Liễu Nương - Mạch Mạch Yếu Khai Tâm
-
Chương 8: Hết
Trong lòng có chuyện quan trọng, ta giao việc may áo cưới gấp rút lại cho các thợ thêu, còn mình thì nghĩ mọi cách để thúc đẩy chuyện của Liễu di nương và Bạch tiên sinh.
"Nàng còn để tâm chuyện của Liễu phu nhân hơn cả chuyện của mình nữa đấy."
Ta lấy một quả mơ chua, nhét vào miệng Hạng Lương, ý bảo hắn chèo chậm lại, đừng để thuyền trôi quá gần.
Mặt hồ gợn sóng nhè nhẹ, ánh sáng lung linh bị những gợn nước làm vỡ vụn, phản chiếu lên gương mặt tươi cười của Liễu di nương, tựa như thời gian ngưng đọng trong khoảnh khắc an yên.
Không lâu sau khi ta thành thân, Bạch tiên sinh hết kỳ nghỉ phép và quay về Mạc Bắc.
Ta từng hy vọng Liễu di nương sẽ đi cùng ông, nhưng bà không nỡ rời xa ta và đệ đệ.
Năm tiếp theo, đệ đệ cũng cưới vợ, đúng vào lúc ta đang mang thai, nôn nghén khổ sở.
Ban đầu, bà đã đồng ý cùng Bạch tiên sinh rời đi, nhưng vì ta, bà lại chọn ở lại.
"Di nương, bên con có rất nhiều người chăm sóc, người cứ yên tâm. Trong phủ Hạng gia, ai cũng đối xử rất tốt với con."
"Làm sao ta có thể yên tâm được!”
"Chỉ vài tháng nữa là con sinh nở, đó chẳng phải một chuyến đi ngang cửa tử hay sao?”
"Để ta ở lại đi."
Liễu di nương vẫn xinh đẹp, nhưng năm tháng đã để lại dấu vết trên khuôn mặt bà.
Bà nhận ra, việc mình đi hay ở, dường như phụ thuộc vào quyết định của các con.
Trong lòng ta chua xót.
"Di nương, nơi đây là nhà của người, đi hay ở hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn của người.”
"Con chỉ hy vọng, người cũng có thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình."
Ta không biết nếu có sinh mẫu ở bên cạnh, cuộc đời của ta sẽ ra sao.
Nhưng ta biết, được Liễu di nương yêu thương là điều may mắn lớn nhất của ta.
Ta thuận lợi hạ sinh một bé trai, người vui mừng nhất chính là Liễu di nương.
"Ta cũng là phụ nữ, ta không phải người trọng nam khi nữ.”
"Chỉ là ta nghĩ, khi ta cũng không còn nữa, thì Đại Nha của ta vẫn sẽ có người bảo vệ."
Khi tiệc đầy tháng của con trai ta diễn ra, Bạch tiên sinh đã không thể đến.
Liễu di nương từ lâu đã thu xếp sẵn hành lý, chờ ngày cùng ông rời đi. Nhưng khi ta và Hạng Lương bàn bạc việc tìm người hộ tống bà đến Mạc Bắc, bà chỉ lắc đầu, nhẹ nhàng nói: "Thôi đi. Đợi thêm một chút nữa, khi trời ấm hơn rồi tính."
Bạch tiên sinh viết thư, nói: "Năng lực của ta có hạn, nhưng ta đã mua một căn nhà hai gian có một mảnh đất lớn bỏ hoang. Chỉ đợi nàng đến để trồng hoa, trồng rau thôi."
Lời nhắn ấy khiến Liễu di nương vui mừng thấy rõ. Bà kéo ta đi mua đủ loại hạt giống hoa cỏ, rau củ.
Ta từng không hiểu, tại sao năm xưa, một mỹ nhân bán đậu phụ như bà lại từ bỏ một người như Bạch tiên sinh, quyết định gả cho phụ thân ta – một góa vợ nghèo khó.
Bà xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp hơn, nên được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn hơn.
Nhưng số phận luôn thích trêu đùa những người đã chịu nhiều cực khổ.
Bạch tiên sinh nhiễm ôn dịch khi đang làm nhiệm vụ, không qua khỏi.
“Đến cả cơ hội thu liệm thi thể cho ông ấy cũng không có!”
Từ đó, Liễu di nương không nhắc đến Bạch tiên sinh thêm một lần nào nữa.
Đệ đệ hỏi ta: "Trước đây, liệu có phải di nương đồng ý đi cùng ông ấy chỉ để chúng ta yên tâm không?"
Dĩ nhiên là không!
Ta biết, ngoài phụ thân ta, bà thực sự đã yêu Bạch tiên sinh.
Nhưng yêu mà không thể thành, là nỗi đau thấu tận tâm can.
Bà sợ những nhớ nhung và tiếc nuối ấy sẽ khiến mình sụp đổ, không thể bước tiếp.
Vậy nên, không nhắc đến cũng là cách bà tự bảo vệ chính mình.
Dù không nói ra, nhưng ta biết, trong lòng bà, nỗi nhớ về Bạch tiên sinh chưa từng ngừng lại.
Bề ngoài, bà vẫn là người tràn đầy sức sống, như thể chỉ cần có bà, ta và đệ đệ sẽ luôn được chở che.
Bà vẫn tiếp tục trồng hoa, trồng rau trong sân nhà mình.
Thậm chí, bà còn giúp Hạng phu nhân và Hạng lão phu nhân chăm sóc những loài hoa dại được chuyển từ trên núi về.
Bất kỳ ai ở cạnh bà cũng đều bị sự lạc quan, vui vẻ của bà làm cho ấm lòng.
Về sau, khi con của đệ đệ đầy tháng, ta lại phát hiện mình đang mang thai.
Liễu di nương lập tức mắng Hạng Lương một trận ra trò.
Hạng Lương phải cam đoan nhiều lần, thậm chí viết giấy bảo đảm sẽ không để ta sinh đứa thứ ba, bà mới chịu bỏ qua cho hắn.
"Đại nha đầu, giờ điều kiện của con tốt hơn chúng ta khi xưa rất nhiều.”
"Nhưng… cứ nghĩ đến cảnh con sinh nở, ta lại nhớ đến mẫu thân con… ta sợ lắm…"
Bà lau nước mắt, nói tiếp:
"Mẫu thân con không thể bảo vệ con, ta đã thay bà ấy bảo vệ con.”
"Sau này, con có con trai, con gái để bảo vệ mình.”
"Nhưng nhớ kỹ, vạn lần không được vì phu quân hay vì con cái mà tự làm khổ chính mình!"
Ta chợt nhớ lại, lần đầu bà đánh ta, là sợ ta khóc đến hỏng mắt.
Lần thứ hai, là sợ ta không chịu học thêu, sợ rằng sau này không tự đứng vững, dựa núi thì núi lở, dựa người thì người sẽ bỏ đi.
Cuộc đời này, có bà hết lòng tính toán và che chở, ta đã quá đủ đầy.
Chỉ là, ta luôn đau lòng vì bà.
Một đời đơn độc, một đời hy sinh, bà đã cho đi tất cả, nhưng những gì thuộc về bà thì lại quá ít ỏi.
Khi Liễu di nương qua đời, bà chỉ mới bốn mươi sáu tuổi.
Bà không cho ta và đệ đệ khóc: "Phải cười, bất kể lúc nào, cũng phải mỉm cười mà đối diện."
Ta và đệ đệ quỳ bên giường bà, cùng bà mỉm cười.
"Tốt, tốt, chính là như vậy.
"Đời người luôn có bao khó khăn, nhưng chỉ cần các con đồng lòng, nhất định sẽ vượt qua.”
"Ta sống một đời, đến cuối còn được phong hàm Cáo Mệnh! Đáng giá, đáng giá lắm!
"Không được khóc, khóc đến hỏng mắt thì chẳng ai đền đâu…"
Nhìn khuôn mặt bà dần mất đi sức sống, nụ cười trên môi ta và đệ đệ trở nên cứng ngắc.
Đến khi nhận ra, nước mắt đã không cách nào kìm lại được.
Ta vẫn không kịp nói với bà câu ấy:
"Di nương, nơi nào có người, nơi đó chính là nhà."
Sau này, đệ đệ viết một bài truyện ký về bà, để con cháu trong nhà đời đời nhớ ơn và tưởng niệm bà.
"Tên của di nương thật đẹp."
Ta vuốt ve từng chữ trên bìa "Đường Liễu Truyện", ký ức tuổi thơ ùa về như dòng nước xiết.
Hồi đó, ta cầm đồng tiền và cái bát mẫu thân cho, chạy đến nhà bán đậu phụ phố Tây.
"Liễu di, cho một miếng đậu phụ lớn."
"Được rồi! Để ta cho Đại Nha một—miếng—đậu phụ—lớn—nha!"
Ngày ấy, bà là Liễu di của ta, cho ta một miếng đậu phụ lớn và một chút thiện ý vừa đủ.
Về sau, bà tự mình đội khăn voan đỏ, bước vào nhà ta.
Kể từ đó, điều bà dành cho ta không chỉ là thiện ý nữa, mà là cả cuộc đời bà, là toàn bộ tình yêu thương và sự che chở mà bà có thể trao đi.
Hết.
"Nàng còn để tâm chuyện của Liễu phu nhân hơn cả chuyện của mình nữa đấy."
Ta lấy một quả mơ chua, nhét vào miệng Hạng Lương, ý bảo hắn chèo chậm lại, đừng để thuyền trôi quá gần.
Mặt hồ gợn sóng nhè nhẹ, ánh sáng lung linh bị những gợn nước làm vỡ vụn, phản chiếu lên gương mặt tươi cười của Liễu di nương, tựa như thời gian ngưng đọng trong khoảnh khắc an yên.
Không lâu sau khi ta thành thân, Bạch tiên sinh hết kỳ nghỉ phép và quay về Mạc Bắc.
Ta từng hy vọng Liễu di nương sẽ đi cùng ông, nhưng bà không nỡ rời xa ta và đệ đệ.
Năm tiếp theo, đệ đệ cũng cưới vợ, đúng vào lúc ta đang mang thai, nôn nghén khổ sở.
Ban đầu, bà đã đồng ý cùng Bạch tiên sinh rời đi, nhưng vì ta, bà lại chọn ở lại.
"Di nương, bên con có rất nhiều người chăm sóc, người cứ yên tâm. Trong phủ Hạng gia, ai cũng đối xử rất tốt với con."
"Làm sao ta có thể yên tâm được!”
"Chỉ vài tháng nữa là con sinh nở, đó chẳng phải một chuyến đi ngang cửa tử hay sao?”
"Để ta ở lại đi."
Liễu di nương vẫn xinh đẹp, nhưng năm tháng đã để lại dấu vết trên khuôn mặt bà.
Bà nhận ra, việc mình đi hay ở, dường như phụ thuộc vào quyết định của các con.
Trong lòng ta chua xót.
"Di nương, nơi đây là nhà của người, đi hay ở hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn của người.”
"Con chỉ hy vọng, người cũng có thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình."
Ta không biết nếu có sinh mẫu ở bên cạnh, cuộc đời của ta sẽ ra sao.
Nhưng ta biết, được Liễu di nương yêu thương là điều may mắn lớn nhất của ta.
Ta thuận lợi hạ sinh một bé trai, người vui mừng nhất chính là Liễu di nương.
"Ta cũng là phụ nữ, ta không phải người trọng nam khi nữ.”
"Chỉ là ta nghĩ, khi ta cũng không còn nữa, thì Đại Nha của ta vẫn sẽ có người bảo vệ."
Khi tiệc đầy tháng của con trai ta diễn ra, Bạch tiên sinh đã không thể đến.
Liễu di nương từ lâu đã thu xếp sẵn hành lý, chờ ngày cùng ông rời đi. Nhưng khi ta và Hạng Lương bàn bạc việc tìm người hộ tống bà đến Mạc Bắc, bà chỉ lắc đầu, nhẹ nhàng nói: "Thôi đi. Đợi thêm một chút nữa, khi trời ấm hơn rồi tính."
Bạch tiên sinh viết thư, nói: "Năng lực của ta có hạn, nhưng ta đã mua một căn nhà hai gian có một mảnh đất lớn bỏ hoang. Chỉ đợi nàng đến để trồng hoa, trồng rau thôi."
Lời nhắn ấy khiến Liễu di nương vui mừng thấy rõ. Bà kéo ta đi mua đủ loại hạt giống hoa cỏ, rau củ.
Ta từng không hiểu, tại sao năm xưa, một mỹ nhân bán đậu phụ như bà lại từ bỏ một người như Bạch tiên sinh, quyết định gả cho phụ thân ta – một góa vợ nghèo khó.
Bà xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp hơn, nên được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn hơn.
Nhưng số phận luôn thích trêu đùa những người đã chịu nhiều cực khổ.
Bạch tiên sinh nhiễm ôn dịch khi đang làm nhiệm vụ, không qua khỏi.
“Đến cả cơ hội thu liệm thi thể cho ông ấy cũng không có!”
Từ đó, Liễu di nương không nhắc đến Bạch tiên sinh thêm một lần nào nữa.
Đệ đệ hỏi ta: "Trước đây, liệu có phải di nương đồng ý đi cùng ông ấy chỉ để chúng ta yên tâm không?"
Dĩ nhiên là không!
Ta biết, ngoài phụ thân ta, bà thực sự đã yêu Bạch tiên sinh.
Nhưng yêu mà không thể thành, là nỗi đau thấu tận tâm can.
Bà sợ những nhớ nhung và tiếc nuối ấy sẽ khiến mình sụp đổ, không thể bước tiếp.
Vậy nên, không nhắc đến cũng là cách bà tự bảo vệ chính mình.
Dù không nói ra, nhưng ta biết, trong lòng bà, nỗi nhớ về Bạch tiên sinh chưa từng ngừng lại.
Bề ngoài, bà vẫn là người tràn đầy sức sống, như thể chỉ cần có bà, ta và đệ đệ sẽ luôn được chở che.
Bà vẫn tiếp tục trồng hoa, trồng rau trong sân nhà mình.
Thậm chí, bà còn giúp Hạng phu nhân và Hạng lão phu nhân chăm sóc những loài hoa dại được chuyển từ trên núi về.
Bất kỳ ai ở cạnh bà cũng đều bị sự lạc quan, vui vẻ của bà làm cho ấm lòng.
Về sau, khi con của đệ đệ đầy tháng, ta lại phát hiện mình đang mang thai.
Liễu di nương lập tức mắng Hạng Lương một trận ra trò.
Hạng Lương phải cam đoan nhiều lần, thậm chí viết giấy bảo đảm sẽ không để ta sinh đứa thứ ba, bà mới chịu bỏ qua cho hắn.
"Đại nha đầu, giờ điều kiện của con tốt hơn chúng ta khi xưa rất nhiều.”
"Nhưng… cứ nghĩ đến cảnh con sinh nở, ta lại nhớ đến mẫu thân con… ta sợ lắm…"
Bà lau nước mắt, nói tiếp:
"Mẫu thân con không thể bảo vệ con, ta đã thay bà ấy bảo vệ con.”
"Sau này, con có con trai, con gái để bảo vệ mình.”
"Nhưng nhớ kỹ, vạn lần không được vì phu quân hay vì con cái mà tự làm khổ chính mình!"
Ta chợt nhớ lại, lần đầu bà đánh ta, là sợ ta khóc đến hỏng mắt.
Lần thứ hai, là sợ ta không chịu học thêu, sợ rằng sau này không tự đứng vững, dựa núi thì núi lở, dựa người thì người sẽ bỏ đi.
Cuộc đời này, có bà hết lòng tính toán và che chở, ta đã quá đủ đầy.
Chỉ là, ta luôn đau lòng vì bà.
Một đời đơn độc, một đời hy sinh, bà đã cho đi tất cả, nhưng những gì thuộc về bà thì lại quá ít ỏi.
Khi Liễu di nương qua đời, bà chỉ mới bốn mươi sáu tuổi.
Bà không cho ta và đệ đệ khóc: "Phải cười, bất kể lúc nào, cũng phải mỉm cười mà đối diện."
Ta và đệ đệ quỳ bên giường bà, cùng bà mỉm cười.
"Tốt, tốt, chính là như vậy.
"Đời người luôn có bao khó khăn, nhưng chỉ cần các con đồng lòng, nhất định sẽ vượt qua.”
"Ta sống một đời, đến cuối còn được phong hàm Cáo Mệnh! Đáng giá, đáng giá lắm!
"Không được khóc, khóc đến hỏng mắt thì chẳng ai đền đâu…"
Nhìn khuôn mặt bà dần mất đi sức sống, nụ cười trên môi ta và đệ đệ trở nên cứng ngắc.
Đến khi nhận ra, nước mắt đã không cách nào kìm lại được.
Ta vẫn không kịp nói với bà câu ấy:
"Di nương, nơi nào có người, nơi đó chính là nhà."
Sau này, đệ đệ viết một bài truyện ký về bà, để con cháu trong nhà đời đời nhớ ơn và tưởng niệm bà.
"Tên của di nương thật đẹp."
Ta vuốt ve từng chữ trên bìa "Đường Liễu Truyện", ký ức tuổi thơ ùa về như dòng nước xiết.
Hồi đó, ta cầm đồng tiền và cái bát mẫu thân cho, chạy đến nhà bán đậu phụ phố Tây.
"Liễu di, cho một miếng đậu phụ lớn."
"Được rồi! Để ta cho Đại Nha một—miếng—đậu phụ—lớn—nha!"
Ngày ấy, bà là Liễu di của ta, cho ta một miếng đậu phụ lớn và một chút thiện ý vừa đủ.
Về sau, bà tự mình đội khăn voan đỏ, bước vào nhà ta.
Kể từ đó, điều bà dành cho ta không chỉ là thiện ý nữa, mà là cả cuộc đời bà, là toàn bộ tình yêu thương và sự che chở mà bà có thể trao đi.
Hết.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook