Lốc Xoáy Thời Gian
-
Chương 2: Học viên sử học quốc gia
Thế Kỷ 23
Thành Phố Huế, Việt Nam.
Bình minh vừa tới, ánh nắng mặt trời ban mai, dịu dàng, ấm áp tỏa trên thành phố Huế, lấp lóe xuyên qua những khẽ cành, tán lá, huyền ảo phản chiếu lại trên những khung cửa sổ của các tòa nhà trên đô thị. Trời chỉ vừa mới sáng, vậy mà phố xá đã muốn náo nhiệt, xe lớn xe nhỏ nườm nượp nối đuôi nhau chạy ngược xuôi trên những con đường lót nhựa. Dọc theo vỉ hè, hàng hàng các bà, các chị, đông đúc chen nhau vào các rạp, các quán bán đồ ăn sáng, giành mua những món ăn nóng hổi, thơm ngon và bổ dưỡng mang về cho gia đình của họ.
Các đầu bếp trong tiệm ăn đã đầu tắp mặt tối từ lúc trời còn tờ mờ sáng, tập trung nấu nướng, chế biến những món ăn ngon miệng với hương vị hấp dẫn, khó cưỡng cho khách hàng của mình. Các bà chủ tiệm, bà nào bà nấy đều miệng cười toe toét, chào đón khách, tay bận biệu thu nhận tiền, nhét vội vào túi. Túi bà nào cũng bự cồng kềnh vì nhồi quá nhiều tiền mà không có thời gian cất vào trong hộc.
Hôm nay, thành phố Huế tấp nập hơn bình thường một cách lạ kì. Một bà cụ lớn tuổi đã đứng chờ mua đồ hơn nữa tiếng đồng hồ, sốt ruột quay đầu sang, hỏi một người phụ nữ trung niên kế bên: “Hôm này là ngày gì mà ai cũng dậy sớm, tranh mua đồ ăn sáng vậy con?”
“Ồ, bác không biết à? Hôm nay là ngày thi vào Học Viện Sử Học Quốc Gia, cho nên các bậc phụ huynh có con em đi thi mới thức dậy sớm, tranh thủ đi mua đồ ăn sáng, bồi bổ trí óc cho mấy cháu trước khi vào thi ấy mà.” Người phụ nữ trung niên tươi cười giải thích. “Mà tiệm này lại làm đồ ăn rất ngon, nên nó mới đông như vậy đấy bác.”
“Học Viện Sử Học Quốc Gia? Trường này giỏi lắm hả cháu?” Bà cụ tò mò hỏi thêm.
“Tất nhiên rồi! Tên trường có chữ quốc gia mà, không giỏi sao được!” Người phụ nữ trung niên bức xúc khẳng định. “Bộ bác mới từ hành tinh khác đến hay sao mà bác lại không biết? Ở Việt Nam, ai mà chẳng biết Học Viện Sử Học Quốc Gia!”
“Ờ, bác ở hải ngoại bấy lâu nay, mới về nước nên không biết trường này.” Bà cụ trả lời. “Đâu, cháu nói cho bác nghe một chút về trường này đi!”
“Học Viện Sử Học Quốc Gia là một trường điểm có đẳng cấp quốc tế, là trường chuyên môn đào tạo những sử gia kì tài và mưu mẹo, thông thạo sử sách Việt Nam, trở về quá khứ, trợ giúp tổ tiên chúng ta bảo vệ lịch sử Việt Nam, bảo đảm những gì đã được ông bà ta kể lại thực sự xảy ra, từng li từng tí, không thêm không bớt, không xai sót một việc nào.”
“Trường này được sáng lập ra vào khoảng nửa thế kỉ trước, lúc khoa học hiện đại vừa mới bắt đầu có khả năng cho con người đi xuyên thời gian. Lúc ấy, có một nhóm người tiên phong, dưới sự lãnh đạo của sử gia Dương Đình, người được gọi là tổ tiên của nghề sử gia, đã quay về quá khứ, tái tạo ra những huyền thoại mà chúng ta đã cho rằng chỉ là những truyện cổ tích hoang đường, giống như là truyện Rùa Vàng Kim Quy, truyện Thánh Gióng, và vân vân, gây chấn động trên toàn quốc.”
“Nhiều năm đi đi về về những mốc điểm thời gian trong quá khứ, ông Dương Đình cũng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, tuổi già đã làm cho ông hao mòn sức lực. Ông muốn được nghỉ hưu an hưởng cuộc sống nhàn hạ, nhưng công việc bảo vệ lịch sử quốc gia không thể một ngày không có người phụ trách. Cho nên, ông đã sáng lập ra Học Viện Sử Học Quốc Gia để giúp đất nước dạy dỗ thế hệ tương lai, đào tạo ra những sử gia trẻ tuổi kì tài, có khả năng nối nghiệp ông, nối nghiệp những sử gia tiên phong.”
“Từ sau khi thành lập trường, năm nào cũng vậy, có biết bao nhiêu em học sinh đầy triển vọng, mơ ước được vào học ở học viện. Mà mơ ước là một chuyện, còn vào được hay không lại là một chuyện khác! Nói thật ra, thi đậu vào trường này khó y như lên trời xuống biển! Trường này không chỉ khảo nghiệm kiến thức phổ thông, còn khảo nghiệm khả năng hiểu biết chữ cổ Việt Nam, tức là chữ Nôm.”
“Ngoài ra, trường còn một phần thi khảo nghiểm chiến thuật quân sự, kĩ thuật chiến đấu của các em. Nói chung, muốn đậu vô được trường này thì phải là một người vừa có tài lại vừa có lực, giỏi giang toàn diện. Việc thi đậu vào Học Viện Sử Học Quốc Gia là một vinh dự có thể so sánh với thời xưa, khi đi thi Trạng Nguyên, được thấy tên mình khắc trên bảng vàng vậy! Đó là lý do Học Viện Sử Học Quốc Gia thu hút được rất nhiều những em học sinh tài năng.”
“Và năm nay có ba em đi thi, đặt biệt nổi bật hơn người, lôi cuốn sự chú ý của mọi người trên toàn quốc.”
“Em thứ nhất là Vũ Thiện Hùng. Em là con của một võ sư có tiếng tăm trong nước. Đúng y như câu tục ngữ... cha nào con nấy, Thiện Hùng giống cha của em, rất có khiếu về võ thuật. Năm em mới được mười tuổi, em đã là đai đen trong môn phái Tây Sơn1 hiệp đạo2, giành hạng nhất Giải Trẻ và Thiếu Niên Võ Thuật toàn quốc, làm cho người người kinh ngạc.”
“Điều đáng sốc không phải chỉ vì em rất nhỏ tuổi, nhưng mà trong trận đấu võ đài tập thể, em đã tay không đánh thắng hơn chục đối thủ khác, đập cho mấy đứa học sinh cấp ba khóc mếu máo, làm ai xem cũng há hốc mồm, vừa thấy tội nghiệp vừa nhục mặt giùm mấy đứa cấp ba đó.”
“Nhưng mà tôi nghe nói thằng Hùng bị dị tật bẩm sinh,” Một bà khác nhanh nhảu chen vô câu chuyện. “Đầu óc chậm phát triển, học hành đâu có bằng ai… đánh đấm không thôi thì làm sao mà lọt vô nổi học viện chứ! Này là học viện chứ không phải đấm viện nha!”
“Ối giời, cho dù vô không nổi thì cũng có thể đập cho mấy đứa đi thi năm nay một trận cho đỡ ngứa tay ngứa chân.” Người phụ nữ trung niên bức xúc đáp lại.
“Bộ mấy đứa nó chọc giận chị hay sao mà chị mạnh mồm mạnh miệng thế!”
“Hừ, chị có muốn nghe tôi kể tiếp không? Nếu muốn thì đừng có chen vô! Đang kể ngon trớn chị làm tôi cụt hứng dễ sợ!”
“Ừ, ừ, kể đi.”
“Được rồi, ba đứa nổi tiếng năm nay, đứa thứ hai tên là Dương Minh Ngọc, chỉ mới mười lăm tuổi mà đã đăng kí đi thi, là người nhỏ tuổi nhất đi thi năm này. Nó là con gái của viện trưởng hiện thời của học viện, cũng chính là cháu gái ba đời của Dương Đình, người đã sáng lập ra học viện này. Vì nghề sử gia là nghề gia truyền mấy đời trong gia đình Minh Ngọc, nên từ bé, nghe đồn rằng nó đã được trải qua đào tạo đặc biệt để chuẩn bị thi vô học viện. Nhưng tội nghiệp con bé lắm, suốt ngày cứ phải học, học, học… Học đến muốn hộc máu luôn. Cha mẹ gây áp lực, nhồi óc nó cứ như nhồi vịt.” Người phụ nữ trung niên thở dài.
“Ủa, mà học làm chi? Là cháu gái của người sáng lập ra học viện, lại có cha làm viện trưởng, thì cần gì phải học? Tuyển thẳng vô trường mấy hồi!” Một bà khác đóng góp ý kiến cá nhân, làm cho câu chuyện ngày càng sôi nổi.
“Bà không biết gì hết mà cứ ham nói! Trường này là trường điểm mà, làm gì có vụ đi đường tắt! Con của viện trượng cũng phải thi vô, không có ngoại lệ.”
“Tôi thấy có nhiều đứa cha mẹ ép học nhiều như vậy, học đến điên luôn. Con bé này, tôi đoán chắc không man man thì cũng mát mát!” Một bà mỉa mai chế giễu.
“Không có đâu, con bé bình thường lắm à! Không những bình thường mà con rất thông minh, lanh lẹ.”
“Tôi nghe nói có lần, có một bà phụ huynh đến trước cổng học viện, la hét ầm ỹ suốt sáng. Bà ta có đứa con dự thi vô trường, mà trường có một phần thi trắc nghiêm kỹ thuật chiến đấu, thằng nhỏ bị đánh bầm dập khắp người trong kỳ thi đó, đã vậy lại thi rớt, nên bất mãn. Tức quá, bà ta đến học viện, la hét om sòm, bắt người ta đền tiền bệnh viện cho con bả. Mà đâu phải lỗi của nhà trường đâu, trước khi thi đã báo cho các em rồi, sẽ bị đánh, em nào sợ đau thi có thể xin rút lui. Ai biểu con của bả sĩ diện, muốn làm ra vẻ ta đây anh hùng, bị đánh thì ráng chịu thôi.”
“Mà bà phụ huynh này lại là người không nói lý lẽ, làm rùm beng hết cả lên, nhà trường không cách nào đuổi bả đi được... Cho đến khi Minh Ngọc tới học viện thăm cha mình, thấy bà ta đang la làng trước cổng, nên Ngọc đã nghĩ ra kế, giả vờ đi đứng không cẩn thận, đụng trúng bả, rồi tranh thủ bôi trái mắt mèo* lên người bả. Thế là bà ta được một trận vừa la làng, vừa nhảy tưng tưng, vừa xột xoạt gãi ngứa, giống y như một con khỉ đột. Dính mắt mèo, các bà các bác cũng biết rồi đó, càng gãi càng ngứa. Cuối cùng, bà ta chịu không nổi cơn ngứa, phải đành xách dép đi về.”
* Trái mắt mèo: có chứa chất gây ngứa cực mạnh, chỉ cần một phần tỉ của một gam dính vào người là đủ gây ngứa kinh khủng.
Chuyện này xảy ra khoảng ba năm trước, lúc ấy Minh Ngọc chỉ mới mười hai tuổi thôi nhé, mà đã thông minh, lém lỉnh như vậy. Bây giờ tôi nghĩ chắc con bé càng thông minh hơn người!”
“À, thông minh thật!” Mội người xung quanh trầm trồ khen ngợi Minh Ngọc.
“Ngoài Minh Ngọc và Thiện Hùng ra,” Người phụ nữ trung niên bắt đầu kể tiếp. “Còn có một em nữa rất đáng chú ý trong kỳ thi này. Em này tên là Hoa Khôi – người nó đẹp y như tên, bảnh trai, tuấn tú, con gái nào mà chẳng say mê, thầm thường trộm nhớ nó! Năm ngoái, nó lại còn đạt được danh hiệu Nam Vương Việt Nam trong cuộc thi thể hình toàn quốc.”
“Không chỉ đẹp trai, gia đình Hoa Khôi lại rất giàu có, nghe đến họ Hoa của nó là biết rồi. Ở Việt Nam, người họ Hoa đếm trên đầu ngón tay! Nó không phải là cậu ấm yêu dấu của lão trùm địa ốc họ Hoa thì còn là ai vào đây. Vừa mới sinh ra đã được ngồi mát ăn bát vàng, muốn voi có voi, muốn tiên có tiên.”
“Lão trùm họ Hoa cũng đã nghĩ đến chuyện dùng tiền đút lót, để cho con lão được tuyển thẳng vào học viện. Lão ta hứa quyên góp tận hai tỷ đồng Việt Nam cho học viện, nếu như họ chịu nhận con lão vô học.”
“Trời, đúng là bọn nhà giàu, phách lối làm càng, không coi ai ra gì!” Một bà mạnh miệng chỉ trích.
“Ừ, đúng vậy!” Người phụ nữ trung niên nói tiếp. “Nhưng mà không ngờ, ông viện trưởng học viện lại không chấp nhận yêu cầu này! Ông ta trả lời rằng… tiền cho thì trường sẽ nhận, nhưng con lão vẫn phải thi vào như các học sinh khác à. Nếu nó giỏi thì tất nhiên sẽ đậu vào trường, còn nếu không có khả năng thi đậu thì phải chịu thôi.”
“Ông viện trưởng còn nói thêm… nếu đã hứa quyên góp hai tỷ mà lại quỵt, thì cho dù con lão trùm địa ốc có giỏi cách mấy, cũng sẽ không được nhận vào học. Một trăm phần trăm sẽ rớt đài từ vòng một.”
“Chu choa,” Mọi người kinh ngạc thốt lên. “Xem ra ông viện trưởng này không phải là dạng vừa đâu! Lão trùm địa ốc đó chắc tức hộc máu. Lần này lão ta đã chọc phải ổ kiến lửa rồi!”
“Chính xác!” Người phụ nữ trung niên gật gù đồng ý. “Lão trùm địa ốc nghe nói vậy, giận tím mặt. Nhưng mà khổ nỗi, con lão lại rất muốn vào học viện, nên lão cũng phải đành ngậm bồ hòn làm ngọt*, cắn răng móc tiền túi ra cho nhà trường. Cái này gọi là mất cả chì lẫn chài à.”
* Ngậm bồ hòn làm ngọt: Nhẫn nhục chịu đựng, giống như ngậm bồ hòn, vì bồ hòn rất đắng.
“Ha ha ha,” Mọi người ai nấy cười rồ lên… “Thật đáng đời lão ta, cho chừa cái tội phách lối!”
Không khí bắt đầu càng ngày càng ồn ào, sôi nổi, càng lúc càng nhiều các bác các chị chen vô xì xầm bàn tán về Học Viện Sử Học Quốc Gia và những em học sinh đi thi năm nay. Người này thì thêm mắm, người kia lại thêm muối, làm cho câu truyện càng lúc càng thêm sôi động và hấp dẫn. Tất nhiên, người phụ nữ trung niên kia cũng tiếp tục tám hăng say với mấy chị em cô bác ở đấy, cho đến khi đồ ăn của bà ta được làm xong, bà ta mới ngừng tám.
Người phụ nữ trung niên nhanh chóng thanh toán tiền cho bà chủ quán, cầm những món đồ ăn đã được gói ghém cẩn thận trong hộp xốp, lịch sự chào tạm biệt mấy bà tám khác trong quán rồi bước lẹ đi.
Chú thích:
1. Môn phái Tây Sơn: các môn phái có chữ Bình Định hoặc Tây Sơn đều xuất xứ từ hệ phái Bình Đình Tây Sơn trong nước, một số chiêu thức võ thuật có nguồn gốc từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vào cuối thế kỷ thứ mười tám.
2. Hiệp đạo: môn phái chuyên hành hiệp trượng nghĩa, làm việc giúp người. Truyền thuyết kể rằng có tất cả là mười môn phái cơ bản chính: thần, thánh, hiệp, bá, vương, tà, ma, tiên, yêu, phật.
Thành Phố Huế, Việt Nam.
Bình minh vừa tới, ánh nắng mặt trời ban mai, dịu dàng, ấm áp tỏa trên thành phố Huế, lấp lóe xuyên qua những khẽ cành, tán lá, huyền ảo phản chiếu lại trên những khung cửa sổ của các tòa nhà trên đô thị. Trời chỉ vừa mới sáng, vậy mà phố xá đã muốn náo nhiệt, xe lớn xe nhỏ nườm nượp nối đuôi nhau chạy ngược xuôi trên những con đường lót nhựa. Dọc theo vỉ hè, hàng hàng các bà, các chị, đông đúc chen nhau vào các rạp, các quán bán đồ ăn sáng, giành mua những món ăn nóng hổi, thơm ngon và bổ dưỡng mang về cho gia đình của họ.
Các đầu bếp trong tiệm ăn đã đầu tắp mặt tối từ lúc trời còn tờ mờ sáng, tập trung nấu nướng, chế biến những món ăn ngon miệng với hương vị hấp dẫn, khó cưỡng cho khách hàng của mình. Các bà chủ tiệm, bà nào bà nấy đều miệng cười toe toét, chào đón khách, tay bận biệu thu nhận tiền, nhét vội vào túi. Túi bà nào cũng bự cồng kềnh vì nhồi quá nhiều tiền mà không có thời gian cất vào trong hộc.
Hôm nay, thành phố Huế tấp nập hơn bình thường một cách lạ kì. Một bà cụ lớn tuổi đã đứng chờ mua đồ hơn nữa tiếng đồng hồ, sốt ruột quay đầu sang, hỏi một người phụ nữ trung niên kế bên: “Hôm này là ngày gì mà ai cũng dậy sớm, tranh mua đồ ăn sáng vậy con?”
“Ồ, bác không biết à? Hôm nay là ngày thi vào Học Viện Sử Học Quốc Gia, cho nên các bậc phụ huynh có con em đi thi mới thức dậy sớm, tranh thủ đi mua đồ ăn sáng, bồi bổ trí óc cho mấy cháu trước khi vào thi ấy mà.” Người phụ nữ trung niên tươi cười giải thích. “Mà tiệm này lại làm đồ ăn rất ngon, nên nó mới đông như vậy đấy bác.”
“Học Viện Sử Học Quốc Gia? Trường này giỏi lắm hả cháu?” Bà cụ tò mò hỏi thêm.
“Tất nhiên rồi! Tên trường có chữ quốc gia mà, không giỏi sao được!” Người phụ nữ trung niên bức xúc khẳng định. “Bộ bác mới từ hành tinh khác đến hay sao mà bác lại không biết? Ở Việt Nam, ai mà chẳng biết Học Viện Sử Học Quốc Gia!”
“Ờ, bác ở hải ngoại bấy lâu nay, mới về nước nên không biết trường này.” Bà cụ trả lời. “Đâu, cháu nói cho bác nghe một chút về trường này đi!”
“Học Viện Sử Học Quốc Gia là một trường điểm có đẳng cấp quốc tế, là trường chuyên môn đào tạo những sử gia kì tài và mưu mẹo, thông thạo sử sách Việt Nam, trở về quá khứ, trợ giúp tổ tiên chúng ta bảo vệ lịch sử Việt Nam, bảo đảm những gì đã được ông bà ta kể lại thực sự xảy ra, từng li từng tí, không thêm không bớt, không xai sót một việc nào.”
“Trường này được sáng lập ra vào khoảng nửa thế kỉ trước, lúc khoa học hiện đại vừa mới bắt đầu có khả năng cho con người đi xuyên thời gian. Lúc ấy, có một nhóm người tiên phong, dưới sự lãnh đạo của sử gia Dương Đình, người được gọi là tổ tiên của nghề sử gia, đã quay về quá khứ, tái tạo ra những huyền thoại mà chúng ta đã cho rằng chỉ là những truyện cổ tích hoang đường, giống như là truyện Rùa Vàng Kim Quy, truyện Thánh Gióng, và vân vân, gây chấn động trên toàn quốc.”
“Nhiều năm đi đi về về những mốc điểm thời gian trong quá khứ, ông Dương Đình cũng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, tuổi già đã làm cho ông hao mòn sức lực. Ông muốn được nghỉ hưu an hưởng cuộc sống nhàn hạ, nhưng công việc bảo vệ lịch sử quốc gia không thể một ngày không có người phụ trách. Cho nên, ông đã sáng lập ra Học Viện Sử Học Quốc Gia để giúp đất nước dạy dỗ thế hệ tương lai, đào tạo ra những sử gia trẻ tuổi kì tài, có khả năng nối nghiệp ông, nối nghiệp những sử gia tiên phong.”
“Từ sau khi thành lập trường, năm nào cũng vậy, có biết bao nhiêu em học sinh đầy triển vọng, mơ ước được vào học ở học viện. Mà mơ ước là một chuyện, còn vào được hay không lại là một chuyện khác! Nói thật ra, thi đậu vào trường này khó y như lên trời xuống biển! Trường này không chỉ khảo nghiệm kiến thức phổ thông, còn khảo nghiệm khả năng hiểu biết chữ cổ Việt Nam, tức là chữ Nôm.”
“Ngoài ra, trường còn một phần thi khảo nghiểm chiến thuật quân sự, kĩ thuật chiến đấu của các em. Nói chung, muốn đậu vô được trường này thì phải là một người vừa có tài lại vừa có lực, giỏi giang toàn diện. Việc thi đậu vào Học Viện Sử Học Quốc Gia là một vinh dự có thể so sánh với thời xưa, khi đi thi Trạng Nguyên, được thấy tên mình khắc trên bảng vàng vậy! Đó là lý do Học Viện Sử Học Quốc Gia thu hút được rất nhiều những em học sinh tài năng.”
“Và năm nay có ba em đi thi, đặt biệt nổi bật hơn người, lôi cuốn sự chú ý của mọi người trên toàn quốc.”
“Em thứ nhất là Vũ Thiện Hùng. Em là con của một võ sư có tiếng tăm trong nước. Đúng y như câu tục ngữ... cha nào con nấy, Thiện Hùng giống cha của em, rất có khiếu về võ thuật. Năm em mới được mười tuổi, em đã là đai đen trong môn phái Tây Sơn1 hiệp đạo2, giành hạng nhất Giải Trẻ và Thiếu Niên Võ Thuật toàn quốc, làm cho người người kinh ngạc.”
“Điều đáng sốc không phải chỉ vì em rất nhỏ tuổi, nhưng mà trong trận đấu võ đài tập thể, em đã tay không đánh thắng hơn chục đối thủ khác, đập cho mấy đứa học sinh cấp ba khóc mếu máo, làm ai xem cũng há hốc mồm, vừa thấy tội nghiệp vừa nhục mặt giùm mấy đứa cấp ba đó.”
“Nhưng mà tôi nghe nói thằng Hùng bị dị tật bẩm sinh,” Một bà khác nhanh nhảu chen vô câu chuyện. “Đầu óc chậm phát triển, học hành đâu có bằng ai… đánh đấm không thôi thì làm sao mà lọt vô nổi học viện chứ! Này là học viện chứ không phải đấm viện nha!”
“Ối giời, cho dù vô không nổi thì cũng có thể đập cho mấy đứa đi thi năm nay một trận cho đỡ ngứa tay ngứa chân.” Người phụ nữ trung niên bức xúc đáp lại.
“Bộ mấy đứa nó chọc giận chị hay sao mà chị mạnh mồm mạnh miệng thế!”
“Hừ, chị có muốn nghe tôi kể tiếp không? Nếu muốn thì đừng có chen vô! Đang kể ngon trớn chị làm tôi cụt hứng dễ sợ!”
“Ừ, ừ, kể đi.”
“Được rồi, ba đứa nổi tiếng năm nay, đứa thứ hai tên là Dương Minh Ngọc, chỉ mới mười lăm tuổi mà đã đăng kí đi thi, là người nhỏ tuổi nhất đi thi năm này. Nó là con gái của viện trưởng hiện thời của học viện, cũng chính là cháu gái ba đời của Dương Đình, người đã sáng lập ra học viện này. Vì nghề sử gia là nghề gia truyền mấy đời trong gia đình Minh Ngọc, nên từ bé, nghe đồn rằng nó đã được trải qua đào tạo đặc biệt để chuẩn bị thi vô học viện. Nhưng tội nghiệp con bé lắm, suốt ngày cứ phải học, học, học… Học đến muốn hộc máu luôn. Cha mẹ gây áp lực, nhồi óc nó cứ như nhồi vịt.” Người phụ nữ trung niên thở dài.
“Ủa, mà học làm chi? Là cháu gái của người sáng lập ra học viện, lại có cha làm viện trưởng, thì cần gì phải học? Tuyển thẳng vô trường mấy hồi!” Một bà khác đóng góp ý kiến cá nhân, làm cho câu chuyện ngày càng sôi nổi.
“Bà không biết gì hết mà cứ ham nói! Trường này là trường điểm mà, làm gì có vụ đi đường tắt! Con của viện trượng cũng phải thi vô, không có ngoại lệ.”
“Tôi thấy có nhiều đứa cha mẹ ép học nhiều như vậy, học đến điên luôn. Con bé này, tôi đoán chắc không man man thì cũng mát mát!” Một bà mỉa mai chế giễu.
“Không có đâu, con bé bình thường lắm à! Không những bình thường mà con rất thông minh, lanh lẹ.”
“Tôi nghe nói có lần, có một bà phụ huynh đến trước cổng học viện, la hét ầm ỹ suốt sáng. Bà ta có đứa con dự thi vô trường, mà trường có một phần thi trắc nghiêm kỹ thuật chiến đấu, thằng nhỏ bị đánh bầm dập khắp người trong kỳ thi đó, đã vậy lại thi rớt, nên bất mãn. Tức quá, bà ta đến học viện, la hét om sòm, bắt người ta đền tiền bệnh viện cho con bả. Mà đâu phải lỗi của nhà trường đâu, trước khi thi đã báo cho các em rồi, sẽ bị đánh, em nào sợ đau thi có thể xin rút lui. Ai biểu con của bả sĩ diện, muốn làm ra vẻ ta đây anh hùng, bị đánh thì ráng chịu thôi.”
“Mà bà phụ huynh này lại là người không nói lý lẽ, làm rùm beng hết cả lên, nhà trường không cách nào đuổi bả đi được... Cho đến khi Minh Ngọc tới học viện thăm cha mình, thấy bà ta đang la làng trước cổng, nên Ngọc đã nghĩ ra kế, giả vờ đi đứng không cẩn thận, đụng trúng bả, rồi tranh thủ bôi trái mắt mèo* lên người bả. Thế là bà ta được một trận vừa la làng, vừa nhảy tưng tưng, vừa xột xoạt gãi ngứa, giống y như một con khỉ đột. Dính mắt mèo, các bà các bác cũng biết rồi đó, càng gãi càng ngứa. Cuối cùng, bà ta chịu không nổi cơn ngứa, phải đành xách dép đi về.”
* Trái mắt mèo: có chứa chất gây ngứa cực mạnh, chỉ cần một phần tỉ của một gam dính vào người là đủ gây ngứa kinh khủng.
Chuyện này xảy ra khoảng ba năm trước, lúc ấy Minh Ngọc chỉ mới mười hai tuổi thôi nhé, mà đã thông minh, lém lỉnh như vậy. Bây giờ tôi nghĩ chắc con bé càng thông minh hơn người!”
“À, thông minh thật!” Mội người xung quanh trầm trồ khen ngợi Minh Ngọc.
“Ngoài Minh Ngọc và Thiện Hùng ra,” Người phụ nữ trung niên bắt đầu kể tiếp. “Còn có một em nữa rất đáng chú ý trong kỳ thi này. Em này tên là Hoa Khôi – người nó đẹp y như tên, bảnh trai, tuấn tú, con gái nào mà chẳng say mê, thầm thường trộm nhớ nó! Năm ngoái, nó lại còn đạt được danh hiệu Nam Vương Việt Nam trong cuộc thi thể hình toàn quốc.”
“Không chỉ đẹp trai, gia đình Hoa Khôi lại rất giàu có, nghe đến họ Hoa của nó là biết rồi. Ở Việt Nam, người họ Hoa đếm trên đầu ngón tay! Nó không phải là cậu ấm yêu dấu của lão trùm địa ốc họ Hoa thì còn là ai vào đây. Vừa mới sinh ra đã được ngồi mát ăn bát vàng, muốn voi có voi, muốn tiên có tiên.”
“Lão trùm họ Hoa cũng đã nghĩ đến chuyện dùng tiền đút lót, để cho con lão được tuyển thẳng vào học viện. Lão ta hứa quyên góp tận hai tỷ đồng Việt Nam cho học viện, nếu như họ chịu nhận con lão vô học.”
“Trời, đúng là bọn nhà giàu, phách lối làm càng, không coi ai ra gì!” Một bà mạnh miệng chỉ trích.
“Ừ, đúng vậy!” Người phụ nữ trung niên nói tiếp. “Nhưng mà không ngờ, ông viện trưởng học viện lại không chấp nhận yêu cầu này! Ông ta trả lời rằng… tiền cho thì trường sẽ nhận, nhưng con lão vẫn phải thi vào như các học sinh khác à. Nếu nó giỏi thì tất nhiên sẽ đậu vào trường, còn nếu không có khả năng thi đậu thì phải chịu thôi.”
“Ông viện trưởng còn nói thêm… nếu đã hứa quyên góp hai tỷ mà lại quỵt, thì cho dù con lão trùm địa ốc có giỏi cách mấy, cũng sẽ không được nhận vào học. Một trăm phần trăm sẽ rớt đài từ vòng một.”
“Chu choa,” Mọi người kinh ngạc thốt lên. “Xem ra ông viện trưởng này không phải là dạng vừa đâu! Lão trùm địa ốc đó chắc tức hộc máu. Lần này lão ta đã chọc phải ổ kiến lửa rồi!”
“Chính xác!” Người phụ nữ trung niên gật gù đồng ý. “Lão trùm địa ốc nghe nói vậy, giận tím mặt. Nhưng mà khổ nỗi, con lão lại rất muốn vào học viện, nên lão cũng phải đành ngậm bồ hòn làm ngọt*, cắn răng móc tiền túi ra cho nhà trường. Cái này gọi là mất cả chì lẫn chài à.”
* Ngậm bồ hòn làm ngọt: Nhẫn nhục chịu đựng, giống như ngậm bồ hòn, vì bồ hòn rất đắng.
“Ha ha ha,” Mọi người ai nấy cười rồ lên… “Thật đáng đời lão ta, cho chừa cái tội phách lối!”
Không khí bắt đầu càng ngày càng ồn ào, sôi nổi, càng lúc càng nhiều các bác các chị chen vô xì xầm bàn tán về Học Viện Sử Học Quốc Gia và những em học sinh đi thi năm nay. Người này thì thêm mắm, người kia lại thêm muối, làm cho câu truyện càng lúc càng thêm sôi động và hấp dẫn. Tất nhiên, người phụ nữ trung niên kia cũng tiếp tục tám hăng say với mấy chị em cô bác ở đấy, cho đến khi đồ ăn của bà ta được làm xong, bà ta mới ngừng tám.
Người phụ nữ trung niên nhanh chóng thanh toán tiền cho bà chủ quán, cầm những món đồ ăn đã được gói ghém cẩn thận trong hộp xốp, lịch sự chào tạm biệt mấy bà tám khác trong quán rồi bước lẹ đi.
Chú thích:
1. Môn phái Tây Sơn: các môn phái có chữ Bình Định hoặc Tây Sơn đều xuất xứ từ hệ phái Bình Đình Tây Sơn trong nước, một số chiêu thức võ thuật có nguồn gốc từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vào cuối thế kỷ thứ mười tám.
2. Hiệp đạo: môn phái chuyên hành hiệp trượng nghĩa, làm việc giúp người. Truyền thuyết kể rằng có tất cả là mười môn phái cơ bản chính: thần, thánh, hiệp, bá, vương, tà, ma, tiên, yêu, phật.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook