Lục Mạch Thần Kiếm
-
Chương 27: Giả Chấp Pháp, A Châu thăm Quả Phụ
Tiêu Phong tuy là một Ðại Hán thô hào, song hiểu ngay ý tứ mấy câu nói của A Châu.
Ý nàng muốn chung thân cùng mình ra sống ngoài bãi hoang, không về Trung Nguyên nữa.
Ban đầu Tiêu Phong cứu nàng chẳng qua là nghe tiếng anh hùng Mộ Dung Phục nên đem lòng mến tiếc kẻ nữ tỳ của người bạn thần giao. Sau hai người sớm hôm bầu bạn, ông cảm thấy nàng là người ôn nhu thân thiết và bây giờ nàng nói thẳng để thổ lộ tâm sự, bất giác ông cảm kích vô cùng! Ông đưa bàn tay to tướng ra, nắm lấy bàn tay nhỏ xíu của A Châu nói:
- A Châu! Cô thật tử tế quá! Không lấy chuyện tôi là người Khất Ðan hèn mạt mà đem lòng rẻ rúng chúng tôi ư?
A Châu đáp:
- Người Hán cũng là người, người Khất Ðan cũng là người chẳng có gì hơn kém nhau hết. Tôi... tôi thích làm người Khất Ðan thực tình như thế, tuyệt không miễn cưỡng chút nào.
Tiếng nàng mỗi lúc một nhỏ đi, nghe không rõ nữa.
Tiêu Phong cả mừng, đột nhiên đưa tay ra chụp lấy lưng nàng tung bổng lên.
Khi người nàng rớt xuống, ông từ từ đón lấy đặt xuống đất vừa cười ha hả vừa nhìn nàng ra chiều hãnh diện lớn tiếng nói:
- Trên đời còn được một người tri kỷ là đủ mãn nguyện. A Châu! Sau này cô theo tôi săn chồn đuổi thỏ, vĩnh viễn đừng hối hận gì nữa nhé!
A Châu nói:
- Dù theo đại gia đi giết người đốt nhà, ăn trộm, ăn cướp tôi chẳng còn hối hận nữa là. Ðược đi theo đại gia thì dù thiên mà bảo chết, phong trần khổ ải thế nào tôi cũng vui lòng.
Tiêu Phong nói:
- Tiêu mỗ có được ngày nay, đừng nói trở về làm Bang chủ, chủ Bang mà có làm đến hoàng đế nhà Ðại Tống cũng không thèm nữa.
A Châu! Bây giờ chúng ta đến Tín Dương kiếm Mã phu nhân có chịu nói thật cũng hay mà không chịu nói cũng thôi. Ðó là con người cuối cùng tôi cũng muốn tìm đến để hỏi lại một lần nữa rồi sẽ ra ngoài ải Nhạn môn quan làm nghề săn bắn.
A Châu nói:
- Tiêu đại gia...
Tiêu Phong ngắt lời:
- Từ đây trở đi nàng đừng gọi ta là đại gia, nhị gia gì nữa, mà gọi là đại ca thôi!
A Châu mặt đỏ bừng lên nói:
- Tôi đâu dám thế?
Tiêu Phong hờn mát nói:
- Nàng có chịu kêu ta bằng đại ca hay không thì bảo?
A Châu tủm tỉm cười đáp:
- Chịu lắm! Không dám trái ý!
Tiêu Phong cười nói:
- Nàng gọi thử đi nghe nào.
A Châu rụt rè khẽ gọi:
- Ðại... đại ca!
Tiêu Phong cười ha hả nói:
- Phải rồi! Từ nay Tiêu mỗ không phải cô đơn để người ta khinh bỉ mình là giòng giống mọi rợ, vì trên đời này, ít ra cũng có một người...
Ông chưa biết nói một người làm sao thì A Châu đỡ lời:
- Một người kính trọng khâm phục, cảm kích đại ca và nguyện ý vĩnh viễn đời đời kiếp kiếp theo bên mình đại ca, cùng đại ca chia xẻ nỗi lo âu nhục nhã gian lao khốn khổ.
Tiêu Phong nổi lên một tràng cười vang cả núi rừng.
Ông nghe câu nàng nói: "... chia xẻ lo âu nhục nhã nỗi gian lao khốn khổ" vì biết nàng hiểu trên bước đường đời còn đầy chông gai nàng cũng vui chịu đựng chẳng chút hối hận. Lòng ông xiết bao cảm kích, bất giác hai dòng lệ nhỏ xuống má.
Nhà Phó bang chúa Cái Bang hồi trước là Mã Ðại Nguyên ở ấp Tín Dương, tỉnh Hà Nam.
Tiêu Phong cùng A Châu từ núi Thiên Thai qua Giang Nam tới Tín Dương muôn dặm xa xôi.
Ðường trường nào phải ngày một ngày hai, song đôi bên ý hợp tâm đầu, tơ tình quấn quít, hai người cỡi ngựa đi thong thả, vừa xem phong cảnh thấy nơi nào tốt đẹp, men rượu lại khiến cho người say sưa ngây ngất.
A Châu tuy không uống rượu được, nhưng vì muốn trợ hứng cho Tiêu Phong thường miễn cưỡng uống vài chén.
Mặt nàng đỏ bừng bừng tăng thêm vẻ duyên dáng.
Tiêu Phong tuy trong lòng còn đầy mối phẫn uất, nhưng có A Châu cười cười nói nói, dí dỏm bên mình nên cũng khuây khỏa được nhiều.
Chuyến này ông từ Giang Nam ngược lên Trung Châu so với hôm trước từ Nhạn môn quan vội vã trở về Sơn Ðông, cảm thấy trong lòng khoan khoái hơn nhiều.
Một hôm đi tới Quảng Châu, còn cách Tín Dương chừng hai ngày đường, A Châu hỏi:
- Ðại ca! Ðại ca tính hỏi Mã phu nhân cách nào cho tiện?
Bữa trước ở rừng hạnh, Mã phu nhân từ lời nói cho đến nét mặt đều lộ vẻ căm hờn Kiều Phong. Khi đó Kiều Phong cũng rất bực mình, song sau ông nghĩ lại phu nhân tưởng lầm mình giết chồng nên căm hận mình là lẽ thường nên ông không bực mình nữa. Ông lại nghĩ phu nhân là một quả phụ yếu đuối nếu nạt nộ ức hiếp phu nhân thì không phải là hành động của người hào kiệt, mà không uy hiếp thì biết làm thế nào. Nên khi nghe A Châu hỏi, ông trù trừ nghĩ khó trả lời. Ông ngẩn ngơ một lát rồi nói:
- Tôi tưởng chúng ta lấy lời tử tế cho Mã phu nhân hiểu rõ đen trắng, đừng đổ oan cho tôi đã giết chồng phu nhân nữa, A Châu. Theo ý tôi thì chi bằng nàng đến nói chuyện với phu nhân có lẽ dễ hơn? nàng mồm mép linh lợi, lại là bạn đàn bà với nhau dễ hiểu chuyện hơn. Mã phu nhân thấy mặt tôi tất nổi mối căm thù thì làm gì cũng hỏng bét.
A Châu tủm tỉm cười đáp:
- Tôi có kế này, chỉ sợ đại ca không muốn.
Tiêu Phong vội hỏi:
- Kế gì?
A Châu đáp:
- Ðại ca là bậc anh hùng đại trượng phu, không thể bức bách thì để tôi gạt phu nhân cho, đại ca tính sao?
Tiêu Phong cả mừng nói:
- Nếu gạt được phu nhân thổ lộ chân tình thì còn gì hay hơn, A Châu! Nàng đã biết tôi ngày đêm khắc khoải chỉ mong đâm chết được kẻ thù đã giết phụ thân mình. Hiện nay tôi lâm vào hoàn cảnh thân danh tan nát, lại mang tiếng đại ác. Hết thảy anh hùng thiên hạ đều coi là kẻ cừu thù, nhất là bọn hào kiệt Trung Nguyên tìm giết được tôi mới nghe. Mọi điều ngang ngửa đều do "tên đại ác" mà ra. Nếu tôi không băm vằm được thì không tài nào khuây khỏa cùng nàng tìm đến bãi sa mạc để hưởng thú săn bắn.
Mấy câu sau ông nói bằng một giọng quả quyết. Gần đây tâm thần ông không đến nỗi uất hận như trước, nhưng mối thù với "tên đại ác" vẫn chưa giảm phần nào.
A Châu nói:
- Tâm sự đại ca làm gì tôi không rõ. "Tên đại ác" đó ám hại lấy đại ca như vậy, tôi cũng mong chém lấy hắn mấy nhát để giúp đại ca rửa hận. Sau khi bắt được hắn rồi, chúng ta sẽ đặt một bữa tiệc lớn, mời hết anh hùng hào kiệt thiên hạ để trình bày mọi nỗi oan khuất hầu vãn hồi thanh danh trong sạch cho đại ca.
Tiêu Phong thở dài nói:
- Bất tất phải như vậy. Khi ở Tự Hiền Trang tôi đã giết khá nhiều người và đã kết mối thâm cừu với các bậc anh hùng. Nay tôi cũng chẳng mong gì họ lượng tình cho mình nữa. Tôi chỉ mong thanh toán xong việc này cho trong dạ hả hê, rồi cùng nàng ruổi ngựa sang bên kia quan ải. Chúng ta chung sống cùng đàn thú rừng, chẳng muốn nhìn thấy các vị anh hùng hảo hán nữa.
A Châu nói:
- Tôi cũng cầu Trời khấn Phật được như vậy mà thôi.
Rồi nàng tủm tỉm cười nói tiếp:
- Ðại ca! Tôi tính cải trang thành một người khác để gạt phu nhân cho biết danh tính "tên đại ác"!
Tiêu Phong vỗ đùi reo lên:
- Phải lắm! Phải lắm! Sao tôi lại không nghĩ ra. Nàng là tay hóa trang rất thần tình, dùng vào việc này còn gì hay hơn nữa, nhưng định cải trang ra ai bây giờ?
A Châu nói:
- Tôi xin hỏi đại ca: Khi Mã Phó Bang Chúa còn tại thế, y thường chơi thân với ai ở Cái Bang, tôi sẽ giả trang làm người đó. Mã phu nhân tất nghĩ tới chỗ thân tình với chồng mình mà không dấu diếm gì nữa.
Tiêu Phong nói:
- Ồ! Những người rất thân thiết với Mã Ðại Nguyên ở Cái Bang chỉ có Vương Ðà Chúa, Toàn Quan Thanh, Trần trưởng lão, Chấp pháp trưởng lão Bạch Thế Kính.
A Châu nghiêng đầu ngoẹo cổ, tưởng tượng lại tướng mạo những người đó.
Tiêu Phong lại tiếp:
- Mã Ðại Nguyên là một người rất trầm mặc cẩn thận, không rượu chè ba hoa như tôi. Vì thế mà ít khi ngồi chè chén truyện trò với bọn Bạch Thế Kính, Toàn Quan Thanh gần giống tính y nên thường ngồi với nhau nghiên cứu võ công.
A Châu nói:
- Trong những người này, Vương Ðà Chúa thì tôi chưa biết mặt, Trần trưởng lão thường mang túi gai chứa đầy rắn rết, đuôi vẫy đã thấy sợ hết hồn nên cải trang không thể giống được. Còn Toàn Quan Thanh người cao lênh khênh, phải cải trang mất hàng nửa ngày mới giống được. Nhưng lại sợ mình phải ở nhà Mã phu nhân khá lâu để còn từ từ dẫn dụ nàng, thì bại lộ chân tướng. Tôi đành làm Bạch trưởng lão vậy. Khi ở Tự Hiền Trang lão đã nói chuyện với tôi mấy lần nên cải trang ra lão rất dễ.
Tiêu Phong mỉm cười nói:
- Thời kỳ nàng chữa thương, Bạch trưởng lão đối với nàng đã hết lòng, cầu khẩn Tiết Thần Y chữa thương cho. Bây giờ nàng hóa trang làm lão để đi bịp người, chẳng hóa ra có điều bất tiện ư? .
A Châu cười nói:
- Tôi hóa trang ra Bạch trưởng lão để làm việc hay chứ không làm điều dở để lụy tới thanh danh lão thì có gì đáng ngại.
Trong một gian phòng trọ nhỏ công việc cải trang bắt đầu. A Châu hóa trang cho Tiêu Phong làm một tên lục đại đệ tử Cái Bang, tùy tùng Bạch trưởng lão và dặn ông càng ít nói càng hay để đề phòng Mã phu nhân, một người rất tinh mắt, có thể nhận ra.
Tiêu Phong thấy A Châu cải trang xong, mặt lạnh như tiền, không giận mà oai, quả đúng Chấp pháp trưởng lão, con người đã làm cho mấy vạn đệ tử Cái Bang phải kính phải sợ. Chẳng những tướng mạo giống như in mà ngôn ngữ cử chỉ không khác Bạch Thế Kính chút nào.
Tiêu Phong rất thân với Bạch trưởng lão, gần gũi nhau mười năm trời cũng phải chịu A Châu cải trang không chỗ nào chê được.
Tiêu Phong cùng A Châu đến Tín Dương.
Dọc đường ông gặp người Cái Bang liền dùng tiếng lóng bổn bang nói chuyện để dò la tin tức những nhân vật đầu não Cái Bang và nói rõ cho họ biết tin Bạch trưởng lão sắp đến Tín Dương để họ truyền đến tai Mã phu nhân trước tất phu nhân yên trí như vậy, thì dù trong việc cải trang của A Châu có chỗ sơ hở, phu nhân cũng không để ý tới nữa.
Nhà Mã Ðại Nguyên ở vế phía Tây ấp Tín Dương, cách thành hơn ba mươi dặm.
Tiêu Phong dò hỏi bọn đệ tử Cái Bang cho biết đường lối rồi cùng A Châu đi tới Mã gia.
Hai người cố ý đi trùng trình để gần tối mới tới nơi.
Dù sao thì ban ngày nhìn sự vật cũng rõ hơn ban đêm và việc hóa trang của A Châu rất có thể bị bại lộ.
Nhưng tối đến, cảnh vật lờ mờ, dễ bề nhập nhoạng.
Tiêu Phong đến cổng ngoài Mã gia thì thấy một con sông con bao quanh ba gian nhà ngói đỏ.
Bên nhà có hai cây thùy dương, trước cửa là một khu đất bằng phẳng tựa hồ như cái sân để nhà nông phơi thóc.
Nhưng bốn góc đều có một hố sâu.
Tiêu Phong hiểu rõ võ công của Mã Ðại Nguyên nên vừa thấy bốn cái hố sâu đã biết ngay là chỗ luyện võ.
Ngày nay, u minh đôi ngã bất giác Tiêu Phong cảm thấy đau lòng.
Ông toan lại gõ cửa thì đột nhiên có tiếng "kẹt", cánh cổng mở.
Một người đàn bà vận toàn đồ trắng ở trong đi ra, chính là Mã phu nhân.
Mã phu nhân đưa mắt nhìn Tiêu Phong một cái rồi cúi xuống thi lễ với A Châu nói:
- Bạch trưởng lão quan lâm tệ xá, thật là một sự bất ngờ, xin mời trưởng lão vào nhà dùng trà.
A Châu nói:
- Tại hạ có việc cần thương lượng với phu nhân vì thế mà đường đột tới đây xin phu nhân thứ lỗi.
Nét mặt Mã phu nhân tựa như cười mà không phải cười trên mặt lộ vẻ ảm đạm hợp với con người toàn thân mặc tang phục.
Lúc đó, trời đã gần tối mặt trời sắp lặn, phản chiếu bóng vàng vào mặt người thiếu phụ.
Tiêu Phong thấy đầu mày khóe mắt hơi lộ vết nhăn, trạc tuổi chừng ba mươi sáu, hình dung tha thướt, tướng mạo tuyệt đẹp.
Hai người theo Mã phu nhân vào nhà, trong phòng khách nhỏ chính giữa đặt cái bàn và bốn cái ghế mà đã gần hết đất. Lúc một mình bưng trà lên, Mã phu nhân hỏi đến danh tính Tiêu Phong.
A Châu thuận miệng bịa ra một tên.
Mã phu nhân lại hỏi:
- Bạch trưởng lão đại gia đến đây có điều chi dạy bảo?
A Châu đáp:
- Từ trưởng lão qua đời tại thành Vệ Huy hẳn phu nhân đã biết.
Mã phu nhân đột nhiên ngẩng đầu lên, tia mắt lộ vẻ kinh dị một lúc:
- Dĩ nhiên là tôi đã biết.
A Châu nói:
- Chúng tôi đều nghĩ lại chính Kiều Phong hạ thủ sau khi đã giết Ðàm Công, Ðàm Bà, Triệu Tiền Tôn ba vị tiền bối này bị hắn sát hại ở thành Vệ Huy, nhà Thiết Diện Phán Quan Ðơn lão gia ở huyện Thái An, tỉnh Sơn Ðông lại bị thiêu rụi. Mới đây tôi đến Giang Nam điều tra một tên thất đại đệ tử vi phạm Bang quy. Giữa đường nghe thấy Trí Quang lão hòa thượng tại chùa Chỉ Quán Thiên Thai đột nhiên viên tịch.
Mã phu nhân run lên, tái mặt hỏi:
- Vụ này... vụ này phải chăng lại do Kiều Phong gây ra?
A Châu đáp:
- Tôi đã thân hành đến chùa Chỉ Quán tra xét mà chưa ra manh mối. Tôi chắc sau vụ này, tất Kiều Phong lại đến gây tai họa cho phu nhân, vì thế tôi tới đây khuyên phu nhân tạm lánh đi nơi khác trong vòng một năm hay năm bảy tháng để khỏi bị ác nhân gia hại.
Nàng mồm năm miệng mười mạt sát Kiều Phong để Mã phu nhân khỏi nghi ngờ:
Từ khi Mã đại gia không may gặp nạn, tôi thấy sống cũng bằng thừa. Nếu gã họ Kiều muốn gia hại tôi thì đó chính là điều tôi mong muốn, còn lánh đi làm gì nữa.
A Châu nói:
- Sao phu nhân lại nói thế? Mối đại cừu hạ sát Mã huynh đệ chưa trả xong. Thủ phạm chưa bắt được, tức là bên mình phu nhân đang mang một trách nhiệm nặng nề. Chao ôi! Linh vị Mã huynh đệ đặt ở đâu để tôi đến trước hương hồn lạy một lạy.
Mã phu nhân nói:
- Ðâu dám thế. Ðoạn dẫn hai người vào hậu đường.
A Châu phục lạy trước xong, Tiêu Phong cung kính sụp lạy trước linh vị khấu thần: "Mã đại ca ơi! Ðại ca sống khôn thác thiêng xui khiến cho phu nhân thổ lộ danh tính hung phạm để tôi tìm cách báo thù cho đại ca".
Mã phu nhân quỳ bên linh vị đáp lễ, giòng châu lã chã tuôn rơi.
Tiêu Phong lạy xong đứng dậy thấy trong hiếu đường có treo những câu đối điếu tang của Từ Trưởng lão, Bành Trưởng lão và của các người khác, còn câu đối của mình thì không thấy treo.
Bức màn thờ đã điểm bụi trần càng tăng thêm vẻ tiêu điều.
Ông nghĩ thầm:
- Mã phu nhân chưa có con cái, suốt ngày chỉ bầu bạn với mụ lão tỳ, nỗi hiu quạnh buồn thảm cô đơn kể sao cho xiết!
Bỗng nghe A Châu cất tiếng khuyên giải:
- Phu nhân nên bảo trọng thân thể, mối oan cừu của Mã huynh đệ tức là mối thù chung của mọi người. Nếu phu nhân có điều gì khuyên khăn xin cứ thực với Bạch Thế Kính này, Bạch Mỗ sẻ chủ trương. Nàng vừa nói vừa lấy dáng điệu một bực lão thành.
Tiêu Phong khen thầm trong bụng:
- Cô này đáo để thật! Ngày nay ở Cái Bang, Bang Chúa đã bị trục xuất, Phó Bang Chúa qua đời, còn Trưởng lão bị người ám hại, Truyền công Trưởng lão bị mình đánh lừa. Tính ra thì Bạch Trưởng lão bây giờ giữ địa vị tối cao trong bổn bang. Nàng giở giọng Bang Chúa vỗ về thuộc hạ rất nghiêm ngặt .
Mã phu nhân tỏ lời cảm tạ nhưng bằng giọng nói rất nhạt nhòa.
Tiêu Phong xem thái độ của Mã phu nhân âm thầm băn khoăn nói: Phu nhân đã chẳng lấy sống làm vui vẻ, vẻ mặt lúc nào cũng ảm đạm. Ông cho là từ khi Mã Ðại Nguyên qua đời, phu nhân mất hết tính thú, chỉ sợ nàng tuẫn tiết theo chồng. Con người đã kiên cường vậy thì việc gì cũng làm được.
Mã phu nhân lại đưa hai người ra khỏi nhà khách.
Lát sau thấy dọn cơm lên, trên mâm gỗ bày bốn đĩa toàn rau đậu và thức ăn chay trong bát cơm trắng sốt dẻo bốc hơi lên nghi ngút, chứ không có rượu chè chi hết.
A Châu đưa mắt nhìn Tiêu Phong, ra điều thắc mắc hôm nay không có rượu cho đại ca uống.
Tiêu Phong thản nhiên bưng cơm ăn.
Mã phu nhân nói:
- Từ khi tiên phu mất, tiểu phụ ăn chay, ở chốn rừng không có rượu ngon nhắm tốt, thật là thất kính, xin hai vị tha tội cho.
A Châu thở dài nói:
- Phu nhân thật là người chí tình!
Tiêu Phong thấy Mã phu nhân cùng chồng nghĩa nặng, thì trong lòng rất kính phục.
Cơm nước xong, Mã phu nhân nói:
- Bạch trưởng lão lặn lội đường xa đến đây, đáng lý tiểu phụ phải mời người nghỉ lại, chỉ hiềm tấm thân góa bụa nên không dám. Chẳng hay trưởng lão còn có điều chi dạy bảo nữa chăng?
Câu này ngụ ý đuổi khách.
A Châu nói:
- Bản ý tại hạ đến đây là để khuyên phu nhân: tạm dời đi nơi khác lánh nạn ít lâu, chưa hiểu phu nhân quyết định ra sao?
Mã phu nhân thở dài đáp:
- Gã Kiều Phong đã âm mưu hại Mã đại gia, nếu gã còn tới đây giết tôi thì chẳng qua khiến cho tôi sớm được gặp Mã đại gia ở dưới suối vàng chứ sao? Tôi tuy là đàn bà yếu ớt, nhưng chẳng dấu gì Bạch trưởng lão, tôi đã không sợ chết thì còn sợ gì nữa?
A Châu nói:
- Phu nhân nói vậy phải chăng quyết ý là không dời nơi đây để lánh nạn nữa?
Mã phu nhân đáp:
- Tiểu phụ xin đa tạ tấm lòng quý báu của Bạch trưởng lão. Tiểu phụ không muốn rời khỏi căn nhà cũ của Mã đại gia.
A Châu lại thở dài nói:
- Tôi ở gần đâu đây mấy bữa để bảo hộ cho phu nhân. Bạch mỗ biết rõ mình quyết không phải là tay đối thủ được với Kiều Phong, nhưng chẳng kíp thì chày sẽ có tay giúp sức. Có điều ở dọc đường tôi vừa nhận được tin báo cơ mật.
Mã phu nhân hỏi bằng một giọng thản nhiên:
- Chắc là việc trọng lắm?
Ðàn bà con gái thường có tính hiếu kỳ rất mạnh. Khi nghe hỏi có việc cơ mật trọng đại thì dù là việc không liên quan gì đến mình cũng muốn hỏi chơi. Có người tuy không cất miệng hỏi, song nét mặt không khỏi ra chiều nóng nảy.
Ngờ đâu Mã phu nhân vẫn nét mặt rầu rầu, tỏ vẻ thờ ơ tựa hồ mặc A Châu muốn nói thì nói không nói cũng thôi, ra điều tiên phu mình đã chết rồi, trên đời chẳng có việc gì đáng xúc động nữa.
Tiêu Phong nghĩ thầm:
- Người đọc sách hình dung tấm lòng người sương phụ như cây héo tro tàn. Câu đó dùng để tả Mã phu nhân không sai chút nào.
A Châu lại thay đổi chiến lược khoát tay bảo Tiêu Phong:
- Ngươi hãy ra ngoài kia đợi ta. Ta còn có điều cơ mật thương lượng với phu nhân đây.
Tiêu Phong gật đầu đi ra khỏi nhà, khen thầm:
- A Châu là người thông minh. Chắc nàng nghĩ bụng nếu muốn người ta thổ lộ cơ mật mình thì chính mình phải có điều cơ mật trước để người ta tin lòng. Thường tình con người khi đã được nghe bất luận điều bí mật trọng đại gì chưa thổ lộ với ai được, thì trong dạ bồn chồn chỉ muốn phô cho người khác nghe, miễn là người đó có thể tin cẩn được, không tiết lộ ra nữa. Trong mười người thì có đến tám chín không để dạ được. A Châu bảo Tiêu Phong ra ngoài để tỏ cho Mã phu nhân biết là mình rất tin cẩn bà, cả kẻ tâm phúc kề cận bên mình và việc cơ mật đó hẳn là trọng đại.
Tiêu Phong ra khỏi cửa rồi, bên ngoài trời tối, bốn bề vắng vẻ không một bóng người.
Bỗng nghe dưới bếp có tiếng lách cách, tiếng mụ lão tỳ đang rửa bát chén .
Ông liền quanh ra phía sau nhà nấp bên cửa sổ nhà khách để nghe xem Mã phu nhân có thổ lộ danh tính kẻ thù chăng?
Ý nàng muốn chung thân cùng mình ra sống ngoài bãi hoang, không về Trung Nguyên nữa.
Ban đầu Tiêu Phong cứu nàng chẳng qua là nghe tiếng anh hùng Mộ Dung Phục nên đem lòng mến tiếc kẻ nữ tỳ của người bạn thần giao. Sau hai người sớm hôm bầu bạn, ông cảm thấy nàng là người ôn nhu thân thiết và bây giờ nàng nói thẳng để thổ lộ tâm sự, bất giác ông cảm kích vô cùng! Ông đưa bàn tay to tướng ra, nắm lấy bàn tay nhỏ xíu của A Châu nói:
- A Châu! Cô thật tử tế quá! Không lấy chuyện tôi là người Khất Ðan hèn mạt mà đem lòng rẻ rúng chúng tôi ư?
A Châu đáp:
- Người Hán cũng là người, người Khất Ðan cũng là người chẳng có gì hơn kém nhau hết. Tôi... tôi thích làm người Khất Ðan thực tình như thế, tuyệt không miễn cưỡng chút nào.
Tiếng nàng mỗi lúc một nhỏ đi, nghe không rõ nữa.
Tiêu Phong cả mừng, đột nhiên đưa tay ra chụp lấy lưng nàng tung bổng lên.
Khi người nàng rớt xuống, ông từ từ đón lấy đặt xuống đất vừa cười ha hả vừa nhìn nàng ra chiều hãnh diện lớn tiếng nói:
- Trên đời còn được một người tri kỷ là đủ mãn nguyện. A Châu! Sau này cô theo tôi săn chồn đuổi thỏ, vĩnh viễn đừng hối hận gì nữa nhé!
A Châu nói:
- Dù theo đại gia đi giết người đốt nhà, ăn trộm, ăn cướp tôi chẳng còn hối hận nữa là. Ðược đi theo đại gia thì dù thiên mà bảo chết, phong trần khổ ải thế nào tôi cũng vui lòng.
Tiêu Phong nói:
- Tiêu mỗ có được ngày nay, đừng nói trở về làm Bang chủ, chủ Bang mà có làm đến hoàng đế nhà Ðại Tống cũng không thèm nữa.
A Châu! Bây giờ chúng ta đến Tín Dương kiếm Mã phu nhân có chịu nói thật cũng hay mà không chịu nói cũng thôi. Ðó là con người cuối cùng tôi cũng muốn tìm đến để hỏi lại một lần nữa rồi sẽ ra ngoài ải Nhạn môn quan làm nghề săn bắn.
A Châu nói:
- Tiêu đại gia...
Tiêu Phong ngắt lời:
- Từ đây trở đi nàng đừng gọi ta là đại gia, nhị gia gì nữa, mà gọi là đại ca thôi!
A Châu mặt đỏ bừng lên nói:
- Tôi đâu dám thế?
Tiêu Phong hờn mát nói:
- Nàng có chịu kêu ta bằng đại ca hay không thì bảo?
A Châu tủm tỉm cười đáp:
- Chịu lắm! Không dám trái ý!
Tiêu Phong cười nói:
- Nàng gọi thử đi nghe nào.
A Châu rụt rè khẽ gọi:
- Ðại... đại ca!
Tiêu Phong cười ha hả nói:
- Phải rồi! Từ nay Tiêu mỗ không phải cô đơn để người ta khinh bỉ mình là giòng giống mọi rợ, vì trên đời này, ít ra cũng có một người...
Ông chưa biết nói một người làm sao thì A Châu đỡ lời:
- Một người kính trọng khâm phục, cảm kích đại ca và nguyện ý vĩnh viễn đời đời kiếp kiếp theo bên mình đại ca, cùng đại ca chia xẻ nỗi lo âu nhục nhã gian lao khốn khổ.
Tiêu Phong nổi lên một tràng cười vang cả núi rừng.
Ông nghe câu nàng nói: "... chia xẻ lo âu nhục nhã nỗi gian lao khốn khổ" vì biết nàng hiểu trên bước đường đời còn đầy chông gai nàng cũng vui chịu đựng chẳng chút hối hận. Lòng ông xiết bao cảm kích, bất giác hai dòng lệ nhỏ xuống má.
Nhà Phó bang chúa Cái Bang hồi trước là Mã Ðại Nguyên ở ấp Tín Dương, tỉnh Hà Nam.
Tiêu Phong cùng A Châu từ núi Thiên Thai qua Giang Nam tới Tín Dương muôn dặm xa xôi.
Ðường trường nào phải ngày một ngày hai, song đôi bên ý hợp tâm đầu, tơ tình quấn quít, hai người cỡi ngựa đi thong thả, vừa xem phong cảnh thấy nơi nào tốt đẹp, men rượu lại khiến cho người say sưa ngây ngất.
A Châu tuy không uống rượu được, nhưng vì muốn trợ hứng cho Tiêu Phong thường miễn cưỡng uống vài chén.
Mặt nàng đỏ bừng bừng tăng thêm vẻ duyên dáng.
Tiêu Phong tuy trong lòng còn đầy mối phẫn uất, nhưng có A Châu cười cười nói nói, dí dỏm bên mình nên cũng khuây khỏa được nhiều.
Chuyến này ông từ Giang Nam ngược lên Trung Châu so với hôm trước từ Nhạn môn quan vội vã trở về Sơn Ðông, cảm thấy trong lòng khoan khoái hơn nhiều.
Một hôm đi tới Quảng Châu, còn cách Tín Dương chừng hai ngày đường, A Châu hỏi:
- Ðại ca! Ðại ca tính hỏi Mã phu nhân cách nào cho tiện?
Bữa trước ở rừng hạnh, Mã phu nhân từ lời nói cho đến nét mặt đều lộ vẻ căm hờn Kiều Phong. Khi đó Kiều Phong cũng rất bực mình, song sau ông nghĩ lại phu nhân tưởng lầm mình giết chồng nên căm hận mình là lẽ thường nên ông không bực mình nữa. Ông lại nghĩ phu nhân là một quả phụ yếu đuối nếu nạt nộ ức hiếp phu nhân thì không phải là hành động của người hào kiệt, mà không uy hiếp thì biết làm thế nào. Nên khi nghe A Châu hỏi, ông trù trừ nghĩ khó trả lời. Ông ngẩn ngơ một lát rồi nói:
- Tôi tưởng chúng ta lấy lời tử tế cho Mã phu nhân hiểu rõ đen trắng, đừng đổ oan cho tôi đã giết chồng phu nhân nữa, A Châu. Theo ý tôi thì chi bằng nàng đến nói chuyện với phu nhân có lẽ dễ hơn? nàng mồm mép linh lợi, lại là bạn đàn bà với nhau dễ hiểu chuyện hơn. Mã phu nhân thấy mặt tôi tất nổi mối căm thù thì làm gì cũng hỏng bét.
A Châu tủm tỉm cười đáp:
- Tôi có kế này, chỉ sợ đại ca không muốn.
Tiêu Phong vội hỏi:
- Kế gì?
A Châu đáp:
- Ðại ca là bậc anh hùng đại trượng phu, không thể bức bách thì để tôi gạt phu nhân cho, đại ca tính sao?
Tiêu Phong cả mừng nói:
- Nếu gạt được phu nhân thổ lộ chân tình thì còn gì hay hơn, A Châu! Nàng đã biết tôi ngày đêm khắc khoải chỉ mong đâm chết được kẻ thù đã giết phụ thân mình. Hiện nay tôi lâm vào hoàn cảnh thân danh tan nát, lại mang tiếng đại ác. Hết thảy anh hùng thiên hạ đều coi là kẻ cừu thù, nhất là bọn hào kiệt Trung Nguyên tìm giết được tôi mới nghe. Mọi điều ngang ngửa đều do "tên đại ác" mà ra. Nếu tôi không băm vằm được thì không tài nào khuây khỏa cùng nàng tìm đến bãi sa mạc để hưởng thú săn bắn.
Mấy câu sau ông nói bằng một giọng quả quyết. Gần đây tâm thần ông không đến nỗi uất hận như trước, nhưng mối thù với "tên đại ác" vẫn chưa giảm phần nào.
A Châu nói:
- Tâm sự đại ca làm gì tôi không rõ. "Tên đại ác" đó ám hại lấy đại ca như vậy, tôi cũng mong chém lấy hắn mấy nhát để giúp đại ca rửa hận. Sau khi bắt được hắn rồi, chúng ta sẽ đặt một bữa tiệc lớn, mời hết anh hùng hào kiệt thiên hạ để trình bày mọi nỗi oan khuất hầu vãn hồi thanh danh trong sạch cho đại ca.
Tiêu Phong thở dài nói:
- Bất tất phải như vậy. Khi ở Tự Hiền Trang tôi đã giết khá nhiều người và đã kết mối thâm cừu với các bậc anh hùng. Nay tôi cũng chẳng mong gì họ lượng tình cho mình nữa. Tôi chỉ mong thanh toán xong việc này cho trong dạ hả hê, rồi cùng nàng ruổi ngựa sang bên kia quan ải. Chúng ta chung sống cùng đàn thú rừng, chẳng muốn nhìn thấy các vị anh hùng hảo hán nữa.
A Châu nói:
- Tôi cũng cầu Trời khấn Phật được như vậy mà thôi.
Rồi nàng tủm tỉm cười nói tiếp:
- Ðại ca! Tôi tính cải trang thành một người khác để gạt phu nhân cho biết danh tính "tên đại ác"!
Tiêu Phong vỗ đùi reo lên:
- Phải lắm! Phải lắm! Sao tôi lại không nghĩ ra. Nàng là tay hóa trang rất thần tình, dùng vào việc này còn gì hay hơn nữa, nhưng định cải trang ra ai bây giờ?
A Châu nói:
- Tôi xin hỏi đại ca: Khi Mã Phó Bang Chúa còn tại thế, y thường chơi thân với ai ở Cái Bang, tôi sẽ giả trang làm người đó. Mã phu nhân tất nghĩ tới chỗ thân tình với chồng mình mà không dấu diếm gì nữa.
Tiêu Phong nói:
- Ồ! Những người rất thân thiết với Mã Ðại Nguyên ở Cái Bang chỉ có Vương Ðà Chúa, Toàn Quan Thanh, Trần trưởng lão, Chấp pháp trưởng lão Bạch Thế Kính.
A Châu nghiêng đầu ngoẹo cổ, tưởng tượng lại tướng mạo những người đó.
Tiêu Phong lại tiếp:
- Mã Ðại Nguyên là một người rất trầm mặc cẩn thận, không rượu chè ba hoa như tôi. Vì thế mà ít khi ngồi chè chén truyện trò với bọn Bạch Thế Kính, Toàn Quan Thanh gần giống tính y nên thường ngồi với nhau nghiên cứu võ công.
A Châu nói:
- Trong những người này, Vương Ðà Chúa thì tôi chưa biết mặt, Trần trưởng lão thường mang túi gai chứa đầy rắn rết, đuôi vẫy đã thấy sợ hết hồn nên cải trang không thể giống được. Còn Toàn Quan Thanh người cao lênh khênh, phải cải trang mất hàng nửa ngày mới giống được. Nhưng lại sợ mình phải ở nhà Mã phu nhân khá lâu để còn từ từ dẫn dụ nàng, thì bại lộ chân tướng. Tôi đành làm Bạch trưởng lão vậy. Khi ở Tự Hiền Trang lão đã nói chuyện với tôi mấy lần nên cải trang ra lão rất dễ.
Tiêu Phong mỉm cười nói:
- Thời kỳ nàng chữa thương, Bạch trưởng lão đối với nàng đã hết lòng, cầu khẩn Tiết Thần Y chữa thương cho. Bây giờ nàng hóa trang làm lão để đi bịp người, chẳng hóa ra có điều bất tiện ư? .
A Châu cười nói:
- Tôi hóa trang ra Bạch trưởng lão để làm việc hay chứ không làm điều dở để lụy tới thanh danh lão thì có gì đáng ngại.
Trong một gian phòng trọ nhỏ công việc cải trang bắt đầu. A Châu hóa trang cho Tiêu Phong làm một tên lục đại đệ tử Cái Bang, tùy tùng Bạch trưởng lão và dặn ông càng ít nói càng hay để đề phòng Mã phu nhân, một người rất tinh mắt, có thể nhận ra.
Tiêu Phong thấy A Châu cải trang xong, mặt lạnh như tiền, không giận mà oai, quả đúng Chấp pháp trưởng lão, con người đã làm cho mấy vạn đệ tử Cái Bang phải kính phải sợ. Chẳng những tướng mạo giống như in mà ngôn ngữ cử chỉ không khác Bạch Thế Kính chút nào.
Tiêu Phong rất thân với Bạch trưởng lão, gần gũi nhau mười năm trời cũng phải chịu A Châu cải trang không chỗ nào chê được.
Tiêu Phong cùng A Châu đến Tín Dương.
Dọc đường ông gặp người Cái Bang liền dùng tiếng lóng bổn bang nói chuyện để dò la tin tức những nhân vật đầu não Cái Bang và nói rõ cho họ biết tin Bạch trưởng lão sắp đến Tín Dương để họ truyền đến tai Mã phu nhân trước tất phu nhân yên trí như vậy, thì dù trong việc cải trang của A Châu có chỗ sơ hở, phu nhân cũng không để ý tới nữa.
Nhà Mã Ðại Nguyên ở vế phía Tây ấp Tín Dương, cách thành hơn ba mươi dặm.
Tiêu Phong dò hỏi bọn đệ tử Cái Bang cho biết đường lối rồi cùng A Châu đi tới Mã gia.
Hai người cố ý đi trùng trình để gần tối mới tới nơi.
Dù sao thì ban ngày nhìn sự vật cũng rõ hơn ban đêm và việc hóa trang của A Châu rất có thể bị bại lộ.
Nhưng tối đến, cảnh vật lờ mờ, dễ bề nhập nhoạng.
Tiêu Phong đến cổng ngoài Mã gia thì thấy một con sông con bao quanh ba gian nhà ngói đỏ.
Bên nhà có hai cây thùy dương, trước cửa là một khu đất bằng phẳng tựa hồ như cái sân để nhà nông phơi thóc.
Nhưng bốn góc đều có một hố sâu.
Tiêu Phong hiểu rõ võ công của Mã Ðại Nguyên nên vừa thấy bốn cái hố sâu đã biết ngay là chỗ luyện võ.
Ngày nay, u minh đôi ngã bất giác Tiêu Phong cảm thấy đau lòng.
Ông toan lại gõ cửa thì đột nhiên có tiếng "kẹt", cánh cổng mở.
Một người đàn bà vận toàn đồ trắng ở trong đi ra, chính là Mã phu nhân.
Mã phu nhân đưa mắt nhìn Tiêu Phong một cái rồi cúi xuống thi lễ với A Châu nói:
- Bạch trưởng lão quan lâm tệ xá, thật là một sự bất ngờ, xin mời trưởng lão vào nhà dùng trà.
A Châu nói:
- Tại hạ có việc cần thương lượng với phu nhân vì thế mà đường đột tới đây xin phu nhân thứ lỗi.
Nét mặt Mã phu nhân tựa như cười mà không phải cười trên mặt lộ vẻ ảm đạm hợp với con người toàn thân mặc tang phục.
Lúc đó, trời đã gần tối mặt trời sắp lặn, phản chiếu bóng vàng vào mặt người thiếu phụ.
Tiêu Phong thấy đầu mày khóe mắt hơi lộ vết nhăn, trạc tuổi chừng ba mươi sáu, hình dung tha thướt, tướng mạo tuyệt đẹp.
Hai người theo Mã phu nhân vào nhà, trong phòng khách nhỏ chính giữa đặt cái bàn và bốn cái ghế mà đã gần hết đất. Lúc một mình bưng trà lên, Mã phu nhân hỏi đến danh tính Tiêu Phong.
A Châu thuận miệng bịa ra một tên.
Mã phu nhân lại hỏi:
- Bạch trưởng lão đại gia đến đây có điều chi dạy bảo?
A Châu đáp:
- Từ trưởng lão qua đời tại thành Vệ Huy hẳn phu nhân đã biết.
Mã phu nhân đột nhiên ngẩng đầu lên, tia mắt lộ vẻ kinh dị một lúc:
- Dĩ nhiên là tôi đã biết.
A Châu nói:
- Chúng tôi đều nghĩ lại chính Kiều Phong hạ thủ sau khi đã giết Ðàm Công, Ðàm Bà, Triệu Tiền Tôn ba vị tiền bối này bị hắn sát hại ở thành Vệ Huy, nhà Thiết Diện Phán Quan Ðơn lão gia ở huyện Thái An, tỉnh Sơn Ðông lại bị thiêu rụi. Mới đây tôi đến Giang Nam điều tra một tên thất đại đệ tử vi phạm Bang quy. Giữa đường nghe thấy Trí Quang lão hòa thượng tại chùa Chỉ Quán Thiên Thai đột nhiên viên tịch.
Mã phu nhân run lên, tái mặt hỏi:
- Vụ này... vụ này phải chăng lại do Kiều Phong gây ra?
A Châu đáp:
- Tôi đã thân hành đến chùa Chỉ Quán tra xét mà chưa ra manh mối. Tôi chắc sau vụ này, tất Kiều Phong lại đến gây tai họa cho phu nhân, vì thế tôi tới đây khuyên phu nhân tạm lánh đi nơi khác trong vòng một năm hay năm bảy tháng để khỏi bị ác nhân gia hại.
Nàng mồm năm miệng mười mạt sát Kiều Phong để Mã phu nhân khỏi nghi ngờ:
Từ khi Mã đại gia không may gặp nạn, tôi thấy sống cũng bằng thừa. Nếu gã họ Kiều muốn gia hại tôi thì đó chính là điều tôi mong muốn, còn lánh đi làm gì nữa.
A Châu nói:
- Sao phu nhân lại nói thế? Mối đại cừu hạ sát Mã huynh đệ chưa trả xong. Thủ phạm chưa bắt được, tức là bên mình phu nhân đang mang một trách nhiệm nặng nề. Chao ôi! Linh vị Mã huynh đệ đặt ở đâu để tôi đến trước hương hồn lạy một lạy.
Mã phu nhân nói:
- Ðâu dám thế. Ðoạn dẫn hai người vào hậu đường.
A Châu phục lạy trước xong, Tiêu Phong cung kính sụp lạy trước linh vị khấu thần: "Mã đại ca ơi! Ðại ca sống khôn thác thiêng xui khiến cho phu nhân thổ lộ danh tính hung phạm để tôi tìm cách báo thù cho đại ca".
Mã phu nhân quỳ bên linh vị đáp lễ, giòng châu lã chã tuôn rơi.
Tiêu Phong lạy xong đứng dậy thấy trong hiếu đường có treo những câu đối điếu tang của Từ Trưởng lão, Bành Trưởng lão và của các người khác, còn câu đối của mình thì không thấy treo.
Bức màn thờ đã điểm bụi trần càng tăng thêm vẻ tiêu điều.
Ông nghĩ thầm:
- Mã phu nhân chưa có con cái, suốt ngày chỉ bầu bạn với mụ lão tỳ, nỗi hiu quạnh buồn thảm cô đơn kể sao cho xiết!
Bỗng nghe A Châu cất tiếng khuyên giải:
- Phu nhân nên bảo trọng thân thể, mối oan cừu của Mã huynh đệ tức là mối thù chung của mọi người. Nếu phu nhân có điều gì khuyên khăn xin cứ thực với Bạch Thế Kính này, Bạch Mỗ sẻ chủ trương. Nàng vừa nói vừa lấy dáng điệu một bực lão thành.
Tiêu Phong khen thầm trong bụng:
- Cô này đáo để thật! Ngày nay ở Cái Bang, Bang Chúa đã bị trục xuất, Phó Bang Chúa qua đời, còn Trưởng lão bị người ám hại, Truyền công Trưởng lão bị mình đánh lừa. Tính ra thì Bạch Trưởng lão bây giờ giữ địa vị tối cao trong bổn bang. Nàng giở giọng Bang Chúa vỗ về thuộc hạ rất nghiêm ngặt .
Mã phu nhân tỏ lời cảm tạ nhưng bằng giọng nói rất nhạt nhòa.
Tiêu Phong xem thái độ của Mã phu nhân âm thầm băn khoăn nói: Phu nhân đã chẳng lấy sống làm vui vẻ, vẻ mặt lúc nào cũng ảm đạm. Ông cho là từ khi Mã Ðại Nguyên qua đời, phu nhân mất hết tính thú, chỉ sợ nàng tuẫn tiết theo chồng. Con người đã kiên cường vậy thì việc gì cũng làm được.
Mã phu nhân lại đưa hai người ra khỏi nhà khách.
Lát sau thấy dọn cơm lên, trên mâm gỗ bày bốn đĩa toàn rau đậu và thức ăn chay trong bát cơm trắng sốt dẻo bốc hơi lên nghi ngút, chứ không có rượu chè chi hết.
A Châu đưa mắt nhìn Tiêu Phong, ra điều thắc mắc hôm nay không có rượu cho đại ca uống.
Tiêu Phong thản nhiên bưng cơm ăn.
Mã phu nhân nói:
- Từ khi tiên phu mất, tiểu phụ ăn chay, ở chốn rừng không có rượu ngon nhắm tốt, thật là thất kính, xin hai vị tha tội cho.
A Châu thở dài nói:
- Phu nhân thật là người chí tình!
Tiêu Phong thấy Mã phu nhân cùng chồng nghĩa nặng, thì trong lòng rất kính phục.
Cơm nước xong, Mã phu nhân nói:
- Bạch trưởng lão lặn lội đường xa đến đây, đáng lý tiểu phụ phải mời người nghỉ lại, chỉ hiềm tấm thân góa bụa nên không dám. Chẳng hay trưởng lão còn có điều chi dạy bảo nữa chăng?
Câu này ngụ ý đuổi khách.
A Châu nói:
- Bản ý tại hạ đến đây là để khuyên phu nhân: tạm dời đi nơi khác lánh nạn ít lâu, chưa hiểu phu nhân quyết định ra sao?
Mã phu nhân thở dài đáp:
- Gã Kiều Phong đã âm mưu hại Mã đại gia, nếu gã còn tới đây giết tôi thì chẳng qua khiến cho tôi sớm được gặp Mã đại gia ở dưới suối vàng chứ sao? Tôi tuy là đàn bà yếu ớt, nhưng chẳng dấu gì Bạch trưởng lão, tôi đã không sợ chết thì còn sợ gì nữa?
A Châu nói:
- Phu nhân nói vậy phải chăng quyết ý là không dời nơi đây để lánh nạn nữa?
Mã phu nhân đáp:
- Tiểu phụ xin đa tạ tấm lòng quý báu của Bạch trưởng lão. Tiểu phụ không muốn rời khỏi căn nhà cũ của Mã đại gia.
A Châu lại thở dài nói:
- Tôi ở gần đâu đây mấy bữa để bảo hộ cho phu nhân. Bạch mỗ biết rõ mình quyết không phải là tay đối thủ được với Kiều Phong, nhưng chẳng kíp thì chày sẽ có tay giúp sức. Có điều ở dọc đường tôi vừa nhận được tin báo cơ mật.
Mã phu nhân hỏi bằng một giọng thản nhiên:
- Chắc là việc trọng lắm?
Ðàn bà con gái thường có tính hiếu kỳ rất mạnh. Khi nghe hỏi có việc cơ mật trọng đại thì dù là việc không liên quan gì đến mình cũng muốn hỏi chơi. Có người tuy không cất miệng hỏi, song nét mặt không khỏi ra chiều nóng nảy.
Ngờ đâu Mã phu nhân vẫn nét mặt rầu rầu, tỏ vẻ thờ ơ tựa hồ mặc A Châu muốn nói thì nói không nói cũng thôi, ra điều tiên phu mình đã chết rồi, trên đời chẳng có việc gì đáng xúc động nữa.
Tiêu Phong nghĩ thầm:
- Người đọc sách hình dung tấm lòng người sương phụ như cây héo tro tàn. Câu đó dùng để tả Mã phu nhân không sai chút nào.
A Châu lại thay đổi chiến lược khoát tay bảo Tiêu Phong:
- Ngươi hãy ra ngoài kia đợi ta. Ta còn có điều cơ mật thương lượng với phu nhân đây.
Tiêu Phong gật đầu đi ra khỏi nhà, khen thầm:
- A Châu là người thông minh. Chắc nàng nghĩ bụng nếu muốn người ta thổ lộ cơ mật mình thì chính mình phải có điều cơ mật trước để người ta tin lòng. Thường tình con người khi đã được nghe bất luận điều bí mật trọng đại gì chưa thổ lộ với ai được, thì trong dạ bồn chồn chỉ muốn phô cho người khác nghe, miễn là người đó có thể tin cẩn được, không tiết lộ ra nữa. Trong mười người thì có đến tám chín không để dạ được. A Châu bảo Tiêu Phong ra ngoài để tỏ cho Mã phu nhân biết là mình rất tin cẩn bà, cả kẻ tâm phúc kề cận bên mình và việc cơ mật đó hẳn là trọng đại.
Tiêu Phong ra khỏi cửa rồi, bên ngoài trời tối, bốn bề vắng vẻ không một bóng người.
Bỗng nghe dưới bếp có tiếng lách cách, tiếng mụ lão tỳ đang rửa bát chén .
Ông liền quanh ra phía sau nhà nấp bên cửa sổ nhà khách để nghe xem Mã phu nhân có thổ lộ danh tính kẻ thù chăng?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook