Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Chương 621: Biệt Kích Hành Động (02)

Quân đội Đại Lý có mạnh không?

Nói thẳng là mạnh.

Nếu so sức mạnh còn hơn thấp hơn người Tống nhiều.

Không phải nói đùa không phải tâng bốc vì bọn này thực sự Khá mạnh.

Trình độ kỹ thuật không quá thua kém Tống, nhất là các kỹ thuật về rèn sắt khai thác sử dụng sắt không thua Tống, tất nhiên về số lượng sản xuất hẳn phải thua nhiều.

Đại Lý tiền thân của nó là Nam Chiếu. Có ba nguyên nhân kiến cho Nam Chiếu hay cả Đại Lý khó mà bành trướng phát trển mặc dù mạnh mẽ.

Có ba nguyên nhân gây nên.

Thứ nhất đó là địa hình phong bế , khi mở rộng ra ngoài các lãnh thổ ấy sẽ mất đi liên hệ cùng triều đình trung tâm theo thời gian.

Đại Việt tuy dài như con rắn nhưng lại có đường biển để khống chế các khu vực. Đại Việt dài chính là vì nhờ biển. Ví như Đại Việt mấy lần cố mở rộng qua phía Tây , Trường Sơn cản trở, cuối cùng tiền vào thì ít tiền ra thì nhiều, chi phí quân đội duy trì các vùng đất bên ngoài, dẹp yên các cuộc nổi loạn ở bên ngoài có thể kéo sụp quốc gia.

Điều này tương tự Đại Lý, trước đó Nam Chiếu tiền thân của Đại Lý đã phạm sai lầm này và suy vong. Đại Lý tuy co vào không mở rộng, thật sự mở không được.

Nguyên nhân thứ hai đó là ở Đại Lý cơ cấu dân số quá đồng đều giữa các tộc. Bạch 45%, Di 35%, Thái 15% ngoài ra chính là các tộc nhỏ khác, cho nên không ai là nổi trội. Chính vì thế nếu các sắc tộc không hoà vào nhau sẽ gây nên chia rẽ nội bộ, vì thằng nào cũng mạnh ai nghe thằng nào?

Nguyên nhân thứ ba đó là phát triển không đồng đều giữa các vùng. Chỗ phát triển thì rất phát triển ví như Kinh Đô Đại Lý, nhưng chỗ không phát triển thì như man di ( Đông Điền, Côn Minh ngày nay). Điều này gây ra sự phân cấp quá lớn trong xã hội và nó dẫn đến nội bộ các tộc của Đại Lý hay Nam Chiếu phân hóa cùng mâu thuẫn dữ dội. Chính đó là nguyên nhân khiến họ khó vùng vẫy, nếu không có địa hình quá tốt để yên tâm phát triển thì… rất khó tồn tại lâu như vậy.

Nói về Nam Chiếu hay Đại Lý thì còn dài, chỉ cần biết lúc này Đại Lý thật sự chia làm hai khu Tây Bắc và Đông Nam, Tây Bắc nhiều ở là người Bạch cùng người Di rất phát triển còn Đông Nam là người Thái một phần người Di, số ít người Bạch cùng một số dân tộc khác it phát triển hơn. Không muốn nói là khém phát triển .

Thật ra cách nói đó cũng không quá chính xác, nếu muốn hình dung chính xác thì phải nói thật rõ địa lý của bọn này cùng phân bố dân cư kèm theo sự di cư mới khái quát được một bức tranh về Đại Lý cũng như Nam Chiếu. ( Ở đây tác có hơi nhầm về tên gọi, bọn Tàu đó đặt tên các tộc láo quá thay đổi liên tục nên tác lú, ở Mã Quan là người Di không phải ngươi Bạch, các bạn làm ơn đọc lại mấy chap về đoạn đánh Mã Quan nhé. Tác chỉnh lại đó).

Đại Lý hay Nam Chiếu xưa không có mấy phân biệt về cơ cấu dân số, dân cư phân bổ, có hai nơi tập trung nhất phát triển nhất đó là Nhĩ Hải ( Tp Đại Lý ngày ngay) và Điền Hải ( Côn minh ngày nay). Hai cái hồ nước lớn này đã tạo nên văn minh cho Nam Chiếu xưa kia hay Đại Lý lúc này.

Hai khu vực hồ lớn kia phân trung tâm Đại Lý thành ba vùng. Tây Điền là chung quanh Nhĩ Hải Hồ. Trung Điền là vùng giữa hai Hồ ( Sở Hùng ngày nay) , và Đông Điền ( Côn Minh ngày nay).

Người Bạch phân bố ở Trung Điền và Tây Điền có văn minh phát triển hơn. Người Di một bộ phận văn minh thì sống ở Đông Điền còn lại khá nhiều bộ lạc, trại , kê động sống ở phía Đông Nam Đại Lý chen lẫn vào với người Thái và một số nhón dân tộc số ít khác. Nơi này tạo nên một khu vực mà người Đại Lý thường gọi là Tam Thập Thất Đại Man Trại.

Lúc này đám Biệt Kích số I,II,III của Đại Việt là đang tấn công vào một cơ sở trại thuộc hội của bọn Thái Lọ, La Xang Trại.

Bọn người Thái ( Điền Việt) sau khi Phiên Ngung thất thủ thì di cư một đám lớn về phương Nam, trên đường đi rơi rớt lại không ít nhóm trong đó có cả ở Tây Bắc Đại Việt và có khá nhiều ở Vân Nam.



Người Thái có thói quen sống bên dòng sông, hồ nước , xây nhà chân cột cao, giỏi dùng thuyền lá hay thuyền cong hai mũi trong việc đánh bắt cá. Nhà bọn họ cũng tương tự nhà sàn của các dân tộc thiều số khác nhưng có mái cong nhọn đặc chưng.

Lúc này dưới một căn nhà khá lớn và bề thế như vậy có 6-7 tên lính canh không hiểu là người Đại Việt hay người Thái, vì nếu chỉ là nhìn lối phục sức của họ thì không thể phân biệt được. Nó là phục sức vải quấn của người thái cùng cởi trần đeo một tấm giáp mây đan ở ngực.

Trại Thái không có rào thành tường nhưng nhiều trạm gác, các trạm gác tỏa bốn phía thậm chí có trạm gác ở các chòi bên trong nội địa.

Bố trí các chòi gác khá khoa học khiến cho các chòi có thể quan sát tình hình của nhau đồng thời có thể quan sát , canh phòng một khu vực khá lớn.

Bê dưới sẽ có các toán binh tuần tra rải rác đi lại theo quy luật, không nhiều nhưng đều đặn.

Sự bố trí này khiến việc đột nhập còn khó khơn cả việc đột nhập một thành trì nào đó. Vì thành trì là chỉ khó vượt qua tường thành, bên trong khu dân cư hay đường phố thực tế sẽ canh gác khá lỏng.

Cũng phải thôi.

Kiều Thạch ở Bách Sắc Thành khi nghe tin quân Đại Việt đại phá Ung Châu thì điên cuồng liều lĩnh dẫn một vạn năm ngàn người điên cuồng vượt 200 km đường rừng đến Liên Hoa đại Trại của người Thái.

Có thể nói thằng này quá sợ quân của Đại Việt do Ngô Khảo Tích chỉ huy, cho nên có thể liều lĩnh vượt rừng như vậy.

Con đường này siêu cấp khó đi, đó là tiểu lộ nhỏ do người Thái trong lúc di cư để lại. Cũng là một tiểu lộ của đá, mạo hiểm giả từ Liên Hoa Trại đến Bách Sách mua muối và dụng cụ để đem về khu vực 37 Man trại bán giá cao. Người Thái chính là dựa vào cái này phát tài ở nơi đây.

Muối… là điểm yếu của Đại Lý. Họ có mỏ muối chát tự nhiên nhưng không đủ cung cấp cho toàn dân, cho nên muối là mặt hàng siêu cấp đắt đỏ cùng bị triều đình quản lý chặt ở Đại Lý .

Lịch sử có đoạn như sau “ Mậu Dần, 858, (Đường Đại Trung, năm thứ 12). Mùa xuân, người Nam Chiếu kéo đến đông, đóng ở bến đò Cẩm Điền. Vương Thức khi đó là Giao Châu kinh lược đô hộ sứ, sai người đến dụ, chỉ một đêm người Nam Chiếu lại kéo đi. Nguyên nhân do đô hộ Lý Trác tham lam tàn bạo, mua hiếp bò ngựa của người Man, mỗi con chỉ trả cho một đấu muối, giết tù trưởng Man là Đỗ Tồn Thành, dân Man oán giận, dẫn đường cho người Nam Chiếu đến lấn cướp biên giới”

Điều đó có thể thấy muối ở vùng Vân Nam chưa bao giờ là vấn đề đơn giản, xưa thì bị người Đường, người Giao Châu ép mua ép bán, nay bị Tống cùng Đại Việt làm tương tự.

Lại nói lúc đó tấn công vào đất Đại Việt ngày nay chính là đám người Di trong sử lại có đoạn: “Quý Mùi, 863, (Đường Hàm Thông, năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Ngọ, quân Nam Chiếu đánh chiếm phủ thành. Nam Chiếu hai lần chiếm Giao Châu, vừa giết vừa bắt gần 150.000 người. Khi rút lui còn lưu lại 20.000 quân, sai Tư Tấn giữ thành Giao Châu. Người Di Lão ở các khe động đều hàng phục cả. Vua Nam Chiếu cho thuộc hạ là Đoàn Tù Thiên làm tiết độ sứ phủ Giao Châu.”

Đây là chỉ Lão Di ở Giao Châu ra nhập quân Di của Nam Chiếu.

Vấn đề tất cả cũng chì vi Muối mà phát sinh.

Lại nói thông qua con đường vận muối lại có thương nhân hám lợi dẫn đường Kiều thuận chết đi 1/3 nhân mã mới tới được Liên Hoa Trại ( Trại Hoa Sen).

Trại Hoa Sen không lớn chỉ với gần 6 ngàn người Thái, quân số không đủ hai ngàn. Làm sao trụ nổi quân Đại Việt của Kiều Thạc như hùm như beo.

Một vạn năm ngàn người chết đi trên đường nơi rừng thiêng nước độc đa phần là già yếu bệnh lão hay trẻ em phụ nữ. Đám khoẻ mạnh binh không chết bao nhiêu.



Thêm nữa Kiều Thạc trước khi chạy đã vơ vét hết của cải, muối thương, trâu ngựa ở Bác Sách mà đi.

Cho nên hắn vẫn đủ lương thực, ngựa trâu thồ mà sống tốt.

Quân của Thạc không có đường lui một là phải đánh hạ Liên Hoa Trại lấy đó làm chỗ nghỉ ngơi hồi phục sức. Hai là quay về rừng thiêng nước độc mà chết nơi đó.

Với một quyết tâm như vậy, hai ngàn quân Thái Lọ kỹ thuật kém trang bị tồi làm sao sống nổi.

Quân Kiều gia không tồi lại được trang bị võ khí của Thiên Tử Quân ở Thăng Long, chiến giáp đầy đủ vũ khí tinh lương , thêm vào nữa có thêm hoả pháo mạnh hỗ trợ.

Quân Liên Hoa thấy pháo bắn nổ ầm ầm đã không còn tinh thần chiến. Đời này họ nào thấy Pháo là gì? Cho nên sợ hãi tinh thần đã khiến họ mất ý chí chiến đấu. Nếu quân Liên Hoa chơi phòng không nhà trống đưa người trốn vào rừng sau đó quấy rầy tập kích quân Kiều gia không thôn thuộc địa hình nới là thượng sách.

Nay quân Liên Hoa ùa ra tấn công ấy là quá sai sách rồi.

Đây là mộ cuộc đồ sát theo đúng ý nghĩa của nó, hơn phân nửa binh sĩ Liên Hoa Trại bị giết tại chỗ , số cong lại bị bắt thì Kiều Thạc biến họ thành Nô Binh. Lại nói Liên Hoa Trại nằm ở cực Đông của Đại Lý thông với Quảng Tây của Đại Tống trước kia theo tiểu lộ cho nên rất biệt lập.

Kiều Thạc chinh phục nơi này giết sach quý tộc Thái đứng vững bước chân thì các Trại Thái lớn quanh đó mới phát hiện.

Các Thái trại tụ quân hơn vạn rưỡi muốn đánh bật kẻ xâm lấn cuối cùng lại bị Kiều Thạc đánh bật về, tổn thất thảm trọng.

Người Thái cầu cứu người Di ở Điền Đông bảo hộ thì người Di ngoảnh mặt làm ngơ vì Khiều Thạc đã hàng phục và hối lội vàng bạch, muối sắt cùng cả một lượng không ít đại pháo cho các tù trưởng 37 đại Trại người Di.

Có được người Di ủng hộ, Kiều Thạc nhanh thắt chặt mối liên minh này bằng việc gả hết con gái của hắn làm thiếp hầu cho các tù trưởng Di mạnh nhất. Ngay cả con gái chỉ mới 13 tuổi Kiều Thạc cũng không tha.

Kiều Thạc có mang theo thợ thủ công Thăng Long nên cũng có công nghệ rác Bố Chính, từ đó hấn tiếp tục mua quặng sắt đúc pháo sắt chất lượng thấp mua chuộc Di Lão. Địa vị của hắn sự luồn cúi của hắn trong Nhóm 37 trại lên cao.

Thừa Thế Kiều Thạc thôn tính ba trại Thái ở phía Đông Đại Lý xâm nhập sau vào nội địa, vì ở Liên Hoa Trại hắn không yên tâm, sợ quân Đại Việt theo Bách Sách đánh vào.

Nhưng Kiều Thạc không biết, nếu hắn cứ ở Liên Hoa Trại hẻo lánh thì Cẩm Y Vệ Đại Việt còn lâu mới để mắt đến, mà không để mắt đến sẽ không phát hiện Ngô Thường Hiến.

Mà không phát hiện Ngô Thường Hiến thì phải còn lâu lắm Đại Việt mới công qua Đại Lý.

Tất cả đều có nguyên nhân của nó cả.

"Mười vạn năm trước, Kiếp Dân phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Vô Tận Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.

Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, cáo lão hồi hương, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, từ đấy quét ngang võ giới, lập nên bất hủ truyền kỳ."

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương