Ngoại truyện
Ta tên là Đậu Hũ.

Cha ta là người mổ heo, mẹ ta là người nấu bếp.

Mẹ nói, ta lớn lên thì phải nối nghiệp bán đậu hũ.

Năm lên ba, ta từ đáy rương của mẹ tìm ra một bức họa, bức họa đẹp đến nỗi làm kinh ngạc cả đứa trẻ thơ ngây như ta.

Từ đó về sau ta yêu thích vẽ tranh, đồng thời cũng đưa ra một quyết định trái với tổ tông: “Đậu Hũ ta tương lai lớn lên, không bán đậu hũ nữa, ta muốn làm họa sĩ!”
Cha không thích ta xem bức tranh đó, ông nói mẹ mà thấy, lại phải thở dài.

Có lần, ta lén xem trộm, sơ ý làm nước hoa quả b.

ắ.

n lên bức họa, cha lại đau lòng khôn nguôi, tỉ mỉ lau đi lau lại.

Cha mẹ thường hay ngủ dậy muộn.

Mỗi lần như vậy, mẹ lại than thở đau lưng.


Cha vén áo mẹ lên, định xoa bóp cho mẹ, nhưng vừa thấy nốt ruồi đỏ trên eo mẹ, lại ngây người, vội vàng bế ta ra sau nhà, rồi quay lại đóng cửa, nhẹ nhàng xoa bóp cho mẹ.

Chắc hẳn tay cha ta rất khỏe.

Ta ở sau nhà, nghe tiếng mẹ bị cha xoa bóp đến khóc òa.

Cái người mổ heo này, sao không biết nương tay chút nào vậy chứ.

Ta nghi là bệnh đau lưng của mẹ ta là do cha ta xoa bóp mà ra.

À, sau nhà ta có một ngôi mộ.

Ta nuôi một đàn thỏ nhỏ bên cạnh ngôi mộ đó.

Trước ba tuổi, thân thể ta yếu ớt, hay nhìn thấy những thứ mà người lớn gọi là ma quỷ.

Nhưng “người” ở ngôi mộ sau nhà ta lại sạch sẽ, tuấn tú, chẳng giống ma quỷ chút nào.

Ông ấy thường đi dạo quanh mộ, giúp ta trông đàn thỏ.

Khi cha mẹ đưa ta ra ngoài, ta ngoảnh lại thì thấy ông ấy ngồi đó một mình, trông nhà hộ chúng ta.


Ông ấy không bao giờ bén mảng vào nhà, như thể đó là vùng cấm địa không được đặt chân đến.

Chỉ khi mẹ một mình ra sau vườn hái rau, ông ấy mới lặng lẽ đứng bên, nhìn mẹ thật lâu.

Lúc cha khép cửa phòng, xoa lưng cho mẹ, ta đang ngồi bên mộ, ngồi bên “người” kia, mỗi người ôm một con thỏ, cùng thở than.

Ta thở dài là vì xót cho mẹ, còn ông ấy thở dài vì cớ sự gì, ta nào hay biết.

Qua ba tuổi, thân thể ta dần cứng cáp, cũng chẳng còn thấy “người” đó nữa.

Nhưng hễ khi học vẽ mà bí ý tưởng, ta chỉ cần ra ngồi bên mộ một chút là cảm hứng lại dạt dào như suối chảy.

Ta nghĩ, người nằm dưới mộ kia hẳn là một bậc thầy về hội họa.

Dù chẳng còn thấy ông ấy nữa, nhưng ta biết ông ấy vẫn còn ở đó, thay chúng ta trông nhà, thay ta coi sóc đàn thỏ.

Có lẽ ông ấy đang đợi trăm năm sau dắt tay mẹ, đưa bà đi.

Nhưng cha ta chắc chắn sẽ không để yên.

Đến khi ấy, hai người họ, một hồn ma hoang dã trăm năm, một kẻ mổ heo tàn bạo, mà đánh nhau thì quả là náo nhiệt.

Dù sao thì ta cũng sẽ không bênh vực ai.

Bởi vì ta yêu tất cả bọn họ.

____Hết____.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương