Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Chương 400: Quyết chiến Angkor (1)

Hiện tại MOMO đang gặp 1 số lỗi, nếu sau 30p-1h nạp vẫn chưa có xu, các bạn vui lòng liên hệ fanpage, gởi ảnh chuyển tiền, copy mã giao dịch, copy username để kiểm tra và xử lí nhé!

Mười lăm tháng 8 năm Tân Khởi thứ hai(1082).

Sau nhiều nhiều ngày chuẩn bị thì trận chiến Angkor cuối cùng mở ra, nơi này tuy chưa xây Angkor Wat đền thờ công trình nhưng Ký cứ gọi là Angkor thì nó thành thói quyen của người trong phe Đồng Minh.

Mưa mưa và mưa, nước biển hồ lại dâng, phòng tuyến quân Khmer lui lại.

Nước Biển Hồ dâng cao khiến quyền không mắc cạn. Đây là chờ đợi của Ký là mưu đồ của Ký?

Không hắn đang chờ ngày nắng, mọi việc đều trong dự kiến, chỉ chờ cho trời nắng lớn mà thôi.

Những ngày chờ đợi qua cuộc sống của quân Khmer trên thuyền đổ bộ đã khá hơn họ đã được lệnh có thể thoải mái một chút lên chiếm đóng các toà nhà dân ở ven biển hồ mà tạm thời sinh hoạt . Nhưng cấm cướp bóc, gian dâm, cấm mọi hành vi tổn hại người dân xung quanh khu vực biển hồ. Thậm chí binh sĩ Khmer còn phải giúp đỡ người dân xung quanh sửa chữa xây dựng nhà dân nếu bị mưa lớn tàn phá.

Dân Biển Hồ rất lạ. Nửa mùa sống là trên cạn nửa năm lại là sống lênh đênh sông nước. Đây là những ngôi làng xây dựng cạnh Biển Hồ trong mùa khô nhưng lại là làng mạc “trong lòng” Hồ khi mùa mưa. Rất lạ rất đặc sắc.

Nhà tương tự nhà sàn ơ Cao Nguyên vùng núi. Nhưng cột móng cao hơn rất nhiều. Ở Cao Nguyên người Ê Đê xây nhà sàn để ngăn thú dữ ban đêm thì ở đây người ta xây nhà sàn rất cao để chống ngập nước.

Cho nên mùa nước lên ở Biển Hồ không thiếu rất rất nhiều các cụm làng mạc chơ vơ giữa hồ kiểu này. Không khó bắt gặp. Những người này thường sống bằng nghề chài lưới. Đời sống mưu sinh của họ gắn liền cùng Biển Hồ.

Họ thường không có đất canh tác trên lục địa và là những người tầng lớp thấp nhất của Angkor.

Người có địa vị cao sẽ sống ở xung quanh Angkor có hệ thống hồ đập chứa nước ngọt, mùa khô không sợ thiếu nước canh tác sinh hoạt.

Đập hồ nước nhân tạo xây bằng gạch đã kích thước 8x2 km ở thành phố Somesvara trên nền hồ Đông Baray. Đập đê khổng lồ tích nước trong mùa mưa và cung cấp nước mùa khô đã khiến hàng trăm ngàn người xung quanh đây có cuộc sống ấm no. Tất nhiên người có đất, sống tại khu vực lân cận hồ chứa nước đều là người có tiền, địa vị. Còn dân sống trong lòng hồ tính là dân có địa vị xã hội thấp ở Somesvara ( Angkor).

Tất nhiên ước thúc hai vạn lính Khmer không dễ, vẫn có những vụ hãm hiếp, bắt nạn cướp giết. Nhưng tất cả kẻ thủ ác đều một đao chặt xuống trước mặt người dân nơi này.

Ngô Khảo Ký không có ý chiếm Khmer cho nên hắn cũng không ra mặt mà là điều khiển Jayavirahvarman làm chuyện này.

Mọi người có thấy Ngô Khảo Ký tốt với anh em hay không?

Xin đừng bị biểu hiện bên ngoài lừa dối.

Ngô Khảo Ký không tốt đẹp gì đâu.

Hắn tuy sơ tâm không nhận ra mình là người có tham vọng đế vương, nhưng những hành động của hắn luôn lộ dấu vết.

Nếu muốn tìm đồng minh mạnh tại sao hắn không kết hợp cùng Suryavarman I của Khmer, tìm Srivijaya của vùng Tam Phật Thệ. Tìm Pegang ở vùng Lavo?

Mọi người nói vì Daksamavamca, Chiên Bàn Phú Thái, Jayavirahvarman đến Bố Chính trước nên hên xui gặp mặt tình cờ bất ngờ kết nghĩa?

Thật ra không phải, Jayavirahvarman là trường hợp đặc biệt đến Bố Chính theo kiểu a bất ngờ chưa.

Chiên Bàn Phú Thái và Daksamavamca thì không phải, lúc ấy nếu Ngô Khảo Ký muốn liên minh thế lực mạnh hơn chỉ cần chờ sẽ có thương nhân các nước mạnh hơn đến.

Nhưng tại sao Ngô Khảo Ký khổ vậy cứ muốn tìm thế lực phe yếu liên minh? Đơn giản vì hắn không muốn Đông Nam Á sinh ra các thế lực thống nhất hùng mạnh.

Trong thâm tâm Ký luôn rất kiềng Đế quốc Khmer, vì nó rất gần Đại Việt và có nhiều lần va chạm, Đế Quốc này nếu hình thành còn ăn cắp được công nghệ của Đại Việt thì toang.



Cho nên việc Ngô Khảo Ký nâng đỡ Jayavirahvarman là có tư tâm, hắn rất khiềng họ Suryavarman vì Suryavarman II chính là kiệt suất của Khmer, nếu như

Suryavarman I chỉ là đặt nền móng cho đế quốc Khmer thì Suryavarman 2 chính là người hoàn thiện nó, kẻ chinh phục cả Pegan , Lavo, Bán đảo Malay, các cộng đồng Thái Chiang Mai lập nên một đế quốc rộng lớn không thua Trung Hoa.

Suryavarman 2 được xưng là chiến thần bất bại ( mặc dù bại liên tục và chết ở Đại Việt) . Dùng 37 năm xây nên Angkor công trình kiến trúc vĩ đại của nhân loại.

Cho nên Ký không muốn Suryavarman 1 thống nhất Khmer để không có Suryavarman 2 và đế quốc Khmer kia.

Mục tiêu của Ký là một Khmer bị chia cắt mãi mãi phân tán sức mạnh người Khmer.

Cho nên lý do chính Ngô Khảo Ký giúp Jayavirahvarman chẳng vì bao nhiêu tình nghĩa mà là vi toan tính chia cắn Khmer thôi.

Về phần Lavo, Ký cũng không thích Người Thái sau này sẽ thành Xiêm La đế quốc cho nên quyết giúp Lavo không cho người Thái cơ hội xuôi nam.

Còn về Medang thuần tuý là ưa thích vì Ký chẳng hiểu mẹ gì thế cục ở Tam Phật Thề cả, ai đến trước hắn kết giao người đó.

Về mặt quân sự Bố Chính chắc chắn chọn mộ quốc gia ở vùng Thái Lan, một quốc gia ở vùng Indo- Mã Lai để liên minh. Vì Ký đã quyết xây đựng hải quốc định hướng cho Đại Việt. Do đó hai vùng này cùng Đại Việt sẽ tạo nên Tam Giác quân sự hải quân biển phong toả toàn bộ khu vực. Nói đến vậy đủ hiểu Ký không phải người hào sảng như vẻ bề ngoài, hắn làm việc có mục đích.

Ví như trước đây hắn chỉ là trấn thủ Bố Chính, Đại Việt còn chưa mạnh. Hắn mặc dù có thể hết sức buff để Medang thống nhất, Lavo mạnh lên nhưng hắn không làm.

Nhưng nay khi Ký đã nắm Đại Việt về cơ bản, đã có hướng phát triển Đại Việt thành siêu cường thì hắn lại tỏ ra hào sảng quyết định vận mệnh của đồng minh. Medang thống nhất Java. Lavo chiếm lại đất của Pegang, đánh người Thái phía Nam.

Sảng khoái vì hắn chắc chắn Đại Việt dưới sự lãnh đạo của hắn sẽ áp chế được mọi quốc gia liên minh, vì vậy hắn mới sảng khoái, là sảng khoái có điều kiện và mục đích.

Ngay cả Pahang tiểu quốc hắn cũng nhắc đến mở rộng, riêng Khmer hắn chưa bao giờ chính thức nói sẽ giúp nơi này độc lập. Đó là con người của Ký, hắn đã là quân chủ không còn là nhỏ ly ti kẻ mới xuyên việt, mọi hành động suy nghĩ của hắn đều tính toán người. Xin đừng để vẻ ngoài hi hi ha ha của hắn đánh lừa.

Lại nói một tháng qua quân Khmer và dân ven hồ sống rất hòa thuận thoải mái. Liên quân có thuốc men, lương thực rất khá có thể giúp dân ở đây phần nào hai bên tạo thiện cảm tốt.

Ngô Khảo Ký đã cho quân Khmer giả dạng dân lên bờ thám thính, thậm chí không có ít dân cư ở đây sau một tháng đã thành Ưng Khuyển thực sự của Cẩm Y Vệ Bố Chính với những cơn phê pha bất tận. Tuy lúc này một tháng chưa đủ để nghiện hoàn toàn, nhưng cảm giác sướng ấy đã khiên những Ưng Khuyển thà chết phục vụ Bố Chính rồi.

Đông Khmer người không thể biết được liên quân lại có thể rất kỷ luật như vậy không làm hại dân chúng, điều đó là cực hiếm thấy ở những cuộc chiến ở Khmer, dân đen luôn là đối tượng chịu nhiều đau thương nhất trong những cuộc chiến dù cho phe nào thắng lợi.

Lại thêm có ma tóe đá, Cẩm Y Vệ không thiếu tin tức trên bờ truyền về , thậm chí thám tử lúc này toàn là dân Đông Khmer rất dễ tiếp cận hậu phương Somesvara ( Angkor).

Thông tin chính xác sau một tháng tìm hiểu.

Quân của Suryavarman I đang trên đường từ UdonThani về Somesvara ( Angkor). Đường đi lằng ngoằng Jayavirahvarman biết ít nhất phải 600 km là ít.

Quân Suryavarman I ước tính mười mấy vạn sao có thể đi nhanh, chí ít phải hai tháng ba tháng mới tới nơi, mà nếu đi với tốc độ đó về đến Somesvara ( Angkor) là mệt chết khỏi đánh nhau. Cho nên Ngô Khảo Ký vẫn ung dung bố trí cùng đợi toàn bộ quân đội tập hợp.

Nhưng ngày hôm nay không thể tiếp tục kéo dài.

Tin tức Suryavarman I lấy cớ Jayavirahvarman dẫn ngoại bang xâm lăng để thu hút các quý tộc có tinh thần dân tộc ở Khmer đã về đến tai Ngô Khảo Ký, Hắn phải hành động nhanh trước khi Suryavarman I đạt được mục đích, tụ hợp một đội quân Khmer khổng lồ đến nơi này.

Ký chờ đợi không phải mưa mà là ngày nắng to.

Quân đội Bố Chính bắt đầu chặt cây xây bè gỗ khổng lồ ngay trên Biển Hồ ngay gần bờ.

Bố chính tính xây bè gỗ vào bờ tạo nên một con đường tiếp cận quân địch trên bờ? Thật ra đúng mà cũng là không đúng.



Vì sao nói vậy để giải thích sau thôi.

Lúc này quân Bố Chính nhấp nhô như kiến bò trên bè gỗ dài rộng hơn 100m vuông này. Một tháng chuẩn bị lại có dân cư bản địa làm tai mắt bọn họ thu thập nguyên liệu không khó, bờ bắc bị phong toả thì đi bờ Tây. Chặt gỗ tre cho lên thuyền đem về nơi này xây dựng công sự ngay trên mặt biển hồ.

Quân Bố Chín làm gì?

Rang và phơi thuốc nổ.

Mẹ kiếp trời mưa quá tởm , thuốc nổ dù cất trong kho kín có hệ thống vôi bột hút ẩm nhưng vẫn chịu không nổi. Cho nên phải phơi rang trước khi chiến đấu là chuyện bình thường.

Công việc này là siêu cấp nguy hiểm nếu không có lò rang khô thuốc nổ chuyên dụng của Bố Chính.

Lò rang bằng dầu để tránh hoàn toàn mọi loại tia lửa bắn lung tung như từ củi hay than. Gớm nhìn mất thằng Tây Lông thế kỉ mười 17 18 rang thuốc nổ mà hãi hùng quá đi.

Thậm chí lửa còn được bao kín trong lò và không tiếp xúc trực tiếp cùng chảo rang. Một hệ thống ống đồng truyền nhiệt làm nóng đáy chảo sẽ thực hiện chức năng này.

Muôi để đảo thuốc nổ bằng thuỷ tinh, tráng mọi ma sát có thể gây ra tia lửa.

Tất nhiên mấy tay rang thuốc nổ đều là kì cựu và chuyên nghiệp với thâm niên công tác trên 300 giờ kinh nghiệm rang thuốc nổ mới được tham gia vụ này.

Dĩ nhiên chiến Hạm Carrack chạy xung quanh phía xa xa để bảo vệ đồng thời cũng giữ đủ khoảng cách để nếu có bất trắc thì 100 ông rang thuốc nổ chết một mình thôi.

Thật ra kế hoạch ban đầu của Ký nó khác hiện tại lắm.

Kế hoạch ban đầu của hắn thứ được mọi người tung hô khen ngợi là một cuộc đổ bộ ban đêm lên phía tây, sau đo quân bộ sẽ đánh úp xuống Angkor bờ hồ. Đồng thời quân thuỷ sẽ dùng pháo lớn đánh phủ đầu cho một lượng lớn quân nơi này tiến lên đổ bộ bằng thuyền. Hai cánh kẹp chì đánh thì quân Khmer Đông không tan mới lạ lẫm.

Vấn đề đó là trong Biển Hồ ban đêm làm sao có thể đổ bộ chính xác?

Cách Ngô Khảo Ký lúc đó khá đơn giản. Trước thuyền nhỏ căm cọc tre treo đèn bão tạo thành lỗi đi an toàn không mắc cạn. Sau đó nửa đêm thắp đèn lên , hải quân cứ thế mà theo.

Phía Tây Angkor không xa là một khu rừng nguyên sinh, chỉ cần có dân địa phương dẫn đường là sẽ đi được tầm vài ngàn người thông. Vài ngàn người đánh bất ngờ thọc cánh là quân Angkor toi rồi.

Nhưng mà kế hoạch như thường lệ lại thay đổi. Khu rừng kia đúng là đổ quân được, đi thông được nhưng lại có một nhánh quân thứ hai của Angkor cắm trại hơi chếch phía Tây. Nói chung quân Angkor nơi này có ba nhánh quân chính.

Bãi cách thành Angkor 5km phía tây rất sâu rất thích hợp đổ bộ đã bị Đông Khmer quân xây công sự lũy thành bố trí pháo ngăn cản.Theo do thám báo về quân ở đó có tầm 1,5 vạn phân bố dọc trên công sự 300m rất dày đặc, nơi này đến 40 khẩu pháo.

Vị trí thứ hai là bãi lày nông cách Angkor 8km phía tây , bãi này khá không thích hợp đổ bộ, thuyền lớn không thể vào sâu yểm hộ, chỉ có thể thủ công bộ binh đổ bộ không có bảo vệ của pháo binh. Nơi này bố trí tầm vạn quân trên 1 km chiều dài phòng tuyến.

Chỗ quân Khmer không đề phòng đó là bãi lầy thông rừng nguyên sinh phía Tây Angkor 14km. Có thể đổ bộ nếu có bản địa dẫn đường . Nhưng khi do thám có thấy được một doanh trại đóng lui trong nội địa 4 km cạnh cánh rừng này.

Ba khu trại của người Khmer tạo nên tam giác tương hỗ rất khó chiến.

Ví nhu quân đổ bột rừng nguyên sinh phía Tây muốn an toàn phải công trại ở rừng cây này trước, nếu vậy dám hai trại còn lại sẽ được báo động và việc đổ bộ của thuyền từ Biển Hồ trực diện gặp khó khăn.

Nếu như quân đổ bộ bí mật rừng nguyên sinh Tây Nam liều lĩnh đánh trại bên bờ sông họ sẽ bị đánh úp sau lưng do cái trại thứ ba này. Cho nên kế của Ngô Khảo Ký vẫn dùng được nhưng hơi lung lay.

Không ngờ lão đại không đơn giản. Hỏng kế này ta dùng kế khác, không đánh úp sọt được đúng không, vậy anh vả thẳng mặt chú.

Hiện tại MOMO đang gặp 1 số lỗi, nếu sau 30p-1h nạp vẫn chưa có xu, các bạn vui lòng liên hệ fanpage, gởi ảnh chuyển tiền, copy mã giao dịch, copy username để kiểm tra và xử lí nhé!

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương