Lắng Nghe Trong Gió
-
Chương 3: Lời tựa (3)
Thật ra, làm thế nào để xong chuyện được?
Những ngày sau, chuyện đó như một dị vật nằm vắt ngang trong tim tôi, khiến tôi thấy sởn tóc gáy, cảm giác thật khó tả. Tôi không thể tưởng tượng hai người đồng hương là nhân vật vừa quyền uy vừa bí hiểm đến mức mà ngay cả một câu nói cũng không được phép nghe. Tôi được coi là người hiểu đời, nhưng ở đời này, chưa nói gì đến việc không biết có chuyện như vậy, mà trong lòng tôi cũng rất sợ gặp những chuyện như thế. Sau khi ra khỏi đồn công an việc đầu tiên tôi làm là tìm trong túi hai tấm danh thiếp của hai người đồng hương, xé vụn vứt vào sọt rác của sân bay. Khỏi phải nói, đấy là những tấm danh thiếp giả, cho nên có thể nói chúng chính là rác. Tôi vứt chúng đi, không chỉ vì chúng là rác, mà tôi còn mong hai người đồng hương đã gây phiền phức cho tôi cũng biến thành rác nốt. Điều này đối vô cùng quan trọng với tôi, vì tôi là người bình thường, sợ nhất xảy ra chuyện này chuyện khác.
Nhưng tôi có dự cảm họ sẽ lại tìm tôi.
Quả nhiên như vậy. Từ Bắc Kinh về được ít lâu, tôi nhận được điện thoại của hai người đồng hương (tôi cho họ địa chỉ và số điện thoại thật), hai vị thay nhau giải thích với tôi qua điện thoại, hỏi thăm, xin lỗi, an ủi, còn rất khách khí mời tôi đến chơi. Đơn vị của họ ở gần huyện lị trực thuộc thành phố chúng tôi, có thể họ ở trong núi. Trước đây tôi đã nghe nói, ở đấy có một đơn vị rất lớn đấy, rất bí mật, từ khi họ vào đóng trong núi, không ai được vào núi nữa, kể cả dân miền núi trước đây vẫn ở đấy, cũng phải di dời đi nơi khác. Cũng chính vì vậy nên không ai biết rõ về họ. Có nhiều chuyện khác nhau, có người nói họ chế tạo bom nguyên tử, có người kháo đấy là hành cung của một vị lãnh đạo Trung ương, người lại thì thào đấy là đơn vị bí mật của Nhà nước... không ai biết đích xác đấy là đơn vị nào. Được một đơn vị bí mật mời đến chơi, nói chung ai cũng cảm kích, tuy trong lòng vẫn sợ. Mặc dù rất cảm động, nhưng dùng dằng mãi tôi vẫn không đi được, có thể vì vẫn còn sợ.
Vào một ngày trong kì nghỉ Quốc khánh, có một người lái xe đến nhà tôi, bảo có người mời tôi ăn cơm. Tôi hỏi ai, người ấy bảo là thủ trưởng của anh ta. Tôi lại hỏi, thủ trưởng của anh là ai, anh ta bảo, cứ đến rồi sẽ biết. Câu nói này giống như lời công an sân bay nói, tôi lập tức nghĩ ngay đến là hai người đồng hương. Tôi đến, quả nhiên đúng như vậy, ngoài ra còn có mấy người nữa cũng nói toàn tiếng địa phương, có trai có gái, có già có trẻ, tổng cộng bảy, tám người. Thì ra đây là buổi họp mặt giữa những người đồng hương, năm nào họ cũng tổ chức, cuộc họp mặt đã thành lệ từ năm, sáu năm nay, khác chăng là năm nay có thêm tôi.
Sau cuộc họp mặt đó, tôi gặp gỡ người đồng hương bí ẩn này nhiều hơn và thế là cuốn sách này ra đời.
Những ngày sau, chuyện đó như một dị vật nằm vắt ngang trong tim tôi, khiến tôi thấy sởn tóc gáy, cảm giác thật khó tả. Tôi không thể tưởng tượng hai người đồng hương là nhân vật vừa quyền uy vừa bí hiểm đến mức mà ngay cả một câu nói cũng không được phép nghe. Tôi được coi là người hiểu đời, nhưng ở đời này, chưa nói gì đến việc không biết có chuyện như vậy, mà trong lòng tôi cũng rất sợ gặp những chuyện như thế. Sau khi ra khỏi đồn công an việc đầu tiên tôi làm là tìm trong túi hai tấm danh thiếp của hai người đồng hương, xé vụn vứt vào sọt rác của sân bay. Khỏi phải nói, đấy là những tấm danh thiếp giả, cho nên có thể nói chúng chính là rác. Tôi vứt chúng đi, không chỉ vì chúng là rác, mà tôi còn mong hai người đồng hương đã gây phiền phức cho tôi cũng biến thành rác nốt. Điều này đối vô cùng quan trọng với tôi, vì tôi là người bình thường, sợ nhất xảy ra chuyện này chuyện khác.
Nhưng tôi có dự cảm họ sẽ lại tìm tôi.
Quả nhiên như vậy. Từ Bắc Kinh về được ít lâu, tôi nhận được điện thoại của hai người đồng hương (tôi cho họ địa chỉ và số điện thoại thật), hai vị thay nhau giải thích với tôi qua điện thoại, hỏi thăm, xin lỗi, an ủi, còn rất khách khí mời tôi đến chơi. Đơn vị của họ ở gần huyện lị trực thuộc thành phố chúng tôi, có thể họ ở trong núi. Trước đây tôi đã nghe nói, ở đấy có một đơn vị rất lớn đấy, rất bí mật, từ khi họ vào đóng trong núi, không ai được vào núi nữa, kể cả dân miền núi trước đây vẫn ở đấy, cũng phải di dời đi nơi khác. Cũng chính vì vậy nên không ai biết rõ về họ. Có nhiều chuyện khác nhau, có người nói họ chế tạo bom nguyên tử, có người kháo đấy là hành cung của một vị lãnh đạo Trung ương, người lại thì thào đấy là đơn vị bí mật của Nhà nước... không ai biết đích xác đấy là đơn vị nào. Được một đơn vị bí mật mời đến chơi, nói chung ai cũng cảm kích, tuy trong lòng vẫn sợ. Mặc dù rất cảm động, nhưng dùng dằng mãi tôi vẫn không đi được, có thể vì vẫn còn sợ.
Vào một ngày trong kì nghỉ Quốc khánh, có một người lái xe đến nhà tôi, bảo có người mời tôi ăn cơm. Tôi hỏi ai, người ấy bảo là thủ trưởng của anh ta. Tôi lại hỏi, thủ trưởng của anh là ai, anh ta bảo, cứ đến rồi sẽ biết. Câu nói này giống như lời công an sân bay nói, tôi lập tức nghĩ ngay đến là hai người đồng hương. Tôi đến, quả nhiên đúng như vậy, ngoài ra còn có mấy người nữa cũng nói toàn tiếng địa phương, có trai có gái, có già có trẻ, tổng cộng bảy, tám người. Thì ra đây là buổi họp mặt giữa những người đồng hương, năm nào họ cũng tổ chức, cuộc họp mặt đã thành lệ từ năm, sáu năm nay, khác chăng là năm nay có thêm tôi.
Sau cuộc họp mặt đó, tôi gặp gỡ người đồng hương bí ẩn này nhiều hơn và thế là cuốn sách này ra đời.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook