Kinh Sở Tranh Hùng Ký
-
Chương 20: Thiết Long dương uy
Tương Lão sắc mặt rung động, hắn không phải không biết lúc này đào tẩu là cách thức tốt nhất để đả kích Hoàn Độ, thực sự ra lệnh cho thủ hạ rút lui là có thể chấp nhận được, và sâu xa hơn hắn muốn tương kế tựu kế phá hoại sự nghiệp của Hoàn Độ ở nước Ngô. Chỉ là thứ nhất sau này hắn sẽ không có khả năng sát hại chàng, hai là như vậy thì hèn nhát quá hắn không cam tâm.
Hoàn Độ đích thị đã nhìn thấu nhược điểm của hắn.
Bất kể tâm ý hay chiến thuật đều được hai người không ngừng phân tích nhằm đưa ra những đòn cân não.
Tương Lão trở lại vẻ điềm tĩnh, lạnh lùng nói: "Hoàn Độ, hy vọng kiếm của ngươi cũng cứng rắn như miệng lưỡi của ngươi." Trường kiếm giơ cao quá đầu, kiếm thân hợp nhất từ khoảng cách ngoài hai trượng nhằm đầu Hoàn Độ bổ thẳng xuống. Lúc này cả thân hình và chiêu thức của hắn phối hợp một cách chặt chẽ, không có điểm sơ hở để tấn công, nhìn tưởng đơn giản nhưng thực ra sự vi diệu bên trong là thành quả của cả một quá trình rèn luyện chiêu thức lẫn tâm ý.
Tương Lão với một kiếm sấm sét mang sức mạnh vạn quân, vẽ trên bầu trời một đường cong kỳ ảo sầm sập đánh xuống.
Trường kiếm trong tay Hoàn Độ tùy tiện khua lên, vừa vặn kích trúng kiếm thân hợp nhất của Tương Lão, một tiếng “đang” rung động màng nhĩ vang lên, Tương Lão bật tung về phía sau, Hoàn Độ cũng loạng choạng lùi bước, khóe miệng cả hai đều trào máu tươi, lực phản chấn khiến họ phải đình thủ, thì ra đều đã thụ thương.
Hoàn Độ thoái lui dừng bước, chàng biết lần này ngạnh tiếp, cả hai phía đều tung hết thực lực, chỉ là chàng với Thiết Long kiếm tất chiếm tiện nghi. Chàng chỉ lo Tương Lão thay đổi chủ ý, thực sự muốn đào tẩu, do vậy chưa kịp vững tấn điều khí chàng đã lập tức mạo hiểm xuất kích.
Hoàn Độ nhanh như chớp tiếp cận Tương Lão, trường kiếm trong tay kỳ ảo phát xuất hàng ngàn tia kiếm khí, như cơn sóng dồn dập công đến hắn.
Tương Lão chỉ cười lạnh, trường kiếm như vụng về xảo diệu phản kích, táo bạo xuất ra một chiêu, tựa như xung kích giữa thiên binh vạn mã, tạo một cảm giác hết sức mãnh liệt.
Chỉ với một chiêu tưởng như bình thường ấy mà phát xuất một tiếng inh tai nhức óc của kim loại giao nhau, lưới kiếm khí của Hoàn Độ tạo ra nhất thời đình trệ, kiếm quang Tương Lão lạnh toát, bức bách Hoàn Độ thoái lui.
Hoàn Độ bị bức lùi lại, vừa rồi Tương Lão đích thực là đã lấy vụng về thắng tinh xảo, chàng tuy không lập tức bại trận nhưng nhất thời đã để đối phương chiếm thượng phong. Tương Lão được thể không nhân nhượng, mỗi kiếm bổ ra đều dùng hết chân lực, những mong mau chóng hạ thủ.
Hoàn Độ đã trổ hết khả năng nhưng vẫn ở thế hạ phong, chàng biết khi bại thế đã thành thì không thể bình phản. Khi đã lui đủ hai mươi tám bước, chàng bỗng cười lớn, trường kiếm đem toàn lực phản kích, bờ vai chàng cũng đã nhuốm máu. Tương Lão vì không muốn rơi vào thế đồng quy ư tận nên lùi lại gấp, chỉ nhằm vào vết thương trên vai của Hoàn Độ.
Hai người tạm thời bình thủ.
Hoàn Độ thân hình khẽ tiến lên trước, thân thủ như mãnh báo rình mồi. Trường kiếm thủ phía trước, chênh chếch hướng lên trời.
Tương Lão khụy gối, tả thủ nắm chắc kiếm, cũng chênh chếch trỏ hướng Hoàn Độ.
Hai người trông như khinh thị khiêu khích đối phương. Tương Lão cảm thấy phát sợ phán đoán và ý chí của Hoàn Độ, rõ ràng đang ở thế vô cùng bất lợi nhưng chỉ với thủ pháp đồng quy ư tận đã vãn hồi tình thế ngay lập tức.
Vết thương trên vai Hoàn Độ máu tươi tuôn lênh láng nhưng may mắn là chưa vào đến gân cốt, do đó cũng không đáng ngại.
Sát khí tràn ngập.
Đột nhiên cả hai cùng quát to một tiếng rồi lại lao vào nhau.
Lúc này tiếng binh khí giao nhau lại vang lên.
Hoàn Độ sắc mặt nhợt nhạt, thất khiếu trào máu tươi, trường kiếm tì xuống đất duy trì thân thể.
Đồng kiếm trong tay Tương Lão vỡ vụn ra các mảnh nhỏ, từ ngực hắn máu xối xả tuôn ra.
Tương Lão từ từ ngã xuống.
Hoàn Độ thầm nhủ thật là may mắn, hai người công lực tương đương, nhờ có “Thiết kiếm” mới thắng được đồng kiếm của Tương Lão, nếu không một kết cục đồng quy ư tận là tất yếu.
Tiếng Trác Bản Trường truyền lại: “Chúa công, đã giải quyết toàn bộ địch nhân.” Đồng thời lại hỏi tiếp: “Chúa công, người bảo làm gì tiếp đây?”
Khóe miệng Hoàn Độ như khẽ cười, yếu ớt nói: “Đại công cáo thành, lập tức rút thôi.”
...
Ba tháng sau Hoàn Độ quay lại nước Ngô, vì trận thắng Tương Lão mà tinh thần đại tiến, kiếm thuật của chàng cũng nhờ đó mà lên tới một cảnh giới mới. Được nghỉ ngơi ba tháng, thương thế của chàng đã hồi phục hoàn toàn. Trong lúc lưu lại nước Sở, một mặt chuyên tâm huấn luyện thủ hạ, một mặt chàng khổ tâm nghiên cứu kiếm thuật để có thể đối phó với Nang Ngõa trong tương lai.
Hoàn Độ quay lại phủ, định ngay lập tức tắm rửa thay quần áo để nhập cung gặp Ngô vương. Chàng gặp Thư Nhã và Di Điệp đang ở bên nhau, trông họ như đôi bạn tri giao. Hai nàng trông có vẻ gầy đi đôi chút nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp rung động lòng người.
Thư Nhã chăm chăm nhìn chàng, thần tình như trách móc, việc Hoàn Độ không cho nàng đi cùng, thật là khó mà giải thích.
Hoàn Độ giang đôi tay cường tráng, âu yếm ôm eo hai nàng, ôn nhu nói: “Thư Nhã, nàng không vui vì ta trở về hay sao?”
Di Điệp vội phân biện hộ nàng: “Không phải vậy đâu, Nhã muội ngày ngày mong chàng về…” Chưa nói dứt lời nàng đã đưa tay véo Thư Nhã một cái.
Hoàn Độ đã hiểu, thì ra Thư Nhã ngày ngày tới đây, bọn họ đã cùng nhau giãi bày tâm sự, không hiểu phụ thân nàng ta là Phu Khái Vương có biết việc này không? Chàng đột nhiên bâng quơ nói: “Tốt thôi! Cả hai hãy cùng nhau bồi tiếp ta tắm rửa mau.”
Hai nàng thẹn đỏ cả mặt, cùng nhau bỏ chạy.
***
Hoàn Độ tiến nhập Ngô cung, lập tức biết có đại sự phát sinh.
Ngô vương Hạp Lư cùng các đại thần tụ tập tại chính điện, nhìn Hoàn Độ quay lại, không hề tỏ ra vui mừng.
Ngũ Tử Tư hướng về phía Hoàn Độ ngắn gọn thông báo tình thế hiện tại.
Lệnh doãn nước Sở Nang Ngõa yêu cầu nước Sái cống ngọc bội và áo long cừu, nước Đường nạp ngựa. Vua hai nước thẳng thừng cự tuyệt làm cho Nang Ngõa động nộ, muốn bắt giữ vua hai nước, khiến cho các nước Trung nguyên đều bất bình.
Sái Chiêu Hầu liền cầu Tấn, thỉnh nước Tấn với danh nghĩa minh chủ Trung nguyên chinh phạt nước Sở. Lúc ấy Phạm Hiến Tử nước Tấn chủ trì, lấy danh nghĩa nhà Chu, hiệu triệu thiên hạ, hội họp ở Triệu Lăng gồm vua các nước Tấn, Lỗ, Tống, Vệ, Trần, Sái, Trịnh, Hứa, Tào, Cử, Chu (邾khác với nhà Chu周), Đốn, Hồ, Kỷ, Tiểu Chu, Đằng, Tiết cùng đại diện nước Tề và nhà Chu cũng đến tham dự, thanh thế rất lớn không gì sánh được.
Lúc ấy quyền lực nước Tấn ở trong tay Tuân Dần, hắn muốn Sái hầu đút lót nên khuyên Phạm Hiến Tử cự tuyệt xuất binh, thế mới cáo rằng: “Khi quốc gia gặp nguy khốn mới cầu chư hầu tập trung, tương trợ lẫn nhau, không phải là khó lắm sao? Nước ngập mới đóng thuyền, bệnh đến mới chữa liệu có được không? Bỏ minh kết oán, mất đi đại nghĩa lại chưa chắc đã gây tổn hại gì cho nước Sở, không bằng từ chối Sái hầu. Chúng ta cứ đắp thành cho chắc, dĩ dật đãi lao thì nước Sở cũng không làm gì được.”
Phạm Hiến Tử vì vậy không xuất binh, kế hoạch tiến đánh Sở phải bỏ giữa chừng. Nước Tấn thành ra thất tín với thiên hạ, địa vị minh chủ bị lung lay cũng như không thể sai khiến chư hầu, biến thành một minh chủ chỉ trên danh nghĩa.
Hai nước Sái, Đường không còn chỗ bấu víu chuyển sang cầu viện Ngô Vương Hạp Lư. Vua Ngô vừa mừng vừa sợ, do đó mới triệu tập mọi người để bàn bạc, vừa vặn đúng lúc Hoàn Độ trở lại.
Mọi người thương nghị đã hai thời thần nhưng chưa có kế sách gì, nay Hoàn Độ vừa từ nước Sở trở về, mọi người rất mong nghe chủ ý của chàng.
Hoàn Độ từ từ nói: “Bắt đầu từ ba năm về trước, chúng ta đã chiếm đoạt được ba vị trí trọng yếu của nước Sở ở lưu vực sông Hoài là Sào, Châu Lai và Chung Ly, qua đó toàn diện khống chế trung và hạ lưu sông Hoài. Chiến thuyền của chúng ta đã có thể tiến thẳng đến Kinh Sở. Như vậy trong cuộc chiến tranh trường kỳ với nước Sở chúng ta đã có địa lợi. Khiếm khuyết duy nhất là một cái cớ để chúng ta có thể viện vào mà phát động tổng tấn công. Do vậy hiện tại không phải là một thời cơ tốt hay sao?”
Mọi người đều đồng ý, Bắc thượng tranh bá vốn là quốc sách của nước Ngô. Kỳ thật cùng với việc làm cho dân giàu nước mạnh, mở mang bờ cõi chính là phương hướng của tất cả các quốc gia lớn nhỏ thời Xuân Thu Chiến Quốc, nếu không thì sớm muộn cá lớn cũng nuốt cá bé, khó mà tránh khỏi diệt vong.
Hạp Lư nói: “Không biết Tôn tướng quân ra đi lần này có thu hoạch gì không?”
Chúng nhân chăm chú lắng nghe, lần này tiến công nước Sở gấp gáp, chiến lược là một nhân tố tối quan trọng.
Hoàn Độ cười nhẹ, vẫn dò ý tứ nói: “Nếu đại vương phê chuẩn, tiểu tướng sẽ bẩm báo chi tiết sau. Hiện tại, thần muốn nghe cao kiến của mọi người.”
Hạp Lư biết nhất cử nhất động của chàng đều mang thâm ý nên cũng cười nói: “Đương nhiên là được, các vị có cao kiến gì không?”
Bạch Hỉ nói: “Như chúng ta đã phân tích, việc đánh bại nước Sở cốt ở đánh nhanh thắng nhanh. Sở dĩ như vậy bởi ta đã biết địa hình nước Sở, có thể vạch ra lộ tuyến tiến vào Dĩnh đô (kinh đô nước Sở) một cách nhanh nhất.” Nói đến đây Bạch Hỉ hết sức cao hứng, thận trọng nhìn phản ứng của chúng nhân, chỉ thấy mọi người chăm chú lắng nghe, khoái trí nói tiếp: “Thần đã có thể mường tượng ra cảnh chúng ta xuôi theo bờ nam sông Hoài nhằm phía tây thẳng tiến, xuyên qua Đại Biệt sơn, tấn công Phương thành, tiến về nam tới Dự Chương. Do Dự Chương phía Tây trải dài đến Hán Thủy, địa phương này quả thật là một nơi trọng yếu nên chiếm vì từ đây kỵ binh chỉ cần ba ngày là có thể tiến nhập Dĩnh Đô, đại vương thấy thế nào?”
Ngũ Tử Tư nói: “Bạch tướng quân thiết kế đường hành quân đánh Sở, không nghi ngờ gì là một lộ tuyến tiến nhập Dĩnh Đô nhanh như chớp, vi thần không có gì băn khoăn, chỉ là, nếu lúc đó địch nhân chặn đường, trùng trùng vây hãm thì biết làm sao. Vì rằng: Phương Thành là nơi tập trung quân tinh nhuệ của Sở, các nước phía Bắc lại tranh thủ đánh ta, như thế sẽ rơi vào thế bị kìm kẹp, thêm nữa chủ sự nơi đó là Vũ Thành Hắc tinh thông binh pháp, lại dĩ dật đãi lao, chúng ta có thắng hay không không thể biết được.”
Bạch Hỉ đáp: “Tướng quân quá lo rồi, chỉ khi chúng ta kéo dài thời gian hành quân, quân địch mới có thời cơ tấn công thôi.”
Phu Khái Vương nói: “Thần cũng rất đồng cảm với nỗi lo của mọi người. Lúc trước khi chúng ta liên tiếp giành thắng lợi, đoạt liền ba ấp Châu Lai, Chung Ly và Sào, vây “Huyền”, chiếm “Tiềm”, công “Lục” (đoạn này mong độc giả xem thêm lịch sử cho tỏ) bức bách nước Sở ngay trên lãnh thổ của chúng, tạo nên ưu thế bây giờ; tại vì lúc đó “địch xa ta gần”, kinh đô Sở quá xa để chi viện, tạo thành thế tất bại. Tuy nhiên lúc này đại quân Ngô chúng ta xuất chinh, tình thế đảo ngược, biến thành “địch gần ta xa”, không thể như cũ được. Quân ta gắng sức, giả như quân tinh nhuệ Sở chỉ độ ba vạn, thì ta có thể thắng Sở nhưng nếu hậu viện của chúng đổ ra liên tục, chúng ta sẽ không còn chiến thắng nữa.”
Chúng nhân câm lặng không nói gì, Phu Khái Vương vốn chủ chiến, nhưng khi phân tích tình hình lại không ủng hộ một cuộc viễn chinh đến Sở.
Như vậy nhất đẳng đại thần đã biểu thị thái độ không ủng hộ cuộc xuất chinh.
***
Hạp Lư trù trừ suy nghĩ, nếu không lợi dụng cơ hội này, làm sao có thể hoàn thành đại nghiệp tranh bá. Đột nhiên nhớ tới Hoàn Độ tức Tôn Vũ, người này ở nước Ngô đức uy đều thịnh, ngang bằng với Phu Khái Vương, Bạch Hỉ dưới trướng của ông. Lúc này Tôn Vũ (Hoàn Độ) chỉ cười nhẹ không nói, trông thần tình cao thâm khó dò, khiến người người không biết anh ta đang nghĩ gì.
Hạp Lư chợt lóe lên một ý, biết rằng Hoàn Độ thường để mọi người đưa ra những khó khăn trước, sau đó mới nhất nhất giải quyết, như vậy mới khiến chúng nhân tâm phục khẩu phục, không thắc mắc được gì. Ông liền nói: “Tôn tướng quân! Bây giờ ngài có thể nói lên cao kiến của mình được rồi đấy.”
Trong điện ngay lập tức không một tiếng động, yên lặng lắng nghe binh pháp gia nổi danh thiên hạ, xem làm sao anh ta có thể gỡ bỏ khó khăn, xoay chuyển thế cục.
Hoàn Độ chậm rãi cười nhẹ, nghĩ từ khi trau dồi kiếm pháp cũng như binh pháp đến mức đại thành; lúc này cùng Phu Khái Vương và Bạch Hỉ xuất quân đánh bại được quân Sở hùng mạnh thì thật thống khoái. Nếu bây giờ không làm cho chúng nhân tâm phục khẩu phục thì sau này đến Sở, mọi người sẽ không có lòng hợp tác và tin tưởng, tất yếu sẽ bại trận.
Hoàn Độ trầm giọng nói: “Chúng ta cùng nước Sở ở thế giằng co, thần cũng không cần phải đa ngôn nhắc lại, tuy nhiên thần sẽ chỉ ra cách thức để có thể giành chiến thắng, tất cả chỉ là vận dụng chiến thuật một cách linh hoạt. Lần này thần đến nước Sở thám thính, chính xác là đã đánh giá lực lượng của ta và địch, đã nghĩ đến kế hoạch tấn công. Thần tại “Thế Thiên” (một thiên trong Tôn Tử binh pháp) có đề xuất: “Người hữu hình còn ta vô hình, ta tập trung còn địch phân chia: ta tụ làm một, địch chia mười như vậy mười đánh một thì ta sẽ đông mà địch sẽ ít, lấy đông đánh ít ta sẽ thắng, rồi lại tiếp tục đánh, và cứ như vậy.”.”
Lúc ấy mục tiêu tiến đánh nước Sở thật rõ ràng là cần biết rõ sự phân bố binh lực. Thay vì quân Ngô cậy tài tiến binh thẳng vào Sở, họ có thể từ “hữu hình” biến thành “vô hình”, như vậy địch nhân tất nhiên vì phòng thủ nhiều chỗ mà binh lực phân tán, trong tình hình ấy sẽ có “ta tụ đối địch phân” và “ta nhiều cự địch ít”. Đạo lý ấy quả nhiên rất đơn giản và dễ hiểu, nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu thì cũng khó nói.
Hạp Lư thay cho chúng nhân hỏi liền: “Xin cho biết chi tiết.”
Hoàn Độ đáp: “Phía tây sông Hoài, đại tướng nước Sở là Thân Tức đóng quân ở đó đã lâu, nếu chúng ta đột nhiên tây tiến, đại chiến là không thể tránh khỏi, lấy ít địch nhiều, thắng thua thật khó dự đoán. Giả dụ qua cửa ải này, chúng ta sẽ tấn công Phương thành ở phía tây, khuấy đảo Dĩnh Đô ở phía nam, còn nếu lần lữa tiếp chiến dai dẳng, chúng ta sẽ đối đầu với trọng binh, trong thế viễn chinh ở xa, công thủ đều khó, mọi việc bất lợi thật không sao nói hết.”
Chúng nhân tỏ vẻ đồng ý, như vậy đã phản lại kế hoạch về một lộ tuyến mà Bạch Hỉ đã đề nghị.
Hoàn Độ thấy không ai đưa ra ý kiến gì, tiếp tục nói: “Điều quan trọng nhất là tránh Phương thành để không phải ngạnh tiếp, bỏ tây hướng nam, hành quân thật xa để bất ngờ tập kích, lấy công làm thủ, như vậy sẽ ngược với suy nghĩ của người Sở.” Nói rồi chỉ tư lự đứng đó, bất chợt cười nói: “Hỗn chiến kiệt sức.”
Chỉ thấy trong điện chúng nhân đã khẽ cười, không khí căng thẳng đã qua đi. Bốn tiếng “hỗn chiến kiệt sức” vốn phát xuất từ Vu Thần. Ngày xưa khi Vu Thần đi sứ nước Tề, có mang theo Hạ Cơ, công tử Phản và Tương Lão vốn hận đến tận xương tủy nên đã cùng nhau sát hại gia tộc Vu Thần, cùng nhau phân chia tài sản của ông ta. Vu Thần rất tức giận, liền theo Tấn và hiến kế cùng Ngô liên minh đánh Sở, do đó mới đi sứ sang Ngô và dâng kế “hỗn chiến kiệt sức”.
Đại thần Đấu Tân nói: “Hành quân về phía nam xuôi theo sông Hoài, không qua Phương Thành để tiến vào Dĩnh Đô mà đổi sang hướng nam, lộ tuyến là thế nào đây?”
Hoàn Độ đáp: “Câu hỏi này chính xác hỏi về mục đích chuyến đi sang Sở của thần.” Ngữ khí thể hiện một niềm tin sắt đá, chàng đã điều tra địa hình, dưới con mắt của chuyên gia binh pháp, tự nhiên là không còn gì phải nghi ngờ.
Hoàn Độ nói tiếp: “Xuôi theo sông Hoài đánh Sở có hai lộ trình, thứ nhất là Phương thành về phía Tây, đường khác là vượt qua Minh, Trực Viên và Đại Toại ba ải, nhằm hướng tây nam thẳng tiến, thẳng tới Hán Thủy, theo Hán Thủy tiến lên là nhanh chóng tiếp cận Dĩnh Đô.”
Phu Khái Vương cũng đồng tình, than rằng: “Tôn tướng quân cao kiến! Người Sở vì phòng vệ Dĩnh Đô mà đối với các quan ải phụ cận sẽ hết sức nghiêm cẩn. Với ba quan ải ở xa đó, lại có núi cao hiểm trở, không thể tiến về phía tây, chỉ có thể xuống phía nam, do đó phòng thủ sẽ thô sơ. Điều lo duy nhất là theo lộ tuyến đó thì phải đi qua nhiều đầm lầy, tam quan lại nằm trong dãy Đại Biệt sơn, đối với việc chúng ta thao tập chiến xa gần đây quả thật là đại đại bất lợi.”
Hạp Lư và Ngũ Tử Tư cùng cười nhẹ, ngầm khen Hoàn Độ có tài nhìn xa trông rộng, từ lâu đã có kế ứng phó.
Quả nhiên Hoàn Độ nói: “Dùng chiến xa cự chiến xa, chính thị là lấy sở đoản của ta đối sở trường của địch. Hơn nữa theo đường qua tam quan nam hạ, tuy có thông đạo để men theo, nhưng hai bên toàn núi non, thêm vào đó sông hồ chằng chịt, vận chuyển chiến xa rất bất lợi. Do vậy đó là điểm trọng yếu quyết định thành bại. Ta sẽ lấy sự linh hoạt của bộ binh, sự cơ động của kị binh cùng với sự phối hợp của vũ khí đặc biệt để chống lại chiến xa vô địch thiên hạ của nước Sở.”
Hoàn Độ với sách lược ấy, đích thị là đã vận dụng “kế thiên” của Tôn Vũ, chính là “Lợi dụng địa hình trong chiến tranh, biết địch để thắng, lường trước khó khăn đó là thượng tướng chi đạo. Biết sử dụng những điều ấy, đánh tất thắng, không biết, đánh tất bại.” Hoàn Độ hiểu cặn kẽ địa hình nước Sở, đã từ bỏ cách thức dùng chiến xa.
Hạp Lư nói: “Bộ binh hành quân rất chậm. Việc này phải giải quyết ra sao?”
Bạch Hỉ xen vào: “Ngẫm thì thật dễ, hiện tại trung và hạ du sông Hoài thì chúng ta đã khống chế hạ. Lần theo sông Hoài tây tiến, đến Hoài Dương bỏ thuyền vượt qua tam quan rồi tiến về phía nam đến Hán Thủy, lần theo dòng sông đi lên, xộc thẳng đến Dĩnh Đô.”
Hoàn Độ bổ sung: “Công thật khéo, địch sẽ không biết thế nào mà thủ. Quân đội nước Sở rất kỷ luật và được huấn luyện cẩn thận, nếu toàn quân mà giao nhau, rất bất lợi cho quân ta. Do đó phải dùng nhiều cách để gây thiệt hại cho quân Sở, phân tán lực lượng phòng thủ, khiến người Sở không biết chỗ nào nên thủ, chỗ nào nên bỏ.”
Hạp Lư trầm ngâm, tổng kết ý kiến mọi người lại rồi nói: “Vậy kế hoạch viễn chinh lần này sẽ là theo sông Hoài ngược dòng đi lên, ở Hoài Dương bỏ thuyền lên bộ, tránh đụng độ nơi địch phòng thủ nghiêm mật là Phương thành, tiến về nam đến Hán Thủy, Sở quân phòng thủ quá nhiều nơi, binh lực phân tán, thành ra khả năng thắng trận của chúng ta tăng lớn.” Nói rồi nhìn trời cười dài, tiếng cười ấy quyết định một trận bộ binh đại chiến đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.
Binh Ngô với kế hoạch của Hoàn Độ, lựa chọn tam quan ở phía đông bắc nước Sở làm điểm đột phá, chính là đã đánh trúng điểm bạc nhược nhất trong tuyến phòng thủ của người Sở. Thật là “nhanh không phải ở tốc độ mà là ở sự bất ngờ”, “xa xôi khó dò, dùng kì binh mà thủ thắng.” Quả thật là đã đạt được cái mà Tôn Vũ gọi là “Chiến tranh ở nơi ta không biết, cần biết nhiều về địch. Biết nhiều về địch, ta không cần phải đánh nhiều.” Tôn Vũ ở dưới cửu tuyền nếu biết được chắc cũng cảm thấy vui vẻ.
Hạp Lư nói: “Chúng khanh nếu không còn dị nghị, lập tức chuẩn bị, chọn ngày xuất binh.”
Mọi người đều lớn tiếng đồng ý.
Hoàn Độ đích thị đã nhìn thấu nhược điểm của hắn.
Bất kể tâm ý hay chiến thuật đều được hai người không ngừng phân tích nhằm đưa ra những đòn cân não.
Tương Lão trở lại vẻ điềm tĩnh, lạnh lùng nói: "Hoàn Độ, hy vọng kiếm của ngươi cũng cứng rắn như miệng lưỡi của ngươi." Trường kiếm giơ cao quá đầu, kiếm thân hợp nhất từ khoảng cách ngoài hai trượng nhằm đầu Hoàn Độ bổ thẳng xuống. Lúc này cả thân hình và chiêu thức của hắn phối hợp một cách chặt chẽ, không có điểm sơ hở để tấn công, nhìn tưởng đơn giản nhưng thực ra sự vi diệu bên trong là thành quả của cả một quá trình rèn luyện chiêu thức lẫn tâm ý.
Tương Lão với một kiếm sấm sét mang sức mạnh vạn quân, vẽ trên bầu trời một đường cong kỳ ảo sầm sập đánh xuống.
Trường kiếm trong tay Hoàn Độ tùy tiện khua lên, vừa vặn kích trúng kiếm thân hợp nhất của Tương Lão, một tiếng “đang” rung động màng nhĩ vang lên, Tương Lão bật tung về phía sau, Hoàn Độ cũng loạng choạng lùi bước, khóe miệng cả hai đều trào máu tươi, lực phản chấn khiến họ phải đình thủ, thì ra đều đã thụ thương.
Hoàn Độ thoái lui dừng bước, chàng biết lần này ngạnh tiếp, cả hai phía đều tung hết thực lực, chỉ là chàng với Thiết Long kiếm tất chiếm tiện nghi. Chàng chỉ lo Tương Lão thay đổi chủ ý, thực sự muốn đào tẩu, do vậy chưa kịp vững tấn điều khí chàng đã lập tức mạo hiểm xuất kích.
Hoàn Độ nhanh như chớp tiếp cận Tương Lão, trường kiếm trong tay kỳ ảo phát xuất hàng ngàn tia kiếm khí, như cơn sóng dồn dập công đến hắn.
Tương Lão chỉ cười lạnh, trường kiếm như vụng về xảo diệu phản kích, táo bạo xuất ra một chiêu, tựa như xung kích giữa thiên binh vạn mã, tạo một cảm giác hết sức mãnh liệt.
Chỉ với một chiêu tưởng như bình thường ấy mà phát xuất một tiếng inh tai nhức óc của kim loại giao nhau, lưới kiếm khí của Hoàn Độ tạo ra nhất thời đình trệ, kiếm quang Tương Lão lạnh toát, bức bách Hoàn Độ thoái lui.
Hoàn Độ bị bức lùi lại, vừa rồi Tương Lão đích thực là đã lấy vụng về thắng tinh xảo, chàng tuy không lập tức bại trận nhưng nhất thời đã để đối phương chiếm thượng phong. Tương Lão được thể không nhân nhượng, mỗi kiếm bổ ra đều dùng hết chân lực, những mong mau chóng hạ thủ.
Hoàn Độ đã trổ hết khả năng nhưng vẫn ở thế hạ phong, chàng biết khi bại thế đã thành thì không thể bình phản. Khi đã lui đủ hai mươi tám bước, chàng bỗng cười lớn, trường kiếm đem toàn lực phản kích, bờ vai chàng cũng đã nhuốm máu. Tương Lão vì không muốn rơi vào thế đồng quy ư tận nên lùi lại gấp, chỉ nhằm vào vết thương trên vai của Hoàn Độ.
Hai người tạm thời bình thủ.
Hoàn Độ thân hình khẽ tiến lên trước, thân thủ như mãnh báo rình mồi. Trường kiếm thủ phía trước, chênh chếch hướng lên trời.
Tương Lão khụy gối, tả thủ nắm chắc kiếm, cũng chênh chếch trỏ hướng Hoàn Độ.
Hai người trông như khinh thị khiêu khích đối phương. Tương Lão cảm thấy phát sợ phán đoán và ý chí của Hoàn Độ, rõ ràng đang ở thế vô cùng bất lợi nhưng chỉ với thủ pháp đồng quy ư tận đã vãn hồi tình thế ngay lập tức.
Vết thương trên vai Hoàn Độ máu tươi tuôn lênh láng nhưng may mắn là chưa vào đến gân cốt, do đó cũng không đáng ngại.
Sát khí tràn ngập.
Đột nhiên cả hai cùng quát to một tiếng rồi lại lao vào nhau.
Lúc này tiếng binh khí giao nhau lại vang lên.
Hoàn Độ sắc mặt nhợt nhạt, thất khiếu trào máu tươi, trường kiếm tì xuống đất duy trì thân thể.
Đồng kiếm trong tay Tương Lão vỡ vụn ra các mảnh nhỏ, từ ngực hắn máu xối xả tuôn ra.
Tương Lão từ từ ngã xuống.
Hoàn Độ thầm nhủ thật là may mắn, hai người công lực tương đương, nhờ có “Thiết kiếm” mới thắng được đồng kiếm của Tương Lão, nếu không một kết cục đồng quy ư tận là tất yếu.
Tiếng Trác Bản Trường truyền lại: “Chúa công, đã giải quyết toàn bộ địch nhân.” Đồng thời lại hỏi tiếp: “Chúa công, người bảo làm gì tiếp đây?”
Khóe miệng Hoàn Độ như khẽ cười, yếu ớt nói: “Đại công cáo thành, lập tức rút thôi.”
...
Ba tháng sau Hoàn Độ quay lại nước Ngô, vì trận thắng Tương Lão mà tinh thần đại tiến, kiếm thuật của chàng cũng nhờ đó mà lên tới một cảnh giới mới. Được nghỉ ngơi ba tháng, thương thế của chàng đã hồi phục hoàn toàn. Trong lúc lưu lại nước Sở, một mặt chuyên tâm huấn luyện thủ hạ, một mặt chàng khổ tâm nghiên cứu kiếm thuật để có thể đối phó với Nang Ngõa trong tương lai.
Hoàn Độ quay lại phủ, định ngay lập tức tắm rửa thay quần áo để nhập cung gặp Ngô vương. Chàng gặp Thư Nhã và Di Điệp đang ở bên nhau, trông họ như đôi bạn tri giao. Hai nàng trông có vẻ gầy đi đôi chút nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp rung động lòng người.
Thư Nhã chăm chăm nhìn chàng, thần tình như trách móc, việc Hoàn Độ không cho nàng đi cùng, thật là khó mà giải thích.
Hoàn Độ giang đôi tay cường tráng, âu yếm ôm eo hai nàng, ôn nhu nói: “Thư Nhã, nàng không vui vì ta trở về hay sao?”
Di Điệp vội phân biện hộ nàng: “Không phải vậy đâu, Nhã muội ngày ngày mong chàng về…” Chưa nói dứt lời nàng đã đưa tay véo Thư Nhã một cái.
Hoàn Độ đã hiểu, thì ra Thư Nhã ngày ngày tới đây, bọn họ đã cùng nhau giãi bày tâm sự, không hiểu phụ thân nàng ta là Phu Khái Vương có biết việc này không? Chàng đột nhiên bâng quơ nói: “Tốt thôi! Cả hai hãy cùng nhau bồi tiếp ta tắm rửa mau.”
Hai nàng thẹn đỏ cả mặt, cùng nhau bỏ chạy.
***
Hoàn Độ tiến nhập Ngô cung, lập tức biết có đại sự phát sinh.
Ngô vương Hạp Lư cùng các đại thần tụ tập tại chính điện, nhìn Hoàn Độ quay lại, không hề tỏ ra vui mừng.
Ngũ Tử Tư hướng về phía Hoàn Độ ngắn gọn thông báo tình thế hiện tại.
Lệnh doãn nước Sở Nang Ngõa yêu cầu nước Sái cống ngọc bội và áo long cừu, nước Đường nạp ngựa. Vua hai nước thẳng thừng cự tuyệt làm cho Nang Ngõa động nộ, muốn bắt giữ vua hai nước, khiến cho các nước Trung nguyên đều bất bình.
Sái Chiêu Hầu liền cầu Tấn, thỉnh nước Tấn với danh nghĩa minh chủ Trung nguyên chinh phạt nước Sở. Lúc ấy Phạm Hiến Tử nước Tấn chủ trì, lấy danh nghĩa nhà Chu, hiệu triệu thiên hạ, hội họp ở Triệu Lăng gồm vua các nước Tấn, Lỗ, Tống, Vệ, Trần, Sái, Trịnh, Hứa, Tào, Cử, Chu (邾khác với nhà Chu周), Đốn, Hồ, Kỷ, Tiểu Chu, Đằng, Tiết cùng đại diện nước Tề và nhà Chu cũng đến tham dự, thanh thế rất lớn không gì sánh được.
Lúc ấy quyền lực nước Tấn ở trong tay Tuân Dần, hắn muốn Sái hầu đút lót nên khuyên Phạm Hiến Tử cự tuyệt xuất binh, thế mới cáo rằng: “Khi quốc gia gặp nguy khốn mới cầu chư hầu tập trung, tương trợ lẫn nhau, không phải là khó lắm sao? Nước ngập mới đóng thuyền, bệnh đến mới chữa liệu có được không? Bỏ minh kết oán, mất đi đại nghĩa lại chưa chắc đã gây tổn hại gì cho nước Sở, không bằng từ chối Sái hầu. Chúng ta cứ đắp thành cho chắc, dĩ dật đãi lao thì nước Sở cũng không làm gì được.”
Phạm Hiến Tử vì vậy không xuất binh, kế hoạch tiến đánh Sở phải bỏ giữa chừng. Nước Tấn thành ra thất tín với thiên hạ, địa vị minh chủ bị lung lay cũng như không thể sai khiến chư hầu, biến thành một minh chủ chỉ trên danh nghĩa.
Hai nước Sái, Đường không còn chỗ bấu víu chuyển sang cầu viện Ngô Vương Hạp Lư. Vua Ngô vừa mừng vừa sợ, do đó mới triệu tập mọi người để bàn bạc, vừa vặn đúng lúc Hoàn Độ trở lại.
Mọi người thương nghị đã hai thời thần nhưng chưa có kế sách gì, nay Hoàn Độ vừa từ nước Sở trở về, mọi người rất mong nghe chủ ý của chàng.
Hoàn Độ từ từ nói: “Bắt đầu từ ba năm về trước, chúng ta đã chiếm đoạt được ba vị trí trọng yếu của nước Sở ở lưu vực sông Hoài là Sào, Châu Lai và Chung Ly, qua đó toàn diện khống chế trung và hạ lưu sông Hoài. Chiến thuyền của chúng ta đã có thể tiến thẳng đến Kinh Sở. Như vậy trong cuộc chiến tranh trường kỳ với nước Sở chúng ta đã có địa lợi. Khiếm khuyết duy nhất là một cái cớ để chúng ta có thể viện vào mà phát động tổng tấn công. Do vậy hiện tại không phải là một thời cơ tốt hay sao?”
Mọi người đều đồng ý, Bắc thượng tranh bá vốn là quốc sách của nước Ngô. Kỳ thật cùng với việc làm cho dân giàu nước mạnh, mở mang bờ cõi chính là phương hướng của tất cả các quốc gia lớn nhỏ thời Xuân Thu Chiến Quốc, nếu không thì sớm muộn cá lớn cũng nuốt cá bé, khó mà tránh khỏi diệt vong.
Hạp Lư nói: “Không biết Tôn tướng quân ra đi lần này có thu hoạch gì không?”
Chúng nhân chăm chú lắng nghe, lần này tiến công nước Sở gấp gáp, chiến lược là một nhân tố tối quan trọng.
Hoàn Độ cười nhẹ, vẫn dò ý tứ nói: “Nếu đại vương phê chuẩn, tiểu tướng sẽ bẩm báo chi tiết sau. Hiện tại, thần muốn nghe cao kiến của mọi người.”
Hạp Lư biết nhất cử nhất động của chàng đều mang thâm ý nên cũng cười nói: “Đương nhiên là được, các vị có cao kiến gì không?”
Bạch Hỉ nói: “Như chúng ta đã phân tích, việc đánh bại nước Sở cốt ở đánh nhanh thắng nhanh. Sở dĩ như vậy bởi ta đã biết địa hình nước Sở, có thể vạch ra lộ tuyến tiến vào Dĩnh đô (kinh đô nước Sở) một cách nhanh nhất.” Nói đến đây Bạch Hỉ hết sức cao hứng, thận trọng nhìn phản ứng của chúng nhân, chỉ thấy mọi người chăm chú lắng nghe, khoái trí nói tiếp: “Thần đã có thể mường tượng ra cảnh chúng ta xuôi theo bờ nam sông Hoài nhằm phía tây thẳng tiến, xuyên qua Đại Biệt sơn, tấn công Phương thành, tiến về nam tới Dự Chương. Do Dự Chương phía Tây trải dài đến Hán Thủy, địa phương này quả thật là một nơi trọng yếu nên chiếm vì từ đây kỵ binh chỉ cần ba ngày là có thể tiến nhập Dĩnh Đô, đại vương thấy thế nào?”
Ngũ Tử Tư nói: “Bạch tướng quân thiết kế đường hành quân đánh Sở, không nghi ngờ gì là một lộ tuyến tiến nhập Dĩnh Đô nhanh như chớp, vi thần không có gì băn khoăn, chỉ là, nếu lúc đó địch nhân chặn đường, trùng trùng vây hãm thì biết làm sao. Vì rằng: Phương Thành là nơi tập trung quân tinh nhuệ của Sở, các nước phía Bắc lại tranh thủ đánh ta, như thế sẽ rơi vào thế bị kìm kẹp, thêm nữa chủ sự nơi đó là Vũ Thành Hắc tinh thông binh pháp, lại dĩ dật đãi lao, chúng ta có thắng hay không không thể biết được.”
Bạch Hỉ đáp: “Tướng quân quá lo rồi, chỉ khi chúng ta kéo dài thời gian hành quân, quân địch mới có thời cơ tấn công thôi.”
Phu Khái Vương nói: “Thần cũng rất đồng cảm với nỗi lo của mọi người. Lúc trước khi chúng ta liên tiếp giành thắng lợi, đoạt liền ba ấp Châu Lai, Chung Ly và Sào, vây “Huyền”, chiếm “Tiềm”, công “Lục” (đoạn này mong độc giả xem thêm lịch sử cho tỏ) bức bách nước Sở ngay trên lãnh thổ của chúng, tạo nên ưu thế bây giờ; tại vì lúc đó “địch xa ta gần”, kinh đô Sở quá xa để chi viện, tạo thành thế tất bại. Tuy nhiên lúc này đại quân Ngô chúng ta xuất chinh, tình thế đảo ngược, biến thành “địch gần ta xa”, không thể như cũ được. Quân ta gắng sức, giả như quân tinh nhuệ Sở chỉ độ ba vạn, thì ta có thể thắng Sở nhưng nếu hậu viện của chúng đổ ra liên tục, chúng ta sẽ không còn chiến thắng nữa.”
Chúng nhân câm lặng không nói gì, Phu Khái Vương vốn chủ chiến, nhưng khi phân tích tình hình lại không ủng hộ một cuộc viễn chinh đến Sở.
Như vậy nhất đẳng đại thần đã biểu thị thái độ không ủng hộ cuộc xuất chinh.
***
Hạp Lư trù trừ suy nghĩ, nếu không lợi dụng cơ hội này, làm sao có thể hoàn thành đại nghiệp tranh bá. Đột nhiên nhớ tới Hoàn Độ tức Tôn Vũ, người này ở nước Ngô đức uy đều thịnh, ngang bằng với Phu Khái Vương, Bạch Hỉ dưới trướng của ông. Lúc này Tôn Vũ (Hoàn Độ) chỉ cười nhẹ không nói, trông thần tình cao thâm khó dò, khiến người người không biết anh ta đang nghĩ gì.
Hạp Lư chợt lóe lên một ý, biết rằng Hoàn Độ thường để mọi người đưa ra những khó khăn trước, sau đó mới nhất nhất giải quyết, như vậy mới khiến chúng nhân tâm phục khẩu phục, không thắc mắc được gì. Ông liền nói: “Tôn tướng quân! Bây giờ ngài có thể nói lên cao kiến của mình được rồi đấy.”
Trong điện ngay lập tức không một tiếng động, yên lặng lắng nghe binh pháp gia nổi danh thiên hạ, xem làm sao anh ta có thể gỡ bỏ khó khăn, xoay chuyển thế cục.
Hoàn Độ chậm rãi cười nhẹ, nghĩ từ khi trau dồi kiếm pháp cũng như binh pháp đến mức đại thành; lúc này cùng Phu Khái Vương và Bạch Hỉ xuất quân đánh bại được quân Sở hùng mạnh thì thật thống khoái. Nếu bây giờ không làm cho chúng nhân tâm phục khẩu phục thì sau này đến Sở, mọi người sẽ không có lòng hợp tác và tin tưởng, tất yếu sẽ bại trận.
Hoàn Độ trầm giọng nói: “Chúng ta cùng nước Sở ở thế giằng co, thần cũng không cần phải đa ngôn nhắc lại, tuy nhiên thần sẽ chỉ ra cách thức để có thể giành chiến thắng, tất cả chỉ là vận dụng chiến thuật một cách linh hoạt. Lần này thần đến nước Sở thám thính, chính xác là đã đánh giá lực lượng của ta và địch, đã nghĩ đến kế hoạch tấn công. Thần tại “Thế Thiên” (một thiên trong Tôn Tử binh pháp) có đề xuất: “Người hữu hình còn ta vô hình, ta tập trung còn địch phân chia: ta tụ làm một, địch chia mười như vậy mười đánh một thì ta sẽ đông mà địch sẽ ít, lấy đông đánh ít ta sẽ thắng, rồi lại tiếp tục đánh, và cứ như vậy.”.”
Lúc ấy mục tiêu tiến đánh nước Sở thật rõ ràng là cần biết rõ sự phân bố binh lực. Thay vì quân Ngô cậy tài tiến binh thẳng vào Sở, họ có thể từ “hữu hình” biến thành “vô hình”, như vậy địch nhân tất nhiên vì phòng thủ nhiều chỗ mà binh lực phân tán, trong tình hình ấy sẽ có “ta tụ đối địch phân” và “ta nhiều cự địch ít”. Đạo lý ấy quả nhiên rất đơn giản và dễ hiểu, nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu thì cũng khó nói.
Hạp Lư thay cho chúng nhân hỏi liền: “Xin cho biết chi tiết.”
Hoàn Độ đáp: “Phía tây sông Hoài, đại tướng nước Sở là Thân Tức đóng quân ở đó đã lâu, nếu chúng ta đột nhiên tây tiến, đại chiến là không thể tránh khỏi, lấy ít địch nhiều, thắng thua thật khó dự đoán. Giả dụ qua cửa ải này, chúng ta sẽ tấn công Phương thành ở phía tây, khuấy đảo Dĩnh Đô ở phía nam, còn nếu lần lữa tiếp chiến dai dẳng, chúng ta sẽ đối đầu với trọng binh, trong thế viễn chinh ở xa, công thủ đều khó, mọi việc bất lợi thật không sao nói hết.”
Chúng nhân tỏ vẻ đồng ý, như vậy đã phản lại kế hoạch về một lộ tuyến mà Bạch Hỉ đã đề nghị.
Hoàn Độ thấy không ai đưa ra ý kiến gì, tiếp tục nói: “Điều quan trọng nhất là tránh Phương thành để không phải ngạnh tiếp, bỏ tây hướng nam, hành quân thật xa để bất ngờ tập kích, lấy công làm thủ, như vậy sẽ ngược với suy nghĩ của người Sở.” Nói rồi chỉ tư lự đứng đó, bất chợt cười nói: “Hỗn chiến kiệt sức.”
Chỉ thấy trong điện chúng nhân đã khẽ cười, không khí căng thẳng đã qua đi. Bốn tiếng “hỗn chiến kiệt sức” vốn phát xuất từ Vu Thần. Ngày xưa khi Vu Thần đi sứ nước Tề, có mang theo Hạ Cơ, công tử Phản và Tương Lão vốn hận đến tận xương tủy nên đã cùng nhau sát hại gia tộc Vu Thần, cùng nhau phân chia tài sản của ông ta. Vu Thần rất tức giận, liền theo Tấn và hiến kế cùng Ngô liên minh đánh Sở, do đó mới đi sứ sang Ngô và dâng kế “hỗn chiến kiệt sức”.
Đại thần Đấu Tân nói: “Hành quân về phía nam xuôi theo sông Hoài, không qua Phương Thành để tiến vào Dĩnh Đô mà đổi sang hướng nam, lộ tuyến là thế nào đây?”
Hoàn Độ đáp: “Câu hỏi này chính xác hỏi về mục đích chuyến đi sang Sở của thần.” Ngữ khí thể hiện một niềm tin sắt đá, chàng đã điều tra địa hình, dưới con mắt của chuyên gia binh pháp, tự nhiên là không còn gì phải nghi ngờ.
Hoàn Độ nói tiếp: “Xuôi theo sông Hoài đánh Sở có hai lộ trình, thứ nhất là Phương thành về phía Tây, đường khác là vượt qua Minh, Trực Viên và Đại Toại ba ải, nhằm hướng tây nam thẳng tiến, thẳng tới Hán Thủy, theo Hán Thủy tiến lên là nhanh chóng tiếp cận Dĩnh Đô.”
Phu Khái Vương cũng đồng tình, than rằng: “Tôn tướng quân cao kiến! Người Sở vì phòng vệ Dĩnh Đô mà đối với các quan ải phụ cận sẽ hết sức nghiêm cẩn. Với ba quan ải ở xa đó, lại có núi cao hiểm trở, không thể tiến về phía tây, chỉ có thể xuống phía nam, do đó phòng thủ sẽ thô sơ. Điều lo duy nhất là theo lộ tuyến đó thì phải đi qua nhiều đầm lầy, tam quan lại nằm trong dãy Đại Biệt sơn, đối với việc chúng ta thao tập chiến xa gần đây quả thật là đại đại bất lợi.”
Hạp Lư và Ngũ Tử Tư cùng cười nhẹ, ngầm khen Hoàn Độ có tài nhìn xa trông rộng, từ lâu đã có kế ứng phó.
Quả nhiên Hoàn Độ nói: “Dùng chiến xa cự chiến xa, chính thị là lấy sở đoản của ta đối sở trường của địch. Hơn nữa theo đường qua tam quan nam hạ, tuy có thông đạo để men theo, nhưng hai bên toàn núi non, thêm vào đó sông hồ chằng chịt, vận chuyển chiến xa rất bất lợi. Do vậy đó là điểm trọng yếu quyết định thành bại. Ta sẽ lấy sự linh hoạt của bộ binh, sự cơ động của kị binh cùng với sự phối hợp của vũ khí đặc biệt để chống lại chiến xa vô địch thiên hạ của nước Sở.”
Hoàn Độ với sách lược ấy, đích thị là đã vận dụng “kế thiên” của Tôn Vũ, chính là “Lợi dụng địa hình trong chiến tranh, biết địch để thắng, lường trước khó khăn đó là thượng tướng chi đạo. Biết sử dụng những điều ấy, đánh tất thắng, không biết, đánh tất bại.” Hoàn Độ hiểu cặn kẽ địa hình nước Sở, đã từ bỏ cách thức dùng chiến xa.
Hạp Lư nói: “Bộ binh hành quân rất chậm. Việc này phải giải quyết ra sao?”
Bạch Hỉ xen vào: “Ngẫm thì thật dễ, hiện tại trung và hạ du sông Hoài thì chúng ta đã khống chế hạ. Lần theo sông Hoài tây tiến, đến Hoài Dương bỏ thuyền vượt qua tam quan rồi tiến về phía nam đến Hán Thủy, lần theo dòng sông đi lên, xộc thẳng đến Dĩnh Đô.”
Hoàn Độ bổ sung: “Công thật khéo, địch sẽ không biết thế nào mà thủ. Quân đội nước Sở rất kỷ luật và được huấn luyện cẩn thận, nếu toàn quân mà giao nhau, rất bất lợi cho quân ta. Do đó phải dùng nhiều cách để gây thiệt hại cho quân Sở, phân tán lực lượng phòng thủ, khiến người Sở không biết chỗ nào nên thủ, chỗ nào nên bỏ.”
Hạp Lư trầm ngâm, tổng kết ý kiến mọi người lại rồi nói: “Vậy kế hoạch viễn chinh lần này sẽ là theo sông Hoài ngược dòng đi lên, ở Hoài Dương bỏ thuyền lên bộ, tránh đụng độ nơi địch phòng thủ nghiêm mật là Phương thành, tiến về nam đến Hán Thủy, Sở quân phòng thủ quá nhiều nơi, binh lực phân tán, thành ra khả năng thắng trận của chúng ta tăng lớn.” Nói rồi nhìn trời cười dài, tiếng cười ấy quyết định một trận bộ binh đại chiến đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.
Binh Ngô với kế hoạch của Hoàn Độ, lựa chọn tam quan ở phía đông bắc nước Sở làm điểm đột phá, chính là đã đánh trúng điểm bạc nhược nhất trong tuyến phòng thủ của người Sở. Thật là “nhanh không phải ở tốc độ mà là ở sự bất ngờ”, “xa xôi khó dò, dùng kì binh mà thủ thắng.” Quả thật là đã đạt được cái mà Tôn Vũ gọi là “Chiến tranh ở nơi ta không biết, cần biết nhiều về địch. Biết nhiều về địch, ta không cần phải đánh nhiều.” Tôn Vũ ở dưới cửu tuyền nếu biết được chắc cũng cảm thấy vui vẻ.
Hạp Lư nói: “Chúng khanh nếu không còn dị nghị, lập tức chuẩn bị, chọn ngày xuất binh.”
Mọi người đều lớn tiếng đồng ý.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook