Lấy Chồng Tây
-
Chương 19
Sợ Nacer hiểu lầm ý mình nên Hạnh soạn thêm 1 tin nữa gửi đi:
- Tôi chỉ là hỏi để biết chứ không có ý gì cả, nếu chú không muốn nói cũng không sao đâu.
Tin vừa gửi đi thì ngay lập tức Hạnh cũng nhận đc 1 tin nhắn đến của Nacer:
- Lúc trưa đang làm việc tự nhiên thấy nóng ruột, nên em gọi cho anh ấy hỏi xem ở nhà có gì không mà anh ấy không nghe máy.
Chỉ ngắn gọn thế thôi mà sao cả 5 phút đồng hồ cậu ta mới soạn xong được nhỉ. Mà chồng Hạnh đi làm, trưa thì về ăn cơm nhà trưa thì không, tại sao hỏi việc ở nhà không điện cho bố mẹ chồng hạnh, hay là cho Hạnh?
Mà thôi, việc quan trong bây giờ là tìm cơ hôi giải thích với mọi người trước đã. Nói sao giờ nhỉ, nói Hạnh đã hỏi rõ Nacer vì sao gọi cho anh trai trước à, như thế dù có minh oan được anh ta cũng lại kiếm cớ là Hạnh liên lạc với Nacer mà gây sự.
Càng nghĩ càng đau đầu, cứ mỗi lần nghĩ đến chồng là Hạnh lại thấy khó chịu. Lúc nào anh ta cũng nghi ngờ cô, nguyên cái việc giải thích cho anh ta hiểu cũng đủ làm Hạnh mệt.
Còn anh ta thì, ngay cả tin nhắn hạnh bắt được sờ sờ ra đấy, cũng chẳng thèm giải thích hay xin lỗi lấy 1 câu. Đã thế còn giận ngược lại mới ghê chứ.
Nhắc đến mấy cái tin nhắn ấy Hạnh lại càng sôi máu, tại sao anh ta chưa từng nghĩ đến việc giải thích với Hạnh. Còn Hạnh thì phải đau đầu nghĩ xem nói sao cho anh ta không hiểu lầm.
Tốt nhất là mặc xác anh ta, muốn nghĩ gì thì nghĩ, làm gì thì làm. Hơi sức ấy cô để chăm con và lo cho bản thân mình còn hơn. Từ nay cô sẽ sống vô tư đúng như những ngày còn ở Việt Nam, sống cho bản thân mình trước tiên, còn người khác thế nào mặc kệ họ.
Nhắc đến Việt Nam Hạnh mới nhớ, hình như cả tuần nay cô không nói chuyện với mẹ. Mấy lần nhớ nhà định gọi nhưng mà trái ngược múi giờ nên lại thôi. Hạnh lại ngồi lẩm nhẩm tính xem ở Việt Nam hiện tại là mấy giờ. Sau khi chắc chắn đang là sáng sớm cô mới ra ngoài Hành lang gọi về cho mẹ.
Nhìn khung cảnh phía sau lưng bà, Hạnh dám chắc bà đang ở bệnh viện, lo lắng cô hỏi:
- Mẹ, sao mẹ lại đang ngồi ở bệnh viện thế kia.
- À ông nội ốm nên mẹ vào chăm con ạ.
- Ông ốm, có nặng không mẹ, sao mẹ không báo với con để con biết.
Mẹ Hạnh thở dài đáp:
- Bệnh tuổi già, ai cũng phải trải qua cả, bố mày không cho mẹ nói, sợ mày bên ấy lo lắng.
Phải rồi, nói Hạnh cũng đâu có thể về bên ông được đâu cơ chứ, rơm rớm nước mắt hạnh lo lắng hỏi:
- Nhưng mà ông đi viện lâu chưa mẹ, bác sĩ nói tình trạng của ông thế nào?
- 3 ngày này rồi con ạ, bác sĩ bảo cơ thể ông già rồi, các cơ qua đều lão hoá cả, không nói trước được điều gì hết. Ông sống được ngày nào thì biết ngày ấy thôi.
Hạnh nhờ mẹ đưa máy cho cô nói chuyện với ông, ông yếu lắm, nói vài chữ lại ngưng vì mệt quá. Có khi một câu đơn giản như:
- Cháu ở bên ấy... có khoẻ... không...
Mà ông cũng phải nghỉ đến mấy lần mới nói xong, thương ông nhiều. Mà ông bị nặng tai, toàn phải nhìn khẩu hình miệng của mọi người để đoán xem họ muốn nói gì. Hạnh cố gắng nói thật chậm và rõ chữ nhưng ông cũng nghe câu được, câu không. Nhiều khi Hạnh hỏi 1 câu, ông lại trả lời một ý khác.
Nhìn ông xanh xao, cô chỉ ước có thể bên cạnh ông ngay lúc này. Thời gian của ông chẳng còn nhiều. Còn bản thân hạnh lại chẳng rõ ngày về. Cô sợ, sợ lắm cái ngày cô trở về sẽ không được nghe tiếng ông nói.
Thấy con gái khóc bà Hạ an ủi:
- Ở đời sinh lão bệnh tử chẳng thể tránh được con ạ.
Nghe mẹ nói Hạnh lại càng buồn, giá mà ngày ấy cô nghe lời chị Phúc, lấy chồng gần nhà, có phải những lúc thế này cô có thể chay ngay về thăm ông, về với bố mẹ hay không. Nhìn mẹ, nhìn ông nội mà Hạnh cứ thế oà khóc như một đứa con nít.
Cô nhớ nhà, nhớ hơi ấm của tình thân quá rồi, nhiều lần mẹ cô có bào khi nào có dịp thì về quê một chuyến. Hạnh cũng chỉ ậm ừ cho qua chuyện chứ cũng chẳng giám hứa hẹn điều gì với mẹ.
Ngay cả bản thân Hạnh còn chẳng biết đến bao giờ cô mới có cơ hội để trở về, hứa rồi lỡ không làm được lại khiến mẹ thất vọng. Hỏi thăm mẹ thêm một lát rồi Hạnh tắt máy vào phòng.
Bệnh viện bên này bài trí khác ở Việt Nam nên có lẽ mọi người không biết cô cũng đang đứng ở bệnh viện. Việc con gái bị ngã hạnh cũng không nói, cô không muốn mọi người phải lo lắng thêm cho mình.
Nhìn con gái đang ngủ say, hạnh khẽ đặt tay lên trán con bé, rồi hoảng hốt rụt lại. Con bé có biểu hiện sốt, vội vàng lấy nhiệt kế kiệm tra, 38 độ, không quá cao nhưng mà Hạnh vẫn lo lắm. Định bụng sẽ đi lấy khăn ấm trườm cho con bé, thì có một vị bác sĩ trẻ đi kiểm tra các phòng.
Thấy Hạnh còn thức cậu ta quan tâm hỏi:
- Chị ngủ muộn thế.
- Dạ tại con bé nhà tôi có biểu hiện sốt bác sĩ ạ.
- Cháu bé này mới nhập viện lúc trưa nay phải không, tôi đã dặn nếu thấy cháu sốt phải gọi ngay cho chúng tôi cơ mà. Cháu ngã đập đầu xuống, nên phải theo dõi thật kỹ.
Nghe bác sĩ mắng mà HẠnh run bắn lên, cô lí nhí giải thích:
- Tại tôi thấy cháu có 38 độ nên tính lấy khăn chườm và theo dõi thêm.
Vị bác sĩ kia không đáp lại lời hạnh, anh ta nhanh chóng tiến đến kiểm tra sơ qua 1 lượt sau đó nói:
- Bây giờ chị bế ngay cháu sang phòng số 308, tôi sẽ gọi bác sĩ trưởng khoa đến kiểm tra cho cháu.
Hạnh vâng dạ gật đầu, mẹ chồng hạnh có lẽ nghe tiếng nói chuyện cũng mở mắt ra nhìn. Thấy có bác sĩ đang đứng cạnh giường bà hốt hoảng ngồi dậy hỏi:
- Sao thế con.
- Dạ con bé có biểu hiện sốt, bây giờ con phải bế cháu sang bên kia để kiểm tra đã.
Nói rồi Hạnh cũng vội vàng đi theo vị bác sĩ trẻ, mẹ chồng cô cũng đi ngay phía sau. Con bé vẫn ngủ say trên tay Hạnh, đặt con bé vào phòng, Hạnh và mẹ chồng được yêu cầu ra phía ngoài ngồi đợi.
Chờ đợi là một thứ gì đó vô cùng đáng sợ với Hạnh lúc này, lúc phát hiện ra con bé sốt Hạnh cũng có chút lo lắng, nhưng vì sốt không quá cao nên cô cũng không suy nghĩ nhiều.
Bây giờ đứng ngoài này đợi HẠnh mới cảm thấy sợ hãi, bà funny cũng chẳng khác Hạnh là bao. Không nhìn vào mặt mẹ chồng, nhưng Hạnh dám chắc bà cũng đang lo lắng, bởi bà hết đứng lên rồi lại ngồi xuống, miệng lúc nào cũng cầu nguyện cho Julie được bình an.
Mười lăm phút trôi qua, vị bác sĩ trẻ kia bước ra, Hạnh vội vàng lao đến hỏi:
- Bác sĩ, con bé có sao không bác sĩ.
- Chị vào với cháu đi, cháu không sao cả, chỉ là vết khâu trên trán có lẽ do hết thuốc giảm đau nên cháu sốt nhẹ. Tôi đã tiêm thêm thuốc giảm đau cho cháu rồi. Chị về vẫn theo dõi sát sao cháu trong 3 ngày, có gì bất thường phải báo ngay cho chúng tôi kiểm tra nhé. Còn bây giờ chị cho cháu về phòng nghỉ ngơi đi.
Hạnh thở phảo nhẹ nhõm, cảm ơn bác sĩ rồi chạy vội vào với con, mẹ chồng Hạnh còn đứng lại hỏi bác sĩ thêm vài điều nữa mới vào.
Bà hơi trách nhẹ con dâu:
- Sao thấy con bé sốt mà con không gọi mẹ.
- Dạ tại con bé sốt nhưng con kiểm tra có 38 độ nên không muốn đánh thức mẹ.
- Thôi được rồi, không sao là tốt rồi, cho con bé về phòng đi, hình như con chưa chợp mắt lúc nào đúng không?
- Con lo ngủ quên sẽ không kiểm tra con bé thường xuyên được nên không dám ngủ ạ.
Mẹ chồng HẠnh đặt lại chiếc gối ngay ngắn để Hạnh đặt con bé xuống xong mới nói:
- Con xuống kia nghỉ tí đi, để đấy mẹ trông cho.
- Thôi mẹ cứ nghỉ ngơi đi, con canh con bé cho ạ.
- Con mà cứ thức thế mai ốm thì lấy ai chăm con bé, bây giờ phải thay nhau mà trông chứ, con ôm đồm cả như thế sẽ không đủ sức đâu. Nghe mẹ, xuống chợp mắt một lát đi, mẹ trông cháu cho.
Những lời quan tâm của mẹ chồng khiến Hạnh cảm động lắm, những lúc như thế này Hạnh càng cảm nhận rõ được tình cảm mẹ chồng dành cho mình. Hạnh tự hứa với lòng, nhất định cô cũng sẽ xem bà như mẹ đẻ, cố gắng không bao giờ để bà buồn.
Nhưng mà ước muốn và hiện thực đôi khi nó lại trái ngược nhau, nhiều khi những sóng gió vô tình ập đến khiến con người ta chẳng kịp phản ứng hay chống đỡ.
Còn Hạnh hiện tại chưa biết được sau này có lúc cô lại làm bà đau lòng đến thế, nên vẫn nhẹ nhàng đáp:
- Dạ vậy nếu mẹ mệt hoặc có gì thì gọi con ngay mẹ nhé.
- ĐƯợc rồi, được rồi, con nghỉ đi kẻo lại sáng bây giờ.
Hạnh ngả lưng xuống chiếc giường gấp, ở đây vẫn còn cảm nhận được chút ít hơi ấm của mẹ chồng ban nãy còn sót lại. Nhưng chẳng nghĩ ngợi được nhiều, mí mắt Hạnh đã nhanh chóng sụp xuống vì quá mệt.
Sáng hôm sau 5h sáng Hạnh đã nghe thấy tiếng mọi người bên cạnh nói chuyện. mệt mỏi ngôi dậy, thấy mẹ chồng đang bế Julie trên tay nói chuyện với cháu.
Chắc do hôm qua ngủ nhiều nên hôm nay con bé dậy sớm hơn hẳn mọi ngày, nhìn con đang toét miệng cười với bà nội HẠnh thấy lòng mình bình yên đến lạ.
- Mẹ thức từ lúc đó đến giờ ạ., mẹ đưa con bế cháu cho kẻo mệt.
- Mẹ có chợp mắt được một lát mà, con cứ đi đánh răng rửa mặt đi, kệ bà cháu tôi tâm sự Julie nhỉ.
Nghe mẹ chồng nói vậy Hạnh cũng nhanh chóng cất gọn chiếc giường gấp rồi đi về phía nhà tắm. Đi qua giường chị VÂn đã thấy vợ chồng chị dậy từ lúc nào, thấy HẠnh chỉ hỏi:
- Đêm qua con bé sốt hả.
- Dạ vết mổ đau nên con bé hơi nóng 1 chút.
- Uk chị thấy em nói chuyện với bác sĩ tính hỏi thăm mà em bế con bé đi vội quá nên thôi. Thế con bé sao rồi.
Hạnh mỉm cười, xoay hẳn người nhìn chị Vân hỏi:
- Dạ ổn rồi chị ạ, bé nhà chị bao giờ được ra viện ạ.
- Sáng nay em ạ, chờ làm xong thủ tục là xuất viện luôn.
- Vậy thì tốt rồi, mong là chúng ta sẽ không bao giờ phải gặp nhau ở đây nữa chị nhỉ.
- Chị cũng mong thế, mà về nhớ giữ liên lạc với chị nha, cô bé tiểu thuyết gia.
Hạnh cười tươi rói gật đầu đáp:
- Nhất định em còn làm phiền chị dài dài, cứ lúc nào em thèm nghe tiếng Việt Nam sẽ gọi chị bắt chị ra gặp em.
- Sẵn sáng, khi nào rảnh cứ alo, chị em mình hẹn hò, ok.
- Ok chị, thôi lát nữa nói tiếp nhé, em đi đánh răng đã.
Hạnh liếc nhìn chồng chị vân rồi mới bước đi, nãy giờ anh ta cứ say mê ngồi ngắm con trai không chớp mắt. Có lẽ chị em Hạnh nói với nhau bằng tiếng Việt nên anh ấy không hiểu gì. Bởi vậy nến ngồi ngắm con cho đỡ buồn chăng.
6h30 sáng, có 2 cô điều dưỡng đẩy 1 chiếc xe lớn đi phát cháo cho các bé. Phát đến ai hai người cũng ân cần hỏi thăm:
- Phần cháo hôm qua bé có ăn hết không mẹ?
- Em cho cháu ăn trước đó nên cháu chỉ ăn được một nửa thôi ạ.
- Nếu gia đình có yêu cầu thay đổi theo khẩu vị của các bé thì cứ nói nhé, chúc bé con sớm khoẻ.
Mẹ chồng Hạnh hết lời khen 2 cô điều dưỡng có giọng nói ngọt tựa như đường. Hạnh cũng phải công nhận điều ấy, quả thật khám chữa bênh ở bên này không giống Việt Nam một chút nào cả.
Trẻ con bên này không những được khám bệnh miễn phí, mà mỗi ngày đều đặn sẽ được phát đồ ăn 3 lần phù hợp theo từng lứa tuổi. Không chỉ có thế, hàng ngày các vị bác sĩ đều đến phòng hỏi thăm bệnh nhân 2 đến 3 lần.
Ngay cả đến phần ăn các cô điều dưỡng cũng nấu rất ngon, còn luôn quan tâm hỏi xem có hợp khẩu vị với bé hay không, có cần đổi món hay không.
Món cháo hôm qua của Jule là cháo cá hồi, một ít rau củ luộc nhừ, sáng nay con bé được đổi sang cháo thịt gà, một lát nhỏ dưa hấu và một hộp sữa tươi.
Đang dở tay cho con ăn thì Andrew gọi điện, Hạnh nhờ mẹ chồng cho cháu ăn nốt sau đó nghe máy:
- Alo, em nghe.
- Con bé sao rồi.
Mặc dù cái giọng của anh ta vô cũng khó chịu, nhưng hạnh vẫn không bận tâm đáp:
- Con bé đỡ rồi, em và mẹ đang cho ăn cháo.
- Thế bác sĩ có nói bao giờ xuất viện không?
- Theo dõi thêm 2 ngày nữa, nếu con bé khoẻ thì được về nhà, à anh đi làm chưa.
- Đang chuẩn bị đây, sao?
Hạnh nhìn mẹ chồng sau đó ngập ngừng:
- Anh có thể đến đón mẹ được không, đêm qua mẹ ngủ được ít, em sợ mẹ mệt, anh đón về nhà cho mẹ nghỉ ngơi. Con bé cũng khoẻ hơn rồi, một mình em có thể lo được.
- Để xem đã, thôi nhé.
Thật tình không hiểu tại sao trên đời lại có thể tồn tại một người như anh ta được cơ chứ. Nói chuyện lần nào cũng thấy ghét.
Bà Funny thấy con dâu có vẻ không vui thì nhẹ nhàng hỏi:
- Sao thế, thằng Andrew lại nói gì con hả?
- Dạ không đâu mẹ, con định bảo anh ấy qua đón để mẹ về nghỉ ngơi, mà anh ấy nói là xem đã, chả biết có qua hay không để người ta còn biết đường sắp xếp.
- Thôi kệ nó con ạ, nãy bố mày có gọi bảo trưa sẽ qua rồi.
- Vâng con chỉ lo đêm qua mẹ thức thế sẽ mệt thôi.
Thấy con dâu lo lắng cho mình nhiều như vậy bà Funny hạnh phúc nói:
- Mẹ không sao đâu, còn con nữa, cũng phải chú ý mà giữ gìn sức khoẻ đấy, còn phải con bé còn cần chăm sóc đặc biệt một thời gian, nên con phải chú ý đên bản thân một chút.
- Dạ, vẫn là mẹ thương con nhất.
- Thôi chị không phải nịnh tôi, dẹp giúp tôi hộp cháo này đi để bà cháu tâm sự thêm chút nữa còn tiêm nào.
Đến giờ tiêm mẹ chồng Hạnh sẽ phải ra ngoài, 11h mới được trở lại, thương bà nên Hạnh bảo:
- Hay lát mẹ bắt xe về mà nghỉ ngơi, đằng nào lát nữa tiêm mẹ cũng đâu được ở lại, ngồi ngoài kia lại thêm mệt ra.
- Được rồi mẹ lo được.
Thấy bà nói thế Hạnh cũng thôi không nhắc đến nữa. Bà funny thì sợ một mình con dâu sẽ không thể lo chu toàn được cho cháu, hơn nữa cũng lo con bé sẽ mệt nên không yên tâm mà về. Còn Hạnh thì lại thương mẹ chồng tuổi cao mà phải thức đêm vất vả, nên mới đề nghị bà về nhà nghỉ ngơi.
Hai người cứ thế mà chân thành quan tâm đến nhau, vì thế đối phương cũng như được tiếp thêm sức mạnh để xua bớt cái mệt mỏi kia đi.
- Tôi chỉ là hỏi để biết chứ không có ý gì cả, nếu chú không muốn nói cũng không sao đâu.
Tin vừa gửi đi thì ngay lập tức Hạnh cũng nhận đc 1 tin nhắn đến của Nacer:
- Lúc trưa đang làm việc tự nhiên thấy nóng ruột, nên em gọi cho anh ấy hỏi xem ở nhà có gì không mà anh ấy không nghe máy.
Chỉ ngắn gọn thế thôi mà sao cả 5 phút đồng hồ cậu ta mới soạn xong được nhỉ. Mà chồng Hạnh đi làm, trưa thì về ăn cơm nhà trưa thì không, tại sao hỏi việc ở nhà không điện cho bố mẹ chồng hạnh, hay là cho Hạnh?
Mà thôi, việc quan trong bây giờ là tìm cơ hôi giải thích với mọi người trước đã. Nói sao giờ nhỉ, nói Hạnh đã hỏi rõ Nacer vì sao gọi cho anh trai trước à, như thế dù có minh oan được anh ta cũng lại kiếm cớ là Hạnh liên lạc với Nacer mà gây sự.
Càng nghĩ càng đau đầu, cứ mỗi lần nghĩ đến chồng là Hạnh lại thấy khó chịu. Lúc nào anh ta cũng nghi ngờ cô, nguyên cái việc giải thích cho anh ta hiểu cũng đủ làm Hạnh mệt.
Còn anh ta thì, ngay cả tin nhắn hạnh bắt được sờ sờ ra đấy, cũng chẳng thèm giải thích hay xin lỗi lấy 1 câu. Đã thế còn giận ngược lại mới ghê chứ.
Nhắc đến mấy cái tin nhắn ấy Hạnh lại càng sôi máu, tại sao anh ta chưa từng nghĩ đến việc giải thích với Hạnh. Còn Hạnh thì phải đau đầu nghĩ xem nói sao cho anh ta không hiểu lầm.
Tốt nhất là mặc xác anh ta, muốn nghĩ gì thì nghĩ, làm gì thì làm. Hơi sức ấy cô để chăm con và lo cho bản thân mình còn hơn. Từ nay cô sẽ sống vô tư đúng như những ngày còn ở Việt Nam, sống cho bản thân mình trước tiên, còn người khác thế nào mặc kệ họ.
Nhắc đến Việt Nam Hạnh mới nhớ, hình như cả tuần nay cô không nói chuyện với mẹ. Mấy lần nhớ nhà định gọi nhưng mà trái ngược múi giờ nên lại thôi. Hạnh lại ngồi lẩm nhẩm tính xem ở Việt Nam hiện tại là mấy giờ. Sau khi chắc chắn đang là sáng sớm cô mới ra ngoài Hành lang gọi về cho mẹ.
Nhìn khung cảnh phía sau lưng bà, Hạnh dám chắc bà đang ở bệnh viện, lo lắng cô hỏi:
- Mẹ, sao mẹ lại đang ngồi ở bệnh viện thế kia.
- À ông nội ốm nên mẹ vào chăm con ạ.
- Ông ốm, có nặng không mẹ, sao mẹ không báo với con để con biết.
Mẹ Hạnh thở dài đáp:
- Bệnh tuổi già, ai cũng phải trải qua cả, bố mày không cho mẹ nói, sợ mày bên ấy lo lắng.
Phải rồi, nói Hạnh cũng đâu có thể về bên ông được đâu cơ chứ, rơm rớm nước mắt hạnh lo lắng hỏi:
- Nhưng mà ông đi viện lâu chưa mẹ, bác sĩ nói tình trạng của ông thế nào?
- 3 ngày này rồi con ạ, bác sĩ bảo cơ thể ông già rồi, các cơ qua đều lão hoá cả, không nói trước được điều gì hết. Ông sống được ngày nào thì biết ngày ấy thôi.
Hạnh nhờ mẹ đưa máy cho cô nói chuyện với ông, ông yếu lắm, nói vài chữ lại ngưng vì mệt quá. Có khi một câu đơn giản như:
- Cháu ở bên ấy... có khoẻ... không...
Mà ông cũng phải nghỉ đến mấy lần mới nói xong, thương ông nhiều. Mà ông bị nặng tai, toàn phải nhìn khẩu hình miệng của mọi người để đoán xem họ muốn nói gì. Hạnh cố gắng nói thật chậm và rõ chữ nhưng ông cũng nghe câu được, câu không. Nhiều khi Hạnh hỏi 1 câu, ông lại trả lời một ý khác.
Nhìn ông xanh xao, cô chỉ ước có thể bên cạnh ông ngay lúc này. Thời gian của ông chẳng còn nhiều. Còn bản thân hạnh lại chẳng rõ ngày về. Cô sợ, sợ lắm cái ngày cô trở về sẽ không được nghe tiếng ông nói.
Thấy con gái khóc bà Hạ an ủi:
- Ở đời sinh lão bệnh tử chẳng thể tránh được con ạ.
Nghe mẹ nói Hạnh lại càng buồn, giá mà ngày ấy cô nghe lời chị Phúc, lấy chồng gần nhà, có phải những lúc thế này cô có thể chay ngay về thăm ông, về với bố mẹ hay không. Nhìn mẹ, nhìn ông nội mà Hạnh cứ thế oà khóc như một đứa con nít.
Cô nhớ nhà, nhớ hơi ấm của tình thân quá rồi, nhiều lần mẹ cô có bào khi nào có dịp thì về quê một chuyến. Hạnh cũng chỉ ậm ừ cho qua chuyện chứ cũng chẳng giám hứa hẹn điều gì với mẹ.
Ngay cả bản thân Hạnh còn chẳng biết đến bao giờ cô mới có cơ hội để trở về, hứa rồi lỡ không làm được lại khiến mẹ thất vọng. Hỏi thăm mẹ thêm một lát rồi Hạnh tắt máy vào phòng.
Bệnh viện bên này bài trí khác ở Việt Nam nên có lẽ mọi người không biết cô cũng đang đứng ở bệnh viện. Việc con gái bị ngã hạnh cũng không nói, cô không muốn mọi người phải lo lắng thêm cho mình.
Nhìn con gái đang ngủ say, hạnh khẽ đặt tay lên trán con bé, rồi hoảng hốt rụt lại. Con bé có biểu hiện sốt, vội vàng lấy nhiệt kế kiệm tra, 38 độ, không quá cao nhưng mà Hạnh vẫn lo lắm. Định bụng sẽ đi lấy khăn ấm trườm cho con bé, thì có một vị bác sĩ trẻ đi kiểm tra các phòng.
Thấy Hạnh còn thức cậu ta quan tâm hỏi:
- Chị ngủ muộn thế.
- Dạ tại con bé nhà tôi có biểu hiện sốt bác sĩ ạ.
- Cháu bé này mới nhập viện lúc trưa nay phải không, tôi đã dặn nếu thấy cháu sốt phải gọi ngay cho chúng tôi cơ mà. Cháu ngã đập đầu xuống, nên phải theo dõi thật kỹ.
Nghe bác sĩ mắng mà HẠnh run bắn lên, cô lí nhí giải thích:
- Tại tôi thấy cháu có 38 độ nên tính lấy khăn chườm và theo dõi thêm.
Vị bác sĩ kia không đáp lại lời hạnh, anh ta nhanh chóng tiến đến kiểm tra sơ qua 1 lượt sau đó nói:
- Bây giờ chị bế ngay cháu sang phòng số 308, tôi sẽ gọi bác sĩ trưởng khoa đến kiểm tra cho cháu.
Hạnh vâng dạ gật đầu, mẹ chồng hạnh có lẽ nghe tiếng nói chuyện cũng mở mắt ra nhìn. Thấy có bác sĩ đang đứng cạnh giường bà hốt hoảng ngồi dậy hỏi:
- Sao thế con.
- Dạ con bé có biểu hiện sốt, bây giờ con phải bế cháu sang bên kia để kiểm tra đã.
Nói rồi Hạnh cũng vội vàng đi theo vị bác sĩ trẻ, mẹ chồng cô cũng đi ngay phía sau. Con bé vẫn ngủ say trên tay Hạnh, đặt con bé vào phòng, Hạnh và mẹ chồng được yêu cầu ra phía ngoài ngồi đợi.
Chờ đợi là một thứ gì đó vô cùng đáng sợ với Hạnh lúc này, lúc phát hiện ra con bé sốt Hạnh cũng có chút lo lắng, nhưng vì sốt không quá cao nên cô cũng không suy nghĩ nhiều.
Bây giờ đứng ngoài này đợi HẠnh mới cảm thấy sợ hãi, bà funny cũng chẳng khác Hạnh là bao. Không nhìn vào mặt mẹ chồng, nhưng Hạnh dám chắc bà cũng đang lo lắng, bởi bà hết đứng lên rồi lại ngồi xuống, miệng lúc nào cũng cầu nguyện cho Julie được bình an.
Mười lăm phút trôi qua, vị bác sĩ trẻ kia bước ra, Hạnh vội vàng lao đến hỏi:
- Bác sĩ, con bé có sao không bác sĩ.
- Chị vào với cháu đi, cháu không sao cả, chỉ là vết khâu trên trán có lẽ do hết thuốc giảm đau nên cháu sốt nhẹ. Tôi đã tiêm thêm thuốc giảm đau cho cháu rồi. Chị về vẫn theo dõi sát sao cháu trong 3 ngày, có gì bất thường phải báo ngay cho chúng tôi kiểm tra nhé. Còn bây giờ chị cho cháu về phòng nghỉ ngơi đi.
Hạnh thở phảo nhẹ nhõm, cảm ơn bác sĩ rồi chạy vội vào với con, mẹ chồng Hạnh còn đứng lại hỏi bác sĩ thêm vài điều nữa mới vào.
Bà hơi trách nhẹ con dâu:
- Sao thấy con bé sốt mà con không gọi mẹ.
- Dạ tại con bé sốt nhưng con kiểm tra có 38 độ nên không muốn đánh thức mẹ.
- Thôi được rồi, không sao là tốt rồi, cho con bé về phòng đi, hình như con chưa chợp mắt lúc nào đúng không?
- Con lo ngủ quên sẽ không kiểm tra con bé thường xuyên được nên không dám ngủ ạ.
Mẹ chồng HẠnh đặt lại chiếc gối ngay ngắn để Hạnh đặt con bé xuống xong mới nói:
- Con xuống kia nghỉ tí đi, để đấy mẹ trông cho.
- Thôi mẹ cứ nghỉ ngơi đi, con canh con bé cho ạ.
- Con mà cứ thức thế mai ốm thì lấy ai chăm con bé, bây giờ phải thay nhau mà trông chứ, con ôm đồm cả như thế sẽ không đủ sức đâu. Nghe mẹ, xuống chợp mắt một lát đi, mẹ trông cháu cho.
Những lời quan tâm của mẹ chồng khiến Hạnh cảm động lắm, những lúc như thế này Hạnh càng cảm nhận rõ được tình cảm mẹ chồng dành cho mình. Hạnh tự hứa với lòng, nhất định cô cũng sẽ xem bà như mẹ đẻ, cố gắng không bao giờ để bà buồn.
Nhưng mà ước muốn và hiện thực đôi khi nó lại trái ngược nhau, nhiều khi những sóng gió vô tình ập đến khiến con người ta chẳng kịp phản ứng hay chống đỡ.
Còn Hạnh hiện tại chưa biết được sau này có lúc cô lại làm bà đau lòng đến thế, nên vẫn nhẹ nhàng đáp:
- Dạ vậy nếu mẹ mệt hoặc có gì thì gọi con ngay mẹ nhé.
- ĐƯợc rồi, được rồi, con nghỉ đi kẻo lại sáng bây giờ.
Hạnh ngả lưng xuống chiếc giường gấp, ở đây vẫn còn cảm nhận được chút ít hơi ấm của mẹ chồng ban nãy còn sót lại. Nhưng chẳng nghĩ ngợi được nhiều, mí mắt Hạnh đã nhanh chóng sụp xuống vì quá mệt.
Sáng hôm sau 5h sáng Hạnh đã nghe thấy tiếng mọi người bên cạnh nói chuyện. mệt mỏi ngôi dậy, thấy mẹ chồng đang bế Julie trên tay nói chuyện với cháu.
Chắc do hôm qua ngủ nhiều nên hôm nay con bé dậy sớm hơn hẳn mọi ngày, nhìn con đang toét miệng cười với bà nội HẠnh thấy lòng mình bình yên đến lạ.
- Mẹ thức từ lúc đó đến giờ ạ., mẹ đưa con bế cháu cho kẻo mệt.
- Mẹ có chợp mắt được một lát mà, con cứ đi đánh răng rửa mặt đi, kệ bà cháu tôi tâm sự Julie nhỉ.
Nghe mẹ chồng nói vậy Hạnh cũng nhanh chóng cất gọn chiếc giường gấp rồi đi về phía nhà tắm. Đi qua giường chị VÂn đã thấy vợ chồng chị dậy từ lúc nào, thấy HẠnh chỉ hỏi:
- Đêm qua con bé sốt hả.
- Dạ vết mổ đau nên con bé hơi nóng 1 chút.
- Uk chị thấy em nói chuyện với bác sĩ tính hỏi thăm mà em bế con bé đi vội quá nên thôi. Thế con bé sao rồi.
Hạnh mỉm cười, xoay hẳn người nhìn chị Vân hỏi:
- Dạ ổn rồi chị ạ, bé nhà chị bao giờ được ra viện ạ.
- Sáng nay em ạ, chờ làm xong thủ tục là xuất viện luôn.
- Vậy thì tốt rồi, mong là chúng ta sẽ không bao giờ phải gặp nhau ở đây nữa chị nhỉ.
- Chị cũng mong thế, mà về nhớ giữ liên lạc với chị nha, cô bé tiểu thuyết gia.
Hạnh cười tươi rói gật đầu đáp:
- Nhất định em còn làm phiền chị dài dài, cứ lúc nào em thèm nghe tiếng Việt Nam sẽ gọi chị bắt chị ra gặp em.
- Sẵn sáng, khi nào rảnh cứ alo, chị em mình hẹn hò, ok.
- Ok chị, thôi lát nữa nói tiếp nhé, em đi đánh răng đã.
Hạnh liếc nhìn chồng chị vân rồi mới bước đi, nãy giờ anh ta cứ say mê ngồi ngắm con trai không chớp mắt. Có lẽ chị em Hạnh nói với nhau bằng tiếng Việt nên anh ấy không hiểu gì. Bởi vậy nến ngồi ngắm con cho đỡ buồn chăng.
6h30 sáng, có 2 cô điều dưỡng đẩy 1 chiếc xe lớn đi phát cháo cho các bé. Phát đến ai hai người cũng ân cần hỏi thăm:
- Phần cháo hôm qua bé có ăn hết không mẹ?
- Em cho cháu ăn trước đó nên cháu chỉ ăn được một nửa thôi ạ.
- Nếu gia đình có yêu cầu thay đổi theo khẩu vị của các bé thì cứ nói nhé, chúc bé con sớm khoẻ.
Mẹ chồng Hạnh hết lời khen 2 cô điều dưỡng có giọng nói ngọt tựa như đường. Hạnh cũng phải công nhận điều ấy, quả thật khám chữa bênh ở bên này không giống Việt Nam một chút nào cả.
Trẻ con bên này không những được khám bệnh miễn phí, mà mỗi ngày đều đặn sẽ được phát đồ ăn 3 lần phù hợp theo từng lứa tuổi. Không chỉ có thế, hàng ngày các vị bác sĩ đều đến phòng hỏi thăm bệnh nhân 2 đến 3 lần.
Ngay cả đến phần ăn các cô điều dưỡng cũng nấu rất ngon, còn luôn quan tâm hỏi xem có hợp khẩu vị với bé hay không, có cần đổi món hay không.
Món cháo hôm qua của Jule là cháo cá hồi, một ít rau củ luộc nhừ, sáng nay con bé được đổi sang cháo thịt gà, một lát nhỏ dưa hấu và một hộp sữa tươi.
Đang dở tay cho con ăn thì Andrew gọi điện, Hạnh nhờ mẹ chồng cho cháu ăn nốt sau đó nghe máy:
- Alo, em nghe.
- Con bé sao rồi.
Mặc dù cái giọng của anh ta vô cũng khó chịu, nhưng hạnh vẫn không bận tâm đáp:
- Con bé đỡ rồi, em và mẹ đang cho ăn cháo.
- Thế bác sĩ có nói bao giờ xuất viện không?
- Theo dõi thêm 2 ngày nữa, nếu con bé khoẻ thì được về nhà, à anh đi làm chưa.
- Đang chuẩn bị đây, sao?
Hạnh nhìn mẹ chồng sau đó ngập ngừng:
- Anh có thể đến đón mẹ được không, đêm qua mẹ ngủ được ít, em sợ mẹ mệt, anh đón về nhà cho mẹ nghỉ ngơi. Con bé cũng khoẻ hơn rồi, một mình em có thể lo được.
- Để xem đã, thôi nhé.
Thật tình không hiểu tại sao trên đời lại có thể tồn tại một người như anh ta được cơ chứ. Nói chuyện lần nào cũng thấy ghét.
Bà Funny thấy con dâu có vẻ không vui thì nhẹ nhàng hỏi:
- Sao thế, thằng Andrew lại nói gì con hả?
- Dạ không đâu mẹ, con định bảo anh ấy qua đón để mẹ về nghỉ ngơi, mà anh ấy nói là xem đã, chả biết có qua hay không để người ta còn biết đường sắp xếp.
- Thôi kệ nó con ạ, nãy bố mày có gọi bảo trưa sẽ qua rồi.
- Vâng con chỉ lo đêm qua mẹ thức thế sẽ mệt thôi.
Thấy con dâu lo lắng cho mình nhiều như vậy bà Funny hạnh phúc nói:
- Mẹ không sao đâu, còn con nữa, cũng phải chú ý mà giữ gìn sức khoẻ đấy, còn phải con bé còn cần chăm sóc đặc biệt một thời gian, nên con phải chú ý đên bản thân một chút.
- Dạ, vẫn là mẹ thương con nhất.
- Thôi chị không phải nịnh tôi, dẹp giúp tôi hộp cháo này đi để bà cháu tâm sự thêm chút nữa còn tiêm nào.
Đến giờ tiêm mẹ chồng Hạnh sẽ phải ra ngoài, 11h mới được trở lại, thương bà nên Hạnh bảo:
- Hay lát mẹ bắt xe về mà nghỉ ngơi, đằng nào lát nữa tiêm mẹ cũng đâu được ở lại, ngồi ngoài kia lại thêm mệt ra.
- Được rồi mẹ lo được.
Thấy bà nói thế Hạnh cũng thôi không nhắc đến nữa. Bà funny thì sợ một mình con dâu sẽ không thể lo chu toàn được cho cháu, hơn nữa cũng lo con bé sẽ mệt nên không yên tâm mà về. Còn Hạnh thì lại thương mẹ chồng tuổi cao mà phải thức đêm vất vả, nên mới đề nghị bà về nhà nghỉ ngơi.
Hai người cứ thế mà chân thành quan tâm đến nhau, vì thế đối phương cũng như được tiếp thêm sức mạnh để xua bớt cái mệt mỏi kia đi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook