Lật Mở Thiên Thư
-
Quyển 1 - Chương 7-20: Băng ghi âm của Thạch Bình Nhi
Lúc tỉnh lại, tôi chập chờn thấy bóng một người cầm thứ gì đó khua ngang trước mặt, rồi người ấy reo lên: “Tỉnh rồi!” Tôi chao đảo, chật vật nhổm dậy, có cảm giác nhức đầu kinh khủng vội đưa tay lên sờ, nghĩ bụng, đầu mình không trúng đạn, sao lại đau khiếp thế này? Tôi lắc đầu, rồi nhìn kỹ, thấy Mông Nhân, lão Phó, Mễ Đâu và Lưu Siêu đều đang vây quanh tôi. Tôi mỉm cười với họ, rồi ho lụ khụ: “Có nước không?”
Mễ Đâu vội đem nước đến, tôi ực một hơi hết sạch cốc nước, rồi hỏi: “Tại sao tôi lại ở đây? Đây là nơi nào?”
Mông Nhân chỉ vào Lưu Siêu, nói: “Cậu nên hỏi sếp này.”
Lưu Siêu ngồi ở bên giường, nhìn Mông Nhân, rồi nói: “Tôi đã nói với họ rồi, xem ra lại phải nói lại với anh, nhưng tôi không định tự mình nói ra. Anh cầm lấy cây bút ghi âm này mà tự nghe đi! Chúng tôi ra ngoài đã. Nghe xong thì anh gọi chúng tôi.”
Sau đó Lưu Siêu đưa tôi cây bút ghi âm, tôi cầm lấy và hỏi anh: “Trong này là những gì?”
“Cô tổ trưởng họ Thạch để lại cho anh.” Nói rồi anh dẫn Mông Nhân và mọi người ra ngoài căn phòng. Mông Nhân giơ ngón tay cái lên với tôi, rồi anh khép cửa, bước ra.
Tôi đeo tai nghe, rồi ấn nút play. Thoạt đầu im lặng không một âm thanh, sau đó, một giọng quen thuộc vang lên: “Thạch Bình Nhi. Khi anh nghe được đoạn ghi âm này tức là anh đã tỉnh lại, rất xin lỗi anh, lần này em không thể trực tiếp nói với anh một số việc vì em phải đi. Lần này sẽ đi rất xa. Đã có anh Lưu Siêu, thì anh và mọi người sẽ được an toàn. Chỉ cần có mặt anh ấy thì người của tập đoàn Mục Lâm sẽ không thể ra tay với mọi người. Tuy nhiên, em đề nghị mọi người đừng báo cảnh sát, anh Lưu Siêu cũng sẽ không bảo mọi người báo cảnh sát. Cũng giống như điều mà lần trước em nhắn lại, những sự việc này sẽ lật nhào quan điểm của mọi người; sẽ không có ai tin các anh đâu, họ sẽ nghĩ các anh đều điên cả rồi. Trước hết em phải nói với anh một việc, em đã biết anh từ rất lâu, hoặc có lẽ em có thể nói là như thế…”
Nghe đến đây, tôi ấn nút tạm dừng, rồi ra sức cấu hai cánh tay, tiếp đó là véo hai chân và các vùng khác trên người. Đều thấy rất đau. Chứng tỏ không phải tôi đang ngủ mê. Tôi tự nguyền rủa mình, rồi lại ấn nút nghe tiếp.
Giọng nói tiếp tục phát ra từ băng ghi âm: “Lúc ở trong sơn động em đã nói với anh rằng lần thứ nhất em vào động rồi chạy ra, nhìn thấy năm người ở cửa, tức là ông Chung Sênh, lão Phó, Mông Nhân, Mễ Đâu và Lưu Siêu… Thực ra em vẫn còn giấu anh một việc: sau khi em cõng vị giáo sư kia đến động trứng gà, rồi lại cõng ông ấy trở lại chỗ cũ, thì em nhìn thấy anh ở đó; nói chính xác hơn, là em nhìn thấy anh và em ở đó, chúng ta đứng ở cửa động nói chuyện với nhau. Em thấy anh nhìn em bằng ánh mắt đầy nghi ngờ, và đang nghĩ “người đàn ông kia là ai, sao lại đứng bên cạnh Thạch Bình Nhi”. Tại sao lại có chuyện như thế xảy ra, thì phía sau đây em sẽ giải thích với anh; tuy nhiên, sự giải thích ấy cũng chỉ là suy đoán của chúng ta mà thôi.
Vị giáo sư đã thử cố, nhưng ông không có cách nào để ra khỏi sơn động, và nếu thế thì cầm chắc cái chết, chết một cách khốn khổ. Giáo sư nói ông được chết ở cái nơi kỳ quái này cũng là thỏa nguyện của ông trong bao năm qua - chết ở một nơi mà không ai có thể tìm thấy. Đi ra rồi, em đã đưa cho tổng bộ Mục Lâm toàn bộ tư liệu. Tuy em đã quên mất phần lớn nhưng qua các mẩu video tư liệu được quay chắp vá, cũng đã ghi lại được hình ảnh và giọng nói của sáu người các anh, nhất là anh. Tổng bộ cho rằng đây là một cách để nghiệm chứng về truyền thuyết sơn động Tỵ Vân, cho nên họ đã bắt tay vào tìm hiểu các anh về danh phận, nghề nghiệp… Trong thời gian này, tổng bộ được biết một quyển sách Thiên thư đang nằm trong tay các anh, họ bèn quyết định đồng thời thực hiện cho được hai việc: một là, đưa các anh vào động, để nghiệm chứng cái truyền thuyết có từ lâu; hai là, nghiệm chứng xong, có được các tư liệu trong tay rồi thì sẽ giết các anh nhằm giữ kín được bí mật về Thiên thư và nhằm bảo vệ những bí mật về sơn động. Dù anh tin hay không thì tùy: ở trong động em đã giết người, là lần đầu tiên trong đời. Lúc ấy anh cũng đã nhìn thấy em toàn thân run rẩy khi ra tay làm chuyện đó…
Sự việc này nên nói từ các vị tiền bối của Thiên Nhai đã sáng tạo ra bộ Thiên thư. Những truyền thuyết về Bạch Liên giáo đều là có thật, chỉ hiềm, người cho họ biết rằng có một cái động như thế là người của Thiên Nhai, và chỉ họ tự đi tìm thì mới tìm ra. Về nguồn gốc ban đầu của cái động, em không thể nói với anh vì chính em cũng không biết, chuyện đó vẫn còn đang điều tra. Trong động Tỵ Vân tuy có châu báu thật nhưng nếu không biết chính xác cách tìm thì sẽ không thể tìm thấy. Thực ra, châu báo được cất giấu ở bên trong thạch môn nhưng chúng ta đều không nhìn thấy. Tất cả những chuyện này đều được ghi trong quyển hạ của bộ Thiên thư, chúng ta chỉ biết ở đó có kho báu, và lần lượt đó đây nghe các vị tiền bối nói sơn động này là động ký ức, vì truyền thuyết nói động này có tác dụng ký ức nhưng chúng ta lại không biết nó có tác dụng ký ức như thế nào, những nội dung dịch ra từ Thiên thư cho biết: thực ra nơi này là một kho tư liệu của Thiên Nhai, địa điểm chính xác của các ngôi mộ cổ và kho báu mà Thiên thư ghi chép đều nằm trong sơn động này.
Tập đoàn Mục Lâm sau khi chỉnh lý, tập hợp các tư liệu lại, đã suy ra sơn động này đúng là một kho rất lớn chứa báu vật của Thiên Nhai vào cuối đời nhà Thanh, và được coi là nơi an toàn nhất trên thế giới. Sau khi xác định được địa điểm chính xác của động, tập đoàn Mục Lâm đã áp dụng mọi cách nhưng không thể vào trong động; thực tế là bọn em vào được động không vì đã tìm ra cách mở cửa động, mà là phải chôn thuốc nổ để phá mà tạo ra lối vào. Nó cũng là một cái mẹo nhỏ để che mắt người ta, nhằm làm cho các anh tin vào truyền thuyết và những tư liệu giả mà trước đó bọn em đưa ra.
Nói theo cách nói của giáo sư, từ lúc bắt đầu vào động cho đến khi vào đến nơi sâu nhất có thể chia làm 5 đoạn. Đoạn một, là khu vực động sau khi chúng ta vào, cũng tức là nơi mà nhóm Mông Nhân chưa từng đi tiếp, thể hiện bằng hình tròn. Đoạn hai, là con đường hẹp mà chúng ta đã đi, được thể hiện bằng một dải hình chữ nhật. Đoạn ba, là địa điểm chưa xác định được cụ thể, tức động trứng gà. Đoạn bốn, cũng thể hiện bằng hình chữ nhật. Đoạn năm thể hiện bằng hình vuông, tức là nơi chúng ta nhìn thấy cây thạch trụ. Theo các tư liệu có được sau lần này chúng ta vào, em phác ra một sơ đồ thể hiện và đưa ra kết luận của cá nhân mình, kết luận này có thể hơi viển vông, nhưng ít ra cũng có thể giải thích phần lớn các sự việc đã xảy ra.
Thực ra mấy khu vực lần lượt của sơn động này luôn không ngừng di động, hoặc nói là chúng luôn bị thay thế. Theo tính toán lúc đó của giáo sư, cứ 12 phút chúng lại thay đổi một lần, sau 7 lần thay đổi thì lại bắt đầu từ đầu, cho nên chúng ta có thể coi như cả thảy có bảy cái động. Em nêu ví dụ, nếu anh đang đứng ở khu vực số 1 hình tròn, thì sau 12 phút, con đường chật hẹp hình chữ nhật dài kia có thể không phải là lối đi vào động nữa mà là một con đường khác; không gian hình tròn mà anh đã đứng lúc ban đầu cũng không phải là nó nữa. Nói thế anh hiểu rồi chứ? Tức là, cứ sau 12 phút thì mỗi khu vực đều thay đổi.”
Tôi ấn nút tạm dừng chạy băng, và giơ ngón tay vẽ vẽ trên giường, mắt nhắm nghiền, tưởng tượng và suy nghĩ. Hồi lâu sau, tôi cũng đã hiểu ra những điều mà Thạch Bình Nhi nói.
“Anh Đường Tiểu Bạch, những điều cần nói thì em đã nói xong. Còn các điểm nghi vấn, thì có lẽ anh Lưu Siêu sẽ giải đáp cho anh. Sau khi nghe xong băng ghi âm này, em muốn anh xóa bỏ nó và đập luôn cái bút ghi âm này đi. Em không để lại cho tập đoàn Mục Lâm bất cứ tư liệu gì, thời gian của em không còn nhiều nữa, tập đoàn Mục Lâm đang truy tìm em khắp nơi, em phải chạy trốn. Nhưng em cũng không hề buồn và đơn điệu, trước đây em đã lén chụp ảnh anh đang nằm ngủ say tít. Anh đừng thử đi tìm em làm gì, sẽ không thể tìm thấy. Khi nào nên xuất hiện thì em sẽ xuất hiện trước mặt anh. Có duyên, ta sẽ găp lại nhau.”
Băng ghi âm đến đây là hết. Tôi cầm cây bút ghi âm lên xem, thấy bên ngoài nó còn được đeo một con gấu bé xíu để trang trí, trên thân con gấu viết hai chữ “Bình Nhi”.
Các chú thích bên phải hình vẽ (chú thích của người dịch):
Chỗ đánh số 1 là nơi nhóm Lại Bảo đã đến nhưng không hành động gì.
Chỗ đánh số 2 là con đường chật hẹp mà tôi và Thạch Bình Nhi đã đi.
Chỗ đánh số 3 là động trứng gà, lần đầu bước vào thấy không gian này có hình trứng gà nhưng thực ra nó luôn không ngừng biến đổi.
Chỗ đánh số 4 là thông đạo gồm một nửa là đường đất và một nửa lát đá.
Chỗ đánh số 5 là vị trí của thạch trụ, nhưng phía trước còn có một hành lang; vì khổ giấy có hạn nên không vẽ được, đành lược bỏ.
Một chấm tròn ở trong ô chữ nhật này là thạch trụ (khi đó tôi và Thạch Bình Nhi nhìn thấy nó có màu trắng)
Mễ Đâu vội đem nước đến, tôi ực một hơi hết sạch cốc nước, rồi hỏi: “Tại sao tôi lại ở đây? Đây là nơi nào?”
Mông Nhân chỉ vào Lưu Siêu, nói: “Cậu nên hỏi sếp này.”
Lưu Siêu ngồi ở bên giường, nhìn Mông Nhân, rồi nói: “Tôi đã nói với họ rồi, xem ra lại phải nói lại với anh, nhưng tôi không định tự mình nói ra. Anh cầm lấy cây bút ghi âm này mà tự nghe đi! Chúng tôi ra ngoài đã. Nghe xong thì anh gọi chúng tôi.”
Sau đó Lưu Siêu đưa tôi cây bút ghi âm, tôi cầm lấy và hỏi anh: “Trong này là những gì?”
“Cô tổ trưởng họ Thạch để lại cho anh.” Nói rồi anh dẫn Mông Nhân và mọi người ra ngoài căn phòng. Mông Nhân giơ ngón tay cái lên với tôi, rồi anh khép cửa, bước ra.
Tôi đeo tai nghe, rồi ấn nút play. Thoạt đầu im lặng không một âm thanh, sau đó, một giọng quen thuộc vang lên: “Thạch Bình Nhi. Khi anh nghe được đoạn ghi âm này tức là anh đã tỉnh lại, rất xin lỗi anh, lần này em không thể trực tiếp nói với anh một số việc vì em phải đi. Lần này sẽ đi rất xa. Đã có anh Lưu Siêu, thì anh và mọi người sẽ được an toàn. Chỉ cần có mặt anh ấy thì người của tập đoàn Mục Lâm sẽ không thể ra tay với mọi người. Tuy nhiên, em đề nghị mọi người đừng báo cảnh sát, anh Lưu Siêu cũng sẽ không bảo mọi người báo cảnh sát. Cũng giống như điều mà lần trước em nhắn lại, những sự việc này sẽ lật nhào quan điểm của mọi người; sẽ không có ai tin các anh đâu, họ sẽ nghĩ các anh đều điên cả rồi. Trước hết em phải nói với anh một việc, em đã biết anh từ rất lâu, hoặc có lẽ em có thể nói là như thế…”
Nghe đến đây, tôi ấn nút tạm dừng, rồi ra sức cấu hai cánh tay, tiếp đó là véo hai chân và các vùng khác trên người. Đều thấy rất đau. Chứng tỏ không phải tôi đang ngủ mê. Tôi tự nguyền rủa mình, rồi lại ấn nút nghe tiếp.
Giọng nói tiếp tục phát ra từ băng ghi âm: “Lúc ở trong sơn động em đã nói với anh rằng lần thứ nhất em vào động rồi chạy ra, nhìn thấy năm người ở cửa, tức là ông Chung Sênh, lão Phó, Mông Nhân, Mễ Đâu và Lưu Siêu… Thực ra em vẫn còn giấu anh một việc: sau khi em cõng vị giáo sư kia đến động trứng gà, rồi lại cõng ông ấy trở lại chỗ cũ, thì em nhìn thấy anh ở đó; nói chính xác hơn, là em nhìn thấy anh và em ở đó, chúng ta đứng ở cửa động nói chuyện với nhau. Em thấy anh nhìn em bằng ánh mắt đầy nghi ngờ, và đang nghĩ “người đàn ông kia là ai, sao lại đứng bên cạnh Thạch Bình Nhi”. Tại sao lại có chuyện như thế xảy ra, thì phía sau đây em sẽ giải thích với anh; tuy nhiên, sự giải thích ấy cũng chỉ là suy đoán của chúng ta mà thôi.
Vị giáo sư đã thử cố, nhưng ông không có cách nào để ra khỏi sơn động, và nếu thế thì cầm chắc cái chết, chết một cách khốn khổ. Giáo sư nói ông được chết ở cái nơi kỳ quái này cũng là thỏa nguyện của ông trong bao năm qua - chết ở một nơi mà không ai có thể tìm thấy. Đi ra rồi, em đã đưa cho tổng bộ Mục Lâm toàn bộ tư liệu. Tuy em đã quên mất phần lớn nhưng qua các mẩu video tư liệu được quay chắp vá, cũng đã ghi lại được hình ảnh và giọng nói của sáu người các anh, nhất là anh. Tổng bộ cho rằng đây là một cách để nghiệm chứng về truyền thuyết sơn động Tỵ Vân, cho nên họ đã bắt tay vào tìm hiểu các anh về danh phận, nghề nghiệp… Trong thời gian này, tổng bộ được biết một quyển sách Thiên thư đang nằm trong tay các anh, họ bèn quyết định đồng thời thực hiện cho được hai việc: một là, đưa các anh vào động, để nghiệm chứng cái truyền thuyết có từ lâu; hai là, nghiệm chứng xong, có được các tư liệu trong tay rồi thì sẽ giết các anh nhằm giữ kín được bí mật về Thiên thư và nhằm bảo vệ những bí mật về sơn động. Dù anh tin hay không thì tùy: ở trong động em đã giết người, là lần đầu tiên trong đời. Lúc ấy anh cũng đã nhìn thấy em toàn thân run rẩy khi ra tay làm chuyện đó…
Sự việc này nên nói từ các vị tiền bối của Thiên Nhai đã sáng tạo ra bộ Thiên thư. Những truyền thuyết về Bạch Liên giáo đều là có thật, chỉ hiềm, người cho họ biết rằng có một cái động như thế là người của Thiên Nhai, và chỉ họ tự đi tìm thì mới tìm ra. Về nguồn gốc ban đầu của cái động, em không thể nói với anh vì chính em cũng không biết, chuyện đó vẫn còn đang điều tra. Trong động Tỵ Vân tuy có châu báu thật nhưng nếu không biết chính xác cách tìm thì sẽ không thể tìm thấy. Thực ra, châu báo được cất giấu ở bên trong thạch môn nhưng chúng ta đều không nhìn thấy. Tất cả những chuyện này đều được ghi trong quyển hạ của bộ Thiên thư, chúng ta chỉ biết ở đó có kho báu, và lần lượt đó đây nghe các vị tiền bối nói sơn động này là động ký ức, vì truyền thuyết nói động này có tác dụng ký ức nhưng chúng ta lại không biết nó có tác dụng ký ức như thế nào, những nội dung dịch ra từ Thiên thư cho biết: thực ra nơi này là một kho tư liệu của Thiên Nhai, địa điểm chính xác của các ngôi mộ cổ và kho báu mà Thiên thư ghi chép đều nằm trong sơn động này.
Tập đoàn Mục Lâm sau khi chỉnh lý, tập hợp các tư liệu lại, đã suy ra sơn động này đúng là một kho rất lớn chứa báu vật của Thiên Nhai vào cuối đời nhà Thanh, và được coi là nơi an toàn nhất trên thế giới. Sau khi xác định được địa điểm chính xác của động, tập đoàn Mục Lâm đã áp dụng mọi cách nhưng không thể vào trong động; thực tế là bọn em vào được động không vì đã tìm ra cách mở cửa động, mà là phải chôn thuốc nổ để phá mà tạo ra lối vào. Nó cũng là một cái mẹo nhỏ để che mắt người ta, nhằm làm cho các anh tin vào truyền thuyết và những tư liệu giả mà trước đó bọn em đưa ra.
Nói theo cách nói của giáo sư, từ lúc bắt đầu vào động cho đến khi vào đến nơi sâu nhất có thể chia làm 5 đoạn. Đoạn một, là khu vực động sau khi chúng ta vào, cũng tức là nơi mà nhóm Mông Nhân chưa từng đi tiếp, thể hiện bằng hình tròn. Đoạn hai, là con đường hẹp mà chúng ta đã đi, được thể hiện bằng một dải hình chữ nhật. Đoạn ba, là địa điểm chưa xác định được cụ thể, tức động trứng gà. Đoạn bốn, cũng thể hiện bằng hình chữ nhật. Đoạn năm thể hiện bằng hình vuông, tức là nơi chúng ta nhìn thấy cây thạch trụ. Theo các tư liệu có được sau lần này chúng ta vào, em phác ra một sơ đồ thể hiện và đưa ra kết luận của cá nhân mình, kết luận này có thể hơi viển vông, nhưng ít ra cũng có thể giải thích phần lớn các sự việc đã xảy ra.
Thực ra mấy khu vực lần lượt của sơn động này luôn không ngừng di động, hoặc nói là chúng luôn bị thay thế. Theo tính toán lúc đó của giáo sư, cứ 12 phút chúng lại thay đổi một lần, sau 7 lần thay đổi thì lại bắt đầu từ đầu, cho nên chúng ta có thể coi như cả thảy có bảy cái động. Em nêu ví dụ, nếu anh đang đứng ở khu vực số 1 hình tròn, thì sau 12 phút, con đường chật hẹp hình chữ nhật dài kia có thể không phải là lối đi vào động nữa mà là một con đường khác; không gian hình tròn mà anh đã đứng lúc ban đầu cũng không phải là nó nữa. Nói thế anh hiểu rồi chứ? Tức là, cứ sau 12 phút thì mỗi khu vực đều thay đổi.”
Tôi ấn nút tạm dừng chạy băng, và giơ ngón tay vẽ vẽ trên giường, mắt nhắm nghiền, tưởng tượng và suy nghĩ. Hồi lâu sau, tôi cũng đã hiểu ra những điều mà Thạch Bình Nhi nói.
“Anh Đường Tiểu Bạch, những điều cần nói thì em đã nói xong. Còn các điểm nghi vấn, thì có lẽ anh Lưu Siêu sẽ giải đáp cho anh. Sau khi nghe xong băng ghi âm này, em muốn anh xóa bỏ nó và đập luôn cái bút ghi âm này đi. Em không để lại cho tập đoàn Mục Lâm bất cứ tư liệu gì, thời gian của em không còn nhiều nữa, tập đoàn Mục Lâm đang truy tìm em khắp nơi, em phải chạy trốn. Nhưng em cũng không hề buồn và đơn điệu, trước đây em đã lén chụp ảnh anh đang nằm ngủ say tít. Anh đừng thử đi tìm em làm gì, sẽ không thể tìm thấy. Khi nào nên xuất hiện thì em sẽ xuất hiện trước mặt anh. Có duyên, ta sẽ găp lại nhau.”
Băng ghi âm đến đây là hết. Tôi cầm cây bút ghi âm lên xem, thấy bên ngoài nó còn được đeo một con gấu bé xíu để trang trí, trên thân con gấu viết hai chữ “Bình Nhi”.
Các chú thích bên phải hình vẽ (chú thích của người dịch):
Chỗ đánh số 1 là nơi nhóm Lại Bảo đã đến nhưng không hành động gì.
Chỗ đánh số 2 là con đường chật hẹp mà tôi và Thạch Bình Nhi đã đi.
Chỗ đánh số 3 là động trứng gà, lần đầu bước vào thấy không gian này có hình trứng gà nhưng thực ra nó luôn không ngừng biến đổi.
Chỗ đánh số 4 là thông đạo gồm một nửa là đường đất và một nửa lát đá.
Chỗ đánh số 5 là vị trí của thạch trụ, nhưng phía trước còn có một hành lang; vì khổ giấy có hạn nên không vẽ được, đành lược bỏ.
Một chấm tròn ở trong ô chữ nhật này là thạch trụ (khi đó tôi và Thạch Bình Nhi nhìn thấy nó có màu trắng)
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook