Lưỡng Đô Ký Sự
-
Chương 8: Thính chính*
Tuyết đổ trước cửa son,
sương phủ trắng cung thành
(*): Như dự thính, nghe và quan sát Hoàng đế triệu kiến quan lại, xử lý công vụ và phê duyệt tấu chương.
——
Lâm Xuyên Quận vương Đường Diễm, mười tuổi cùng Lục điện hạ Đường Đại, bốn tuổi, hiện đã nhập học, ngày nào cũng như ngày nào, từ lúc giờ Mẹo trời chưa sáng đã tới Văn Hoa điện học Tứ thư, tập lục nghệ, đến khi chiều buông mới ngừng. Thất điện hạ Đường Oanh còn nhỏ tuổi, vẫn đang nhàn nhã thong dong ở Vị Ương cung, nhưng hôm nay sau Ngọ thiện nhũ mẫu cũng đã mang nàng tới Cẩn Thân điện – nơi Hoàng đế xử lý chính vụ hằng ngày, đặt nàng ở đó sau bức bình phong, để nàng cùng hai hoàng huynh quan sát cách Hoàng đế lắng nghe triều thần dâng tấu và nghe Hoàng đế tuyên thánh ý.
Nhũ mẫu đặt Đường Oanh ở đó rồi còn không quên để lại vài món đồ chơi, sau đó liền ra gian chờ phía sau. Nhũ mẫu lo nàng sẽ khóc nháo. Nơi dân gian, cha nương yêu thương nuông chiều con cái, đến bảy tám tuổi mới bắt đầu cho đi học, mà hài tử trong hoàng thất, kim chi ngọc diệp là thế, vậy mà nhỏ như Đường Oanh đã bị ép buộc, đã phải thính chính. Nhũ mẫu ngồi xuống lại không yên lòng, dường như là sẵn sàng đợi người tới gọi mình đón Đường Oanh hồi cung.
Tấm bình phong đặt trong Cẩn Thiên điện phải được thay đổi theo mùa. Hiện tại đang là mùa đông, thế nhưng bức này vẽ núi đồi xanh tươi, tịch mai nở rộ, cánh hoa đón gió khẽ khàng rơi xuống, dưới góc bên phải còn có một bài phú. Đường Oanh chăm chú mà nhìn ấn ngọc chu sa, ấn kia thể chữ Triện, có hai chữ, Đường Oanh chỉ nhận ra được một chữ 'Nhan', chữ còn lại nàng không nhìn ra được, nhưng đoán chắc hẳn là khuê danh của Tiên hoàng hậu Nhan Kỳ.
Kỳ thực Đường Oanh nàng đã sớm không còn hứng thú với mấy món đồ chơi thủ công này, nhưng nếu không chơi, nàng lại trở nên thực dị thường, không giống những đứa trẻ đồng lứa khác. Vậy là, nàng đưa tay lần mò trong ống áo – ai mà ngờ lại chạm phải một bàn tay khác!
Đường Oanh khẽ kêu một tiếng, trừng mắt mà nhìn, lại thấy Lục điện hạ Đường Đại đang cười ngượng ngùng, mấy ngón tay tròn tròn ngắn ngắn vẫn giữ chặt món đồ chơi. Đường Đại chưa thúc quan, đang buộc một bím tóc nhỏ, gương mặt tròn tròn, cười rộ lên đôi mắt thành hai đường chỉ, bộ dáng khiến người ta không nỡ cự tuyệt. Đường Oanh nhìn nhìn, đoán Đường Đại hoạt bát hiếu động khó lòng ngồi yên, vậy là cũng buông tay nhường cho hắn.
Lâm Xuyên Quận vương ngồi một bên, anh khí thiếu niên ẩn trong đường nét mi thanh mục tú, hai bàn tay đặt trên đầu gối, vai bằng lưng thẳng, yên lặng mà ngồi, khóe miệng hơi mím, không hề nhúc nhích.
Món đồ chơi kia – nê khiếu khiếu, được tô đủ màu sắc, chạm khắc khá đơn giản, có hình dáng của một con chim nhỏ, phần mỏ được đục lỗ, phần đuôi được nạo rỗng như cái ống, khi thổi sẽ có tiếng vang lên, âm thanh rất cao, rất trong trẻo. Đây là món đồ chơi của hài tử dân gian, khi Đường Oanh còn ở Cô Tô, mẫu thân đã mua cho nàng một con. Đường Đại quả thực là một đứa trẻ hiếu động, vừa nhìn nê khiếu khiếu trong tay vừa cười vui vẻ, còn muốn đưa lên miệng thổi.
Công dụng của bình phong là để che chắn, không phải để cách âm. Đường Oanh và Đường Diễm nghe thấy có tiếng bước chân truyền vào, càng lúc càng gần, từng tiếng từng tiếng trầm ổn thong thả, chỉ có thể là của Hoàng đế. Đường Diễm đưa mắt nhìn Đường Đại, hơi nhíu mày, do dự chút ít, rốt cuộc quyết định không để ý tới nữa. Mà Đường Oanh, vừa nghe thấy tiếng bước chân đã như thể có phản xạ, vươn tay nhỏ, ý muốn ngăn Đường Đại lại, nhưng rồi không đủ sức lực, kết quả, ngăn cản không thành.
Tiếng nê khiếu khiếu vang lên, vọng khắp Cẩn Thân điện trang nghiêm túc mục. Ai ngờ được, Đường Oanh đã không được người mang ơn, còn bị người báo oán, Đường Đại lập tức nhét nê khiếu khiếu vào tay nàng.
Hoàng đế đi vào, tiến lên từng bước, ôm Đường Oanh lên, gương mặt xưa nay ôn hòa lúc này lại như biển lặng trời yên trước cơn bão tố. Hắn, đăng cơ năm bốn tuổi, bờ vai gánh vác vạn dặm non sông, không phải không mệt mỏi vất vả, thế nhưng từ nhỏ tới lớn chưa từng buông thả, luôn từ kiềm lấy bản thân.
Thiên tử giận dữ, xác phủ ngàn dặm. Đạo lý hổ dữ không ăn thịt con, đúng, nhưng vị trước mắt này không phải thân phụ của nàng.
Đường Đại vừa thổi nê khiếu khiếu đã liền nhìn thấy có đôi giày gấm thêu thùa hoa văn kim long uốn lượn xuất hiện trước tấm bình phong, trong lúc hoảng sợ liền nhét vật vào tay đứa trẻ ngồi bên. Sắc mặt Hoàng đế trầm trầm, Đường Đại chột dạ, mặt biến trắng bệch. Đường Diễm kính cẩn hành lễ, điềm đạm hỏi Hoàng đế vài câu hỏi đã giữ trong lòng từ buổi học vừa nãy ở Văn Hoa điện, từ đầu đến cuối mặt không hề đổi sắc.
Hoàng đế bế Đường Oanh trên tay, mà bàn tay nhỏ của nàng đã muốn toát mồ hôi. Kiếp trước, khi còn nhỏ chưa được cha mẹ nuôi đón về, nàng chính là ở cùng một đám trẻ, một đám trẻ quan tâm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Hành động khi nãy của nàng ngăn cản Đường Đại cũng chỉ xuất phát từ bản năng của nàng mà thôi, nào biết được mình sẽ bị báo oán.
Rơi nước mắt là hạ sách vạn bất đắc dĩ, kinh nghiệm nàng thu được từ kiếp trước đã chỉ ra cho nàng rằng người trưởng thành sẽ không có đủ bao dung và kiên nhẫn dành cho một đứa trẻ ưa gào khóc, nhất là khi đứa trẻ ấy không cùng huyết thống với mình.
Ánh mắt Hoàng đế không động, lẳng lặng nhìn Đường Đại đang còn run rẩy, một lát sau lại nhìn Đường Diễm, cuối cùng, ánh mắt ấy mới chậm rãi dừng lạ ở Đường Oanh. Đăng cơ đã hơn mười năm, Hoàng đế tự khắc có loại khí thế không nộ mà uy, ánh mắt ấy, chỉ cần yên lặng mà nhìn Đường Oanh cũng đã thừa sức khiến nàng bủn rủn chân tay. Hoàng đế hé môi muốn lên tiếng, lại thấy Đường Oanh liễm mi cúi đầu, thật là một bộ dáng biết sai nhận tội.
Con gái giống cha, dung mạo của Đường Oanh, thực là giống Đoan Vương khi nhỏ. Đoan Vương nhập cung bầu bạn với Hoàng đế từ nhỏ, khi ấy Thái hậu còn tại thế, trong các huynh đệ vương tôn, Hoàng đế yêu quý Đoan Vương nhất, thường khen ngợi hắn sinh ra trên đời có được một dung mạo thật khá, đặc biệt là đôi mắt kia, đào hoa ẩn tình. Đường Oanh thừa hưởng được đôi mắt ấy, thế nhưng dù sao cũng vẫn còn nhỏ như vậy, ngũ quan chưa sắc nét, ánh mắt còn đang trong veo, không đủ lực sát thương. Hoàng đế không có ý thu binh, vẫn cứ nghiêm khắc mà nhìn đứa trẻ, không biết bao lâu sau đôi mắt kia đã phủ một tầng sương.
Hoàng đế nhíu mày, xưa nay hắn không ưa những đứa trẻ mau nước mắt, lần này hắn nói đưa Đường Oanh tới Cẩn Thân điện dự thính chính cũng là do Tiêu Thận đề nghị, hắn lại thấy đứa bé này nhu thuận, vậy cho nên mới ân chuẩn.
Bỗng nhiên có đầu ngón tay nho nhỏ mềm mại chạm vào đầu mày mình, mi tâm Hoàng đế nhíu lại càng sâu, trầm giọng: "Làm gì vậy?"
Vai nhỏ chùng xuống, hiện ra chút khiếp sợ, rồi lại can đảm mà vuốt vuốt chân mày Hoàng đế, vừa nhu thuận nói: "Phụ... phụ hoàng... đừng giận."
Hoàng đế không ngờ một đứa trẻ nhỏ tuổi như vậy lại hiểu chuyện đến thế, đáy lòng thoáng chốc cũng ấm áp, bình lại cơn giận. Hắn tâm bình khí tĩnh, điềm đạm dạy dỗ Đường Oanh mấy câu, nói rằng – Phạm phải sai lầm, tự mình gánh vác, nước mắt vô dụng. Đầu ngón tay nhỏ rất mềm, lướt qua đầu mày hắn, nhẹ nhàng như giọt nước. Hắn buông ánh mắt nhìn, thấy hàng mi đứa trẻ đã ươn ướt, nhưng cũng không rơi nước mắt.
Nhìn bộ dạng kiên cường ẩn nhẫn, Hoàng đế mềm lòng, lại thấy bản thân mình chuyện bé xé thành to. Khi nãy hắn bước vào, tận mắt nhìn thấy rõ ràng Đường Đại đưa đồ vật kia lên miệng thổi, Đường Oanh tranh đoạt ngăn chặn hắn, Đường Diễm thản nhiên sống chết mặc bay. Ba đứa trẻ, đều phạm phải sai lầm. Sai lầm của Đường Đại đã quá rõ ràng, không cần phải nói; Đường Diễm, thân là huynh trưởng mà thờ ơ lạnh nhạt, thiếu đạo thiếu tình; Đường Oanh, nóng vội hấp tấp, không biết khiêm nhường. Hoàng đế vốn là muốn vạch trần tội lỗi, chỉ ra sai lầm, dạy dỗ từng điểm, thế nhưng rồi lại châm chước, Đường Oanh còn nhỏ, chỉ sợ khó mà lĩnh ngộ.
Hoàng đế nhìn Đường Oanh, cảm thấy có thể đứa trẻ này sinh ra ở nơi dân gian, trưởng thành sớm một chút, hiểu chuyện sớm một chút, mới có thể khiến hắn không màng tuổi nhỏ mà dạy dỗ vài câu như thế.
"Đánh mắng, miễn. Nhưng phải phạt." Hoàng đế chậm rãi buông lời vàng ý ngọc, bày ra một bộ dáng muốn dạy dỗ đứa trẻ. Vậy là, ôm Đường Oanh trên tay, vòng qua bình phong, đi ra.
Tấm bình phong ngăn buồng trong với chính điện. Ngoài chính điện, trái phải đều có nội thị, có cung nga, mặc dù Đường Diễm và Đường Đại hiếu kỳ cũng tuyệt nhìn không dám ngó nghiêng nhìn ra. Đường Diễm không nhận được câu trả lời cho những câu hỏi mà hắn đã hỏi, đành dồn lại trong lòng, Đường Đại xoa xoa tai, lại thấy có chút lo lắng cho Đường Oanh, đôi phần áy náy.
Ngự giai trên chính điện, Hoàng đế đang chấp bút phê tấu chương, Đường Oanh ngồi cạnh hắn 'chịu phạt'. Đường Oanh lúc này đang ngồi trên long ỷ chỉ Thiên tử mới có thể ngồi, một đĩa điểm tâm bắt mắt đặt trong lòng, một tay cầm điểm tâm, một tay để Ngự tiền Tổng quản Từ Đức Hải nhẹ nhàng lau lau.
Chợt, có nội thị vào báo: "Bệ hạ, Lại bộ Thượng thư Vương Bạc Viễn yết kiến."
Hoàng đế cho truyền, lại thuận mắt nhìn qua Đường Oanh đang ngồi bên, thầm nghĩ đứa trẻ này thực hiểu chuyện, còn biết mời Từ Đức Hải điểm tâm, khóe miệng và ngón tay lau chùi sạch sẽ, cũng không ngọ nguậy giẫm đạp. Thấy Hoàng đế truyền đại thần vào, vậy mà còn biết điều chỉnh lại bộ dáng, tay đặt trên đầu gối, ngồi đó ngoan ngoãn nghiêm chỉnh. Miễn cưỡng có vài phần bộ dáng tiểu đại nhân, ý cười trong mắt Hoàng đế càng sâu. Còn đĩa điểm tâm này là cống phẩm mới được phiên quốc tiến cung, Vị Ương cung cũng không có, liền phân phó Từ Đức Hải dâng lên một đĩa.
Vương Bạc Viễn bước vào điện, quỳ xuống dập đầu, đứng dậy đang muốn bẩm báo lại bị đỉnh đầu lấp ló sau ngự án dọa cho thất kinh. Tâm tư Đế vương khó dò, ngôi Trữ quân chẳng ai có thể đoán trước, Vương Bạc Viễn chần chừ một khắc, nhưng rồi cũng rất trấn định tự nhiên mà đàm luận chính sự.
Mấy canh giờ ngắn ngủi, Đường Oanh đã hiểu được ra vài điều. Tuy rằng Hoàng đế ốm yếu suy nhược, thế nhưng cũng chính là một bậc minh quân, quần thần được Hoàng đế triệu kiến không chỉ có những người xuất thân thế gia vọng tộc, mà còn có cả những người xuất thân khổ hàn, nhưng mang theo mình một tấm lòng trung, tận tâm phò quân trị quốc. Đương kim Hoàng đế này tri thức uyên thâm, ôn tồn điềm đạm, nghe nhiều ít nói – đạo dạy, nói nhiều tất có khiếm khuyết, cũng biết cách lựa lời không để trọng thần mếch lòng phật ý.
Thính chính, chính là để ngộ đạo quân thần, học cách dùng người, cách phân rõ trắng đen phải trái, hiểu, thân là Quân vương, trước những lời can gián khuyên nhủ, nên nghe hay nên bác.
Từ sau buổi yến đêm ấy, Đường Oanh đã hiểu vị trí của thân phận mình, đã quyết rằng sau này sẽ không bước vào hồi cửu long đoạt đích này, có điều, nàng rồi cũng sẽ phải học cách bảo vệ bản thân mình giữa những mạch nước ngầm tưởng là êm dịu, nhưng thực ra là mãnh liệt mênh mông.
Giờ Dậu, nhũ mẫu được truyền vào, đón Đường Oanh hồi cung.
Trẻ nhỏ ngủ nhiều, Đường Oanh có thể thức suốt buổi chiều đã là không dễ dàng, lúc này không chống đỡ nổi nữa, ghé trên lưng nhũ mẫu mà ngủ. Về tới gần Vị Ương cung, như thể là có thể cảm nhận được hương thơm thoang thoảng, nàng bỗng thức giấc. Cách không xa, Hoàng hậu đứng đó. Trong trời đông giá rét, mỗi khi hé môi thở ra, hơi thở biến thành một làn khói bạc mỏng manh. Lúc này tóc nàng vấn đơn giản, tóc mây khe khẽ bay, mười ngón tay đan vào nhau, buông trước người. Cuối ngày, sương mù càng lúc càng dày, ánh mắt nàng xuyên qua màn sương mờ mịt, xuyên qua cung tường chu môn, nhìn về phía đứa trẻ. Dường như nàng khẽ nở nụ cười, dù là một nụ cười nhạt, thế nhưng tưởng như còn sáng hơn sao trời, ấm vào đến tận trong lòng.
Nhũ mẫu biết Đường Oanh tỉnh rồi, vừa đặt nàng xuống đất đã thấy nàng nhanh nhẹn lảo đảo chạy về phía trước. Nhũ mẫu lo lắng đứa trẻ vấp ngã, vội vàng nhấc váy đuổi theo. Hoàng hậu bước mấy bước tới đỡ lấy Đường Oanh, mới hỏi nhũ mẫu: "Hôm nay ra sao? Có khóc quấy hay không?"
Nhũ mẫu: "Tiểu điện hạ rất nghe lời, từ đầu tới cuối đều ngoan. Bệ hạ rất có hứng, còn ban cả một đĩa điểm tâm."
Hoàng hậu gật đầu, Đường Oanh vòng tay ôm lấy cổ nàng. Nhìn, thấy đôi mắt kia mở to, long lanh, tựa như có điều muốn nói. Đã từng nghe trẻ nhỏ cần được động viên, bây giờ là lúc học nói, không phải là thời điểm mấu chốt sao? Vậy là, Hoàng hậu yên lặng mà nhìn, ánh mắt tràn đầy cổ vũ khen ngợi.
Lại nói, đôi mắt của Hoàng hậu cũng thực đặc biệt. Đuôi mắt dài, đường nét rất khéo, khi bày son phấn sẽ phảng phất tia phong tình quyến rũ, lại chẳng hề vũ mị lả lơi, có điều tia phong tình kia đã bị khí độ đoan chính chuẩn mực che giấu hết thảy, chỉ còn ẩn ẩn hiện hiện mà thôi.
"Mẫu hậu..."
"Sao vậy? Tiểu Thất muốn nói gì?"
Đường Oanh không có nhũ danh, Hoàng hậu cho rẳng thân mẫu của nàng còn đang tại thế, mình chỉ là dưỡng mẫu mà thôi, cũng không nên tự tiện đặt nhũ danh cho nàng. Trong tông thất Đương Oanh xếp hàng thứ bảy, liền gọi nàng – Tiểu Thất.
Miệng lưỡi trẻ nhỏ còn hạn chế, Đường Oanh ấp úng hơn nửa ngày, lúc ấy mới mơ mơ hồ hồ phát ra được một chữ: "Nhớ."
Hoàng hậu xoa xoa đầu đứa trẻ, dịu dàng đáp lại: "Tiểu Thất ngoan, mẫu hậu cũng nhớ Tiểu Thất."
—- Hết chương 7 —-
Editor mạn đàm:
Tiểu thất.... sao Điện hạ có thể đặt cho Quận chúa một cái tên ba chấm hết sức như vậy...
sương phủ trắng cung thành
(*): Như dự thính, nghe và quan sát Hoàng đế triệu kiến quan lại, xử lý công vụ và phê duyệt tấu chương.
——
Lâm Xuyên Quận vương Đường Diễm, mười tuổi cùng Lục điện hạ Đường Đại, bốn tuổi, hiện đã nhập học, ngày nào cũng như ngày nào, từ lúc giờ Mẹo trời chưa sáng đã tới Văn Hoa điện học Tứ thư, tập lục nghệ, đến khi chiều buông mới ngừng. Thất điện hạ Đường Oanh còn nhỏ tuổi, vẫn đang nhàn nhã thong dong ở Vị Ương cung, nhưng hôm nay sau Ngọ thiện nhũ mẫu cũng đã mang nàng tới Cẩn Thân điện – nơi Hoàng đế xử lý chính vụ hằng ngày, đặt nàng ở đó sau bức bình phong, để nàng cùng hai hoàng huynh quan sát cách Hoàng đế lắng nghe triều thần dâng tấu và nghe Hoàng đế tuyên thánh ý.
Nhũ mẫu đặt Đường Oanh ở đó rồi còn không quên để lại vài món đồ chơi, sau đó liền ra gian chờ phía sau. Nhũ mẫu lo nàng sẽ khóc nháo. Nơi dân gian, cha nương yêu thương nuông chiều con cái, đến bảy tám tuổi mới bắt đầu cho đi học, mà hài tử trong hoàng thất, kim chi ngọc diệp là thế, vậy mà nhỏ như Đường Oanh đã bị ép buộc, đã phải thính chính. Nhũ mẫu ngồi xuống lại không yên lòng, dường như là sẵn sàng đợi người tới gọi mình đón Đường Oanh hồi cung.
Tấm bình phong đặt trong Cẩn Thiên điện phải được thay đổi theo mùa. Hiện tại đang là mùa đông, thế nhưng bức này vẽ núi đồi xanh tươi, tịch mai nở rộ, cánh hoa đón gió khẽ khàng rơi xuống, dưới góc bên phải còn có một bài phú. Đường Oanh chăm chú mà nhìn ấn ngọc chu sa, ấn kia thể chữ Triện, có hai chữ, Đường Oanh chỉ nhận ra được một chữ 'Nhan', chữ còn lại nàng không nhìn ra được, nhưng đoán chắc hẳn là khuê danh của Tiên hoàng hậu Nhan Kỳ.
Kỳ thực Đường Oanh nàng đã sớm không còn hứng thú với mấy món đồ chơi thủ công này, nhưng nếu không chơi, nàng lại trở nên thực dị thường, không giống những đứa trẻ đồng lứa khác. Vậy là, nàng đưa tay lần mò trong ống áo – ai mà ngờ lại chạm phải một bàn tay khác!
Đường Oanh khẽ kêu một tiếng, trừng mắt mà nhìn, lại thấy Lục điện hạ Đường Đại đang cười ngượng ngùng, mấy ngón tay tròn tròn ngắn ngắn vẫn giữ chặt món đồ chơi. Đường Đại chưa thúc quan, đang buộc một bím tóc nhỏ, gương mặt tròn tròn, cười rộ lên đôi mắt thành hai đường chỉ, bộ dáng khiến người ta không nỡ cự tuyệt. Đường Oanh nhìn nhìn, đoán Đường Đại hoạt bát hiếu động khó lòng ngồi yên, vậy là cũng buông tay nhường cho hắn.
Lâm Xuyên Quận vương ngồi một bên, anh khí thiếu niên ẩn trong đường nét mi thanh mục tú, hai bàn tay đặt trên đầu gối, vai bằng lưng thẳng, yên lặng mà ngồi, khóe miệng hơi mím, không hề nhúc nhích.
Món đồ chơi kia – nê khiếu khiếu, được tô đủ màu sắc, chạm khắc khá đơn giản, có hình dáng của một con chim nhỏ, phần mỏ được đục lỗ, phần đuôi được nạo rỗng như cái ống, khi thổi sẽ có tiếng vang lên, âm thanh rất cao, rất trong trẻo. Đây là món đồ chơi của hài tử dân gian, khi Đường Oanh còn ở Cô Tô, mẫu thân đã mua cho nàng một con. Đường Đại quả thực là một đứa trẻ hiếu động, vừa nhìn nê khiếu khiếu trong tay vừa cười vui vẻ, còn muốn đưa lên miệng thổi.
Công dụng của bình phong là để che chắn, không phải để cách âm. Đường Oanh và Đường Diễm nghe thấy có tiếng bước chân truyền vào, càng lúc càng gần, từng tiếng từng tiếng trầm ổn thong thả, chỉ có thể là của Hoàng đế. Đường Diễm đưa mắt nhìn Đường Đại, hơi nhíu mày, do dự chút ít, rốt cuộc quyết định không để ý tới nữa. Mà Đường Oanh, vừa nghe thấy tiếng bước chân đã như thể có phản xạ, vươn tay nhỏ, ý muốn ngăn Đường Đại lại, nhưng rồi không đủ sức lực, kết quả, ngăn cản không thành.
Tiếng nê khiếu khiếu vang lên, vọng khắp Cẩn Thân điện trang nghiêm túc mục. Ai ngờ được, Đường Oanh đã không được người mang ơn, còn bị người báo oán, Đường Đại lập tức nhét nê khiếu khiếu vào tay nàng.
Hoàng đế đi vào, tiến lên từng bước, ôm Đường Oanh lên, gương mặt xưa nay ôn hòa lúc này lại như biển lặng trời yên trước cơn bão tố. Hắn, đăng cơ năm bốn tuổi, bờ vai gánh vác vạn dặm non sông, không phải không mệt mỏi vất vả, thế nhưng từ nhỏ tới lớn chưa từng buông thả, luôn từ kiềm lấy bản thân.
Thiên tử giận dữ, xác phủ ngàn dặm. Đạo lý hổ dữ không ăn thịt con, đúng, nhưng vị trước mắt này không phải thân phụ của nàng.
Đường Đại vừa thổi nê khiếu khiếu đã liền nhìn thấy có đôi giày gấm thêu thùa hoa văn kim long uốn lượn xuất hiện trước tấm bình phong, trong lúc hoảng sợ liền nhét vật vào tay đứa trẻ ngồi bên. Sắc mặt Hoàng đế trầm trầm, Đường Đại chột dạ, mặt biến trắng bệch. Đường Diễm kính cẩn hành lễ, điềm đạm hỏi Hoàng đế vài câu hỏi đã giữ trong lòng từ buổi học vừa nãy ở Văn Hoa điện, từ đầu đến cuối mặt không hề đổi sắc.
Hoàng đế bế Đường Oanh trên tay, mà bàn tay nhỏ của nàng đã muốn toát mồ hôi. Kiếp trước, khi còn nhỏ chưa được cha mẹ nuôi đón về, nàng chính là ở cùng một đám trẻ, một đám trẻ quan tâm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Hành động khi nãy của nàng ngăn cản Đường Đại cũng chỉ xuất phát từ bản năng của nàng mà thôi, nào biết được mình sẽ bị báo oán.
Rơi nước mắt là hạ sách vạn bất đắc dĩ, kinh nghiệm nàng thu được từ kiếp trước đã chỉ ra cho nàng rằng người trưởng thành sẽ không có đủ bao dung và kiên nhẫn dành cho một đứa trẻ ưa gào khóc, nhất là khi đứa trẻ ấy không cùng huyết thống với mình.
Ánh mắt Hoàng đế không động, lẳng lặng nhìn Đường Đại đang còn run rẩy, một lát sau lại nhìn Đường Diễm, cuối cùng, ánh mắt ấy mới chậm rãi dừng lạ ở Đường Oanh. Đăng cơ đã hơn mười năm, Hoàng đế tự khắc có loại khí thế không nộ mà uy, ánh mắt ấy, chỉ cần yên lặng mà nhìn Đường Oanh cũng đã thừa sức khiến nàng bủn rủn chân tay. Hoàng đế hé môi muốn lên tiếng, lại thấy Đường Oanh liễm mi cúi đầu, thật là một bộ dáng biết sai nhận tội.
Con gái giống cha, dung mạo của Đường Oanh, thực là giống Đoan Vương khi nhỏ. Đoan Vương nhập cung bầu bạn với Hoàng đế từ nhỏ, khi ấy Thái hậu còn tại thế, trong các huynh đệ vương tôn, Hoàng đế yêu quý Đoan Vương nhất, thường khen ngợi hắn sinh ra trên đời có được một dung mạo thật khá, đặc biệt là đôi mắt kia, đào hoa ẩn tình. Đường Oanh thừa hưởng được đôi mắt ấy, thế nhưng dù sao cũng vẫn còn nhỏ như vậy, ngũ quan chưa sắc nét, ánh mắt còn đang trong veo, không đủ lực sát thương. Hoàng đế không có ý thu binh, vẫn cứ nghiêm khắc mà nhìn đứa trẻ, không biết bao lâu sau đôi mắt kia đã phủ một tầng sương.
Hoàng đế nhíu mày, xưa nay hắn không ưa những đứa trẻ mau nước mắt, lần này hắn nói đưa Đường Oanh tới Cẩn Thân điện dự thính chính cũng là do Tiêu Thận đề nghị, hắn lại thấy đứa bé này nhu thuận, vậy cho nên mới ân chuẩn.
Bỗng nhiên có đầu ngón tay nho nhỏ mềm mại chạm vào đầu mày mình, mi tâm Hoàng đế nhíu lại càng sâu, trầm giọng: "Làm gì vậy?"
Vai nhỏ chùng xuống, hiện ra chút khiếp sợ, rồi lại can đảm mà vuốt vuốt chân mày Hoàng đế, vừa nhu thuận nói: "Phụ... phụ hoàng... đừng giận."
Hoàng đế không ngờ một đứa trẻ nhỏ tuổi như vậy lại hiểu chuyện đến thế, đáy lòng thoáng chốc cũng ấm áp, bình lại cơn giận. Hắn tâm bình khí tĩnh, điềm đạm dạy dỗ Đường Oanh mấy câu, nói rằng – Phạm phải sai lầm, tự mình gánh vác, nước mắt vô dụng. Đầu ngón tay nhỏ rất mềm, lướt qua đầu mày hắn, nhẹ nhàng như giọt nước. Hắn buông ánh mắt nhìn, thấy hàng mi đứa trẻ đã ươn ướt, nhưng cũng không rơi nước mắt.
Nhìn bộ dạng kiên cường ẩn nhẫn, Hoàng đế mềm lòng, lại thấy bản thân mình chuyện bé xé thành to. Khi nãy hắn bước vào, tận mắt nhìn thấy rõ ràng Đường Đại đưa đồ vật kia lên miệng thổi, Đường Oanh tranh đoạt ngăn chặn hắn, Đường Diễm thản nhiên sống chết mặc bay. Ba đứa trẻ, đều phạm phải sai lầm. Sai lầm của Đường Đại đã quá rõ ràng, không cần phải nói; Đường Diễm, thân là huynh trưởng mà thờ ơ lạnh nhạt, thiếu đạo thiếu tình; Đường Oanh, nóng vội hấp tấp, không biết khiêm nhường. Hoàng đế vốn là muốn vạch trần tội lỗi, chỉ ra sai lầm, dạy dỗ từng điểm, thế nhưng rồi lại châm chước, Đường Oanh còn nhỏ, chỉ sợ khó mà lĩnh ngộ.
Hoàng đế nhìn Đường Oanh, cảm thấy có thể đứa trẻ này sinh ra ở nơi dân gian, trưởng thành sớm một chút, hiểu chuyện sớm một chút, mới có thể khiến hắn không màng tuổi nhỏ mà dạy dỗ vài câu như thế.
"Đánh mắng, miễn. Nhưng phải phạt." Hoàng đế chậm rãi buông lời vàng ý ngọc, bày ra một bộ dáng muốn dạy dỗ đứa trẻ. Vậy là, ôm Đường Oanh trên tay, vòng qua bình phong, đi ra.
Tấm bình phong ngăn buồng trong với chính điện. Ngoài chính điện, trái phải đều có nội thị, có cung nga, mặc dù Đường Diễm và Đường Đại hiếu kỳ cũng tuyệt nhìn không dám ngó nghiêng nhìn ra. Đường Diễm không nhận được câu trả lời cho những câu hỏi mà hắn đã hỏi, đành dồn lại trong lòng, Đường Đại xoa xoa tai, lại thấy có chút lo lắng cho Đường Oanh, đôi phần áy náy.
Ngự giai trên chính điện, Hoàng đế đang chấp bút phê tấu chương, Đường Oanh ngồi cạnh hắn 'chịu phạt'. Đường Oanh lúc này đang ngồi trên long ỷ chỉ Thiên tử mới có thể ngồi, một đĩa điểm tâm bắt mắt đặt trong lòng, một tay cầm điểm tâm, một tay để Ngự tiền Tổng quản Từ Đức Hải nhẹ nhàng lau lau.
Chợt, có nội thị vào báo: "Bệ hạ, Lại bộ Thượng thư Vương Bạc Viễn yết kiến."
Hoàng đế cho truyền, lại thuận mắt nhìn qua Đường Oanh đang ngồi bên, thầm nghĩ đứa trẻ này thực hiểu chuyện, còn biết mời Từ Đức Hải điểm tâm, khóe miệng và ngón tay lau chùi sạch sẽ, cũng không ngọ nguậy giẫm đạp. Thấy Hoàng đế truyền đại thần vào, vậy mà còn biết điều chỉnh lại bộ dáng, tay đặt trên đầu gối, ngồi đó ngoan ngoãn nghiêm chỉnh. Miễn cưỡng có vài phần bộ dáng tiểu đại nhân, ý cười trong mắt Hoàng đế càng sâu. Còn đĩa điểm tâm này là cống phẩm mới được phiên quốc tiến cung, Vị Ương cung cũng không có, liền phân phó Từ Đức Hải dâng lên một đĩa.
Vương Bạc Viễn bước vào điện, quỳ xuống dập đầu, đứng dậy đang muốn bẩm báo lại bị đỉnh đầu lấp ló sau ngự án dọa cho thất kinh. Tâm tư Đế vương khó dò, ngôi Trữ quân chẳng ai có thể đoán trước, Vương Bạc Viễn chần chừ một khắc, nhưng rồi cũng rất trấn định tự nhiên mà đàm luận chính sự.
Mấy canh giờ ngắn ngủi, Đường Oanh đã hiểu được ra vài điều. Tuy rằng Hoàng đế ốm yếu suy nhược, thế nhưng cũng chính là một bậc minh quân, quần thần được Hoàng đế triệu kiến không chỉ có những người xuất thân thế gia vọng tộc, mà còn có cả những người xuất thân khổ hàn, nhưng mang theo mình một tấm lòng trung, tận tâm phò quân trị quốc. Đương kim Hoàng đế này tri thức uyên thâm, ôn tồn điềm đạm, nghe nhiều ít nói – đạo dạy, nói nhiều tất có khiếm khuyết, cũng biết cách lựa lời không để trọng thần mếch lòng phật ý.
Thính chính, chính là để ngộ đạo quân thần, học cách dùng người, cách phân rõ trắng đen phải trái, hiểu, thân là Quân vương, trước những lời can gián khuyên nhủ, nên nghe hay nên bác.
Từ sau buổi yến đêm ấy, Đường Oanh đã hiểu vị trí của thân phận mình, đã quyết rằng sau này sẽ không bước vào hồi cửu long đoạt đích này, có điều, nàng rồi cũng sẽ phải học cách bảo vệ bản thân mình giữa những mạch nước ngầm tưởng là êm dịu, nhưng thực ra là mãnh liệt mênh mông.
Giờ Dậu, nhũ mẫu được truyền vào, đón Đường Oanh hồi cung.
Trẻ nhỏ ngủ nhiều, Đường Oanh có thể thức suốt buổi chiều đã là không dễ dàng, lúc này không chống đỡ nổi nữa, ghé trên lưng nhũ mẫu mà ngủ. Về tới gần Vị Ương cung, như thể là có thể cảm nhận được hương thơm thoang thoảng, nàng bỗng thức giấc. Cách không xa, Hoàng hậu đứng đó. Trong trời đông giá rét, mỗi khi hé môi thở ra, hơi thở biến thành một làn khói bạc mỏng manh. Lúc này tóc nàng vấn đơn giản, tóc mây khe khẽ bay, mười ngón tay đan vào nhau, buông trước người. Cuối ngày, sương mù càng lúc càng dày, ánh mắt nàng xuyên qua màn sương mờ mịt, xuyên qua cung tường chu môn, nhìn về phía đứa trẻ. Dường như nàng khẽ nở nụ cười, dù là một nụ cười nhạt, thế nhưng tưởng như còn sáng hơn sao trời, ấm vào đến tận trong lòng.
Nhũ mẫu biết Đường Oanh tỉnh rồi, vừa đặt nàng xuống đất đã thấy nàng nhanh nhẹn lảo đảo chạy về phía trước. Nhũ mẫu lo lắng đứa trẻ vấp ngã, vội vàng nhấc váy đuổi theo. Hoàng hậu bước mấy bước tới đỡ lấy Đường Oanh, mới hỏi nhũ mẫu: "Hôm nay ra sao? Có khóc quấy hay không?"
Nhũ mẫu: "Tiểu điện hạ rất nghe lời, từ đầu tới cuối đều ngoan. Bệ hạ rất có hứng, còn ban cả một đĩa điểm tâm."
Hoàng hậu gật đầu, Đường Oanh vòng tay ôm lấy cổ nàng. Nhìn, thấy đôi mắt kia mở to, long lanh, tựa như có điều muốn nói. Đã từng nghe trẻ nhỏ cần được động viên, bây giờ là lúc học nói, không phải là thời điểm mấu chốt sao? Vậy là, Hoàng hậu yên lặng mà nhìn, ánh mắt tràn đầy cổ vũ khen ngợi.
Lại nói, đôi mắt của Hoàng hậu cũng thực đặc biệt. Đuôi mắt dài, đường nét rất khéo, khi bày son phấn sẽ phảng phất tia phong tình quyến rũ, lại chẳng hề vũ mị lả lơi, có điều tia phong tình kia đã bị khí độ đoan chính chuẩn mực che giấu hết thảy, chỉ còn ẩn ẩn hiện hiện mà thôi.
"Mẫu hậu..."
"Sao vậy? Tiểu Thất muốn nói gì?"
Đường Oanh không có nhũ danh, Hoàng hậu cho rẳng thân mẫu của nàng còn đang tại thế, mình chỉ là dưỡng mẫu mà thôi, cũng không nên tự tiện đặt nhũ danh cho nàng. Trong tông thất Đương Oanh xếp hàng thứ bảy, liền gọi nàng – Tiểu Thất.
Miệng lưỡi trẻ nhỏ còn hạn chế, Đường Oanh ấp úng hơn nửa ngày, lúc ấy mới mơ mơ hồ hồ phát ra được một chữ: "Nhớ."
Hoàng hậu xoa xoa đầu đứa trẻ, dịu dàng đáp lại: "Tiểu Thất ngoan, mẫu hậu cũng nhớ Tiểu Thất."
—- Hết chương 7 —-
Editor mạn đàm:
Tiểu thất.... sao Điện hạ có thể đặt cho Quận chúa một cái tên ba chấm hết sức như vậy...
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook