẫm một lần cuối cùng được không?"
Viên Duẫn Đàn rất muốn nói điều gì đó, nhưng mà cho đến tận lúc này, Thế tử Bình Loạn hầu Viên Duẫn Đàn chẳng thể nào cự tuyệt yêu cầu của Ngụy Ly.
-
Lúc rơi lúc ngừng, trận tuyết đầu năm Cẩn Hâm thứ sáu kéo dài suốt ba ngày hai đêm. Tuyết rơi xuống do bị giẫm lên mà đông cứng lại thành băng, khiến xe ngựa của quân đội nước Ngụy không thể nào tiến lên. Tình huống phía bên Tề - Trịnh có khả quan hơn quân Ngụy một chút, nhưng cũng bị thời tiết này chặn đứng con đường vận chuyển lương thảo. Sau khi tuyết ngừng rơi, cơ hội duy nhất của liên quân chính là đánh hạ La Độ trong một lần duy nhất. Cả hai bên, trong thấp thỏm bất an, đều đang đợi phán quyết cuối cùng xảy đến.
Từ lúc trở về từ doanh trại quân Ngụy, cơ thể của Trịnh Uyên ngày càng sa sút. Gần đây, những ngày tuyết đổ rét buốt ở nước Ngụy khiến khuôn mặt thanh tú của cậu trở nên giống y hệt người mẹ Đại phi chết yểu ở thâm cung. Trên khuôn mặt trắng bệt cắt không còn máu ấy hiển hiện một vẻ đẹp dị thường. Cậu thường ho dữ dội, vuông khăn lụa Trịnh cũ rích cậu mang theo bên người từ lâu đã chuyển màu đỏ bầm. Hằng ngày, nhất là vào mỗi đêm, Tĩnh Hoài đế liều mạng đè nén cơn ho làm lồng ngực đau tiếng, dường như đang ám hiệu rằng sinh mạng ngắn ngủi của cậu vì tiêu hao quá độ mà nay đã không thể tránh khỏi việc đi đến đầu cùng của nó. Từ Ly Hâm truyền ra tin tức, Tề Hoàng hậu thụ ý Tĩnh Hoài đế, bắt đầu an bài cho Thái tử Trịnh Tiệp còn chưa đầy hai tuổi lên kế vị.
Lúc cơ thể khá hơn một chút và có thể đi lại được, Trịnh Uyên sẽ thong thả bước ra khỏi lều để ngắm nhìn thành Lân Tiêu phía xa bị bao phủ trong tuyết trắng, miệng thầm thì những câu nói vụn vỡ chẳng ai hiểu nổi. Tĩnh Hoài đế đứng lặng người trong gió, mang một vẻ tráng lệ mà yếu ớt khiến người ta sợ hãi. Các tướng lĩnh quân sĩ đi ngang qua người cậu đều cúi gằm nhanh chân bước đi, chừng như nếu bước chậm nửa bước thôi thì hơi hám trần tục trên người mình cũng đã đủ làm Trịnh Uyên thịt nát xương tan.
Người Tề thì thầm với nhau, nói rằng có lẽ hoàng đế nước Trịnh điên rồi. Buông tay mặc kệ mấy vạn quan sĩ, chỉ mỗi ngày ngẩn người trông về tòa thành sắp sửa bị bọn họ phá hủy. Nhìn từ phía xa, thành Lân Tiêu phủ tuyết nhìn giản dị và trang nghiêm, không khác là bao so với Tề đô Dao Kinh cổ kính. Bên dưới tấm màn bao phủ màu trắng, sự xa hoa tươi đẹp của tòa thành trong truyền thuyết có thể khiến cho những người Tề đã quen với cảnh màn trời chiếu đất, thúc ngựa núi cao càng thêm sôi trào nhiệt huyết. Dường như họ ngửi thấy cái mùi ngọt ngào của đích đến, khiến bọn họ mỗi ngày đều không hề xấu hổ mà lộ liễu ngóng trông một cuộc sống như mơ như mộng tại tòa đô thành hàng đầu Lục quốc.
Trịnh Uyên bất ngờ xuất hiện trong lều lớn của quân Tề, khiến ai nấy đều kinh ngạc. Cậu nghe Thiệu Dương thương nghị cách quyết chiến với nước Ngụy với các tướng lĩnh quân Trịnh. Cậu lẳng lặng ngồi một bên, nhìn người thiếu niên từng dũng cảm đối diện với cậu trên điện Vân Nghi nước Trịnh, từ khi Hoàn vương ra đi, nét non nớt cuối cùng đã rút đi trên khuôn mặt trẻ trung ấy, rồi lại thêm vào một loại suy tư mà Trịnh Uyên không hiểu nổi. Kế hoạch của Thiệu Dương rất đơn giản, phân binh làm ba đạo, hai đạo chia hai bên đánh bọc quân Ngụy để ngăn chặn họ lùi về thành Lân Tiêu, quân trung lộ nghênh chiến đạo quân chủ lực của quân Ngụy lúc này đã không còn đường thối lui, lợi dụng lúc quân Ngụy không còn đường xoay trở với sương giá trên mặt đất mà tiêu diệt quân Ngụy. Địa hình La Độ bằng phẳng song suốt, không phải là địa điểm có điều kiện tốt nhất để bày bố phục binh. Liên quân Tề - Trịnh đã chuyển thành giằng co chính diện với quân Ngụy, một bên đã đứt đường lương thảo, một bên phải đánh mà quay lưng về phía sông. Bây giờ thì chiến lược hoa mĩ đến đâu cũng không bằng đơn giản là chém giết. Vì đơn giản nên mới hữu hiệu.
Cuộc thảo luận kết thúc rồi Trịnh Uyên mới nói ra suy nghĩ của cậu, quân Ngụy thế đông lại dũng mãnh hiếu chiến, liên quân Tề - Trịnh với số lượng hiện nay là đang ở thế yếu, nếu chia thành hai cánh hai bên để cản trở quân Ngụy lùi về Lân Tiêu thì sợ rằng sẽ không đủ nhân số cho quân chủ lực một lần phá hủy phòng tuyến quân Ngụy. Huống chi, nếu muốn lấy quân số ít ỏi để bọc đánh quân Ngụy thì phải phái tướng giỏi binh tài đi, vậy chắc chắn sẽ làm lực lượng quân chủ lực chính diện suy yếu.
Thiệu Dương nói thẳng với Trịnh Uyên rằng y cũng có những lo ngại như thế, nhưng có điều thành Lân Tiêu trù phú dễ thủ mà khó công, vạn nhất quân Ngụy có thể lùi vào thành lân tiêu, quân đội Tề - Trịnh với lương thảo èo uột hiện nay sẽ bị ép buộc lui binh rất nhanh chóng. Nếu như vậy, thứ thời tiết hiếm thấy vốn dĩ có lợi cho liên quân ngược lại sẽ ngăn trở đường vận chuyển lương thảo, tạo ra một vết thương trí mạng cho liên quân.
"Không đâu." Trịnh Uyên khẽ lắc đầu, "Tướng quân cứ yên tâm, quân Ngụy chắc chắn sẽ không muốn lui binh về Lân Tiêu."
"Điều bệ hạ đang nói thần cũng từng nghĩ tới. Ngụy Ly kiêu căng ngạo mạn, theo lý thường sẽ không lui binh cố thủ." Người lên tiếng là Trịnh Khải, một vị tướng quân Trịnh, "Có điều hành quân chiến tranh, thứ phải tranh giành dù sao cũng không phải là nghĩa khí. Ngụy Ly cũng không phải dạng người bảo thủ, ắt phải hiểu được nặng nhẹ. Chia cánh quân đánh bọc xét ra là kế sách vẹn toàn."
Trịnh Uyên yếu ớt cười, lắc đầu. Giọng nói không còn trọng lượng nghe ra chẳng hợp với chiến trường thô tục, "Chính vì biết quân ta luôn thận trọng từ trước đến nay, Ngụy Ly chắc chắn sẽ đem toàn lực ra để đón đánh quân chủ lực của ta --- Nếu đôi bên đều dốc hết toàn lực, tất nhiên ta sẽ có phần thắng cao hơn. Nếu quân ta còn muốn chia ra để đánh bọc, chắc chắn sẽ rơi vào ý muốn của Ngụy Ly."
"Nếu quân Ngụy thật sự không lùi binh về Lân Tiêu, chúng ta sẽ phải làm thế nào?"
"Cẩn thận thì tốt hơn." Thiệu Dương cản phó tướng Lục Di đang cố gắng đem lý ra tranh cãi, lấy ánh mắt dò hỏi mà nhìn Trịnh Uyên, "Điều vừa rồi bệ hạ nói là quá sức mạo hiểm. Xem tình hình mà nói, nghĩ cách lùi về Lân Tiêu là lối thoát duy nhất của quân Ngụy."
"Hắn sẽ không làm vậy."
Lục Di cười khinh thường, "Sao bệ hạ dám chắc?"
"Bởi hắn là Ngụy Ly." Trịnh Uyên không nhìn Lục Di mà nhẹ nhàng khép mí mắt, chừng có muôn ngàn mềm mại cuộn tròn trong tiếng nói nghe như tiếng thở dài, "Bởi hắn là Ngụy Ly, trong cả cuộc đời này, hắn vĩnh viễn sẽ không quay đầu lại."
Lời Trịnh Uyên vừa buông ra, bầu không khí còn giương cung bạt kiếm vừa rồi trong lều lớn đột nhiên im lặng như tờ. Quân tướng Trịnh Tề đối mặt nhìn nhau, không biết phải đáp lại làm sao. Thiệu Dương nhìn Trịnh Uyên hiển lộ nét mặt thấu trệt trong vạt nắng nhòa, y trầm ngâm không mở miệng.
Lúc Trịnh Uyên mở mắt ra lần nữa, cậu đưa mắt chăm chú nhìn Thiệu Dương, "Thiệu tướng quân, tin trẫm một lần." Ánh nhìn của cậu thật dịu mềm, nhưng quạnh hiu như tiếng tiêu cất lên giữa đám lau sậy trong một đêm mùa thu. "Trẫm, cũng không còn bao nhiêu thời gian nữa."
Có một lúc nào đó, Thiệu Dương cho rằng y đã nhìn thấy nước mắt của Trịnh Uyên. Y lặng lẽ gật đầu, thu hồi lại dự định chia quân làm ba đạo như Trịnh Uyên mong muốn.
Hừng đông hôm sau, Thiệu Dương, cũng như quân lính nước Tề, mặc áo trắng giáp trắng leo lên chiến mã. Trịnh Uyên đứng lọt thỏm trong cả một vùng trắng xóa không biết đâu là bờ bến, chẳng rõ là đến cùng tượng trưng cho điều gì.
"Tướng quân đây là..."
Thiệu Dương rộ lên cười, đôi mắt sáng rỡ ràng như tranh đua cùng nhật nguyệt, "Chúng ta đi đưa ma người Ngụy."
Trịnh Uyên dõi theo bóng lưng cậu dập dờn, dập dờn đi xa, nhớ lại mấy tháng trước đây, Tề Hoàn Duyên cũng vận áo trắng cưỡi ngựa bạch như thế mà dẫn theo quân Niễn Trần vun vút lao xuyên qua màn mưa tuyết lâm râm mà đến nơi này.
Cậu biết, cậu vừa nhìn thấy một vị thần.
Trăm năm về sau, khi các nhà sử học bình về thái độ được ăn cả, ngã về không khác thường của liên quân Tề - Trịnh trong trận chiến La Độ, họ nói rằng: "Thống soái Thiệu Dương, kẻ duy nhất có thể giải thích để dẹp yên mọi cuộc tranh cãi, kẻ dẫn đầu liên quân Tề - Trịnh trong trận chiến La Độ... hình như đã nghe thấy những ám thị từ các đấng thánh thần."
-
Đúng hệt Trịnh Uyên sở liệu, quân Ngụy hoàn toàn bỏ dự định lùi về trấn giữ Lân Tiêu mà dốc hết toàn lực để ứng phó đại quân của Tề - Trịnh theo lối đánh chính diện. Trận La Độ là trận chiến thảm khốc nhất trong lịch sử chiến tranh thôn tính thời Lục Quốc. Quân Ngụy hơn ba mươi vạn bị giết sạch, liên quân Tề - Trịnh cũng chết hơn một nửa. Khinh kỵ Niễn Trần uy danh hiển hách của nước Tề, số người sống sót chẳng quá năm mươi.
Cũng đúng như sở liệu của Tề Hoàn Duyên trước lúc ra đi, bầu trời ngưng đổ tuyết sau trận chiến La Độ tuyên bố rằng một bờ sông Lân Tiêu từ nay đổi chủ, cũng trở thành danh tiếng hiển hách nhất trong cuộc đời của Thiệu Dương, vì thế mà về sau y được xưng tụng là "Lục quốc đệ nhất danh ướng", lịch sử từ đấy về sau không ai so kịp. Nhưng khi hậu thế nhắc lại trận đánh này cũng thường nói theo một cách khác, "Lời nguyền của kẻ chiến thắng" --- bên thắng cuộc phải trả một cái giá quá đắt, thậm chí còn đắt hơn cả những thành quả họ thu được.
Quân Ngụy bại rất thảm ở trận La Độ, liên quân Tề - Trịnh cũng thắng rất thảm. Một trận này đã mở rộng bản đồ của nước Tề, đẩy cương thổ nhà Tề lên đỉnh cao nhất từ thời lập quốc, cùng lúc đó cũng làm suy yếu nghiêm trọng thực lực quân sự mà nước Tề tích lũy nhiều năm qua. Sau chiến tranh phạt Ngụy, dù là nước Tề hay nước Trịnh thì mấy năm liên tiếp sau đó đều không đủ khả năng xuất quân bình loạn, khiến cho Tuyên Minh Đế về sau phải sứt đầu mẻ trán để củng cố cương thổ. Trận La Độ vì thế mà trở thành giới hạn tột cùng của sự nghiệp quân sự huy hoàng của Thiên Hạ tướng quân Thiệu Dương.
Trong trận La Độ, bản thân Bình Loạn vương Viên Duẫn Đàn bị trọng thương suýt chết. Cùng với lão tướng Ninh Quốc hầu Hạ Viễn, y và đám tàn binh chẳng được mấy người hộ tống cùng đưa Cẩn Hâm đế trở về trong thành Lân Tiêu. Quân Tề - Trịnh thấy cảnh tình này trong màn chém giết, ấy thế mà không nghĩ đó là chạy trốn, thậm chí cũng không hề giống sự lùi bước, mà cứ như là qua hết thảy trăn trở hồng trần, y lại một lần nữa lại mang thứ khí phách thong dong mà y nên có. Họ nói, chính vì như thế nên họ mới không muốn ngăn cản, mà sau khi Cẩn Hâm đế vào thành, cửa thành Lân Tiêu vẫn rộng mở, biểu hiện thứ khí độ và sự khoan dung của thành đô đệ nhất Lục quốc, lặng lẽ chờ quân đội xa lạ tùy thời có thể bước chân vào.
Trong sách sử không có một dòng ghi chép đáng tin cậy nào về lý do và quá trình Viên Duẫn Đàn bị thương. Có người nói y vì phải bảo vệ Cẩn Hâm đế mà rơi vào vòng vây của quân Niễn Trần, có người nói trên chiến trường y và Thiệu Dương đã có một màn giao đấu vô cùng đặc sắc. Thanh trường thương của Thiệu Dương đâm xuyên qua người y, đóng đinh y vào một vùng đất trống đầy tuyết phủ, còn lưỡi đao của y trong giây phút cuối cùng đã trượt khỏi tay, gần như chém đứt lìa cả cánh tay của Thiệu Dương. Cũng có người nói rằng y thủy chung vẫn hổ thẹn năm xưa tự ý thả Trịnh Uyên đi, sau khi đại thế của quân Ngụy đã mất bèn cố tình muốn tìm cái chết, nhưng được Cẩn Hâm đế sai người cứu sống, lùi trở về Lân Tiêu.
Những lời phong thanh vô căn cứ chỉ có thể là chuyện tán gẫu lúc trà dư tửu hậu của người ở trăm năm sau. Những học giả thực thụ, nghiêm cẩn cũng không mấy quan tâm cụ thể vì sao Viên Duẫn Đàn thụ thương. Trong sử nước Ngụy, đoạn chép về Bình Loạn vương Viên Duẫn Đàn ở trận chiến La Độ rất mù mờ, các nhà sử học dựa theo tư liệu lịch sử mà đưa ra kết luận rằng Viên Duẫn Đàn vào đêm trước khi thành Lân Tiêu bị phá đã tự vận trước cung điện nhà Ngụy.
Trịnh Uyên chờ đợi trong doanh trại, nhìn thấy lá cờ Xích diễm ngân phượng chậm rãi nhô cao lên từ phía chân trời, biết rằng liên quân Tề - Trịnh đã chiến thắng một cách thật thê lương. Rồi sau đó, Thiệu Dương cũng từ từ xuất hiện trong tầm nhìn của cậu, trên khuôn mặt khôi ngô của y lấm lem đầy những vết máu đã bầm đen, áo giáp trắng trên người cũng cứ như là bị nhấn vào chảo nhuộm đầy máu, thần sắc điềm tĩnh của y càng khiến y trông như ác quỷ Tu La. Có thể là máu của y, hoặc là máu của kẻ khác. Lần đầu tiên, Trịnh Uyên thật sự đứng đối mặt với thứ chiến tranh chân thực nhất, không có bình thản trấn định, không nói nói cười cười, không ưu nhã thong dong; chỉ có quyết đoán, tốc độ, và chỉ có giết chóc.
Đến khi Thiệu Dương về lều tắm rửa sạch sẽ rồi lại xuất hiện trước mặt Trịnh Uyên, y lại là một tướng quân thiếu niên già trước tuổi, bình tĩnh chăm chú dùng giọng nói trầm thấp nhu hòa kể lại tình hình chiến đấu nơi tiền tuyến cho Trịnh Uyên. Họ không bắt được Ngụy Ly, áng chừng hắn hẳn đã trở lại Lân Tiêu. Trịnh Uyên mỉm cười gật đầu, thì thầm nói, nếu hắn đã trở về, vậy, ta đây cũng cần phải trở về.
Những người lính còn sống sót của quân Tề - Trịnh nghỉ ngơi hồi phục qua loa, rồi lại tiến sát Lân Tiêu. Thời điểm ấy, cuộc chiến tranh thực thụ đã chấm dứt rồi, thứ còn lại chỉ là trò chơi giữa thợ săn và con mồi. Kỳ tích thay, thân thể của Trịnh Uyên bỗng tốt hơn trông thấy, cậu khăng khăng muốn theo quân tiến vào Lân Tiêu. Chúng tướng nhà Trịnh lo âu đó là thứ hồi quang phản chiếu trước lúc một bậc quân chủ băng hà, nhưng không một ai dám nói ra.
Khi Thiệu Dương chuẩn bị hạ lệnh tiến vào thành Lân Tiêu, bỗng Trịnh Uyên xin y đợi thêm mấy ngày nữa. Lúc này, bách tính trong thành Lân Tiêu như chim sợ cành cong, không biết điều đang chờ đợi họ chỉ giản đơn là một cuộc thay tên đổi chủ, hay là một cuộc giày xéo cướp bóc bạo tàn. Chẳng nghi ngờ gì, đối với họ việc liên quân Tề - Trịnh chỉ vây thành mà không tấn công chính là nỗi giày vò tàn nhẫn bậc nhất. Thiệu Dương không hiểu, hỏi vì sao Trịnh Uyên lại hận thù Lân Tiêu nhường ấy, mà câu trả lời của Trịnh Uyên lại vượt xa khỏi những gì y suy đoán.
"Để được ngày này, trẫm đã phải đợi chờ lâu lắm." Trịnh Uyên nhìn thành Lân Tiêu mà nói, "Ta chỉ muốn cho Ngụy Ly cũng nếm thử một chút thứ mùi vị của ngắc ngoải chờ mong."
Rốt cuộc Thiệu Dương cũng hiểu, từ nỗi nhớ nhung sâu đến khắc cốt ghi tâm buổi ban đầu ấy dần tàn lụi thành nỗi đau xót chẳng đoạn đành của ngày hôm nay, từ ấy đến nay, tình yêu của Trịnh Uyên đối với con người kia chẳng thể nào vơi đi một chút.
Y gật đầu chấp nhận yêu cầu của Trịnh Uyên, lại quay sang nói với cậu, "Bệ hạ muốn trì hoãn ta vào thành cũng không sao. Chỉ ba ngày sau, ta phải khởi hành quay về Dao Kinh. Quân vụ của ta đều giao lại cho Lục tướng quân, kính xin làm phiền bệ hạ."
"Tướng quân phải vội vàng trở lại như vậy sao?"
Nét mặt của Thiệu Dương lúng túng một chút, dời ánh mắt đi nhỏ giọng nói, "Vào độ lập xuân, ở Dao Kinh có người đợi ta."
Trịnh Uyên hiểu rõ, bèn cười, "Tướng quân cưỡi ngựa đi nhanh, lộ trình từ đây đến Dao Kinh cũng không quá tám ngày, hà tất phải nóng lòng như vậy."
Thiệu Dương chẳng nói gì, lát sau quay đầu dõi mắt trông về phương xa, nhẹ nhàng nói. "Đường trơn sương giá, ta chỉ sợ bỏ lỡ."
Một câu nói ấy có xiết baodịu dàng, Trịnh Uyên nghe mà lòng xót xa, không nói gì nữa
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook