Lắng Nghe Trong Gió
-
Quyển 2 - Chương 8
Tên cô ta là Hoàng Y Y, như cô ta nói, là một trí thức yêu nước, trước ngày về nước đã từng làm việc với Giáo sư toán học nổi tiếng J. Neumann[4], ông coi cô là một nhà toán học giỏi. Tôi đã từng được nghe ông Androv nói, hiện tại, ông J. Neumann là người phá khóa mật mã vĩ đại nhất, ông ấy có hai bộ não, một của phương Đông, một của phương Tây, trên thế giới chỉ có ông vừa có thể phá khóa mật mã của phương Đông, vừa có thể phá khóa mật mã phương Tây, ông thu nhận hàng loạt học giả phương Đông là để tiếp nhận cái huyền diệu của trí tuệ phương Đông... Cho nên có người bảo bộ não của ông còn phức tạp hơn, sâu sắc khó lường hơn não Einstein.
Rất nhiều người biết cơ duyên giữa Hoàng Y Y và Tiến sĩ J. Neumann, quan hệ này rất có lợi cho cô tạo nên những tính toán vô song. Khả năng tính toán của cô là nghiệp tổ truyền, ngôi từ đường họ Hoàng ở trấn Đại Nguyên, huyện Anh Đức, tỉnh Quảng Đông, cho đến nay vẫn treo bức Ngự thư của Từ Hi Thái hậu: “Lưỡng Quảng đệ nhất toán bàn”[5], từ đời ông cô. Vào những năm cuối đời, ông già theo Tôn Trung Sơn, đã từng làm Tổng quản thu chi cho chính phủ Quốc Dân, những người đời sau bảo ông là thủ quỹ của Tôn Trung Sơn. Từ năm lên 3, Hoàng Y Y bắt đầu học toán với ông nội, năm 13 tuổi lên Quảng Châu học trung học, biết gẩy bàn tính nhanh không kém ông nội hồi nào. Trước khi lâm chung, ông nội trao cho Hoàng Y Y cái bàn tính bằng ngà voi có những con tính bằng vàng, khiến cho mấy chục con người nối dõi họ Hoàng phải đỏ mắt ghen tỵ.
Cái bàn tính ông nội truyền lại đúng là báu vật hiếm thấy ở đời, nó chỉ lớn bằng nửa bao thuốc lá, giống như một miếng ngọc bội, có thể úp gọn trong bàn tay, nhưng vật liệu và kĩ thuật làm ra nó thật sự khiến mọi người phải trầm trồ kinh ngạc. Cái khung bàn tính làm bằng thứ ngà voi rừng, được chạm trổ tinh tế, kĩ thuật và tài khéo léo của người thợ quả là cao siêu, một trăm lẻ một con tính trên bàn tính làm bằng vàng ròng, sáng loáng, cầm lên tay mát tận ruột gan, có thể nói đẹp vô cùng, không gì sánh nổi.
Cái bàn tính nhỏ xinh và quý báu, thật ra nói nó là báu vật thì đúng hơn là cái bàn tính, chỉ để ngắm nhìn chứ không có tính thực dụng, là bởi con tính quá nhỏ, nhỏ như hạt đỗ, người bình thường không sao sử dụng nổi, muốn sử dụng chỉ có thể dùng móng tay để gẩy. Nhưng Y Y có thể cầm cái bàn tính ấy trên tay để thi tính với những cao thủ khác, lúc đầu cô dùng móng tay để gẩy, mười đầu móng tay để nhọn, về sau Y Y chuyển sang dùng móng tay giả, giống như chơi đàn tì bà, đầu nghĩ thế nào thì tay gẩy như thế, trông thật tự nhiên, gẩy con tính rào rào như trời đổ mưa, cảm giác như thấy nghệ sĩ đi cà kheo vẫn bước như bay. Đó là tài nghệ của Y Y, cũng là điều tự hào, lúc nào cô cũng đem theo bên người như một bảo vật, lúc vui hay buồn, lúc cần hay không cần cô cũng lấy ra để sưởi ấm tay, có lúc bỏ ra ngắm nhìn như một thói quen, nhưng dù là vô tình hay hữu ý thì dựa vào tuyệt chiêu này, cô đi đến đâu cũng được mọi người chú ý, được mọi người khắc ghi trong lòng.
Năm 1942, do thành tích nổi trội, Hoàng Y Y được Bộ Giáo dục chính phủ Quốc Dân cử sang Học viện Công nghệ Massachusetts học chương trình Tiến sĩ toán lí. Có lần, nhà toán học nổi tiếng J. Neumann giảng bài, có thể vì muốn được nhà toán học này chú ý trong giờ nghỉ giữa buổi học, Hoàng Y Y lấy bàn tính ra, đeo móng tay giả đỏ chót, lạch cạch gẩy các con tính, ngay lập tức thu hút sự chú ý của vị giáo sư này, ông nhìn cô say mê. Một năm sau, trong buổi bảo vệ luận án, một lần nữa Hoàng Y Y gặp nhà toán học kia, ông nói với cô: “Tôi có một trợ lí vừa thôi việc, buổi bảo vệ luận án hôm nay và cái bàn tính của cô đã hoàn toàn thuyết phúc tôi, tôi rất hoan nghênh cô làm trợ lí cho tôi”. Về sau, Hoàng Y Y nhận làm trợ lí cho J. Neumann, nhanh chóng trở thành nhân vật được giới toán học biết. Sau ngày nước Trung Hoa mới ra đời, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Viện Khoa học Trung Quốc cùng gửi thư ngỏ, hoan nghênh các chí sĩ hải ngoại yêu nước trở về xây dưng đất nước. Thư ngỏ này do Thủ tướng Chu Ân Lai kí, trong số mười hai người được Thủ tướng điểm tên có Hoàng Y Y. Vậy là cô về nước, trở thành nữ giáo sư trẻ nhất lúc bấy giờ, chỉ mới 26 tuổi. Về sau, Hoàng Y Y sang Liên Xô viếng thăm tám tháng, đem về một biệt danh Liên Xô: “Cá sông Volga”, biệt danh này có ngụ ý gì cũng ít người biết.
Tất cả những chuyện ấy về sau tôi mới dần dần được biết. Buổi tối hôm ấy, chúng tôi vào quán cà phê, nhưng không nói chuyện gì nhiều rồi chia tay nhau ngay. Là tôi bỏ đi. Quán cà phê không lớn, đấy là một lớp học cũ được cải tạo lại, chủ quán là một phụ nữ đứng tuổi, trông giống như người Tân Cương, nhưng hóa ra là người Ca-dắc Liên Xô. Nghe nói, chồng của chị ta đã sang làm chuyên gia ở đây từ rất sớm, chị ta mở quán cà phê này là để phục vụ họ Liên Xô, nay thì chuyên gia đã về nước quá nửa, kể cả chồng chị ta, nhưng chị thì ở lại. Nghe Y Y nói hiện tại chị ta yêu một người ở đây, ở lại cũng vì không nỡ bỏ anh này chứ không phải vì không nỡ bỏ quán cà phê. Sau khi các chuyên gia về nước hàng loạt, công việc làm ăn của quán cà phê cũng ế ẩm, khi chúng tôi vào chỉ thấy có một vị khách không rõ quốc tịch, nhưng chắc chắn là người nước ngoài, mặt đầy râu ria, giống như Mark, chừng như đang say sưa nghe khúc nhạc “Tình hữu nghị bền lâu” phát ra từ một cái máy hát. Bản nhạc phát xong, ông dùng tiếng Trung Quốc lơ lớ yêu cầu chủ quán phát lại. Vì không có khách, trong quán trống trải, có thể vì trống trải, nên trong lúc chờ nhạc nổi lên, Y Y nhiệt tình mời tôi khiêu vũ. Tất nhiên tôi không hưởng ứng. Tôi nói: “Tôi không biết khiêu vũ”.
Y Y nói: “Anh không biết thì tôi dạy anh”. Y Y nhất định mời tôi bằng được. Tôi kiên quyết từ chối vì thấy rất vớ vẩn, khiêu vũ trong quán cà phê, lại khiêu vũ với một người lạ. Tôi không dám nghĩ đến chuyện ấy chứ đừng nói gì đến làm thật. Nhưng Y Y như người bị ma ám, thấy tôi từ chối, không biết có phải để trả thù hay có chuyện gì, cô ta quay lại, mời người có bộ râu kia cùng khiêu vũ. Tất nhiên người kia đứng dậy, ông ta còn cảm ơn tôi, cứ như tôi nhường cho ông ta cơ hội này. Y Y nói với chủ quán một câu tiếng Nga, chủ quán nghe rồi cười, chị từ trong quầy đi ra, ngồi với tôi. Chủ quán nói tiếng Trung Quốc rất khá, chỉ trừ giọng điệu khó nghe, còn ý nghĩa cơ bản đều diễn tả chính xác. Chủ quán hỏi tôi có phải là bạn trai của Carmen không. Tôi hỏi Carmen là ai, chị chỉ vào Y Y, nói, cô kia. Tôi bảo, cô ấy tên là Hoàng Y Y cơ mà? Chủ quán cười, nói: “Xem ra anh không phải là bạn trai của Carmen ấy”. Rồi chị giải thích, Hoàng Y Y là tên cô ta, còn Carmen là tên thân mật, ở đây ai cũng gọi Y Y là Carmen. Tôi hỏi, tại sao lại gọi là Carmen, chị chủ quán hỏi tôi:
“Anh không thấy cô ấy đáng yêu à? Đáng yêu như Carmen”.
Thật ra, cho đến lúc đó tôi mới biết Carmen là một hình tượng văn học, nhưng có đáng yêu hay không thì tôi không biết. Không biết chút gì. Tôi nghĩ, như thế mà cũng đáng yêu cơ à? Thế này gọi là thần kinh, điên khùng mới đúng!
Trông thấy hai người khiêu vũ, tôi có cảm giác buồn nôn, thấy khó chịu, cho nên tôi rút lui không một lời chào.
Sáng hôm sau, tôi đi tìm ông để lấy hồ sơ của ba người định tuyển chọn, tiện thể hỏi ông về Hoàng Y Y. Ông Bí thư giới thiệu sơ qua tình hình Y Y với tôi. Tôi cảm thấy ông Bí thư có vẻ ca ngợi tài năng và tinh thần nghiên cứu khoa học của Y Y, hiện tại trong Viện đang tiến hành nghiên cứu hai đề tài được quốc tế quan tâm, trong đó có đề tài “Vi phân và chất lượng chia cắt của cô”, có điều ông hơi phàn nàn về tính tự do tùy tiện của Y Y. “Tôi cho rằng, cô ấy thuộc loại người có đại não phát triển, tiểu não không phát triển, trí tuệ rất cao, nhưng kém về năng lực kiềm chế, không kiểm soát nổi tư tưởng và hành vi của bản thân, bình thường nói và làm việc rất tùy tiện, tự do phóng túng, rất dễ bị dao động, có người phê bình cô ấy đậm chất tư sản”. Ông Bí thư nhìn tôi, lại nói: “Nhưng mà ở đời làm gì có người thập toàn thập mĩ. Người nào cũng có khuyết điểm, bản thân cô ấy sống ở Mĩ nhiều năm, tư tưởng khó tránh khỏi bị ảnh hưởng, chúng ta vừa phải cải tạo cô ấy, mặt khác cũng phải thông cảm với cô ấy, tôi hiểu cô ấy, cho nên thường xuyên khuyên cô nhập gia phải tùy tục. Vấn đề của cô ấy chỉ là nhập gia không tùy tục, hoặc có thể nói vẫn chưa nhập gia một cách tốt nhất. Nhưng tôi tin dần dần cô ấy sẽ tốt hơn”.
Tôi nghĩ, cô ta có nghiệp vụ rất giỏi, tại sao không giới thiệu cho tôi? Tôi hỏi ông Bí thư điều đó, ông cười khà khà: “Vừa rồi anh đã gặp mặt cô ấy, anh cảm thấy thích hợp không? Cô ấy như vậy, theo cách nói của anh sẽ là điên khùng!”.
Tôi nghĩ cũng phải, chúng tôi có thể chọn một người như thế được không? Nhiều nhất thì cô ta cũng chỉ là người “có ruồi muỗi trong tư tưởng” mà thôi.
Ra khỏi văn phòng ông Bí thư, tôi muốn gạt Hoàng Y Y ra khỏi đầu óc, nhưng không dễ, hình ảnh, giọng nói, lời lẽ, điệu nhảy của cô cứ như đàn ruồi bay trước mặt tôi. Nói thật, những lời ông Bí thư nói về cô khiến tôi hiếu kì, tôi nghĩ, loại người này chỉ tổ làm lãnh đạo đơn vị đau đầu, không ngờ lại giỏi giang, điều này chứng tỏ về mặt nghiệp vụ cô ta hơn hẳn mọi người. Nhìn bề ngoài điên điên khùng khùng, thực tế lại là người tài giỏi, tôi cảm thấy đáng ghét nhưng người khác lại thấy đáng yêu, ví dụ chị chủ quán cà phê... Xem ra, Y Y không phải là người phụ nữ điên khùng, không thể coi thường. Tôi muốn gặp lại, nhưng nghĩ đến tối hôm qua tôi đã làm cô ta khó xử (ra về không chào), muốn chủ động gặp, biết đâu lại bị cô ta chế giễu. Nghĩ lại, một con người như vậy đến chỗ chúng tôi cũng không hợp, chúng tôi là một đơn vị đặc biệt, tính kỉ luật cao, tác phong tư tưởng khô cứng. Nghĩ như vậy, tôi lại thôi.
Tôi cầm hồ sơ của những người dự tuyển về nhà khách, lúc mở cửa bước vào phòng, trông thấy trên sàn có hai bì thư, tôi biết đây là đáp án của họ. Hôm qua tôi ra cho ba người một đề mê cung toán học, sẽ căn cứ vào đáp án của ba người này, không sai, nhanh chậm, đơn giản hay phức tạp để quyết định chọn ai. Lúc này đã có hai người nộp bài, tôi xem, đáp án của cả hai đều đúng, trong bụng cảm thấy vui vui. Vừa rồi tôi còn nghĩ, nếu cả ba người không nộp bài kịp thời hoặc đáp án đều sai, tôi sẽ không biết phải thế nào. Xem ra, lúc này ít nhất có hai người cho tôi chọn một. Cứ theo tư duy trong đáp án, tuy mỗi người một cách, nhưng về cảm giác và mức độ phức tạp hay đơn giản, cả hai không chênh lệch bao nhiêu, cũng khó phân biệt cao thấp. Như vậy tức là, trong hai người tôi chọn ai cũng được, cuối cùng chọn ai sẽ quyết định bởi hồ sơ lí lịch. Tôi chuẩn bị nghiên cứu kĩ hồ sơ của hai người để từ đó đưa ra sự lựa chọn rõ ràng. Đúng lúc ấy có người gõ cửa, mở cửa, thì ra là Hoàng Y Y. Cô ta đứng ở cửa, trông thấy tôi, vẫn là nụ cười mơ màng như hôm qua.
“Có việc gì không?”. Tôi hỏi.
“Tất nhiên”. Cô ta trả lời. “Nhưng không phải mời anh khiêu vũ, yên tâm đi”.
“Chuyện gì?”.
“Có thể để em vào phòng được chứ?”. Không chờ tôi trả lời cô ta đã bước vào, nói ngay: “Em đến dự thi, anh không cho vào à?”.
“Dự thi gì?”. Tôi giả vờ hồ đồ.
“Chẳng phải anh đến chiêu mộ nhân tài là gì?”. Cô ta mở to cặp mắt.
“Đúng vậy”. Tôi không muốn lôi thôi mà muốn nhanh chóng mời cô ta đi khỏi đây. “Nhưng chúng tôi đã chọn đủ người, công việc đã kết thúc”.
“Vậy là em đến muộn rồi”.
Tôi nói: “Đúng vậy”.
Cô ta nói: “Anh chưa cho em biết tên, cho em làm quen được không?”.
Tôi nói: “Tôi tên là An Tại Thiên”.
Cô hỏi: “Đồng chí Thiên làm việc ở đâu?”.
Tôi nói: “Giống như cô, một viện nghiên cứu”.
Cô ta lại hỏi: “Anh cần người để làm việc gì?”.
Tôi trả lời mập mờ: “Làm một việc mà nhà toán học có thể làm và việc mà một công dân phải làm”.
Cô ta nói: “Xin ông anh đừng nói cái kiểu mập mờ ấy được không?”.
Tôi nói: “Ở đây không có ông anh nào hết, chỉ có đồng chí”.
Cô ta nói: “Nói để anh biết, đấy lại là một câu khó nghe”. Nói xong, cô ta phá lên cười, đúng lúc một cơn gió từ ngoài cửa sổ lùa vào, thổi tung những bài thi đang để trên mặt bàn. Y Y tỏ ra nhạy cảm với những kí hiệu trên bài thi, cô nhìn tôi, hỏi: “Đây là bài anh làm à?”.
Tôi nói: “Không phải tôi làm, mà là của những người tôi cần tuyển chọn làm”.
Cô ta nói: “Đây là đề thi để tuyển chọn à?”.
Tôi nói: “Đúng vậy”.
Cô ta nói: “Em xem có được không?”.
Tôi chưa đồng ý thì cô đã cầm lên xem.
Tôi lạnh lùng nói: “Đề bài không thể chỉ dựa vào tiếng cười để giải đáp”.
Cô không trả lời, mà như người vào nơi hoang vắng, lẩm bẩm một mình: “Cái đề trò chơi toán học... cố ý phức tạp hóa... người ra đề chắc chắn có tâm lí biến thái...”. Cô ta như người mộng du, ngồi thẳng lên, khoé miệng khẽ rung, cái vẻ như nửa tỉnh nửa mê. Tôi ngạc nhiên vì sự thay đổi đột ngột của cô, vừa rồi đang cười vui, lúc này như một người khác hẳn. thay đổi như chong chóng, không bắt đầu, không tiếp nối, giống như trong người cô có một cái nút bấm có thể tự động thay đổi trạng thái.
Sau một hồi mơ mơ hồ hồ, như tỉnh như say, cô ngước lên nói với tôi: “Em có thể giải được đề này, nhưng cần có một tiếng đồng hồ. Em mang về được không? Hay là làm tại đây?”. Tôi đồng ý để cô mang đi, đồng thời tìm một đề khác đưa cho cô. Cô cầm đề toán trên tay, nửa mơ nửa tỉnh, cảm giác như một con người khác hẳn lúc cô bước vào.
Tôi tiễn cô ra cửa, trông cái vẻ mộng du của cô, tôi cũng như mộng du.
Rất nhiều người biết cơ duyên giữa Hoàng Y Y và Tiến sĩ J. Neumann, quan hệ này rất có lợi cho cô tạo nên những tính toán vô song. Khả năng tính toán của cô là nghiệp tổ truyền, ngôi từ đường họ Hoàng ở trấn Đại Nguyên, huyện Anh Đức, tỉnh Quảng Đông, cho đến nay vẫn treo bức Ngự thư của Từ Hi Thái hậu: “Lưỡng Quảng đệ nhất toán bàn”[5], từ đời ông cô. Vào những năm cuối đời, ông già theo Tôn Trung Sơn, đã từng làm Tổng quản thu chi cho chính phủ Quốc Dân, những người đời sau bảo ông là thủ quỹ của Tôn Trung Sơn. Từ năm lên 3, Hoàng Y Y bắt đầu học toán với ông nội, năm 13 tuổi lên Quảng Châu học trung học, biết gẩy bàn tính nhanh không kém ông nội hồi nào. Trước khi lâm chung, ông nội trao cho Hoàng Y Y cái bàn tính bằng ngà voi có những con tính bằng vàng, khiến cho mấy chục con người nối dõi họ Hoàng phải đỏ mắt ghen tỵ.
Cái bàn tính ông nội truyền lại đúng là báu vật hiếm thấy ở đời, nó chỉ lớn bằng nửa bao thuốc lá, giống như một miếng ngọc bội, có thể úp gọn trong bàn tay, nhưng vật liệu và kĩ thuật làm ra nó thật sự khiến mọi người phải trầm trồ kinh ngạc. Cái khung bàn tính làm bằng thứ ngà voi rừng, được chạm trổ tinh tế, kĩ thuật và tài khéo léo của người thợ quả là cao siêu, một trăm lẻ một con tính trên bàn tính làm bằng vàng ròng, sáng loáng, cầm lên tay mát tận ruột gan, có thể nói đẹp vô cùng, không gì sánh nổi.
Cái bàn tính nhỏ xinh và quý báu, thật ra nói nó là báu vật thì đúng hơn là cái bàn tính, chỉ để ngắm nhìn chứ không có tính thực dụng, là bởi con tính quá nhỏ, nhỏ như hạt đỗ, người bình thường không sao sử dụng nổi, muốn sử dụng chỉ có thể dùng móng tay để gẩy. Nhưng Y Y có thể cầm cái bàn tính ấy trên tay để thi tính với những cao thủ khác, lúc đầu cô dùng móng tay để gẩy, mười đầu móng tay để nhọn, về sau Y Y chuyển sang dùng móng tay giả, giống như chơi đàn tì bà, đầu nghĩ thế nào thì tay gẩy như thế, trông thật tự nhiên, gẩy con tính rào rào như trời đổ mưa, cảm giác như thấy nghệ sĩ đi cà kheo vẫn bước như bay. Đó là tài nghệ của Y Y, cũng là điều tự hào, lúc nào cô cũng đem theo bên người như một bảo vật, lúc vui hay buồn, lúc cần hay không cần cô cũng lấy ra để sưởi ấm tay, có lúc bỏ ra ngắm nhìn như một thói quen, nhưng dù là vô tình hay hữu ý thì dựa vào tuyệt chiêu này, cô đi đến đâu cũng được mọi người chú ý, được mọi người khắc ghi trong lòng.
Năm 1942, do thành tích nổi trội, Hoàng Y Y được Bộ Giáo dục chính phủ Quốc Dân cử sang Học viện Công nghệ Massachusetts học chương trình Tiến sĩ toán lí. Có lần, nhà toán học nổi tiếng J. Neumann giảng bài, có thể vì muốn được nhà toán học này chú ý trong giờ nghỉ giữa buổi học, Hoàng Y Y lấy bàn tính ra, đeo móng tay giả đỏ chót, lạch cạch gẩy các con tính, ngay lập tức thu hút sự chú ý của vị giáo sư này, ông nhìn cô say mê. Một năm sau, trong buổi bảo vệ luận án, một lần nữa Hoàng Y Y gặp nhà toán học kia, ông nói với cô: “Tôi có một trợ lí vừa thôi việc, buổi bảo vệ luận án hôm nay và cái bàn tính của cô đã hoàn toàn thuyết phúc tôi, tôi rất hoan nghênh cô làm trợ lí cho tôi”. Về sau, Hoàng Y Y nhận làm trợ lí cho J. Neumann, nhanh chóng trở thành nhân vật được giới toán học biết. Sau ngày nước Trung Hoa mới ra đời, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Viện Khoa học Trung Quốc cùng gửi thư ngỏ, hoan nghênh các chí sĩ hải ngoại yêu nước trở về xây dưng đất nước. Thư ngỏ này do Thủ tướng Chu Ân Lai kí, trong số mười hai người được Thủ tướng điểm tên có Hoàng Y Y. Vậy là cô về nước, trở thành nữ giáo sư trẻ nhất lúc bấy giờ, chỉ mới 26 tuổi. Về sau, Hoàng Y Y sang Liên Xô viếng thăm tám tháng, đem về một biệt danh Liên Xô: “Cá sông Volga”, biệt danh này có ngụ ý gì cũng ít người biết.
Tất cả những chuyện ấy về sau tôi mới dần dần được biết. Buổi tối hôm ấy, chúng tôi vào quán cà phê, nhưng không nói chuyện gì nhiều rồi chia tay nhau ngay. Là tôi bỏ đi. Quán cà phê không lớn, đấy là một lớp học cũ được cải tạo lại, chủ quán là một phụ nữ đứng tuổi, trông giống như người Tân Cương, nhưng hóa ra là người Ca-dắc Liên Xô. Nghe nói, chồng của chị ta đã sang làm chuyên gia ở đây từ rất sớm, chị ta mở quán cà phê này là để phục vụ họ Liên Xô, nay thì chuyên gia đã về nước quá nửa, kể cả chồng chị ta, nhưng chị thì ở lại. Nghe Y Y nói hiện tại chị ta yêu một người ở đây, ở lại cũng vì không nỡ bỏ anh này chứ không phải vì không nỡ bỏ quán cà phê. Sau khi các chuyên gia về nước hàng loạt, công việc làm ăn của quán cà phê cũng ế ẩm, khi chúng tôi vào chỉ thấy có một vị khách không rõ quốc tịch, nhưng chắc chắn là người nước ngoài, mặt đầy râu ria, giống như Mark, chừng như đang say sưa nghe khúc nhạc “Tình hữu nghị bền lâu” phát ra từ một cái máy hát. Bản nhạc phát xong, ông dùng tiếng Trung Quốc lơ lớ yêu cầu chủ quán phát lại. Vì không có khách, trong quán trống trải, có thể vì trống trải, nên trong lúc chờ nhạc nổi lên, Y Y nhiệt tình mời tôi khiêu vũ. Tất nhiên tôi không hưởng ứng. Tôi nói: “Tôi không biết khiêu vũ”.
Y Y nói: “Anh không biết thì tôi dạy anh”. Y Y nhất định mời tôi bằng được. Tôi kiên quyết từ chối vì thấy rất vớ vẩn, khiêu vũ trong quán cà phê, lại khiêu vũ với một người lạ. Tôi không dám nghĩ đến chuyện ấy chứ đừng nói gì đến làm thật. Nhưng Y Y như người bị ma ám, thấy tôi từ chối, không biết có phải để trả thù hay có chuyện gì, cô ta quay lại, mời người có bộ râu kia cùng khiêu vũ. Tất nhiên người kia đứng dậy, ông ta còn cảm ơn tôi, cứ như tôi nhường cho ông ta cơ hội này. Y Y nói với chủ quán một câu tiếng Nga, chủ quán nghe rồi cười, chị từ trong quầy đi ra, ngồi với tôi. Chủ quán nói tiếng Trung Quốc rất khá, chỉ trừ giọng điệu khó nghe, còn ý nghĩa cơ bản đều diễn tả chính xác. Chủ quán hỏi tôi có phải là bạn trai của Carmen không. Tôi hỏi Carmen là ai, chị chỉ vào Y Y, nói, cô kia. Tôi bảo, cô ấy tên là Hoàng Y Y cơ mà? Chủ quán cười, nói: “Xem ra anh không phải là bạn trai của Carmen ấy”. Rồi chị giải thích, Hoàng Y Y là tên cô ta, còn Carmen là tên thân mật, ở đây ai cũng gọi Y Y là Carmen. Tôi hỏi, tại sao lại gọi là Carmen, chị chủ quán hỏi tôi:
“Anh không thấy cô ấy đáng yêu à? Đáng yêu như Carmen”.
Thật ra, cho đến lúc đó tôi mới biết Carmen là một hình tượng văn học, nhưng có đáng yêu hay không thì tôi không biết. Không biết chút gì. Tôi nghĩ, như thế mà cũng đáng yêu cơ à? Thế này gọi là thần kinh, điên khùng mới đúng!
Trông thấy hai người khiêu vũ, tôi có cảm giác buồn nôn, thấy khó chịu, cho nên tôi rút lui không một lời chào.
Sáng hôm sau, tôi đi tìm ông để lấy hồ sơ của ba người định tuyển chọn, tiện thể hỏi ông về Hoàng Y Y. Ông Bí thư giới thiệu sơ qua tình hình Y Y với tôi. Tôi cảm thấy ông Bí thư có vẻ ca ngợi tài năng và tinh thần nghiên cứu khoa học của Y Y, hiện tại trong Viện đang tiến hành nghiên cứu hai đề tài được quốc tế quan tâm, trong đó có đề tài “Vi phân và chất lượng chia cắt của cô”, có điều ông hơi phàn nàn về tính tự do tùy tiện của Y Y. “Tôi cho rằng, cô ấy thuộc loại người có đại não phát triển, tiểu não không phát triển, trí tuệ rất cao, nhưng kém về năng lực kiềm chế, không kiểm soát nổi tư tưởng và hành vi của bản thân, bình thường nói và làm việc rất tùy tiện, tự do phóng túng, rất dễ bị dao động, có người phê bình cô ấy đậm chất tư sản”. Ông Bí thư nhìn tôi, lại nói: “Nhưng mà ở đời làm gì có người thập toàn thập mĩ. Người nào cũng có khuyết điểm, bản thân cô ấy sống ở Mĩ nhiều năm, tư tưởng khó tránh khỏi bị ảnh hưởng, chúng ta vừa phải cải tạo cô ấy, mặt khác cũng phải thông cảm với cô ấy, tôi hiểu cô ấy, cho nên thường xuyên khuyên cô nhập gia phải tùy tục. Vấn đề của cô ấy chỉ là nhập gia không tùy tục, hoặc có thể nói vẫn chưa nhập gia một cách tốt nhất. Nhưng tôi tin dần dần cô ấy sẽ tốt hơn”.
Tôi nghĩ, cô ta có nghiệp vụ rất giỏi, tại sao không giới thiệu cho tôi? Tôi hỏi ông Bí thư điều đó, ông cười khà khà: “Vừa rồi anh đã gặp mặt cô ấy, anh cảm thấy thích hợp không? Cô ấy như vậy, theo cách nói của anh sẽ là điên khùng!”.
Tôi nghĩ cũng phải, chúng tôi có thể chọn một người như thế được không? Nhiều nhất thì cô ta cũng chỉ là người “có ruồi muỗi trong tư tưởng” mà thôi.
Ra khỏi văn phòng ông Bí thư, tôi muốn gạt Hoàng Y Y ra khỏi đầu óc, nhưng không dễ, hình ảnh, giọng nói, lời lẽ, điệu nhảy của cô cứ như đàn ruồi bay trước mặt tôi. Nói thật, những lời ông Bí thư nói về cô khiến tôi hiếu kì, tôi nghĩ, loại người này chỉ tổ làm lãnh đạo đơn vị đau đầu, không ngờ lại giỏi giang, điều này chứng tỏ về mặt nghiệp vụ cô ta hơn hẳn mọi người. Nhìn bề ngoài điên điên khùng khùng, thực tế lại là người tài giỏi, tôi cảm thấy đáng ghét nhưng người khác lại thấy đáng yêu, ví dụ chị chủ quán cà phê... Xem ra, Y Y không phải là người phụ nữ điên khùng, không thể coi thường. Tôi muốn gặp lại, nhưng nghĩ đến tối hôm qua tôi đã làm cô ta khó xử (ra về không chào), muốn chủ động gặp, biết đâu lại bị cô ta chế giễu. Nghĩ lại, một con người như vậy đến chỗ chúng tôi cũng không hợp, chúng tôi là một đơn vị đặc biệt, tính kỉ luật cao, tác phong tư tưởng khô cứng. Nghĩ như vậy, tôi lại thôi.
Tôi cầm hồ sơ của những người dự tuyển về nhà khách, lúc mở cửa bước vào phòng, trông thấy trên sàn có hai bì thư, tôi biết đây là đáp án của họ. Hôm qua tôi ra cho ba người một đề mê cung toán học, sẽ căn cứ vào đáp án của ba người này, không sai, nhanh chậm, đơn giản hay phức tạp để quyết định chọn ai. Lúc này đã có hai người nộp bài, tôi xem, đáp án của cả hai đều đúng, trong bụng cảm thấy vui vui. Vừa rồi tôi còn nghĩ, nếu cả ba người không nộp bài kịp thời hoặc đáp án đều sai, tôi sẽ không biết phải thế nào. Xem ra, lúc này ít nhất có hai người cho tôi chọn một. Cứ theo tư duy trong đáp án, tuy mỗi người một cách, nhưng về cảm giác và mức độ phức tạp hay đơn giản, cả hai không chênh lệch bao nhiêu, cũng khó phân biệt cao thấp. Như vậy tức là, trong hai người tôi chọn ai cũng được, cuối cùng chọn ai sẽ quyết định bởi hồ sơ lí lịch. Tôi chuẩn bị nghiên cứu kĩ hồ sơ của hai người để từ đó đưa ra sự lựa chọn rõ ràng. Đúng lúc ấy có người gõ cửa, mở cửa, thì ra là Hoàng Y Y. Cô ta đứng ở cửa, trông thấy tôi, vẫn là nụ cười mơ màng như hôm qua.
“Có việc gì không?”. Tôi hỏi.
“Tất nhiên”. Cô ta trả lời. “Nhưng không phải mời anh khiêu vũ, yên tâm đi”.
“Chuyện gì?”.
“Có thể để em vào phòng được chứ?”. Không chờ tôi trả lời cô ta đã bước vào, nói ngay: “Em đến dự thi, anh không cho vào à?”.
“Dự thi gì?”. Tôi giả vờ hồ đồ.
“Chẳng phải anh đến chiêu mộ nhân tài là gì?”. Cô ta mở to cặp mắt.
“Đúng vậy”. Tôi không muốn lôi thôi mà muốn nhanh chóng mời cô ta đi khỏi đây. “Nhưng chúng tôi đã chọn đủ người, công việc đã kết thúc”.
“Vậy là em đến muộn rồi”.
Tôi nói: “Đúng vậy”.
Cô ta nói: “Anh chưa cho em biết tên, cho em làm quen được không?”.
Tôi nói: “Tôi tên là An Tại Thiên”.
Cô hỏi: “Đồng chí Thiên làm việc ở đâu?”.
Tôi nói: “Giống như cô, một viện nghiên cứu”.
Cô ta lại hỏi: “Anh cần người để làm việc gì?”.
Tôi trả lời mập mờ: “Làm một việc mà nhà toán học có thể làm và việc mà một công dân phải làm”.
Cô ta nói: “Xin ông anh đừng nói cái kiểu mập mờ ấy được không?”.
Tôi nói: “Ở đây không có ông anh nào hết, chỉ có đồng chí”.
Cô ta nói: “Nói để anh biết, đấy lại là một câu khó nghe”. Nói xong, cô ta phá lên cười, đúng lúc một cơn gió từ ngoài cửa sổ lùa vào, thổi tung những bài thi đang để trên mặt bàn. Y Y tỏ ra nhạy cảm với những kí hiệu trên bài thi, cô nhìn tôi, hỏi: “Đây là bài anh làm à?”.
Tôi nói: “Không phải tôi làm, mà là của những người tôi cần tuyển chọn làm”.
Cô ta nói: “Đây là đề thi để tuyển chọn à?”.
Tôi nói: “Đúng vậy”.
Cô ta nói: “Em xem có được không?”.
Tôi chưa đồng ý thì cô đã cầm lên xem.
Tôi lạnh lùng nói: “Đề bài không thể chỉ dựa vào tiếng cười để giải đáp”.
Cô không trả lời, mà như người vào nơi hoang vắng, lẩm bẩm một mình: “Cái đề trò chơi toán học... cố ý phức tạp hóa... người ra đề chắc chắn có tâm lí biến thái...”. Cô ta như người mộng du, ngồi thẳng lên, khoé miệng khẽ rung, cái vẻ như nửa tỉnh nửa mê. Tôi ngạc nhiên vì sự thay đổi đột ngột của cô, vừa rồi đang cười vui, lúc này như một người khác hẳn. thay đổi như chong chóng, không bắt đầu, không tiếp nối, giống như trong người cô có một cái nút bấm có thể tự động thay đổi trạng thái.
Sau một hồi mơ mơ hồ hồ, như tỉnh như say, cô ngước lên nói với tôi: “Em có thể giải được đề này, nhưng cần có một tiếng đồng hồ. Em mang về được không? Hay là làm tại đây?”. Tôi đồng ý để cô mang đi, đồng thời tìm một đề khác đưa cho cô. Cô cầm đề toán trên tay, nửa mơ nửa tỉnh, cảm giác như một con người khác hẳn lúc cô bước vào.
Tôi tiễn cô ra cửa, trông cái vẻ mộng du của cô, tôi cũng như mộng du.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook