Khu định cư người Phi- Âu tại Bố Chính, hay nói đúng hơn là khu nhà dành cho quân nhân Âu – Phi. Vì đơn giản những nô lệ Âu- Phi được Ký cứu thoát ra gần như tất cả đều là quân nhân.

Khu Âu Phi rất giàu có bởi lính Âu Phi những kẻ còn sống đều là các loại binh chủng đặc biệt của Đại Việt.

Vậy nhưng không phải người nào cũng hạnh phúc, một nửa lính Âu- Phi là bị hoạn, bị cắt đứt cơ quan sinh dục. Dù Ký có là thần y cũng giúp không được họ.

Những người này thường không mấy khi về nhà vì thật sự họ không muốn đối mặt với cuộc sống thường nhật. Họ sẽ tự cảm giác mình… không thuộc thế giới đó…

Phần lớn Âu Phi binh những kẻ thân thể khuyết thiếu ấy đều đi bên canh Ngô Khảo Ký. Cuộc đời bọn hắn không còn gì, chỉ có gắn với binh nghiệp và chết trên chiến trường, tìm vinh quang và tự tôn của họ trong chiến đấu.

Thực tế những người này rất đáng thương trong số họ nhiều người vì tự ti mà không dám liên hệ cùng người nhà.

Nhưng Ngô Khảo Ký thuyết phục bọn này rất nhiều lần, hãy cố gắng tìm, chính phủ sẽ giúp tìm kiếm hết mức có thể. Nếu thực sự đã cố hết sức mà không tìm nổi mới từ bỏ.

Tìm được người nhà nếu họ có cuộc sống tốt an toàn mà ngươi không muốn chen ngang thì thôi. Tiền lương tích luỹ lại, sau khi chết chính phủ sẽ gửi cho con các binh sĩ.

Còn nếu cuộc sống của bọn họ khó khăn, hay là nô lệ, thì nên cứu ra, nói rõ hoàn cảnh của binh sĩ. Nếu chấp nhận được hoàn cảnh bi thương của các chiến sĩ thì đến Đại Việt cả mẹ cả con, nếu người đàn bà không chấp nhận nổi thì nên hãy giao con cho các chiến sĩ và mang về Đại Việt nuôi nấng bên cạnh cha, dù sao điều kiện nơi này sẽ tốt hơn. Người phụ nữ nếu không đồng ý ở với một kẻ tàn tật thì sẽ cho tiền… đủ để bọn họ từ bỏ một số thứ.

Đến lúc này mọi người đã tưởng tượng được khung cảnh nơi này rồi chứ. Có rất nhiều nhà không có phụ nữ chỉ có các thanh thiếu niên trong nhà. Gia đình chỉ có bố không có mẹ.

Căn nhà số 203, đường Châu Âu, hòm thư có đề Andrey Pervepetvo.

“ Danien … ngươi lại đánh nhau… nhớ đấy ta viết thư báo cho cha…”

Giọng lanh lảnh của một cô gái vang lên , dùng hẳn tiếng Việt nhưng cánh bật hơi cùng luyến láy ngữ điệu rất lạ.

“ Diana … chị không phải doạ tôi… khặc khặc… chị bỏ học đi chơi với trai ngày nào giờ nào tôi còn ghi lại đây này…”

“ Đồ khốn này…”

Lạch cạch… lạch cạch…

Bỗng nhiên tiếng khoá cửa lớn vang lên, người bảo mẫu việc nhà đã về nghỉ, ở nhà hai chị em làm gì có khách buổi tối?

Trộm? Cướp?

Đùa cái khỉ gió, ở Bố Chính hai cái thứ ấy tuyệt chủng lâu lắm rồi. Muốn tìm rất khó, kiểu như động vật quý hiếm vậy. Mỗi lần tìm được là cả Bố Chính đều đi xem cho biết… hiếm quá mà.

Không chộm không cướp mà lạch cạnh của giờ này chỉ có một người.

“ Cha …. Về….” Cả hai đứa reo lên, cũng đã mười bốn mười lăm tuổi cả hai đứa, người Châu Âu phát triển sớm đều cao hơn 1m65 cả rồi.

“ Ha ha… Danien, Diana…”

Quân nhân cao lớn trong trang phục măng tô dạ xuất hiện, lão ôm lấy hai đứa con âu yếm mà cọ…

“ Cha tắc thở… hộc hộc…”

“ Cha buông buôn…”

Hai đứa trẻ kêu lớn, cha ôm chúng quá mạnh.

Andrey vội buông hai đứa trẻ ra, hắn là một thành viên của lính Biệt Kích, mới đây không lâu trong một chương trình đặc biệt nâng cấp sức chiến đấu bằng kĩ thuật cao của Đế Chế đã khiến bọn họ mạnh lên quá nhiều. Mới kết thúc 30 ngày huấn luyện đặc biệt cho nên bọn hắn còn chưa khống chế được sức mạnh bản thân.



“ Cha xin lỗi… ha ha…” Andrey xấu hổ xin lỗi hai đứa cùng vuốt ve quan sát hai viên ngọc của hắn.

“ Sao lại bị thương thành vậy rồi?” Quan sát Danien thì Andrey thấy thằng này trán sưng má tím, hẳn là gây sự đánh nhau với ai đó.

“ Cha.. là em đám nhau ở trường”

“ Khỉ gió ấy… là tôi đấu võ trên sân tập hẳn hoi nhé. Có Chị mới trốn học đi chơi với trai”

Trận chiến mở ra , hai đứa nháo lên thi kể tội lẫn nhau…

Andrey nghe đến mê mẩn cả cảm giác gia đình thật khiến hắn quyên đi mặc cảm khiếm khuyết của bản thân.

“ Hai đứa tiếng Việt thật khá lắm, cự nhau cũng bằng tiếng Việt rồi…. có nhớ .. nhớ xứ Roden không?”

Nói thật là Andrey nhớ nhà, tuy cuộc sống lúc này rất rất rất tốt nhưng hắn vẫn nhớ về nơi trôn dấu ký ức tuổi thơ.

Nhưng Andrey không có đề cập đến trước đây vì ông ta sợ nhắc đến sẽ khiến các con nhớ nhà và khó hoà nhập môi trường mới ở Đại Việt.

“ Có nhớ thưa cha… con nhớ bọn thằng Jonh nỏ, có lẽ lúc này bọn hắn còn đi cày ruộng hay bắt cá đâu…” Danien nghiêng nghiêng đầu suy nghĩ..

“ Con thì không nhớ lắm… Roden toàn bùn đất bẩn , phân gia súc khắp nơi, nếu mặc như vậy đi lại sẽ làm bẩn giày, váy…” Diana là thiếu nữ mới lớn, lại đang rơi vào yêu đương, dĩ nhiên chỉ quan tâm bề ngoài cho nên ghét cái xứ Roden bẩn thỉu.

Andrey lắc đầu, suy nghĩ của lũ trẻ sẽ khác ông ta, không thể ép đặt được.

Thật ra việc người nhập cư là một vấn đề cực khó khăn… Ngô Khảo Ký hiểu sốc văn hoá là gì và có bao nhiêu cố gắng mới vượt qua được. Cho nên đối với người nhập cư Ngô Khảo Ký lập riêng một tổ chức giúp họ hoà nhập, từ dạy tiếng đến tâm sự, thậm chí giúp đỡ từng thứ nhỏ nhất trong cuộc sống khiến người nhập cư có thể hoà nhập.

Thật ra muốn tự do tại Đại Việt sau nhập cư không dễ, ít nhất phải có thời gian kiểm tra sức khoẻ, sống cách ly tậm chung theo dõi tình trạng bệnh tật sau đó 2 tháng mới là khoảng thời gia mở cửa tiếp xúc người bản địa Đại Việt. Quy trình y tế nghiêm khắc vô cùng.

Trên thực tế ngành y tế của Đại Việt còn phát triển nhiều hơn rất nhiều so với người ngoài nhìn vào. Đừng tưởng cứ mổ xẻ , vô trùng, nghiên cứu thuốc men mới là y tế. Các phương pháp tâm lý trị liệu, các bác sĩ tâm lý mới thực sự rất rất quan trọng lúc này.

Thật không thể hiểu nổi có những câu chuyện nói về chiến tranh, chém giết, chiếm đoạt đất đai này nọ… chúng lôi ra là quân số Đại Việt co bao nhiêu, chiếm Âu- Á ra sao, đồ sát ngoại tộc thế nào? Con dân Đại Việt chính là những cái máy có thể bật tắt công tắc… bật lên thì giết người, tắt đi thì có thể trở lại cuộc sống thường?

Mấy thằng này đặt bút xuống có nghĩ đến những chiến binh sau những con chém giết, đó chính là ác mộng triền miên? Trong giấc mơ của họ chỉ có máu tươi… xác chết, bộ phận thân thể nhày nhụa?

Thậm chí khi nghỉ phép về nhà họ thay vì ôm vợ ngủ thì ôm chiến đao, vì những oan hồn trong tâm tưởng luôn luôn quấy phá và chỉ có ôm chiến đao, nửa đêm tỉnh dậy có chiến đao trong tay mới cảm thấy an toàn.

Mỗi một trận chiến dù thắng hay bại, chúng ta đều bại. Chúng ta sẽ mất đi những người đàn ông tốt, những thanh niêm tốt, một phần trong họ dù bất kỳ lý do gì đã trở thành những kẻ sát nhân.

Nếu đặt bút xuống mà chưa hiểu, xin hãy mở cái miệng ngu ngốc mà kiêu ngạo ra để hỏi các cựu chiến binh về cuộc sống của họ sau khi xuất ngũ.

Tình cảnh của các binh sĩ dùng súng, dùng pháo, dùng các vũ khí tầm xa giết người đã tồi tệ đến vậy, thì tình cảnh những nam nhân Đại Việt tay cầm chiến đao, giết người , đồ sát , máu tanh sẽ là gì? Xin hãy nhớ họ đều là con người có máu thịt và có quy nghĩ. Không phải cỗ máy để một số tên đặt bút xuống là dùng số đếm đối với họ.

Ngô Khảo Ký quan tâm đến an toàn của Đế Quốc, quan tâm đến quân sự, nhưng hắn càng quan tâm hơn đến những người lính sẽ hoà nhập ra sao sau các cuộc chiến liên miên.

Nhớ đến ba anh em nhà này đã tưng dùng đạn bi nhét vào pháo để thảm sát quân Tống, nhưng chỉ một lần duy nhất cả ba đều thống nhất. Nếu không đến đường cùng sẽ không dùng các phương pháp tương tự như vậy.

Từ Apatit chế ra Phosphor khó không? Đối với Đại Việt lúc này Ký tin tưởng chỉ cần hắn nói ra thì không bao lâu Đại Việt sẽ có đạn Phosphor huỷ thiên diệt địa, một loại đạn có thể giết người hàng loạt. Vậy nhưng đến pháo đạn ghém dạng bi thì Ký còn hạn chế, làm sao hắn có thể cho quân đội biết về đạn Phorphos?

Đây không phải là vừa làm đĩ vừa muốn lập miếu thờ. Vì làm đĩ 90% là bị tình thế ép mà thành. Đại Việt chỉ chiến khi bị ép, và nếu đã chiến thì luôn hạn chế quy mô nhất có thể. Thường thì luôn thấy quân Đại Việt rất tinh nhuệ - trong luyện tập. Nhưng đến thời Ngô Khảo Ký- Lý Từ Huy.. nói thật là lão binh ngày càng giảm , số lượng quân đội tăng nhưng thực tế toàn tân binh.

Vì sao? Vì đánh nhau rồi, chiến tranh rồi thì cho dù Đại Việt có thắng cũng vẫn “mất người”. Mất không phải ở thể xác mà ở linh hồn, cai dám chắc có thể chữa lành các vết thương tâm lý của cựu chiến binh? Ai dám vỗ ngực nói họ có thể vượt qua ám ảnh tâm lý để trở về cuộc sống bình thường.

Cho nên dù có rất rất tốn kém nhưng Ngô Khảo Ký vẫn phải xây dựng một hệ thống trị liệu tâm lý khổng lồ cho quân sĩ.

Tránh tuyệt đối những trận chiến không cần thiết, càng tránh hơn là đưa ra những phương án đồ sát có hệ thống trong chiến tranh.



Đấy là trên chiến trường, còn về mặt dân sự thì càng không thể dính máu dân thường trong mọi lý do.

Không phải Ký – Huy muốn làm thánh mẫu, cái đó không thực tế. Cả hai bọn hắn là người thực dụng. Thứ dẫn đến hành động này chính là trách nhiệm và đạo đức cơ bản của một con người. Coi quân sĩ là con người chứ không phải máy móc, con số, muốn đặt bút viết gì là viết.

Vì thế nếu để ý sẽ thấy, trải từ nam ra bắc quân triều đình đến mười mấy vạn trải khắp nơi. Huấn luyện cực tốt, kỹ luật cực nghiêm, trang bị cực khủng bố. Nhưng… hầu hết toàn là tân bịn chưa thấy máu.

Số lão binh thực tế của Đại Việt chưa đến 3 vạn người. Và Ký cũng duy trì ở mức độ này thôi. Vũ khí, quân đội chỉ mang tính răn đe để đạt lợi ích trên ngoại giao đàm phán.

Nếu thực sự phải chiến tranh, quy tắc nhất quán đó là đưa về thế chiến tranh cục bộ khu vực, các đạo quân Đại Việt thường có xu hướng đánh hỗ trợ các cánh quân đồng minh với vũ khí công nghệ cao trợ giúp.

Để tăng cường ki h nghiệm cho binh sĩ và giảm thiểu tổn thương tâm lý thì sẽ thay phiên đổi quân những nơi chiến trường có thời gian kéo dài.

Mọi phương án đều là chữa cháy, chưa giải quyết tận gốc rễ vấn đề, nhưng ít nhất còn có phương án để giúp đỡ các cựu chiến binh vượt qua thống khổ. Đặt cái bút xuống nên động cái não- mỗi nét mực mỗi tư tưởng lồng vào đó nên chịu trách nhiệm.

Lại nói Andrey về nhà đã 7 giờ tối, gác chuông đồng hồ leng keng điểm vang.

Nhưng đúng lúc này rầm rập vó ngựa lao vào con đường tên Châu Âu này.

“ Đế quốc có lệnh tổng động viên các quân nhân đang nghỉ phép. Là hành động tự nguyện. Ngày mai 3 giờ chiều tập trung quân doanh Tây- Bố Chính”

“ Đế quốc có lệnh tổng động viên các quân nhân đang nghỉ phép. Là hành động tự nguyện. Ngày mai 3 giờ chiều tập trung quân doanh Tây- Bố Chính”

Các kỵ sĩ cầm loa lớn đi khắp nơi thông báo… đây là lệnh điều động không bắt buộc, do đó hoàn toàn có thể lựa chọn tham gia hay không…

Andrey nhíu mày nhìn ra ngoài cửa, bàn tay hắn run run vuốt ve mái tóc vàng óng của cô bé.

“ Cha phải đi sao?” Diana ngước mắt nhìn cha mà hỏi…

Andrey khẽ gật đầu, tuy đây là kỳ nghỉ của hắn , nhưng Đế quốc cần, một quân nhân như Andrey đã có lựa chọn.

Không có Đế Quốc- không có gia đình- con cái hắn sẽ như cuộc sống xưa kia…

“ Sáng mai dậy sớm, cả nhà đi Khí Cầu chơi một vòng.. chiều mai Cha tới quân doanh xem chuyện ra sao mới quyết định đi hay ở” Andrey nhẹ nhàng đáp.

“ Bạn trai con thế nào? Hắn là người ở đâu… đang làm nghề gì?” Andrey cảnh gà trống nuôi con cho nên làm kiêm cả chứa năng người mẹ- tâm sự cùng con gái.

Có điều không phải Andrey chơi bừa, hắn đã nhờ các chuyên gia tư vấn về cách tiếp cận cùng tâm tư con trẻ ở tầm tuổi này. Andrey thuộc bài rồi, thuộc bài để đối phó hai đứa trẻ đang tuổi bất trị này…

Diana bị hỏi đến đỏ mặt nhưng biết không dấu được nên bẽn lẽn mà trả lời;

“ Anh ấy.. anh ấy năm cuối Thiếu Sinh Quân Chính Hoà ạ” Diana lý nhí…

Andrey hơi nhíu mày, thật hắn muốn con gái cưới một vị kỹ sư hay bác sĩ gì đó, công việc bớt nguy hiểm. Là quân nhân cao cấp , hơn ai hết Andrey hiểu được làm vợ quân nhân có bao nhiêu vất vả cùng thiệt thòi.

Nhưng ông ta nhớ đến lời dặn của các chuyên gia. “ Tô trọng ý kiến con trẻ, chỉ uốn nắn khi sai lầm, không cần ngăn cản mà lấy dạy dỗ lẽ đúng mới là. Lắng nghe nhiều con trẻ tâm tư”

“ Ừm.. ngày mai hắn có rảnh không, mời đi chơi cùng gia đình” Andrey bâng quơ nói..

Không phản đối? Không ngăn cản?

Diana mừng húm kêu lên:

“ Hắn dám không rảnh, mai là thứ 7 mà… hử hừ”

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương