Liêu Trai Chí Dị II
-
Quyển 17 - Chương 11: Năm Chuyện Về Rồng (Long Ngũ Tắc)
I.
Viên Tuyên Tứ nói ở Tô Châu, lúc mưa rào trời tối, sấm sét nổ ran. Mọi người đều nhìn thấy rồng trên mây buông xuống, vẩy trên thân rung động, trong vuốt nắm một cái đầu người, râu tóc đều nhìn thấy rõ. Giây lát bay vào trong mây đi mất, nhưng không nghe có ai bị mất đầu.
II.
Tục truyền rồng lấy nước dưới sông làm mưa, ngờ rằng điều đó chỉ là truyền thuyết mà thôi. Từ Đông Si nam du, ghé thuyền vào bờ sông, nhìn thấy một con rồng xanh giữa đám mây buông xuống, lấy đuôi khoắng vào nước sông, sóng nước nổi lên ầm ầm, theo thân rồng mà bay lên. Từ xa nhìn thấy ánh nước sáng loáng, rộng như tấm lụa ba thước. Giây lát đuôi rồng rút lên, mặt nước cũng yên ắng. Lát sau mưa đổ xuống như trút.
III.
Người đàn bà họ Lý ở thôn Hình huyện Truy Xuyên, chồng chết lúc đang có thai, bụng lúc chợt trướng lên như cái vò, lúc lại thu lại bằng nắm tay. Đến khi lâm bồn, suốt một ngày một đêm không sinh được. Nhìn tới, thấy một cái đầu rồng, vừa thấy người là thụt vào trong. Người nhà cả sợ, không dám tới gần. Có bà đỡ họ Vương, thắp hương võ bộ, niệm ấn bắt quyết, không bao lâu cái thai lọt ra, không thấy rồng đâu nữa. Chỉ có vài cái vẩy rơi xuống, đều to như đồng tiền. Sinh được một đứa con gái, da thịt trong suốt như thủy tinh, nhìn thấy cả tạng phủ trong người.
IV.
Huyện Bác có người dân tên Vương Mậu Tài, sáng sớm thăm ruộng, nhặt được ở bờ ruộng một đứa nhỏ khoảng bốn năm tuổi, mặt mủi đẹp đẽ ăn nói khôn ngoan, bèn đưa về nhà nuôi làm con, linh thông phi thường. Được bốn năm năm có một nhà sư tới nhà đứa nhỏ nhìn thấy, hoảng sợ bỏ trốn biệt tích. Nhà sư nói với Vương "Đó là một trong năm trăm con rồng nhỏ trong ao ở Hoa Sơn, bỏ trốn tới đây". Rồi lấy ra một cái bát đổ nước vào, quả nhiên nhìn thấy một con rắn trắng nhỏ bơi lội trong đó, kế cất bát ra đi.
V.
Di kiên chí chép: Trong niên hiệu Hoàng Thống nhà Kim (1141-1149), phủ Hà Trung đại hạn. Thái thú là Lý Kim Ngô cầu đảo không có kết quả. Nghe nói sư Từ Huệ ở chùa Tây Nham giới luật cao thâm, được đồ đệ ngưỡng mộ, bèn tới mời. Sư nói “Thân già không có gì có thể làm cảm động trời đất, nhưng hàng ngày lúc thuyết pháp đều thấy có một ông già tới nghe, không biết từ đâu tới, ngờ đó là rồng nên cầu khẩn y. Nhưng phải là Kim Ngô sáng mai tới đây, thành khẩn mà chờ”. Lý nói "Vâng” Quả nhiên ông già lại tới. Lý đang nói chuyện với nhà sư, nhìn thấy ông ta bước vào chùa, lập tức thắp hương trải chiếu, sai tả hữu xốc nách dìu vào, quỳ xuống lạy lục bày tỏ ý nguyện. Ông già hoảng sợ ngăn lại nói "Sứ quân quỳ lạy một ông già trong núi, xin hỏi có chuyện gì?". Lý nói "Trời hạn gây tai họa, ngũ cốc không chín, muôn dân sẽ không sao sống nổi. Xin Long quân nhân từ, ban cho mưa ngọt, sẽ xin lập đền thờ tự, bốn mùa cúng tế để làm rõ uy linh của thần, xin thần thương cho”.
Ông già im lặng, lát sau chau mày than thở “Ồ người tiết lộ thiên cơ của ta là nhà sư, không biết ta chết lúc nào đây”. Bèn nói với Lý "Sứ quân đừng lo, ta xin đem cái chết để báo đáp”. Rồi ngoảnh lại sư nói “Ta nay vì sư mà đắc tội với trời, nhất định sẽ bị tru diệt, ta sẽ phải chết ngay, thân rơi xuống đất, nhưng không ra khỏi đất này. Xin sư chứng minh, sai dân toàn quân làm đàn tế bảy ngày bảy đêm, ngõ hầu đền đáp công đức, có thể được siêu thăng”. Sư ưng thuận, ông già bèn ra đi. Lúc ấy có một trận mưa đổ xuống ba ngày ba đêm. Ngu Khanh ngoài thành báo có con rồng chết rơi xuống chân núi. Lý dắt hết sĩ thứ, triệu một ngàn nhà sư tới đó, dựng đàn trường, mời Từ Huệ lên diễn pháp. Việc xong, thấy con rồng hiện thân trên không, nói tiếng người cảm tạ “Ta tuy bị trời giết, nhưng nhờ pháp lực cứn trợ, đội ơn diệu pháp vô thương nên đã được làm rồng cõi Bồ Đề". Lý bèn lập miếu thờ, xin triều đình ban cho biển ngạch, lại đặt tên cho xứ ấy là hang Thương Long.
Lại như bến Dã Ngưu ở Bạch Ba Lạc Kinh gần miếu Cửu thiên huyền nữ. Trong niên hiệu Hoàng Thống nhà Kim, đêm thu nước tràn, cư dân bị lụt chết đuối, mười người có tới sáu bảy. Người phía dưới bến thấy một bầy thuồng luồng vẫy vùng trong hang vực, xô bờ phá vách, biến chỗ ấy thành ao đầm, nhà cửa đều biến mất, ruộng vườn không còn gì. Mưa lớn năm ngày năm đêm không ngớt, chợt có mấy mươi con trâu trên đỉnh núi theo dòng trôi xuống đánh nhau với thuồng luồng ở chân núi. Mây đen mờ mịt, ánh lửa chốc chốc lóe lên, qua một đêm trời tạnh, nước sông lại trở về dòng cũ. Có một con thuồng luồng dài mười trượng chết dưới cổng đền. Mạnh quân Thái thú Lạc Kinh dẫn đầu sĩ dân hai quận Lạc Dương Hà Dương trai giới mang cỗ tam sinh tới bờ sông cúng tế. Giây lát có con rồng xuất hiện trên mây, vươn cổ như tới hưởng. Hàng vạn người ngẩng nhìn, mới biết đó là vật đã biến thành trâu giết thuồng luồng. Bèn lập miếu thờ ở chỗ ấy. Chu Tùng Long kể lại như thế.
Viên Tuyên Tứ nói ở Tô Châu, lúc mưa rào trời tối, sấm sét nổ ran. Mọi người đều nhìn thấy rồng trên mây buông xuống, vẩy trên thân rung động, trong vuốt nắm một cái đầu người, râu tóc đều nhìn thấy rõ. Giây lát bay vào trong mây đi mất, nhưng không nghe có ai bị mất đầu.
II.
Tục truyền rồng lấy nước dưới sông làm mưa, ngờ rằng điều đó chỉ là truyền thuyết mà thôi. Từ Đông Si nam du, ghé thuyền vào bờ sông, nhìn thấy một con rồng xanh giữa đám mây buông xuống, lấy đuôi khoắng vào nước sông, sóng nước nổi lên ầm ầm, theo thân rồng mà bay lên. Từ xa nhìn thấy ánh nước sáng loáng, rộng như tấm lụa ba thước. Giây lát đuôi rồng rút lên, mặt nước cũng yên ắng. Lát sau mưa đổ xuống như trút.
III.
Người đàn bà họ Lý ở thôn Hình huyện Truy Xuyên, chồng chết lúc đang có thai, bụng lúc chợt trướng lên như cái vò, lúc lại thu lại bằng nắm tay. Đến khi lâm bồn, suốt một ngày một đêm không sinh được. Nhìn tới, thấy một cái đầu rồng, vừa thấy người là thụt vào trong. Người nhà cả sợ, không dám tới gần. Có bà đỡ họ Vương, thắp hương võ bộ, niệm ấn bắt quyết, không bao lâu cái thai lọt ra, không thấy rồng đâu nữa. Chỉ có vài cái vẩy rơi xuống, đều to như đồng tiền. Sinh được một đứa con gái, da thịt trong suốt như thủy tinh, nhìn thấy cả tạng phủ trong người.
IV.
Huyện Bác có người dân tên Vương Mậu Tài, sáng sớm thăm ruộng, nhặt được ở bờ ruộng một đứa nhỏ khoảng bốn năm tuổi, mặt mủi đẹp đẽ ăn nói khôn ngoan, bèn đưa về nhà nuôi làm con, linh thông phi thường. Được bốn năm năm có một nhà sư tới nhà đứa nhỏ nhìn thấy, hoảng sợ bỏ trốn biệt tích. Nhà sư nói với Vương "Đó là một trong năm trăm con rồng nhỏ trong ao ở Hoa Sơn, bỏ trốn tới đây". Rồi lấy ra một cái bát đổ nước vào, quả nhiên nhìn thấy một con rắn trắng nhỏ bơi lội trong đó, kế cất bát ra đi.
V.
Di kiên chí chép: Trong niên hiệu Hoàng Thống nhà Kim (1141-1149), phủ Hà Trung đại hạn. Thái thú là Lý Kim Ngô cầu đảo không có kết quả. Nghe nói sư Từ Huệ ở chùa Tây Nham giới luật cao thâm, được đồ đệ ngưỡng mộ, bèn tới mời. Sư nói “Thân già không có gì có thể làm cảm động trời đất, nhưng hàng ngày lúc thuyết pháp đều thấy có một ông già tới nghe, không biết từ đâu tới, ngờ đó là rồng nên cầu khẩn y. Nhưng phải là Kim Ngô sáng mai tới đây, thành khẩn mà chờ”. Lý nói "Vâng” Quả nhiên ông già lại tới. Lý đang nói chuyện với nhà sư, nhìn thấy ông ta bước vào chùa, lập tức thắp hương trải chiếu, sai tả hữu xốc nách dìu vào, quỳ xuống lạy lục bày tỏ ý nguyện. Ông già hoảng sợ ngăn lại nói "Sứ quân quỳ lạy một ông già trong núi, xin hỏi có chuyện gì?". Lý nói "Trời hạn gây tai họa, ngũ cốc không chín, muôn dân sẽ không sao sống nổi. Xin Long quân nhân từ, ban cho mưa ngọt, sẽ xin lập đền thờ tự, bốn mùa cúng tế để làm rõ uy linh của thần, xin thần thương cho”.
Ông già im lặng, lát sau chau mày than thở “Ồ người tiết lộ thiên cơ của ta là nhà sư, không biết ta chết lúc nào đây”. Bèn nói với Lý "Sứ quân đừng lo, ta xin đem cái chết để báo đáp”. Rồi ngoảnh lại sư nói “Ta nay vì sư mà đắc tội với trời, nhất định sẽ bị tru diệt, ta sẽ phải chết ngay, thân rơi xuống đất, nhưng không ra khỏi đất này. Xin sư chứng minh, sai dân toàn quân làm đàn tế bảy ngày bảy đêm, ngõ hầu đền đáp công đức, có thể được siêu thăng”. Sư ưng thuận, ông già bèn ra đi. Lúc ấy có một trận mưa đổ xuống ba ngày ba đêm. Ngu Khanh ngoài thành báo có con rồng chết rơi xuống chân núi. Lý dắt hết sĩ thứ, triệu một ngàn nhà sư tới đó, dựng đàn trường, mời Từ Huệ lên diễn pháp. Việc xong, thấy con rồng hiện thân trên không, nói tiếng người cảm tạ “Ta tuy bị trời giết, nhưng nhờ pháp lực cứn trợ, đội ơn diệu pháp vô thương nên đã được làm rồng cõi Bồ Đề". Lý bèn lập miếu thờ, xin triều đình ban cho biển ngạch, lại đặt tên cho xứ ấy là hang Thương Long.
Lại như bến Dã Ngưu ở Bạch Ba Lạc Kinh gần miếu Cửu thiên huyền nữ. Trong niên hiệu Hoàng Thống nhà Kim, đêm thu nước tràn, cư dân bị lụt chết đuối, mười người có tới sáu bảy. Người phía dưới bến thấy một bầy thuồng luồng vẫy vùng trong hang vực, xô bờ phá vách, biến chỗ ấy thành ao đầm, nhà cửa đều biến mất, ruộng vườn không còn gì. Mưa lớn năm ngày năm đêm không ngớt, chợt có mấy mươi con trâu trên đỉnh núi theo dòng trôi xuống đánh nhau với thuồng luồng ở chân núi. Mây đen mờ mịt, ánh lửa chốc chốc lóe lên, qua một đêm trời tạnh, nước sông lại trở về dòng cũ. Có một con thuồng luồng dài mười trượng chết dưới cổng đền. Mạnh quân Thái thú Lạc Kinh dẫn đầu sĩ dân hai quận Lạc Dương Hà Dương trai giới mang cỗ tam sinh tới bờ sông cúng tế. Giây lát có con rồng xuất hiện trên mây, vươn cổ như tới hưởng. Hàng vạn người ngẩng nhìn, mới biết đó là vật đã biến thành trâu giết thuồng luồng. Bèn lập miếu thờ ở chỗ ấy. Chu Tùng Long kể lại như thế.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook