Linh Sơn
-
Quyển 1 - Chương 1: Bé con gửi thân giang hồ khách, ông lão kể chuyện Bát Đại Môn
Dịch & biên: †Ares†
oOo
- Xuân mộng nhiều hại thận!
Mai Khê nằm ở trên giường, nhớ lại một câu thầy giáo nói đùa trên lớp.
Hắn vừa mơ một giấc mơ thật thoải mái, thật phong cách, không khỏi bội phục sức tưởng tượng phong phú của mình:
Mai Khê thân mặc đạo bào màu vàng sẫm, khói tím lưu chuyển xung quanh, tóc búi cao xỏ trâm phất phơ trong gió, chân đạp mây ngũ sắc đứng lơ lửng giữa trời. Trước mắt hắn là một cảnh tượng huyền diệu, kim quang vạn vạn đạo, mây trắng mịt mờ, thi thoảng lại có sương khói lượn qua. Mai Khê mở mắt, thần quang bắn ra, bình thản nhìn tất cả.
Chỉ thấy chư vị Bồ Tát, La Hán, Kim Cương, Già Lam, Minh Mẫu, Phi Thiên, Tiêu Hán Lưu Ly ẩn hiện; chư vị Đế Quân, Thiên Quan, Tinh Túc, Thần Tướng, Tiên Đồng, Ngọc Nữ an thân trên đài ngọc; đủ loại Yêu Vương đắc đạo, tinh kỳ dị quái, kỳ thụ ngọc hoa tìm chỗ đứng im; còn có đồ đằng, thần linh không biết tên từ khắp các phương, hoặc đỉnh đầu có vòng sáng, hoặc mặc giáp vàng chói lọi, hoặc vỗ cánh lăng không, lấy ngàn vạn tư thế hình thái mà xuất hiện.
Mà lúc này, tất cả thần phật tiên thánh đang đứng phân rõ một giới tuyến đều mang vẻ kính sợ trên mặt, nhìn chăm chú cùng một hướng ― Mai Khê và các vị thần linh, yêu thần đang cầm binh khí đứng sau hắn.
Chỉ nghe một tiếng gầm vang, một con khỉ to lớn lông vàng đã cưỡi mây mà đến cách đó không xa. Áo cà sa đỏ thẫm trên người nó đã rách tơi tả, còn đang bốc khói, lông khỉ phía sau đầu cũng bị đốt trụi một khoảng, tay cầm cây Kim Cô Thiết Bổng chỉ vào Mai Khê nói:
- Mai chân nhân, ngươi khuấy động trận chư thiên hạo kiếp này, kết thúc nhân quả Thiên – Nhân, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã bị đánh rớt xuống phàm trần, ngươi còn muốn thế nào nữa?
Mai Khê mỉm cười:
- Những người chứng đạo chúng ta đã thoát khỏi sinh tử, cần gì đánh thêm nữa. Hiện đại cục đã định, chính là ứng với chư thiên thương lượng, Mai mỗ chỉ là đại diện mà thôi.
Lúc này lại có một tiếng thét dài, từ phương xa có một thiên thần mặc giáp vàng hóa thân cao vạn trượng bay đến, con mắt ở giữa mi tâm trợn lên uy phong lẫm liệt, chỉ là giáp vàng trên người đã nứt vỡ, binh khí tam tiêm lưỡng nhận (đinh ba hai lưỡi) trong tay cũng ít đi một lưỡi. Hắn cao giọng hỏi:
- Mai chân nhân, ngươi nói chư thiên giờ thương lượng thế nào? Tình hình bây giờ, nếu ngươi lên Lăng Tiêu bảo điện còn có thể, xin chớ tái khởi hạo kiếp làm tổn thương Thiên hòa.
Mai Khê cười ha ha:
- Đánh rớt một Ngọc Hoàng Thượng Đế, ta làm Ngọc Hoàng Thượng Đế tiếp theo sao? Như thế còn không phải tự đánh mình, đây quả thực là hủy đạo hành công quả của ta! Ta phải nói, bất kể chư vị tu đạo nào theo giáo gì, cũng bất kể là ở tầng trời thứ mấy, thế giới huyền diệu này chia ra Tiên giới cũng tốt, Niết Bàn cũng được, Thiên quốc cũng có thể, nhưng ta chỉ cần duy nhất một 'Thiên'… Hủy đi Lăng Tiêu bảo điện, lập lại Thiên nhai, bày ra Thiên điều, ta muốn phong Thiên!
Lúc này một tràng tiếng Phạn theo một đài sen tiến lại, bên trên là một nữ tử đoan trang đang ngồi. Nữ tử này dung nhan yêu kiều, trán có chấm đỏ, thế nhưng lúc này bộ dáng lại cố chút chật vật: y phục hơi xộc xệch, rách một đoạn lộ cánh tay trần, chiếc bình Thanh Tịnh trong tay có chút rạn nứt, thậm chí vỡ cả phần miệng, mà cành dương liễu cắm bên trong đó giờ cũng đã cháy khô. Có điều nhìn biểu cảm của nàng lại không hề có chút dị trạng nào, nàng chân thành hỏi:
- Xin hỏi Mai chân nhân, ngài muốn định ra Thiên điều thế nào, lại muốn phong Thiên thế nào?
Mai Khê cười ha ha nói:
- Không phải ta định Thiên điều, mà là chư thiên Tiên Phật Thần Thánh cùng định Thiên điều, cái gọi là phong Thần, chính là phân giới… Quán Thế Âm, ngươi hưởng hương khói nhân gian nhiều nhất, trước muốn cùng ngươi nói rõ… Thanh Đế, ngươi nói đi?
Một nam tử thân mặc y phục kết từ lông vũ màu bạc tiến lên từ phía sau Mai Khê rồi sóng vai mà đứng, cất cao giọng nói:
- Không thể nghĩ xằng tư tưởng của Thiên là tư tưởng của mình; không thể cưỡng ép tín ngưỡng mê hoặc chúng sinh; không thể tại thế hiển thánh tự xưng thần ― ba điều này chính là Thiên điều chúng ta định ra.
Lời vừa ra, bốn phía lập tức ồn ào lên. Mai Khê cất giọng vang như sấm rền vạn dặm:
- Chư vị yên lặng!
- Yên lặng cái gì mà yên lặng? Đêm hôm rồi tất cả đang ngủ ngon còn ở đấy mà nói mớ ầm lên! Ca đi WC đây, tất cả là tại cậu làm giật mình!
Đầu Mai Khê bị đập một cái, bên tai truyền tới giọng của lão tứ cùng phòng ký túc xá. Hắn lập tức tỉnh dậy, phát hiện mình đang nằm trên giường, thì ra vừa rồi chỉ là một giấc mơ.
Hiện tại mới chỉ khoảng bốn giờ, trời còn chưa sáng, bên ngoài cửa sổ vẫn im lìm tối đen, nhưng Mai Khê lại không sao ngủ lại. "Tại sao mình có giấc mơ như vậy chứ? Có phải là đêm qua lên mạng đọc mấy tiểu thuyết huyền ảo nên bị lậm không? Hay là lại nghĩ tới chuyện ông nội muốn dạy mình pháp thuật?"
Ông nội của Mai Khê – Mai Thái Công là một vị dị nhân giang hồ, từng nói nếu lúc Mai Khê tròn hai mươi tuổi có thể qua khảo sát thì sẽ dạy pháp thuật chân chính cho hắn. Lúc này Mai Khê mới nhớ ra, hôm nay là ngày 14 tháng 11 năm 2008, cũng là sinh nhật tròn hai mươi tuổi của hắn.
(Thái Công: đây không phải tên riêng mà là cách gọi cho người đàn ông lớn tuổi nhất hoặc vai vế nhất trong gia đình, họ tộc)
Mai Khê, nam, sinh năm 1988, thân cao một mét bảy mươi chín, nặng bảy mươi hai kilogram, đang là sinh viên năm thứ hai hệ chính quy của trường đại học Trung Y Dược Bắc Kinh, chuyên ngành Trung Y.
Hắn có cặp lông mày hơi rậm, con mắt không lớn nhưng ánh mắt có một chút thâm thúy, mũi thẳng, khi hé miệng thì khóe môi sẽ vểnh lên, nhìn chung là anh tuấn mang theo vài phần cương nghị, còn có cả chút cảm giác tang thương không tương xứng với độ tuổi. Nhưng khi hắn mỉm cười thì lại có một lực hấp dẫn khó hiểu làm người ta không tự chủ được sinh ra cảm giác tin tưởng, mà đây cũng là chiêu bài kiếm cơm từ nhỏ đến lớn của hắn. Giải thích một chút, hắn cũng không phải ‘ăn cơm mềm’, mà là ‘phiêu bạt giang hồ’, hay đơn giản là Mai Khê ăn cơm từ trăm nhà mà lớn.
***
Mai Khê lớn lên ở một thôn trang nằm bên bờ Nam sông Hoàng Hà, tên là Mai Gia Nguyên. Nơi này ba mặt bao bọc trong núi, mặt trước có con sông Mai Công từ hướng Bắc uốn lượn chảy vào Hoàng Hà. Nguồn nước của sông Mai Công là hai con suối bắt đầu từ vùng núi phía Nam Mai Gia Nguyên, phân biệt một hướng Đông một hướng Tây gọi là Sơ Khê cùng Tổ Khê.
(Mai Gia Nguyên: nơi toàn những người họ Mai)
Hai con suối này chảy vòng quanh Mai Gia Nguyên, ở phía Bắc thôn hợp dòng thành sông Mai Công. Bản thân Mai Gia Nguyên nhờ có đồi núi trùng điệp cùng sông Mai Công vây quanh mà Trung Nguyên suốt ngàn năm loạn lạc lại thần kỳ không có lan đến chỗ này, cơ hồ là thế ngoại đào viên trong truyền thuyết. Chẳng qua cư dân Mai Gia Nguyên cũng không tử thủ ở mảnh đất cùng sơn sấu thủy này, từ đời tổ tiên cho tới bây giờ, cư dân thôn trang này hầu hết đều là những nghệ nhân phiêu bạt giang hồ.
(Cùng sơn sấu thủy: núi xa nước nhỏ, ý nói vùng cô lập chậm phát triển)
Trong Mai Gia Nguyên, nhiều tuổi nhất, vai vế cao nhất, uy vọng lớn nhất chính là Mai Thái Công. Ông sống một mình tại căn nhà nhỏ trên ngọn đồi sát ngoài Mai Gia Nguyên, nằm chính giữa rừng mai, vừa đẹp, vừa tao nhã lại vừa yên tĩnh. Có người nói Mai Thái Công đã một trăm hai mươi tuổi, cũng có người nói Mai Thái Công hơn hai trăm tuổi, nhưng Mai Thái Công từng tự mình nói cho Mai Khê rằng ông sống ở thời Dân Quốc bốn năm, đến năm 2008 là chín mươi ba tuổi, không có khoa trương như truyền thuyết.
Thái Công vì sao lại nói cho Mai Khê chuyện này? Mai Khê gần như là nắm rõ toàn bộ bí mật của ông lão thần bí nhất Mai Gia Nguyên, bởi vì Mai Khê là lớn lên bên cạnh Mai Thái Công. Tại sao Mai Khê lại sống với Mai Thái Công? Cha mẹ của hắn đâu? Ài, cậu ta không có cha mẹ, nói thì dài dòng…
Năm 1988, nơi đây có một trận đại hồng thủy, sông Mai Công sóng chồm gào thét, nước tràn cả lên bờ. Có một đêm, Mai Thái Công đang ngủ thì nghe thấy tiếng trẻ con khóc nỉ non, bèn từ trên giường ngồi bật dậy lắng tai nghe, nhận ra tiếng khóc đến từ phía Bắc chính diện cửa thôn thì không khỏi cả kinh trong lòng.
Thái Công vì sao lại giật mình? Kỳ thật ai tinh thông thuật giang hồ đều biết, đêm nghe tiếng trẻ con khóc ngoài trời chưa chắc đã là chuyện tốt, nhất là ở nơi ngoại ô đồng không mông quạnh thế này. Chuyện như vậy thường có ba loại khả năng: đầu tiên là có trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nhưng thông thường cha mẹ đứa trẻ bị vứt bỏ đều lựa chọn chỗ nhiều người ở để có người sớm phát hiện, chứ đem đứa trẻ bỏ ở vùng hoang vu thế này là chuyện rất hiếm thấy. Thứ hai là yêu ma quỷ quái, Mai Thái Công không phải người kiên định với chủ nghĩa duy vật, ông tin vào quỷ thần, mà theo như một số "nhà nghiên cứu" nghiên cứu một cách khoa học về vấn đề tâm linh này giải thích thì đây là việc sinh ra ảo giác do hoàn cảnh đặc biệt nào đó, thần trí không thanh tỉnh khi đi vào những vùng hoang vu, đều rất nguy hiểm.
Loại thứ ba có thể là gặp phải giang hồ hắc đạo, ví dụ như một số kẻ bắt cóc trẻ em sau đó bắt chúng khóc ré lên để gọi điện đòi tiền chuộc, càng thời điểm đêm khuya càng có hiệu quả.
Tiếng khóc cứ văng vẳng mãi khiến Mai Thái Công lo lắng, nhưng ông cũng không trực tiếp đi ra bờ sông mà là vào thôn gõ cửa đánh thức mấy gia đình rồi cùng mấy người đàn ông to khỏe mang đèn pin gậy gộc đi tới. Đến hiện trường, chỉ thấy nước sông Mai Công vẫn cuồn cuộn chảy xiết, mà một đứa trẻ sơ sinh nằm ngay cạnh mép nước.
Đứa trẻ này hơi gầy yếu, toàn thân trần truồng, nhìn bề ngoài thì hẳn là mới sinh chừng trăm ngày. Xem tình hình rất có thể là nó bị lũ bất ngờ cuốn đi, sau đó tới chỗ nước cạn bị sóng đẩy vào bờ. Nhưng kỳ lạ là toàn thân đứa trẻ này lại không có lấy một vết thương, vật phẩm duy nhất trên người là một món đồ trang sức đang nằm trên cổ nó.
Đồ trang sức này có hình dạng một cái lá cây xanh biếc, bên ngoài còn có hoa văn dạng gân lá, lớn chừng 10 cm, dày hơn nhiều lá cây bình thường, có một cái dây nhỏ màu vàng rất hợp để đeo trên cổ, nhìn qua như là một vật trang sức nhỏ bằng phỉ thúy mà người thời bấy giờ hay đeo. Kỳ lạ là thứ này cầm trong tay cảm giác không phải vàng cũng chẳng phải ngọc, nhìn kỹ lại phát hiện thêm trên mặt chiếc lá kia không có lỗ để dây màu vàng xỏ qua, mà là một thể hoàn chỉnh, tựa như trên cái vòng mọc ra một chiếc lá cây. Kể cả Mai Thái Công kiến thức rộng rãi cũng không rõ vòng này làm từ chất liệu gì. Đứa trẻ này chính là Mai Khê, mà món trang sức kỳ lạ kia hắn vẫn luôn đeo trên người từ nhỏ, là di vật duy nhất mà cha mẹ không biết tên lưu lại cho hắn.
Lại kể khi đó Mai Thái Công ôm lấy đứa nhỏ vào trong lòng, bên cạnh đã có người nói một câu tương tự như lời thoại trong một bộ phim của Châu Tinh Trì:
- Đứa nhỏ này cốt cách thanh kỳ, nhãn thần minh triệt, trung khí hoàn túc, lại tới đây một cách kỳ lạ như vậy, nhất định là người phi thường.
Mai Thái Công nói một câu:
- Bất kể nó là ai thì cũng là một mạng người, chúng ta có trách nhiệm phải tạm thời thu nhận rồi tìm người nhà cho nó. Đợi ngày mai lũ qua đi, mọi người tới đồn công an khai báo.
Nhưng lũ đã qua rất lâu mà vẫn không ai tìm đến, người trong thôn căn cứ việc đứa nhỏ xuất hiện ở bãi sông mà toàn thân không có thương tích thì đoán rằng nó cùng thân nhân bị lũ cuốn theo, thân nhân của nó cố gắng che chở cho nó trong dòng nước, cuối cùng trôi tới sông Mai Công thì đem toàn lực đẩy đứa nhỏ tới chỗ cạn, còn bản thân lại kiệt sức bị nước cuốn đi. Phỏng đoán này có chút thê lương thảm thiết, nhưng lại vô cùng hợp lý, từ đó đứa trẻ được giữ lại Mai Gia Nguyên, do Mai Thái Công nhận nuôi, còn tới đồn công an làm đầy đủ thủ tục nhập hộ khẩu.
Trước một ngày khi quyết định đăng ký hộ khẩu cho đứa nhỏ, Mai Thái Công triệu tập toàn bộ những người có mặt tại bãi sông đêm đó mở hội nghị gia tộc. Thái Công nói với mọi người:
- Đứa nhỏ này đại nạn không chết đi vào Mai Gia Nguyên chúng ta cũng xem như là có duyên, sau này mỗi người ở đây sẽ cùng nhau nuôi nó lớn. Nó sẽ ở với tôi, lấy vai vế con cháu của mọi người, cũng họ Mai.
Tiếp đó, mọi người bàn xem nên đặt tên gì cho đứa nhỏ. Vì đứa nhỏ theo dòng nước mà đến, nên đại bá ý kiến nên đặt là Mai Tổ Khê, nhị bá lại nói nên gọi là Mai Sơ Khê, nhưng cả hai cái tên này lại đều "không có tiền đồ" như nhau. Cuối cùng lại là Thái Công đánh nhịp, xóa đi chữ ở giữa hai cái tên kia, dù sao mọi người cũng không biết được đứa bé là từ con suối nào tới, cho nên dứt khoát gọi là Mai Khê. Cái tên này đọc lên na ná tên của cầu thủ bóng đá nổi tiếng người Argentina – Méi Xi/ Messi, nhưng đến khi tới trường lại bị các bạn học trêu ghẹo đọc chệch đi là "Méixì" – tức là không hi vọng, điều này quả thật năm đó Mai Thái Công không ngờ đến.
Mai Khê cứ như vậy lớn lên ở Mai Gia Nguyên, ăn cơm ngàn nhà mặc áo trăm nhà, buổi tối thì ngủ tại chỗ của Mai Thái Công, xem như là nhờ những người hảo tâm mà trưởng thành. Mai Thái Công còn đưa hắn đến trường, đứa nhỏ này rất thông minh, học một lèo từ tiểu học đến trung học phổ thông đều loại giỏi, còn thi đậu đại học ở Bắc Kinh, trở thành sinh viên đầu tiên của Mai Gia Nguyên.
Trung Quốc tại thế kỷ hai mươi mốt thì việc lên đại học chẳng còn là chuyện khó khăn gì, nhưng tại sao Mai Gia Nguyên mãi tới năm 2007 mới có một sinh viên đầu tiên đây? Cũng không phải người dân ở đây không bỏ tiền cho con em tới trường, lại càng không phải trẻ em nơi này không đủ thông minh, mà là bọn nhỏ ở đây từ khi còn bé tí đã quen việc thoải mái tự do, không muốn ngồi nghiêm chỉnh trong phòng học, cũng không muốn tham gia những kỳ thi đau đầu, mà người giám hộ của chúng cũng không quá để ý việc này, xem như môi trường hoàn toàn khác biệt so với trong thành thị.
Mai Khê được Mai Thái Công nhận nuôi, tức là rất nhiều người trong Mai Gia Nguyên đều trở thành "thân thích" của hắn, như vậy những người chiếu cố hắn từ khi hắn còn rất nhỏ là những người thế nào đây?
Đại bá của Mai Khê tên là Mai Chính Kiền, là một vị cao nhân đắc đạo, cũng là vị nói Mai Khê cốt cách thanh kỳ ở bờ sông năm đó. Đại bá trước kia là đi khắp giang hồ mở quầy xem tướng số, đặt chân từ Nam chí Bắc, sau lại ở một khu du lịch gần Mai Gia Nguyên tham gia một đạo quán, hành nghề đạo sĩ, pháp danh Chính Kiền đạo trưởng. Từ khi bắt đầu vào đạo quán làm việc, Chính Kiền đạo trưởng có riêng một bàn hương án để hành nghề ở tại một góc đại điện, mà câu cửa miệng của ông cũng trở thành "Thí chủ xin dừng bước!"
Một khi có du khách dừng bước, trong vòng ba phút sẽ bị một tràng về thiên địa huyền cơ cát hung họa phúc làm cho hôn mê, sau đó Chính Kiền đạo trưởng sẽ đưa cho người hữu duyên này một lá bùa màu vàng vẽ bằng mực chu sa, dặn người hữu duyên sau khi về nhà phải tìm một số nơi có đặc điểm phúc lành để đốt bùa đi thì mới có thể tiêu tan tai họa. Bùa là tặng không không cần tiền, sau đó đạo trưởng sẽ mở ra một quyển sổ vàng, muốn người hữu duyên tùy ý quyên một phần tiền nhang đèn và hứa sẽ đích thân thay người hữu duyên này cầu phúc tới Tam Thanh tổ sư. Trong quyển sách kia viết tên một loạt người quyên tiền, trong đó thấp nhất cũng là 288 nhân dân tệ. (288 NDT khoảng gần 1 triệu VNĐ)
Tình huống này chẳng lẽ có người nào không biết xấu hổ mà quyên ít hơn sao? Xung quanh còn nhiều người đang nhìn lắm đấy! Vị thí chủ lỡ ‘dừng bước’ cũng đành ngậm đắng trong miệng mà móc ra ít nhất 288 đồng. Cho nên nhân tiện nhắc nhở mọi người một chút, nếu các bạn đi du lịch vào vùng thiền miếu hay đạo quán nào, thấy một vị đạo trưởng tiên phong đạo cốt đang mỉm cười hiền lành rồi cố ý nói với bạn: "Thí chủ xin dừng bước!" thì trừ trường hợp bạn đang rất dư dả trong túi, còn không tốt nhất là đừng nghe.
Chính Kiền đạo trưởng cốt cách thanh kỳ, rất có dáng vẻ cao nhân đắc đạo, cộng thêm nhiều năm phiêu bạt giang hồ rèn ra bản lĩnh không tồi, ở trong đạo quán làm ăn thoải mái, sau lại còn trở thành quán chủ của đạo quán đó. Đại bá Mai Chính Kiền là đạo sĩ, nhưng con trai của đại bá lại không phải, người này hiện đang giữ chức trưởng thôn Mai Gia Nguyên.
Nhị bá của Mai Khê tên là Mai Thân Thủ, có được đủ loại danh hiệu chuyên gia. Trước đây ông này là một lang trung giang hồ, chuyên trị vấn đề xương khớp và ngoại thương, thuận tiện còn bán cả thuốc tăng lực cùng rượu thuốc gia truyền tự chế. Sau này khi có tuổi ông hồi hương, mở một phòng khám cùng với con trai ở thị trấn gần đó, thường xuyên lên đài với thân phận khách mời đặc biệt ở vị trí chuyên gia về y học, ngẫu nhiên trả lời các câu hỏi của các khán giả về bệnh thường gặp, cũng có khi là quảng cáo cho một hãng thuốc mới nào đó v.v…
Tam thúc của Mai Khê tên là Mai Chính Tân, là một vị nghệ thuật gia dân gian. Nhà tam thúc đông con trai, tự lập thành một đoàn nghệ thuật dân gian bao gồm hát nói kiêm diễn xiếc. Mai Khê thân nhất với gia đình tam thúc, bởi khi hắn vừa được ôm trở về thôn thì chính tam thẩm là người cho hắn sữa, bởi bà cũng vừa sinh một đứa nhỏ trước hắn vài tháng. Trước đây Mai Khê cũng không ít lần theo đoàn nghệ thuật nhà tam thúc đi biểu diễn ở những nơi quanh thôn, chủ yếu là giúp đỡ những công việc vặt, thậm chí còn học được một môn biểu diễn ― xiếc khỉ.
Trẻ con ở thành thị hiện đại chỉ sợ là chưa từng thấy qua xiếc khỉ truyền thống. Người dạy khỉ sẽ gõ chèng theo nhịp điệu, điều khiển khỉ lớn khỉ bé tự mặc quần áo, sau đó đeo lên mấy chiếc mặt nạ hề đặc chế rồi làm đủ động tác lộn nhào thú vị. Từ khi bước vào những năm 2000, gánh xiếc nhà tam thúc đã không còn xiếc khỉ nữa, chỉ đi lưu diễn các màn nghệ thuật dân gian ở khắp các hội chợ.
Diễn xiếc là phải có bản lĩnh, Mai Khê trước đây cũng phải luyện qua võ thuật cùng tam thúc, mặc dù chỉ chút kỹ năng đẹp mắt nhưng hiệu quả cường thân kiện thể cũng không tệ. Hắn còn học xong một môn tuyệt kỹ ― Đả Hầu Tiên. Nghe nói ngón đòn roi biểu diễn xiếc ảo thuật này rất khó học, ngay cả các con trai ruột của tam thúc cũng không học hết được toàn bộ.
Tứ cô của Mai Khê thì lại là một nhà khảo cổ học, sớm đã lấy chồng ở bên ngoài, cách thôn không xa rồi sinh được một người con trai tên Du Tố Danh, là anh họ của Mai Khê. Người anh họ này làm chủ một lò nung nhỏ, nhưng không sản xuất gạch mà làm các loại đồ gốm sứ bằng công nghệ cao, có thể làm giả cổ và tạo dấu ấn các triều đại lịch sự. Lò nung này không chịu trách nhiệm tiêu thụ mà luôn có các con buôn đồ cổ đến tận cửa thu mua.
Nhà của tứ cô ở nơi này xem như tương đối giàu có. Tuy rằng đã chuyển hẳn ra ngoài thôn, thế nhưng vẫn theo truyền thống tốt đẹp của dòng họ Mai: con em một khi thành niên đều phải tự mình kiếm sống, cho nên con trai của anh họ Mai Khê là Du Thành Cơ trước kia từng tới Bắc Kinh làm kinh doanh mặt hàng điện tử. Anh chàng này thường xuyên dùng đôi mắt thuần khiết mà quét lên những người đi đường, chộp chuẩn thời cơ tiến lên hỏi một câu: "Tiên sinh, mua phim tình cảm xã hội không?" Thời gian gần đây bởi vì nghênh đón thế vận hội Olympic cho nên cơ quan quản lý kinh doanh làm rất chặt, sinh ý không còn tốt như trước, chàng này đành phải đổi cách kiếm ăn, chạy qua chợ đồ cổ Phan Gian Viên làm một người bán hàng, xem như là kế thừa tri thức chuyên ngành mà gia tộc tích lũy được.
Ngũ thúc của Mai Khê tên là Mai Chính Kim, là một nhà địa lý học. Ngũ thúc cũng là một đại sư phong thủy nổi tiếng gần xa, mặc dù giai đoạn trước kia làm ăn không tốt lắm, xuôi Nam ngược Bắc kiếm sống, nhưng mấy năm gần đây đổi vận rất phát đạt. Trong phạm vi trăm dặm quanh thôn, bất kể là động thổ, mở công ty, cưới hỏi v.v… người ta đều sẽ mời lão nhân gia xem chút phong thủy vận số cùng vật sắp đặt. Cứ thế, ngũ thúc dần dần danh chấn một phương. Đến trước lúc Mai Khê đi học đại học, ngũ thúc từng đi HongKong tiến hành "giao lưu học thuật", sau khi trở về cũng không tự mình đi xem phong thủy nữa mà giao hết cho con của ông hành nghề.
Lục thúc của Mai Khê tên Mai Chính Tề, là một vị đại sư khí công. Những năm 80, lục thúc từng rất nổi danh, mở không ít lớp dạy khí công trên khắp cả nước, thuộc nhóm giàu lên sớm nhất. Sau công tác này không còn hot nữa, lục thúc đổi nghề, hợp tác cùng với cha con nhị bá đang ở trong thị trấn mở phòng khám kiêm trung tâm chăm sóc sức khỏe.
Vợ chồng thất cô của Mai Khê đều là giáo sư cố vấn đa ngành. Bọn họ chuyên cung cấp các loại giấy chứng nhận, bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thậm chí trên tiến sĩ, phạm vi bao gồm bằng cấp của các trường đại học nổi tiếng trên toàn quốc. Thậm chí không chỉ có vậy, chỉ cần bạn biết cách đặt vấn đề một chút, khai sinh khai tử đều có thể được cung cấp, giá cả vừa phải, đầy đủ chủng loại, bao hài lòng.
Những người này chính là thân thích của Mai Khê, ngoại trừ làm "sinh ý" ở bên ngoài, bọn họ cũng làm nông trong Mai Gia Nguyên. Có điều nơi này người nhiều đất ít, tuy rằng phong cảnh không tồi nhưng vẫn là cùng sơn sấu thủy, cho nên phần lớn thời gian đều lăn lộn giang hồ. Chính những người này đã thay nhau nuôi lớn Mai Khê, cho nên từ nhỏ Mai Khê đã rất chịu khó, mỗi khi rảnh rỗi không phải đến trường hoặc ôn tập đều sẽ theo chân đi phụ giúp cho những thân thích này, cũng nhờ thế mà biết rất nhiều nghề kiếm sống.
Một đứa nhỏ lớn lên trong hoàn cảnh thế này sẽ ra sao? Làm cho người ta liên tưởng tới tiểu thuyết Tuyệt Đại Song Kiêu của Cổ Long, với nhân vật Giang Tiểu Ngư lớn lên từ Ác Nhân Cốc. Đừng nhìn Mai Khê tuổi còn nhỏ mà nghĩ non nớt, hắn tuyệt đối có kỹ năng không một tiếng động đem người bán đi, mà người bị bán lại còn cười híp mắt giúp hắn kiếm tiền. Chẳng qua tới tận bây giờ Mai Khê chưa hề làm chuyện như thế, hắn muốn làm người tốt.
Cứ thế, "đứa trẻ bị vứt bỏ" không rõ lai lịch được nuôi lớn, không chỉ không lo ấm no, còn có thể thi lên đại học. Ở trong mắt Mai Khê, mọi người quanh hắn đều là người tốt. Nhưng Mai Khê cũng không phải người ngu, theo thời gian lớn dần lên, cũng ngày một hiểu chuyện, hắn biết các thân thích của mình là đang làm gì ― một thôn này trong mắt người ngoài chính là một hang ổ lừa đảo!
Ý nghĩ này cứ quanh quẩn mãi trong đầu hắn, nhưng lại không thể nói ra, để cho hắn vô cùng khó chịu. Mai Thái Công là bậc nào, đươg nhiên nhìn ra Mai Khê nghĩ gì, chủ động nói hết với hắn. Bởi vậy Mai Khê mới biết được hóa ra mọi người làm việc đều có tính toán, có thể xưng là Giang Hồ Bát Đại Môn. Mà Giang Hồ Bát Đại Môn, ở thời cổ đều không phải thủ đoạn lừa tiền như bây giờ, mà là có bản lĩnh bí hiểm thật sự.
Năm đó, Mai Khê vừa học xong lớp 9, bắt đầu ngày nghỉ hè đầu tiên, cũng vừa học xong Đả Hầu Tiên do tam thúc truyền lại, hai ngày nữa sẽ phải vào thị trấn học lên trung học phổ thông. Xế chiều hôm đó, hắn vừa giúp Thái Công bổ củi gánh nước quét sân xong thì nghe Thái Công gọi:
- Mai Khê, nghỉ đi cháu, ra bờ sông múc cho ông một bát tô cát về đây.
Mai Khê rất kỳ quái hỏi:
- Ông muốn cát làm gì ạ?
Mai Thái Công cười có chút thần bí:
- Làm một mâm đồ nhắm, để cho mày tiếp ông uống rượu. Thôi đừng hỏi nữa, nhanh ra bờ sông múc cát đi.
Lấy một bát cát làm rượu và đồ nhắm? Mai Thái Công tuy thường làm những chuyện rất cổ quái, nhưng lần có vẻ hơi quá rồi. Mai Khê tò mò muốn chết, vội vàng cầm bát chạy ra sông.
----oo0oo----
oOo
- Xuân mộng nhiều hại thận!
Mai Khê nằm ở trên giường, nhớ lại một câu thầy giáo nói đùa trên lớp.
Hắn vừa mơ một giấc mơ thật thoải mái, thật phong cách, không khỏi bội phục sức tưởng tượng phong phú của mình:
Mai Khê thân mặc đạo bào màu vàng sẫm, khói tím lưu chuyển xung quanh, tóc búi cao xỏ trâm phất phơ trong gió, chân đạp mây ngũ sắc đứng lơ lửng giữa trời. Trước mắt hắn là một cảnh tượng huyền diệu, kim quang vạn vạn đạo, mây trắng mịt mờ, thi thoảng lại có sương khói lượn qua. Mai Khê mở mắt, thần quang bắn ra, bình thản nhìn tất cả.
Chỉ thấy chư vị Bồ Tát, La Hán, Kim Cương, Già Lam, Minh Mẫu, Phi Thiên, Tiêu Hán Lưu Ly ẩn hiện; chư vị Đế Quân, Thiên Quan, Tinh Túc, Thần Tướng, Tiên Đồng, Ngọc Nữ an thân trên đài ngọc; đủ loại Yêu Vương đắc đạo, tinh kỳ dị quái, kỳ thụ ngọc hoa tìm chỗ đứng im; còn có đồ đằng, thần linh không biết tên từ khắp các phương, hoặc đỉnh đầu có vòng sáng, hoặc mặc giáp vàng chói lọi, hoặc vỗ cánh lăng không, lấy ngàn vạn tư thế hình thái mà xuất hiện.
Mà lúc này, tất cả thần phật tiên thánh đang đứng phân rõ một giới tuyến đều mang vẻ kính sợ trên mặt, nhìn chăm chú cùng một hướng ― Mai Khê và các vị thần linh, yêu thần đang cầm binh khí đứng sau hắn.
Chỉ nghe một tiếng gầm vang, một con khỉ to lớn lông vàng đã cưỡi mây mà đến cách đó không xa. Áo cà sa đỏ thẫm trên người nó đã rách tơi tả, còn đang bốc khói, lông khỉ phía sau đầu cũng bị đốt trụi một khoảng, tay cầm cây Kim Cô Thiết Bổng chỉ vào Mai Khê nói:
- Mai chân nhân, ngươi khuấy động trận chư thiên hạo kiếp này, kết thúc nhân quả Thiên – Nhân, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã bị đánh rớt xuống phàm trần, ngươi còn muốn thế nào nữa?
Mai Khê mỉm cười:
- Những người chứng đạo chúng ta đã thoát khỏi sinh tử, cần gì đánh thêm nữa. Hiện đại cục đã định, chính là ứng với chư thiên thương lượng, Mai mỗ chỉ là đại diện mà thôi.
Lúc này lại có một tiếng thét dài, từ phương xa có một thiên thần mặc giáp vàng hóa thân cao vạn trượng bay đến, con mắt ở giữa mi tâm trợn lên uy phong lẫm liệt, chỉ là giáp vàng trên người đã nứt vỡ, binh khí tam tiêm lưỡng nhận (đinh ba hai lưỡi) trong tay cũng ít đi một lưỡi. Hắn cao giọng hỏi:
- Mai chân nhân, ngươi nói chư thiên giờ thương lượng thế nào? Tình hình bây giờ, nếu ngươi lên Lăng Tiêu bảo điện còn có thể, xin chớ tái khởi hạo kiếp làm tổn thương Thiên hòa.
Mai Khê cười ha ha:
- Đánh rớt một Ngọc Hoàng Thượng Đế, ta làm Ngọc Hoàng Thượng Đế tiếp theo sao? Như thế còn không phải tự đánh mình, đây quả thực là hủy đạo hành công quả của ta! Ta phải nói, bất kể chư vị tu đạo nào theo giáo gì, cũng bất kể là ở tầng trời thứ mấy, thế giới huyền diệu này chia ra Tiên giới cũng tốt, Niết Bàn cũng được, Thiên quốc cũng có thể, nhưng ta chỉ cần duy nhất một 'Thiên'… Hủy đi Lăng Tiêu bảo điện, lập lại Thiên nhai, bày ra Thiên điều, ta muốn phong Thiên!
Lúc này một tràng tiếng Phạn theo một đài sen tiến lại, bên trên là một nữ tử đoan trang đang ngồi. Nữ tử này dung nhan yêu kiều, trán có chấm đỏ, thế nhưng lúc này bộ dáng lại cố chút chật vật: y phục hơi xộc xệch, rách một đoạn lộ cánh tay trần, chiếc bình Thanh Tịnh trong tay có chút rạn nứt, thậm chí vỡ cả phần miệng, mà cành dương liễu cắm bên trong đó giờ cũng đã cháy khô. Có điều nhìn biểu cảm của nàng lại không hề có chút dị trạng nào, nàng chân thành hỏi:
- Xin hỏi Mai chân nhân, ngài muốn định ra Thiên điều thế nào, lại muốn phong Thiên thế nào?
Mai Khê cười ha ha nói:
- Không phải ta định Thiên điều, mà là chư thiên Tiên Phật Thần Thánh cùng định Thiên điều, cái gọi là phong Thần, chính là phân giới… Quán Thế Âm, ngươi hưởng hương khói nhân gian nhiều nhất, trước muốn cùng ngươi nói rõ… Thanh Đế, ngươi nói đi?
Một nam tử thân mặc y phục kết từ lông vũ màu bạc tiến lên từ phía sau Mai Khê rồi sóng vai mà đứng, cất cao giọng nói:
- Không thể nghĩ xằng tư tưởng của Thiên là tư tưởng của mình; không thể cưỡng ép tín ngưỡng mê hoặc chúng sinh; không thể tại thế hiển thánh tự xưng thần ― ba điều này chính là Thiên điều chúng ta định ra.
Lời vừa ra, bốn phía lập tức ồn ào lên. Mai Khê cất giọng vang như sấm rền vạn dặm:
- Chư vị yên lặng!
- Yên lặng cái gì mà yên lặng? Đêm hôm rồi tất cả đang ngủ ngon còn ở đấy mà nói mớ ầm lên! Ca đi WC đây, tất cả là tại cậu làm giật mình!
Đầu Mai Khê bị đập một cái, bên tai truyền tới giọng của lão tứ cùng phòng ký túc xá. Hắn lập tức tỉnh dậy, phát hiện mình đang nằm trên giường, thì ra vừa rồi chỉ là một giấc mơ.
Hiện tại mới chỉ khoảng bốn giờ, trời còn chưa sáng, bên ngoài cửa sổ vẫn im lìm tối đen, nhưng Mai Khê lại không sao ngủ lại. "Tại sao mình có giấc mơ như vậy chứ? Có phải là đêm qua lên mạng đọc mấy tiểu thuyết huyền ảo nên bị lậm không? Hay là lại nghĩ tới chuyện ông nội muốn dạy mình pháp thuật?"
Ông nội của Mai Khê – Mai Thái Công là một vị dị nhân giang hồ, từng nói nếu lúc Mai Khê tròn hai mươi tuổi có thể qua khảo sát thì sẽ dạy pháp thuật chân chính cho hắn. Lúc này Mai Khê mới nhớ ra, hôm nay là ngày 14 tháng 11 năm 2008, cũng là sinh nhật tròn hai mươi tuổi của hắn.
(Thái Công: đây không phải tên riêng mà là cách gọi cho người đàn ông lớn tuổi nhất hoặc vai vế nhất trong gia đình, họ tộc)
Mai Khê, nam, sinh năm 1988, thân cao một mét bảy mươi chín, nặng bảy mươi hai kilogram, đang là sinh viên năm thứ hai hệ chính quy của trường đại học Trung Y Dược Bắc Kinh, chuyên ngành Trung Y.
Hắn có cặp lông mày hơi rậm, con mắt không lớn nhưng ánh mắt có một chút thâm thúy, mũi thẳng, khi hé miệng thì khóe môi sẽ vểnh lên, nhìn chung là anh tuấn mang theo vài phần cương nghị, còn có cả chút cảm giác tang thương không tương xứng với độ tuổi. Nhưng khi hắn mỉm cười thì lại có một lực hấp dẫn khó hiểu làm người ta không tự chủ được sinh ra cảm giác tin tưởng, mà đây cũng là chiêu bài kiếm cơm từ nhỏ đến lớn của hắn. Giải thích một chút, hắn cũng không phải ‘ăn cơm mềm’, mà là ‘phiêu bạt giang hồ’, hay đơn giản là Mai Khê ăn cơm từ trăm nhà mà lớn.
***
Mai Khê lớn lên ở một thôn trang nằm bên bờ Nam sông Hoàng Hà, tên là Mai Gia Nguyên. Nơi này ba mặt bao bọc trong núi, mặt trước có con sông Mai Công từ hướng Bắc uốn lượn chảy vào Hoàng Hà. Nguồn nước của sông Mai Công là hai con suối bắt đầu từ vùng núi phía Nam Mai Gia Nguyên, phân biệt một hướng Đông một hướng Tây gọi là Sơ Khê cùng Tổ Khê.
(Mai Gia Nguyên: nơi toàn những người họ Mai)
Hai con suối này chảy vòng quanh Mai Gia Nguyên, ở phía Bắc thôn hợp dòng thành sông Mai Công. Bản thân Mai Gia Nguyên nhờ có đồi núi trùng điệp cùng sông Mai Công vây quanh mà Trung Nguyên suốt ngàn năm loạn lạc lại thần kỳ không có lan đến chỗ này, cơ hồ là thế ngoại đào viên trong truyền thuyết. Chẳng qua cư dân Mai Gia Nguyên cũng không tử thủ ở mảnh đất cùng sơn sấu thủy này, từ đời tổ tiên cho tới bây giờ, cư dân thôn trang này hầu hết đều là những nghệ nhân phiêu bạt giang hồ.
(Cùng sơn sấu thủy: núi xa nước nhỏ, ý nói vùng cô lập chậm phát triển)
Trong Mai Gia Nguyên, nhiều tuổi nhất, vai vế cao nhất, uy vọng lớn nhất chính là Mai Thái Công. Ông sống một mình tại căn nhà nhỏ trên ngọn đồi sát ngoài Mai Gia Nguyên, nằm chính giữa rừng mai, vừa đẹp, vừa tao nhã lại vừa yên tĩnh. Có người nói Mai Thái Công đã một trăm hai mươi tuổi, cũng có người nói Mai Thái Công hơn hai trăm tuổi, nhưng Mai Thái Công từng tự mình nói cho Mai Khê rằng ông sống ở thời Dân Quốc bốn năm, đến năm 2008 là chín mươi ba tuổi, không có khoa trương như truyền thuyết.
Thái Công vì sao lại nói cho Mai Khê chuyện này? Mai Khê gần như là nắm rõ toàn bộ bí mật của ông lão thần bí nhất Mai Gia Nguyên, bởi vì Mai Khê là lớn lên bên cạnh Mai Thái Công. Tại sao Mai Khê lại sống với Mai Thái Công? Cha mẹ của hắn đâu? Ài, cậu ta không có cha mẹ, nói thì dài dòng…
Năm 1988, nơi đây có một trận đại hồng thủy, sông Mai Công sóng chồm gào thét, nước tràn cả lên bờ. Có một đêm, Mai Thái Công đang ngủ thì nghe thấy tiếng trẻ con khóc nỉ non, bèn từ trên giường ngồi bật dậy lắng tai nghe, nhận ra tiếng khóc đến từ phía Bắc chính diện cửa thôn thì không khỏi cả kinh trong lòng.
Thái Công vì sao lại giật mình? Kỳ thật ai tinh thông thuật giang hồ đều biết, đêm nghe tiếng trẻ con khóc ngoài trời chưa chắc đã là chuyện tốt, nhất là ở nơi ngoại ô đồng không mông quạnh thế này. Chuyện như vậy thường có ba loại khả năng: đầu tiên là có trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nhưng thông thường cha mẹ đứa trẻ bị vứt bỏ đều lựa chọn chỗ nhiều người ở để có người sớm phát hiện, chứ đem đứa trẻ bỏ ở vùng hoang vu thế này là chuyện rất hiếm thấy. Thứ hai là yêu ma quỷ quái, Mai Thái Công không phải người kiên định với chủ nghĩa duy vật, ông tin vào quỷ thần, mà theo như một số "nhà nghiên cứu" nghiên cứu một cách khoa học về vấn đề tâm linh này giải thích thì đây là việc sinh ra ảo giác do hoàn cảnh đặc biệt nào đó, thần trí không thanh tỉnh khi đi vào những vùng hoang vu, đều rất nguy hiểm.
Loại thứ ba có thể là gặp phải giang hồ hắc đạo, ví dụ như một số kẻ bắt cóc trẻ em sau đó bắt chúng khóc ré lên để gọi điện đòi tiền chuộc, càng thời điểm đêm khuya càng có hiệu quả.
Tiếng khóc cứ văng vẳng mãi khiến Mai Thái Công lo lắng, nhưng ông cũng không trực tiếp đi ra bờ sông mà là vào thôn gõ cửa đánh thức mấy gia đình rồi cùng mấy người đàn ông to khỏe mang đèn pin gậy gộc đi tới. Đến hiện trường, chỉ thấy nước sông Mai Công vẫn cuồn cuộn chảy xiết, mà một đứa trẻ sơ sinh nằm ngay cạnh mép nước.
Đứa trẻ này hơi gầy yếu, toàn thân trần truồng, nhìn bề ngoài thì hẳn là mới sinh chừng trăm ngày. Xem tình hình rất có thể là nó bị lũ bất ngờ cuốn đi, sau đó tới chỗ nước cạn bị sóng đẩy vào bờ. Nhưng kỳ lạ là toàn thân đứa trẻ này lại không có lấy một vết thương, vật phẩm duy nhất trên người là một món đồ trang sức đang nằm trên cổ nó.
Đồ trang sức này có hình dạng một cái lá cây xanh biếc, bên ngoài còn có hoa văn dạng gân lá, lớn chừng 10 cm, dày hơn nhiều lá cây bình thường, có một cái dây nhỏ màu vàng rất hợp để đeo trên cổ, nhìn qua như là một vật trang sức nhỏ bằng phỉ thúy mà người thời bấy giờ hay đeo. Kỳ lạ là thứ này cầm trong tay cảm giác không phải vàng cũng chẳng phải ngọc, nhìn kỹ lại phát hiện thêm trên mặt chiếc lá kia không có lỗ để dây màu vàng xỏ qua, mà là một thể hoàn chỉnh, tựa như trên cái vòng mọc ra một chiếc lá cây. Kể cả Mai Thái Công kiến thức rộng rãi cũng không rõ vòng này làm từ chất liệu gì. Đứa trẻ này chính là Mai Khê, mà món trang sức kỳ lạ kia hắn vẫn luôn đeo trên người từ nhỏ, là di vật duy nhất mà cha mẹ không biết tên lưu lại cho hắn.
Lại kể khi đó Mai Thái Công ôm lấy đứa nhỏ vào trong lòng, bên cạnh đã có người nói một câu tương tự như lời thoại trong một bộ phim của Châu Tinh Trì:
- Đứa nhỏ này cốt cách thanh kỳ, nhãn thần minh triệt, trung khí hoàn túc, lại tới đây một cách kỳ lạ như vậy, nhất định là người phi thường.
Mai Thái Công nói một câu:
- Bất kể nó là ai thì cũng là một mạng người, chúng ta có trách nhiệm phải tạm thời thu nhận rồi tìm người nhà cho nó. Đợi ngày mai lũ qua đi, mọi người tới đồn công an khai báo.
Nhưng lũ đã qua rất lâu mà vẫn không ai tìm đến, người trong thôn căn cứ việc đứa nhỏ xuất hiện ở bãi sông mà toàn thân không có thương tích thì đoán rằng nó cùng thân nhân bị lũ cuốn theo, thân nhân của nó cố gắng che chở cho nó trong dòng nước, cuối cùng trôi tới sông Mai Công thì đem toàn lực đẩy đứa nhỏ tới chỗ cạn, còn bản thân lại kiệt sức bị nước cuốn đi. Phỏng đoán này có chút thê lương thảm thiết, nhưng lại vô cùng hợp lý, từ đó đứa trẻ được giữ lại Mai Gia Nguyên, do Mai Thái Công nhận nuôi, còn tới đồn công an làm đầy đủ thủ tục nhập hộ khẩu.
Trước một ngày khi quyết định đăng ký hộ khẩu cho đứa nhỏ, Mai Thái Công triệu tập toàn bộ những người có mặt tại bãi sông đêm đó mở hội nghị gia tộc. Thái Công nói với mọi người:
- Đứa nhỏ này đại nạn không chết đi vào Mai Gia Nguyên chúng ta cũng xem như là có duyên, sau này mỗi người ở đây sẽ cùng nhau nuôi nó lớn. Nó sẽ ở với tôi, lấy vai vế con cháu của mọi người, cũng họ Mai.
Tiếp đó, mọi người bàn xem nên đặt tên gì cho đứa nhỏ. Vì đứa nhỏ theo dòng nước mà đến, nên đại bá ý kiến nên đặt là Mai Tổ Khê, nhị bá lại nói nên gọi là Mai Sơ Khê, nhưng cả hai cái tên này lại đều "không có tiền đồ" như nhau. Cuối cùng lại là Thái Công đánh nhịp, xóa đi chữ ở giữa hai cái tên kia, dù sao mọi người cũng không biết được đứa bé là từ con suối nào tới, cho nên dứt khoát gọi là Mai Khê. Cái tên này đọc lên na ná tên của cầu thủ bóng đá nổi tiếng người Argentina – Méi Xi/ Messi, nhưng đến khi tới trường lại bị các bạn học trêu ghẹo đọc chệch đi là "Méixì" – tức là không hi vọng, điều này quả thật năm đó Mai Thái Công không ngờ đến.
Mai Khê cứ như vậy lớn lên ở Mai Gia Nguyên, ăn cơm ngàn nhà mặc áo trăm nhà, buổi tối thì ngủ tại chỗ của Mai Thái Công, xem như là nhờ những người hảo tâm mà trưởng thành. Mai Thái Công còn đưa hắn đến trường, đứa nhỏ này rất thông minh, học một lèo từ tiểu học đến trung học phổ thông đều loại giỏi, còn thi đậu đại học ở Bắc Kinh, trở thành sinh viên đầu tiên của Mai Gia Nguyên.
Trung Quốc tại thế kỷ hai mươi mốt thì việc lên đại học chẳng còn là chuyện khó khăn gì, nhưng tại sao Mai Gia Nguyên mãi tới năm 2007 mới có một sinh viên đầu tiên đây? Cũng không phải người dân ở đây không bỏ tiền cho con em tới trường, lại càng không phải trẻ em nơi này không đủ thông minh, mà là bọn nhỏ ở đây từ khi còn bé tí đã quen việc thoải mái tự do, không muốn ngồi nghiêm chỉnh trong phòng học, cũng không muốn tham gia những kỳ thi đau đầu, mà người giám hộ của chúng cũng không quá để ý việc này, xem như môi trường hoàn toàn khác biệt so với trong thành thị.
Mai Khê được Mai Thái Công nhận nuôi, tức là rất nhiều người trong Mai Gia Nguyên đều trở thành "thân thích" của hắn, như vậy những người chiếu cố hắn từ khi hắn còn rất nhỏ là những người thế nào đây?
Đại bá của Mai Khê tên là Mai Chính Kiền, là một vị cao nhân đắc đạo, cũng là vị nói Mai Khê cốt cách thanh kỳ ở bờ sông năm đó. Đại bá trước kia là đi khắp giang hồ mở quầy xem tướng số, đặt chân từ Nam chí Bắc, sau lại ở một khu du lịch gần Mai Gia Nguyên tham gia một đạo quán, hành nghề đạo sĩ, pháp danh Chính Kiền đạo trưởng. Từ khi bắt đầu vào đạo quán làm việc, Chính Kiền đạo trưởng có riêng một bàn hương án để hành nghề ở tại một góc đại điện, mà câu cửa miệng của ông cũng trở thành "Thí chủ xin dừng bước!"
Một khi có du khách dừng bước, trong vòng ba phút sẽ bị một tràng về thiên địa huyền cơ cát hung họa phúc làm cho hôn mê, sau đó Chính Kiền đạo trưởng sẽ đưa cho người hữu duyên này một lá bùa màu vàng vẽ bằng mực chu sa, dặn người hữu duyên sau khi về nhà phải tìm một số nơi có đặc điểm phúc lành để đốt bùa đi thì mới có thể tiêu tan tai họa. Bùa là tặng không không cần tiền, sau đó đạo trưởng sẽ mở ra một quyển sổ vàng, muốn người hữu duyên tùy ý quyên một phần tiền nhang đèn và hứa sẽ đích thân thay người hữu duyên này cầu phúc tới Tam Thanh tổ sư. Trong quyển sách kia viết tên một loạt người quyên tiền, trong đó thấp nhất cũng là 288 nhân dân tệ. (288 NDT khoảng gần 1 triệu VNĐ)
Tình huống này chẳng lẽ có người nào không biết xấu hổ mà quyên ít hơn sao? Xung quanh còn nhiều người đang nhìn lắm đấy! Vị thí chủ lỡ ‘dừng bước’ cũng đành ngậm đắng trong miệng mà móc ra ít nhất 288 đồng. Cho nên nhân tiện nhắc nhở mọi người một chút, nếu các bạn đi du lịch vào vùng thiền miếu hay đạo quán nào, thấy một vị đạo trưởng tiên phong đạo cốt đang mỉm cười hiền lành rồi cố ý nói với bạn: "Thí chủ xin dừng bước!" thì trừ trường hợp bạn đang rất dư dả trong túi, còn không tốt nhất là đừng nghe.
Chính Kiền đạo trưởng cốt cách thanh kỳ, rất có dáng vẻ cao nhân đắc đạo, cộng thêm nhiều năm phiêu bạt giang hồ rèn ra bản lĩnh không tồi, ở trong đạo quán làm ăn thoải mái, sau lại còn trở thành quán chủ của đạo quán đó. Đại bá Mai Chính Kiền là đạo sĩ, nhưng con trai của đại bá lại không phải, người này hiện đang giữ chức trưởng thôn Mai Gia Nguyên.
Nhị bá của Mai Khê tên là Mai Thân Thủ, có được đủ loại danh hiệu chuyên gia. Trước đây ông này là một lang trung giang hồ, chuyên trị vấn đề xương khớp và ngoại thương, thuận tiện còn bán cả thuốc tăng lực cùng rượu thuốc gia truyền tự chế. Sau này khi có tuổi ông hồi hương, mở một phòng khám cùng với con trai ở thị trấn gần đó, thường xuyên lên đài với thân phận khách mời đặc biệt ở vị trí chuyên gia về y học, ngẫu nhiên trả lời các câu hỏi của các khán giả về bệnh thường gặp, cũng có khi là quảng cáo cho một hãng thuốc mới nào đó v.v…
Tam thúc của Mai Khê tên là Mai Chính Tân, là một vị nghệ thuật gia dân gian. Nhà tam thúc đông con trai, tự lập thành một đoàn nghệ thuật dân gian bao gồm hát nói kiêm diễn xiếc. Mai Khê thân nhất với gia đình tam thúc, bởi khi hắn vừa được ôm trở về thôn thì chính tam thẩm là người cho hắn sữa, bởi bà cũng vừa sinh một đứa nhỏ trước hắn vài tháng. Trước đây Mai Khê cũng không ít lần theo đoàn nghệ thuật nhà tam thúc đi biểu diễn ở những nơi quanh thôn, chủ yếu là giúp đỡ những công việc vặt, thậm chí còn học được một môn biểu diễn ― xiếc khỉ.
Trẻ con ở thành thị hiện đại chỉ sợ là chưa từng thấy qua xiếc khỉ truyền thống. Người dạy khỉ sẽ gõ chèng theo nhịp điệu, điều khiển khỉ lớn khỉ bé tự mặc quần áo, sau đó đeo lên mấy chiếc mặt nạ hề đặc chế rồi làm đủ động tác lộn nhào thú vị. Từ khi bước vào những năm 2000, gánh xiếc nhà tam thúc đã không còn xiếc khỉ nữa, chỉ đi lưu diễn các màn nghệ thuật dân gian ở khắp các hội chợ.
Diễn xiếc là phải có bản lĩnh, Mai Khê trước đây cũng phải luyện qua võ thuật cùng tam thúc, mặc dù chỉ chút kỹ năng đẹp mắt nhưng hiệu quả cường thân kiện thể cũng không tệ. Hắn còn học xong một môn tuyệt kỹ ― Đả Hầu Tiên. Nghe nói ngón đòn roi biểu diễn xiếc ảo thuật này rất khó học, ngay cả các con trai ruột của tam thúc cũng không học hết được toàn bộ.
Tứ cô của Mai Khê thì lại là một nhà khảo cổ học, sớm đã lấy chồng ở bên ngoài, cách thôn không xa rồi sinh được một người con trai tên Du Tố Danh, là anh họ của Mai Khê. Người anh họ này làm chủ một lò nung nhỏ, nhưng không sản xuất gạch mà làm các loại đồ gốm sứ bằng công nghệ cao, có thể làm giả cổ và tạo dấu ấn các triều đại lịch sự. Lò nung này không chịu trách nhiệm tiêu thụ mà luôn có các con buôn đồ cổ đến tận cửa thu mua.
Nhà của tứ cô ở nơi này xem như tương đối giàu có. Tuy rằng đã chuyển hẳn ra ngoài thôn, thế nhưng vẫn theo truyền thống tốt đẹp của dòng họ Mai: con em một khi thành niên đều phải tự mình kiếm sống, cho nên con trai của anh họ Mai Khê là Du Thành Cơ trước kia từng tới Bắc Kinh làm kinh doanh mặt hàng điện tử. Anh chàng này thường xuyên dùng đôi mắt thuần khiết mà quét lên những người đi đường, chộp chuẩn thời cơ tiến lên hỏi một câu: "Tiên sinh, mua phim tình cảm xã hội không?" Thời gian gần đây bởi vì nghênh đón thế vận hội Olympic cho nên cơ quan quản lý kinh doanh làm rất chặt, sinh ý không còn tốt như trước, chàng này đành phải đổi cách kiếm ăn, chạy qua chợ đồ cổ Phan Gian Viên làm một người bán hàng, xem như là kế thừa tri thức chuyên ngành mà gia tộc tích lũy được.
Ngũ thúc của Mai Khê tên là Mai Chính Kim, là một nhà địa lý học. Ngũ thúc cũng là một đại sư phong thủy nổi tiếng gần xa, mặc dù giai đoạn trước kia làm ăn không tốt lắm, xuôi Nam ngược Bắc kiếm sống, nhưng mấy năm gần đây đổi vận rất phát đạt. Trong phạm vi trăm dặm quanh thôn, bất kể là động thổ, mở công ty, cưới hỏi v.v… người ta đều sẽ mời lão nhân gia xem chút phong thủy vận số cùng vật sắp đặt. Cứ thế, ngũ thúc dần dần danh chấn một phương. Đến trước lúc Mai Khê đi học đại học, ngũ thúc từng đi HongKong tiến hành "giao lưu học thuật", sau khi trở về cũng không tự mình đi xem phong thủy nữa mà giao hết cho con của ông hành nghề.
Lục thúc của Mai Khê tên Mai Chính Tề, là một vị đại sư khí công. Những năm 80, lục thúc từng rất nổi danh, mở không ít lớp dạy khí công trên khắp cả nước, thuộc nhóm giàu lên sớm nhất. Sau công tác này không còn hot nữa, lục thúc đổi nghề, hợp tác cùng với cha con nhị bá đang ở trong thị trấn mở phòng khám kiêm trung tâm chăm sóc sức khỏe.
Vợ chồng thất cô của Mai Khê đều là giáo sư cố vấn đa ngành. Bọn họ chuyên cung cấp các loại giấy chứng nhận, bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thậm chí trên tiến sĩ, phạm vi bao gồm bằng cấp của các trường đại học nổi tiếng trên toàn quốc. Thậm chí không chỉ có vậy, chỉ cần bạn biết cách đặt vấn đề một chút, khai sinh khai tử đều có thể được cung cấp, giá cả vừa phải, đầy đủ chủng loại, bao hài lòng.
Những người này chính là thân thích của Mai Khê, ngoại trừ làm "sinh ý" ở bên ngoài, bọn họ cũng làm nông trong Mai Gia Nguyên. Có điều nơi này người nhiều đất ít, tuy rằng phong cảnh không tồi nhưng vẫn là cùng sơn sấu thủy, cho nên phần lớn thời gian đều lăn lộn giang hồ. Chính những người này đã thay nhau nuôi lớn Mai Khê, cho nên từ nhỏ Mai Khê đã rất chịu khó, mỗi khi rảnh rỗi không phải đến trường hoặc ôn tập đều sẽ theo chân đi phụ giúp cho những thân thích này, cũng nhờ thế mà biết rất nhiều nghề kiếm sống.
Một đứa nhỏ lớn lên trong hoàn cảnh thế này sẽ ra sao? Làm cho người ta liên tưởng tới tiểu thuyết Tuyệt Đại Song Kiêu của Cổ Long, với nhân vật Giang Tiểu Ngư lớn lên từ Ác Nhân Cốc. Đừng nhìn Mai Khê tuổi còn nhỏ mà nghĩ non nớt, hắn tuyệt đối có kỹ năng không một tiếng động đem người bán đi, mà người bị bán lại còn cười híp mắt giúp hắn kiếm tiền. Chẳng qua tới tận bây giờ Mai Khê chưa hề làm chuyện như thế, hắn muốn làm người tốt.
Cứ thế, "đứa trẻ bị vứt bỏ" không rõ lai lịch được nuôi lớn, không chỉ không lo ấm no, còn có thể thi lên đại học. Ở trong mắt Mai Khê, mọi người quanh hắn đều là người tốt. Nhưng Mai Khê cũng không phải người ngu, theo thời gian lớn dần lên, cũng ngày một hiểu chuyện, hắn biết các thân thích của mình là đang làm gì ― một thôn này trong mắt người ngoài chính là một hang ổ lừa đảo!
Ý nghĩ này cứ quanh quẩn mãi trong đầu hắn, nhưng lại không thể nói ra, để cho hắn vô cùng khó chịu. Mai Thái Công là bậc nào, đươg nhiên nhìn ra Mai Khê nghĩ gì, chủ động nói hết với hắn. Bởi vậy Mai Khê mới biết được hóa ra mọi người làm việc đều có tính toán, có thể xưng là Giang Hồ Bát Đại Môn. Mà Giang Hồ Bát Đại Môn, ở thời cổ đều không phải thủ đoạn lừa tiền như bây giờ, mà là có bản lĩnh bí hiểm thật sự.
Năm đó, Mai Khê vừa học xong lớp 9, bắt đầu ngày nghỉ hè đầu tiên, cũng vừa học xong Đả Hầu Tiên do tam thúc truyền lại, hai ngày nữa sẽ phải vào thị trấn học lên trung học phổ thông. Xế chiều hôm đó, hắn vừa giúp Thái Công bổ củi gánh nước quét sân xong thì nghe Thái Công gọi:
- Mai Khê, nghỉ đi cháu, ra bờ sông múc cho ông một bát tô cát về đây.
Mai Khê rất kỳ quái hỏi:
- Ông muốn cát làm gì ạ?
Mai Thái Công cười có chút thần bí:
- Làm một mâm đồ nhắm, để cho mày tiếp ông uống rượu. Thôi đừng hỏi nữa, nhanh ra bờ sông múc cát đi.
Lấy một bát cát làm rượu và đồ nhắm? Mai Thái Công tuy thường làm những chuyện rất cổ quái, nhưng lần có vẻ hơi quá rồi. Mai Khê tò mò muốn chết, vội vàng cầm bát chạy ra sông.
----oo0oo----
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook