Lục Hào
-
Quyển 1 - Chương 6
“Trình Tiềm.”
Không biết vì sao, sư phụ gọi Hàn Uyên là “tiểu Uyên”, lúc gọi Trình Tiềm lại gọi cả họ lẫn tên, không phải là thiên vị hay không thương nó, trong từng chữ đó còn hàm chứa trịnh trọng và nghiền ngẫm.
Trình Tiềm bối rối ngẩng đầu, bàn tay nắm lại thành quyền trong tay áo.
“Qua đây.” Mộc Xuân chân nhân nhìn nó, sau đó dường như nhận ra mình nghiêm túc quá mức, ông hơi hạ mí mắt, đem chính mình biến thành một con chồn mặt mũi hiền lành, giọng cũng ôn hoà hơn, “Con qua đây.”
Trong khi nói chuyện, Mộc Xuân giơ một tay lên, đặt trên đỉnh đầu Trình Tiềm, lòng bàn tay ông âm ấm, tay áo có mùi thảo mộc, mà nhắn nhủ cho Trình Tiềm.
Nhưng điều này chẳng có tác dụng an ủi gì, Trình Tiềm vẫn lúng túng.
Nó nhớ lại mấy lời bình của sư phụ về Hàn Uyên “lém lỉnh lỗ mảng”, thầm lo lắng: “Sư phụ sẽ nói gì mình?”
Trong lúc hấp tấp, Trình Tiềm vội nhớ từ đầu đến đuôi cuộc đời mình một lượt, lựa ra mấy tật xấu của mình trước, coi như chuẩn bị tâm lý trước khi sư phụ mở miệng.
Trình Tiềm cẩn thận đếm thầm: “Người sẽ nói mình bụng dạ hẹp hòi? Chưa đủ nhân nghĩa? Thiếu thân mật?”
Kết quả Mộc Xuân chân nhân không giống như đánh giá Hàn Uyên, nói thẳng khuyết điểm và giới luật trước mặt nó. Thậm chí chưởng môn sư phụ còn hơi do dự, cứ như rất khó để tìm ra từ thích hợp.
Trình Tiềm đợi đến lúc chân tay lạnh lẽo, mới nghe Mộc Xuân gần như thận trọng gằn từng chữ một: “Con đó, trong lòng con tự biết rồi, ta sẽ không nói mấy lời thừa thãi, ta cho con hai chữ ‘Tự Tại’ làm giới luật.”
Hai từ đơn giản này có phần khó hiểu, phù phiếm vô biên, nhất thời khó hiểu được ý nghĩa sâu xa bên trong. Trình Tiềm nhíu nhíu mày, dự định trong lòng đều hoá hư không, cả hít thở cũng chưa từng nhẹ như vậy, nhưng giọng nói lại cao hơn.
Đầu tiên Trình Tiềm buột miệng hỏi: “Sư phụ, cái gì là ‘Tự Tại’?”
Hỏi xong, nó thấy hối hận, vì không muốn bản thân mình cũng có biểu hiện ngốc nghếch như Hàn Uyên.
Trình Tiềm cố gắng lấy lại bình tĩnh, mang theo chút thăm dò và thiếu tự tin, làm ra vẻ mạnh mẽ miễn cưỡng lý giải, hỏi: “Ý muốn con thanh tâm an lòng, nỗ lực tu hành?”
Mộc Xuân ngừng một chút, chưa đưa ra lời giải thích nào, cuối cùng gật đầu nói lấp lửng: “Hiện tại… Coi như vậy đi.”
Hiện tại đúng, sau thì không à?
Hơn nữa cái gì là “Coi như vậy”?
Trình Tiềm nghe xong câu trả lời, càng nghĩ không ra, thậm chí nó còn nhanh nhạy tìm thấy sự ám chỉ con đường phía trước chưa rõ ràng trong lời của Mộc Xuân chân nhân. Nhưng nó biết sư phụ không muốn nói nhiều, vì nó hiểu chuyện sớm nên đành nuốt ngược nghi vấn vào lòng, chỉ khom người theo quy củ nói: “Vâng, đa tạ sư phụ đã giáo huấn.”
Mộc Xuân chân nhân im lặng thở dài, thoạt nhìn ông là một nam tử trung niên, trên thực tế đã sắp già thành tinh, tất nhiên nhìn ra được một số chuyện —— Trình Tiềm tiến thối lễ nghĩa chu toàn, đối với đạo đồng cũng xem như huynh trưởng. Hiển nhiên không phải nó cảm thấy người xung quanh đáng để tôn trọng, mà là không muốn ở trước mặt “người ngoài” bị đánh giá kém “văn nhã” lễ nghi.
Có câu rằng “Phu lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ”*, đứa trẻ này dù ngộ tính cao, tư chất tốt, thiên tính với lẽ phải không đồng nhất, vả lại tâm tư Trình Tiềm quá nặng, khó khiến người yêu thích… Tính cách nó khoa trương như vậy, chưa chắc đã để tâm chuyện có được thích hay không.
(*) Lễ là biểu hiện sự suy vi của sự trung hậu thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn (Đạo đức kinh)
Mộc Xuân chân nhân buông Trình Tiềm ra, lo lắng mai này nó dễ lầm đường lạc lối.
Ông lật cái bàn gỗ ba chân lên, gọi Hàn Uyên và Trình Tiềm lại gần.
Chỉ thấy mặt trái cái bàn gỗ đầy tổ mối mọt lớn nhỏ, chi chít như sao trên trời, vô cùng náo nhiệt, những nơi không có tổ mối đều bị khắc chữ nhỏ chằng chịt.
Mộc Xuân nói: “Đây là điều đầu tiên vi sư muốn dạy cho hai con khi nhập môn, môn quy của phái Phù Dao chúng ta, hai đứa phải ghi nhớ không sót chữ nào. Bắt đầu từ hôm nay, mỗi ngày chép một lần, viết đủ bảy bảy bốn mươi chín ngày mới thôi.”
Đối mặt với những môn quy này, Trình Tiềm lộ ra sự kinh ngạc vừa phải —— nó luôn cảm thấy môn quy thần thánh của một môn phái gì đó không nên khắc dưới đáy bàn gỗ.
… Còn là bàn gỗ ba chân nữa chứ.
Cùng kinh ngạc với nó, là Hàn Uyên ở bên cạnh.
Nhóc ăn mày rướn cổ tới, vô cùng hoảng hốt nói: “Í, đây là cái gì vậy? Sư phụ, nó biết con, chứ con không biết nó!”
Trình Tiềm: “…”
Một con chồn đội lốt sư phụ, một giới luật diễn đạt không thông, một bộ môn quy khắc dưới đáy bàn gỗ, một vị nương nương sư huynh, với một sư đệ ăn mày mù chữ… Khởi điểm tu hành của cuộc đời nó quá khác thường, sau này còn có thể tu thành cái gì tốt sao?
Trình Tiềm cảm thấy tiền đồ mù mịt.
Đến tối trở về, Trình Tiềm mới rạng rỡ hẳn. Bởi vì nó biết mình cũng có một gian thư phòng, trong thư phòng chẳng những đầy sách mà nó luôn tha thiết mơ ước, còn có giấy bút do Tuyết Thanh chuẩn bị cho nó.
Trình Tiềm chưa từng viết chữ lên giấy —— học thức của cha mẹ nó cộng lại cũng không thể viết từ một đến mười, trong nhà tất nhiên sẽ không có những thứ này. Mấy năm nay, nó dựa vào bản lĩnh đọc qua không quên của mình mà học lóm không ít chữ từ lão đồng sinh, nhớ kỹ trong đầu rồi chạy về nhà dùng cành cây viết trên mặt đất, có nằm mơ cũng muốn sờ thử văn phòng tứ bảo. (bút, nghiên, giấy, mực)
Trình Tiềm như bị nghiện, bởi vậy nó không nghe lời sư phụ —— sư phụ chỉ nói mỗi ngày chép môn quy một lần, đợi khi Tuyết Thanh đến gọi nó đi ăn cơm, Trình Tiềm đã viết đến lần thứ năm, vẫn không có ý dừng lại.
Bút lông sói và cành cây không giống nhau, lần đầu tiên Trình Tiềm sờ vào giấy bút, chữ viết tất nhiên khó coi nhưng vẫn đọc được. Nó cố gắng bắt chước nét chữ của môn quy được khắc trên ván gỗ, lúc nó ở Bất Tri đường nhìn môn quy, không đơn giản là phân tích cặn kẽ môn quy, mà tham lam nhìn từng nét ngang nét dọc, nét móc, nét phẩy toàn bộ đều ghi nhớ vào lòng.
Tuyết Thanh phát hiện mỗi lần nó viết xong, sẽ chỉnh sữa những chỗ chưa giống hay chưa tốt, vô cùng chăm chú mà bắt chước theo, chẳng để ai vào mắt, ngồi nửa canh giờ vẫn không nhúc nhích, thậm chí còn không chú ý mình đã vào thư phòng của nó.
Đêm thứ nhất Trình Tiềm ngủ rất ngon, hôm nay vì phấn khởi quá mà mất ngủ. Nó nhắm mắt lại cũng có thể cảm giác cổ tay mỏi nhừ, trong đầu toàn là mấy chữ trong môn quy chạy tới chạy lui.
Môn quy này nhất định do người viết tấm biển kia khắc, Trình Tiềm thích chữ của y đến trăn trở. Tạm gác chuyện tấm biển sang một bên, khắc môn quy lên ván gỗ rất dễ mục, nó đoán thời gian khắc môn quy chưa quá lâu.
Chữ đó của ai? Không lẽ là sư phụ?
Mãi đến khi ngủ thiếp đi, nó vẫn không ngừng suy nghĩ. Trong lúc mê man có gì đó dẫn nó lên núi, đi tới đi lụi lại đến “Bất Tri đường” ban sáng. Trình Tiềm chẳng biết tại sao: “Ta đến chỗ sư phụ làm gì?”
Nó không tự chủ mà đi vào, nó nhìn thấy một người bên trong viện.
Người đó dáng người cao lớn, là một nam tử, nhưng nét mặt rất mơ hồ như được giấu sau màn sương dày đặc, khớp ngón tay rõ rệt, trắng đến xanh xao, như một cô hồn dã quỹ.
Trình Tiềm hoảng hốt, theo bản năng lui về sau hai bước, nhưng nó lo cho sư phụ nên lấy hết can đảm mở miệng hỏi: “Ngươi là ai? Sao ở trong viện của sư phụ ta?”
Người nọ nhấc tay, Trình Tiềm cảm thấy có một lực hút mạnh mẽ, hút hai chân nó rời khỏi mặt đất đến trước mặt nam nhân kia.
Đối phương nâng một tay lên, từ trên cao nhìn xuống mặt Trình Tiềm.
Trình Tiềm giật mình, tay người này lạnh quá, lạnh đến mức chỉ bị y đụng một cái cả người như muốn đông lại.
Sau đó, người nọ nắm vai Trình Tiềm, khẽ cười nói: “Nhóc con, to gan thật, trở về đi!”
Trình Tiềm cảm thấy mình bị người ta hung hăng đẩy một cái, nó giật mình tỉnh lại trên giường, trời vẫn chưa sáng hẳn.
Nằm mơ như vậy khiến nó không ngủ tiếp được, không biết làm gì khác ngoài tự mình thu dọn, chạy ra ngoài viện tưới hoa giết thời gian, khiến Tuyết Thanh dù đã đưa nó đến Truyền Đạo đường vẫn cảm thấy xấu hổ vì dậy trễ hơn nó.
Truyền Đạo đường là một cái đình nhỏ, trong đình có đặt vài cái bàn, xung quanh trống không. Lúc bọn Trình Tiềm tới vẫn còn sớm, nhưng đã có đạo đồng đến quét dọn, đun nước, chuẩn bị pha trà.
Trình Tiềm lặng lẽ tìm một chỗ ngồi xuống, tiểu đạo đồng được huấn luyện nghiêm chỉnh lập tức dâng cho nó một chén trà nóng.
Tuy Trình Tiềm vẫn duy trì sắc mặt lãnh đạm, cẩn thận đặt mông ngồi một bên trên băng đá —— hiển nhiên đã thành thói quen, không có biện pháp thay đổi. Nó chịu được khổ, nhưng không hưởng thụ được, ngồi một bên uống trà nhìn người khác làm việc, trong lòng cứ thấy ngượng ngùng bứt rứt.
Sau thời gian uống cạn một tuần trà, Trình Tiềm nghe được tiếng bước chân, nó ngẩng đầu nhìn, thấy một thiếu niên xa lạ từ đường nhỏ đi tới.
Thiếu niên kia mặc một cái áo choàng xanh đen, trong lòng ôm một thanh mộc kiếm, sải bước rất nhanh, mắt nhìn thẳng, phía sau gã là một đạo đồng đang chật vật chạy theo.
Tuyết Thanh nói nhỏ với Trình Tiềm: “Đó là nhị sư thúc.”
Nhị sư huynh Lý Quân, Trình Tiềm từng nhìn thấy mộc bài viết tên này sau cửa phên Bất Tri đường, vội vàng đứng dậy chào: “Nhị sư huynh.”
Dường như Lý Quân không biết đã có người vào trong đình, nghe tiếng nên ngừng bước chân, ngẩng đầu nhìn Trình Tiềm. Đôi con ngươi của gã dường như lớn hơn người thường chút nên ánh mắt không hề ôn hoà, khi nhìn người rất lạnh lùng.
… Đây không phải tỏ vẻ lạnh lùng, vốn là lạnh lùng.
Lý Quân nhìn Trình Tiềm rất nhanh, rồi nở một nụ cười gượng với Trình Tiềm, nhìn sao cũng thấy xấu xa: “Ta nghe nói sư phụ dẫn về hai tiểu sư đệ, chính là đệ?”
Trình Tiềm không thích ánh mắt của Lý Quân, cảm giác rất u ám, không giống người tốt, nên chỉ đáp qua loa: “Vâng, đệ và Hàn Uyên tứ sư đệ.”
Lý Quân tiến lên một bước, hứng thú lại gần hỏi: “Đệ tên gì?”
Hứng thú của gã giống như sói già nhìn thấy thỏ con, Trình Tiềm suýt thì lùi lại, may mà nhịn được. Nó đứng thẳng tại chỗ, mặt không đổi sắc trả lời: “Trình Tiềm.”
“A, tiểu Tiềm.” Lý Quân gật đầu làm quen, rồi trưng bộ mặt ngoài cười trong không cười ra, “Chào đệ.”
Trước mặt Trình Tiềm là một hàm răng trắng bóng. Đến lúc này, nó đã xác định, toàn bộ phái Phù Dao, ngoại trừ sư phụ, không có người thứ hai để nó thấy hơi thích được.
Không chừng sư phụ chẳng phải là người nữa.
Một lát sau, Hàn Uyên và sư phụ cũng tới. Hàn Uyên chẳng chút khách khí mà đặt mông ngồi phía trước Trình Tiềm, lẩm bẩm oán trách Trình Tiềm không tìm gã đi chơi, đồng thời lợi dụng lúc chào hỏi để có thời cơ nếm thử mỗi thứ trà bánh trên bàn một miếng.
Hàn Uyên lúc thì hớn hở chạy theo sư phụ nịnh hót, khi thì ngoảnh đầu nháy mắt ra hiệu cho Trình Tiềm, vội mà không ẩu, giải thích thế nào là “người xấu làm chuyện xấu” không sai một chữ.
Đại sư huynh Nghiêm Tranh Minh đến muộn đúng hai khắc, mới vừa rồi còn ngáp ngắn ngáp dài.
Dù thế nào y cũng không chịu đi bộ, cho hai đạo đồng mang theo ghế mây, khiêng y từ Ôn Nhu Hương đến đây.
Một thiếu nữ xinh đẹp chậm rãi bước, một người theo sau quạt, một đạo đồng khác che dù bên cạnh.
Nghiêm Tranh Minh một mình dẫn theo Hanh Cáp nhị tướng*, áo trắng bay bay, vạt áo như mây. (*) Hai thần giữ cửa Miếu của đạo Phật, một người thì phun khí trắng từ mũi, một người phun khí vàng từ mồm
Vị thiếu gia này không phải đến để nghe bài học sáng sớm, mà đến làm mưa làm gió.
Vào Truyền Đạo đường, đại sư huynh trước tiên là vênh váo lườm Lý Quân, vẻ chán ghét sáng ngời nơi đuôi lông mày, tiếp đó quét qua Hàn Uyên và khối điểm tâm đang ăn dở. Vừa nhìn thấy cái này, đại sư huynh “xoạt” một tiếng mở quạt ra, che hai mắt mình, để ngăn ánh mắt thuần khiết của mình bị bẩn.
Cuối cùng, y không còn lựa chọn nào, buộc lòng phải đến ngồi bên cạnh Trình Tiềm. Đạo đồng bên người đã được huấn luyện bước lên trước một bước, lau băng đá đến bốn lần rồi lót một tấm đệm lên trên, pha một bình trà ngon, đặt tách trà nóng lên cái đĩa trà có khắc phù chú, trong chớp mắt nước trà nóng bốc hơi thành trà lạnh, lạnh đến mức bên ngoài đọng một lớp nước, Nghiêm Tranh Minh mới dở sống dở chết cầm lên uống.
Đợi trình tự các bước được tiến hành hoàn hảo, cái mông quý giá của Nghiêm thiếu gia mới an toạ.
Lý Quân xem chuyện lạ chẳng sợ cứ coi như y không tồn tại, Hàn Uyên trợn mắt há mồm như muốn nói “Đây là đồ chơi gì”.
Trình Tiềm ngồi gần nhất nên xem được toàn bộ quá trình, mặc dù nó luôn cay nghiệt, nhưng lúc này cũng không còn lời nào để nói.
Buổi học sáng sớm gà bay chó sủa của phái Phù Dao, Mộc Xuân chân nhân và bốn đệ tử chẳng ai ưa ai cứ như vậy mà bắt đầu.
Không biết vì sao, sư phụ gọi Hàn Uyên là “tiểu Uyên”, lúc gọi Trình Tiềm lại gọi cả họ lẫn tên, không phải là thiên vị hay không thương nó, trong từng chữ đó còn hàm chứa trịnh trọng và nghiền ngẫm.
Trình Tiềm bối rối ngẩng đầu, bàn tay nắm lại thành quyền trong tay áo.
“Qua đây.” Mộc Xuân chân nhân nhìn nó, sau đó dường như nhận ra mình nghiêm túc quá mức, ông hơi hạ mí mắt, đem chính mình biến thành một con chồn mặt mũi hiền lành, giọng cũng ôn hoà hơn, “Con qua đây.”
Trong khi nói chuyện, Mộc Xuân giơ một tay lên, đặt trên đỉnh đầu Trình Tiềm, lòng bàn tay ông âm ấm, tay áo có mùi thảo mộc, mà nhắn nhủ cho Trình Tiềm.
Nhưng điều này chẳng có tác dụng an ủi gì, Trình Tiềm vẫn lúng túng.
Nó nhớ lại mấy lời bình của sư phụ về Hàn Uyên “lém lỉnh lỗ mảng”, thầm lo lắng: “Sư phụ sẽ nói gì mình?”
Trong lúc hấp tấp, Trình Tiềm vội nhớ từ đầu đến đuôi cuộc đời mình một lượt, lựa ra mấy tật xấu của mình trước, coi như chuẩn bị tâm lý trước khi sư phụ mở miệng.
Trình Tiềm cẩn thận đếm thầm: “Người sẽ nói mình bụng dạ hẹp hòi? Chưa đủ nhân nghĩa? Thiếu thân mật?”
Kết quả Mộc Xuân chân nhân không giống như đánh giá Hàn Uyên, nói thẳng khuyết điểm và giới luật trước mặt nó. Thậm chí chưởng môn sư phụ còn hơi do dự, cứ như rất khó để tìm ra từ thích hợp.
Trình Tiềm đợi đến lúc chân tay lạnh lẽo, mới nghe Mộc Xuân gần như thận trọng gằn từng chữ một: “Con đó, trong lòng con tự biết rồi, ta sẽ không nói mấy lời thừa thãi, ta cho con hai chữ ‘Tự Tại’ làm giới luật.”
Hai từ đơn giản này có phần khó hiểu, phù phiếm vô biên, nhất thời khó hiểu được ý nghĩa sâu xa bên trong. Trình Tiềm nhíu nhíu mày, dự định trong lòng đều hoá hư không, cả hít thở cũng chưa từng nhẹ như vậy, nhưng giọng nói lại cao hơn.
Đầu tiên Trình Tiềm buột miệng hỏi: “Sư phụ, cái gì là ‘Tự Tại’?”
Hỏi xong, nó thấy hối hận, vì không muốn bản thân mình cũng có biểu hiện ngốc nghếch như Hàn Uyên.
Trình Tiềm cố gắng lấy lại bình tĩnh, mang theo chút thăm dò và thiếu tự tin, làm ra vẻ mạnh mẽ miễn cưỡng lý giải, hỏi: “Ý muốn con thanh tâm an lòng, nỗ lực tu hành?”
Mộc Xuân ngừng một chút, chưa đưa ra lời giải thích nào, cuối cùng gật đầu nói lấp lửng: “Hiện tại… Coi như vậy đi.”
Hiện tại đúng, sau thì không à?
Hơn nữa cái gì là “Coi như vậy”?
Trình Tiềm nghe xong câu trả lời, càng nghĩ không ra, thậm chí nó còn nhanh nhạy tìm thấy sự ám chỉ con đường phía trước chưa rõ ràng trong lời của Mộc Xuân chân nhân. Nhưng nó biết sư phụ không muốn nói nhiều, vì nó hiểu chuyện sớm nên đành nuốt ngược nghi vấn vào lòng, chỉ khom người theo quy củ nói: “Vâng, đa tạ sư phụ đã giáo huấn.”
Mộc Xuân chân nhân im lặng thở dài, thoạt nhìn ông là một nam tử trung niên, trên thực tế đã sắp già thành tinh, tất nhiên nhìn ra được một số chuyện —— Trình Tiềm tiến thối lễ nghĩa chu toàn, đối với đạo đồng cũng xem như huynh trưởng. Hiển nhiên không phải nó cảm thấy người xung quanh đáng để tôn trọng, mà là không muốn ở trước mặt “người ngoài” bị đánh giá kém “văn nhã” lễ nghi.
Có câu rằng “Phu lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ”*, đứa trẻ này dù ngộ tính cao, tư chất tốt, thiên tính với lẽ phải không đồng nhất, vả lại tâm tư Trình Tiềm quá nặng, khó khiến người yêu thích… Tính cách nó khoa trương như vậy, chưa chắc đã để tâm chuyện có được thích hay không.
(*) Lễ là biểu hiện sự suy vi của sự trung hậu thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn (Đạo đức kinh)
Mộc Xuân chân nhân buông Trình Tiềm ra, lo lắng mai này nó dễ lầm đường lạc lối.
Ông lật cái bàn gỗ ba chân lên, gọi Hàn Uyên và Trình Tiềm lại gần.
Chỉ thấy mặt trái cái bàn gỗ đầy tổ mối mọt lớn nhỏ, chi chít như sao trên trời, vô cùng náo nhiệt, những nơi không có tổ mối đều bị khắc chữ nhỏ chằng chịt.
Mộc Xuân nói: “Đây là điều đầu tiên vi sư muốn dạy cho hai con khi nhập môn, môn quy của phái Phù Dao chúng ta, hai đứa phải ghi nhớ không sót chữ nào. Bắt đầu từ hôm nay, mỗi ngày chép một lần, viết đủ bảy bảy bốn mươi chín ngày mới thôi.”
Đối mặt với những môn quy này, Trình Tiềm lộ ra sự kinh ngạc vừa phải —— nó luôn cảm thấy môn quy thần thánh của một môn phái gì đó không nên khắc dưới đáy bàn gỗ.
… Còn là bàn gỗ ba chân nữa chứ.
Cùng kinh ngạc với nó, là Hàn Uyên ở bên cạnh.
Nhóc ăn mày rướn cổ tới, vô cùng hoảng hốt nói: “Í, đây là cái gì vậy? Sư phụ, nó biết con, chứ con không biết nó!”
Trình Tiềm: “…”
Một con chồn đội lốt sư phụ, một giới luật diễn đạt không thông, một bộ môn quy khắc dưới đáy bàn gỗ, một vị nương nương sư huynh, với một sư đệ ăn mày mù chữ… Khởi điểm tu hành của cuộc đời nó quá khác thường, sau này còn có thể tu thành cái gì tốt sao?
Trình Tiềm cảm thấy tiền đồ mù mịt.
Đến tối trở về, Trình Tiềm mới rạng rỡ hẳn. Bởi vì nó biết mình cũng có một gian thư phòng, trong thư phòng chẳng những đầy sách mà nó luôn tha thiết mơ ước, còn có giấy bút do Tuyết Thanh chuẩn bị cho nó.
Trình Tiềm chưa từng viết chữ lên giấy —— học thức của cha mẹ nó cộng lại cũng không thể viết từ một đến mười, trong nhà tất nhiên sẽ không có những thứ này. Mấy năm nay, nó dựa vào bản lĩnh đọc qua không quên của mình mà học lóm không ít chữ từ lão đồng sinh, nhớ kỹ trong đầu rồi chạy về nhà dùng cành cây viết trên mặt đất, có nằm mơ cũng muốn sờ thử văn phòng tứ bảo. (bút, nghiên, giấy, mực)
Trình Tiềm như bị nghiện, bởi vậy nó không nghe lời sư phụ —— sư phụ chỉ nói mỗi ngày chép môn quy một lần, đợi khi Tuyết Thanh đến gọi nó đi ăn cơm, Trình Tiềm đã viết đến lần thứ năm, vẫn không có ý dừng lại.
Bút lông sói và cành cây không giống nhau, lần đầu tiên Trình Tiềm sờ vào giấy bút, chữ viết tất nhiên khó coi nhưng vẫn đọc được. Nó cố gắng bắt chước nét chữ của môn quy được khắc trên ván gỗ, lúc nó ở Bất Tri đường nhìn môn quy, không đơn giản là phân tích cặn kẽ môn quy, mà tham lam nhìn từng nét ngang nét dọc, nét móc, nét phẩy toàn bộ đều ghi nhớ vào lòng.
Tuyết Thanh phát hiện mỗi lần nó viết xong, sẽ chỉnh sữa những chỗ chưa giống hay chưa tốt, vô cùng chăm chú mà bắt chước theo, chẳng để ai vào mắt, ngồi nửa canh giờ vẫn không nhúc nhích, thậm chí còn không chú ý mình đã vào thư phòng của nó.
Đêm thứ nhất Trình Tiềm ngủ rất ngon, hôm nay vì phấn khởi quá mà mất ngủ. Nó nhắm mắt lại cũng có thể cảm giác cổ tay mỏi nhừ, trong đầu toàn là mấy chữ trong môn quy chạy tới chạy lui.
Môn quy này nhất định do người viết tấm biển kia khắc, Trình Tiềm thích chữ của y đến trăn trở. Tạm gác chuyện tấm biển sang một bên, khắc môn quy lên ván gỗ rất dễ mục, nó đoán thời gian khắc môn quy chưa quá lâu.
Chữ đó của ai? Không lẽ là sư phụ?
Mãi đến khi ngủ thiếp đi, nó vẫn không ngừng suy nghĩ. Trong lúc mê man có gì đó dẫn nó lên núi, đi tới đi lụi lại đến “Bất Tri đường” ban sáng. Trình Tiềm chẳng biết tại sao: “Ta đến chỗ sư phụ làm gì?”
Nó không tự chủ mà đi vào, nó nhìn thấy một người bên trong viện.
Người đó dáng người cao lớn, là một nam tử, nhưng nét mặt rất mơ hồ như được giấu sau màn sương dày đặc, khớp ngón tay rõ rệt, trắng đến xanh xao, như một cô hồn dã quỹ.
Trình Tiềm hoảng hốt, theo bản năng lui về sau hai bước, nhưng nó lo cho sư phụ nên lấy hết can đảm mở miệng hỏi: “Ngươi là ai? Sao ở trong viện của sư phụ ta?”
Người nọ nhấc tay, Trình Tiềm cảm thấy có một lực hút mạnh mẽ, hút hai chân nó rời khỏi mặt đất đến trước mặt nam nhân kia.
Đối phương nâng một tay lên, từ trên cao nhìn xuống mặt Trình Tiềm.
Trình Tiềm giật mình, tay người này lạnh quá, lạnh đến mức chỉ bị y đụng một cái cả người như muốn đông lại.
Sau đó, người nọ nắm vai Trình Tiềm, khẽ cười nói: “Nhóc con, to gan thật, trở về đi!”
Trình Tiềm cảm thấy mình bị người ta hung hăng đẩy một cái, nó giật mình tỉnh lại trên giường, trời vẫn chưa sáng hẳn.
Nằm mơ như vậy khiến nó không ngủ tiếp được, không biết làm gì khác ngoài tự mình thu dọn, chạy ra ngoài viện tưới hoa giết thời gian, khiến Tuyết Thanh dù đã đưa nó đến Truyền Đạo đường vẫn cảm thấy xấu hổ vì dậy trễ hơn nó.
Truyền Đạo đường là một cái đình nhỏ, trong đình có đặt vài cái bàn, xung quanh trống không. Lúc bọn Trình Tiềm tới vẫn còn sớm, nhưng đã có đạo đồng đến quét dọn, đun nước, chuẩn bị pha trà.
Trình Tiềm lặng lẽ tìm một chỗ ngồi xuống, tiểu đạo đồng được huấn luyện nghiêm chỉnh lập tức dâng cho nó một chén trà nóng.
Tuy Trình Tiềm vẫn duy trì sắc mặt lãnh đạm, cẩn thận đặt mông ngồi một bên trên băng đá —— hiển nhiên đã thành thói quen, không có biện pháp thay đổi. Nó chịu được khổ, nhưng không hưởng thụ được, ngồi một bên uống trà nhìn người khác làm việc, trong lòng cứ thấy ngượng ngùng bứt rứt.
Sau thời gian uống cạn một tuần trà, Trình Tiềm nghe được tiếng bước chân, nó ngẩng đầu nhìn, thấy một thiếu niên xa lạ từ đường nhỏ đi tới.
Thiếu niên kia mặc một cái áo choàng xanh đen, trong lòng ôm một thanh mộc kiếm, sải bước rất nhanh, mắt nhìn thẳng, phía sau gã là một đạo đồng đang chật vật chạy theo.
Tuyết Thanh nói nhỏ với Trình Tiềm: “Đó là nhị sư thúc.”
Nhị sư huynh Lý Quân, Trình Tiềm từng nhìn thấy mộc bài viết tên này sau cửa phên Bất Tri đường, vội vàng đứng dậy chào: “Nhị sư huynh.”
Dường như Lý Quân không biết đã có người vào trong đình, nghe tiếng nên ngừng bước chân, ngẩng đầu nhìn Trình Tiềm. Đôi con ngươi của gã dường như lớn hơn người thường chút nên ánh mắt không hề ôn hoà, khi nhìn người rất lạnh lùng.
… Đây không phải tỏ vẻ lạnh lùng, vốn là lạnh lùng.
Lý Quân nhìn Trình Tiềm rất nhanh, rồi nở một nụ cười gượng với Trình Tiềm, nhìn sao cũng thấy xấu xa: “Ta nghe nói sư phụ dẫn về hai tiểu sư đệ, chính là đệ?”
Trình Tiềm không thích ánh mắt của Lý Quân, cảm giác rất u ám, không giống người tốt, nên chỉ đáp qua loa: “Vâng, đệ và Hàn Uyên tứ sư đệ.”
Lý Quân tiến lên một bước, hứng thú lại gần hỏi: “Đệ tên gì?”
Hứng thú của gã giống như sói già nhìn thấy thỏ con, Trình Tiềm suýt thì lùi lại, may mà nhịn được. Nó đứng thẳng tại chỗ, mặt không đổi sắc trả lời: “Trình Tiềm.”
“A, tiểu Tiềm.” Lý Quân gật đầu làm quen, rồi trưng bộ mặt ngoài cười trong không cười ra, “Chào đệ.”
Trước mặt Trình Tiềm là một hàm răng trắng bóng. Đến lúc này, nó đã xác định, toàn bộ phái Phù Dao, ngoại trừ sư phụ, không có người thứ hai để nó thấy hơi thích được.
Không chừng sư phụ chẳng phải là người nữa.
Một lát sau, Hàn Uyên và sư phụ cũng tới. Hàn Uyên chẳng chút khách khí mà đặt mông ngồi phía trước Trình Tiềm, lẩm bẩm oán trách Trình Tiềm không tìm gã đi chơi, đồng thời lợi dụng lúc chào hỏi để có thời cơ nếm thử mỗi thứ trà bánh trên bàn một miếng.
Hàn Uyên lúc thì hớn hở chạy theo sư phụ nịnh hót, khi thì ngoảnh đầu nháy mắt ra hiệu cho Trình Tiềm, vội mà không ẩu, giải thích thế nào là “người xấu làm chuyện xấu” không sai một chữ.
Đại sư huynh Nghiêm Tranh Minh đến muộn đúng hai khắc, mới vừa rồi còn ngáp ngắn ngáp dài.
Dù thế nào y cũng không chịu đi bộ, cho hai đạo đồng mang theo ghế mây, khiêng y từ Ôn Nhu Hương đến đây.
Một thiếu nữ xinh đẹp chậm rãi bước, một người theo sau quạt, một đạo đồng khác che dù bên cạnh.
Nghiêm Tranh Minh một mình dẫn theo Hanh Cáp nhị tướng*, áo trắng bay bay, vạt áo như mây. (*) Hai thần giữ cửa Miếu của đạo Phật, một người thì phun khí trắng từ mũi, một người phun khí vàng từ mồm
Vị thiếu gia này không phải đến để nghe bài học sáng sớm, mà đến làm mưa làm gió.
Vào Truyền Đạo đường, đại sư huynh trước tiên là vênh váo lườm Lý Quân, vẻ chán ghét sáng ngời nơi đuôi lông mày, tiếp đó quét qua Hàn Uyên và khối điểm tâm đang ăn dở. Vừa nhìn thấy cái này, đại sư huynh “xoạt” một tiếng mở quạt ra, che hai mắt mình, để ngăn ánh mắt thuần khiết của mình bị bẩn.
Cuối cùng, y không còn lựa chọn nào, buộc lòng phải đến ngồi bên cạnh Trình Tiềm. Đạo đồng bên người đã được huấn luyện bước lên trước một bước, lau băng đá đến bốn lần rồi lót một tấm đệm lên trên, pha một bình trà ngon, đặt tách trà nóng lên cái đĩa trà có khắc phù chú, trong chớp mắt nước trà nóng bốc hơi thành trà lạnh, lạnh đến mức bên ngoài đọng một lớp nước, Nghiêm Tranh Minh mới dở sống dở chết cầm lên uống.
Đợi trình tự các bước được tiến hành hoàn hảo, cái mông quý giá của Nghiêm thiếu gia mới an toạ.
Lý Quân xem chuyện lạ chẳng sợ cứ coi như y không tồn tại, Hàn Uyên trợn mắt há mồm như muốn nói “Đây là đồ chơi gì”.
Trình Tiềm ngồi gần nhất nên xem được toàn bộ quá trình, mặc dù nó luôn cay nghiệt, nhưng lúc này cũng không còn lời nào để nói.
Buổi học sáng sớm gà bay chó sủa của phái Phù Dao, Mộc Xuân chân nhân và bốn đệ tử chẳng ai ưa ai cứ như vậy mà bắt đầu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook