Kinh Độ Vong FULL
Chương 96


Trường An là đất kinh kỳ, có nhiều đại phu và bà đỡ lành nghề.

Liên Đăng mời người kê thuốc phá thai, đại phu nói biện pháp rất đơn giản.

Ông lấy bọc giấy to bằng lòng bàn tay từ trong hộc tủ ra, đặt lên bàn rồi nói: “Đốt mười con manh trùng, nghiền thành bột rồi uống cùng rượu nóng, cái thai khắc mất.”
Đại Lịch dân phong cởi mở, chuyện mấy cô gái trẻ tuổi phá thai cũng bắt đầu nhiều hơn nên bài thuốc lúc nào cũng có sẵn.

Có người hỏi là lấy ra luôn, nhanh gọn lẹ.
Liên Đăng trả tiền rồi ra khỏi tiệm thuốc, mặt chẳng vui cũng chẳng buồn, Đàm Nô lại vô cùng lo lắng: “Muội vẫn nên suy nghĩ lại đi.

Chuyện này nguy hiểm lắm, không cẩn thận là mất mạng đấy.

Nếu muội muốn giữ đứa bé thì tôi với muội cùng nuôi nó.

Nó sẽ không giống chúng ta đâu.”
Chuyện Liên Đăng đã quyết thì sẽ không bao giờ thay đổi.

Cô châm đèn, mỉm cười với Đàm Nô: “Sau này tỷ còn phải gả cho Tiêu tướng quân, sẽ có con của mình, tôi không thể để tỷ lỡ làng vì chuyện của tôi được.

Tỷ yên tâm, không sao đâu.

Cho dù không qua được thì cũng coi như ông trời thương xót phận tôi, không nỡ nhìn tôi sống mệt mỏi như thế nữa.

Hơn nữa tôi cũng không thể chôn vùi cả cuộc đời chỉ vì sự ngông cuồng tuổi trẻ được.

Tôi còn phải tìm lang quân như ý để gả đi nữa chứ.

Nếu dẫn theo con nhỏ thì sợ là đến anh chăn dê cũng chẳng thèm lấy tôi.”
Đàm Nô biết nói ra lời này khiến Liên Đăng đau hơn cả bị moi tim.

Nếu không phải đã thất vọng đến tột độ thì trên đời này có người mẹ nào lại muốn giết con mình.

Đàm Nô không khuyên được cô, chỉ đành trông chừng bên cạnh cô.

Liên Đăng là người gan dạ, nếu đã quyết định từ biệt quá khứ thì sẽ không cần Đàm Nô giúp chuyện gì hết.

Đàm Nô nhìn cô đặt manh trùng lên thìa đồng rồi nướng chín, từng con từng con một, vô cùng tập trung như đang cử hình nghi thức thần thánh.

Đàm Nô rất khó chịu, nhỏ giọng bảo: “Muội lên giường nằm đi, để tôi làm cho.”
Liên Đăng lắc đầu, vẻ mặt kiên định: “Chuyện của tôi, để tôi tự làm.”
Cô bày giấy tuyên qua, đặt manh trùng lên trên rồi nghiền nát, nhìn đống bột đen sì mà chỉ thấy buồn nôn.

Lúc này, rượu trong siêu cũng đã bắt đầu bốc hơi nóng, cô nhấc lên rót một chén.

Tất cả đều đã sẵn sàng, chỉ thiếu một bước cuối cùng.


Cô ngồi quỳ đầy nghiêm trang, hít một hơi thật sâu.

Đầu cô rối như tơ vò, cuối cùng không kiềm chế được mà òa khóc.
Cô vẫn không nỡ.

Lúc phải đối mặt với quốc sư đời trước trong quân doanh, cô tràn đầy ý chí đấu tranh hoàn toàn là vì đứa bé này.

Bao phen ngàn cân treo sợi tóc, cô vẫn mang theo nó thoát được kiếp nạn, chạy trốn tới Trường An, không ngờ cuối cùng đều thành công dã tràng.

Cô không còn gì nữa rồi.

Nỗi oán hận trong lòng cô lớn đến mức chính cô cũng phải sợ hãi.

Sinh đứa bé ra rồi, cô cũng không thể trở thành người mẹ tốt, nếu đã thấy trước được bi kịch thì chi bằng giải quyết dứt khoát ngay lúc này.
Sợi dây liên kết cuối cùng giữa cô và Lâm Uyên đứt đoạn từ đây.

Cô nóng lòng muốn được tái sinh.

Cô đã quá mệt mỏi, cực khổ, chẳng còn cảm nhận được chút vui vẻ nào nữa.

Liên Đăng vê hai góc giấy tuyên lại, do dự một thoáng, cuối cùng vẫn quyết tâm dốc bột phấn vào miệng.
Rượu ấm và bột phấn vào bụng, Liên Đăng có cảm giác mọi thứ đã kết thúc.

Cô giơ chén rượu lên, đập mạnh xuống đất, tiếng “choang” vang lên, chén rượu vỡ tan tành, vạch rõ giới hạn với quá khứ.
Cô đứng dậy, lảo đảo trở lại giường nằm.

Người cô rét run, quấn chặt lấy chăn.

Đàm Nô đốt than cho cô, rót một ấm nước nóng để cô chườm bụng.

Liên Đăng nhắm mắt lại, cảm nhận thật tỉ mỉ.

Ước chừng qua một tuần nhang, cô bắt đầu đau lâm râm, cơn đau lan từ bụng dưới đi khắp toàn thân.

Dần dần, cơn đau trở nên dữ dội, nỗi đau bứt rứt như kim châm, như xé bụng, rất khó diễn tả.

Trước kia, cô từng bị đau bụng kinh, nhưng nỗi đau lúc này còn lớn hơn thế gấp chục lần.

Liên Đăng toát hết cả mồ hôi lạnh mà vẫn c4n góc chăn, không rên lấy một tiếng.

Đã làm sai thì phải gánh chịu hậu quả.

Càng đau thì ghi lòng tạc dạ, cho sau này khỏi mắc phải sai lầm tương tự.
Người cô như trải qua thiên chùy bách luyện, gần như vỡ vụn.


May mà cơn đau vật vã ấy kéo dài không lâu, chỉ độ hai tuần trà, bỗng nhiên có dòng nước ấm chảy ồ ra.

Liên Đăng khẽ thở phào, cơn đau nhức nhối cũng thuyên giảm, có lẽ đã kết thúc rồi.
Thân thể trống rỗng, cõi lòng cũng trống rỗng.

Cô ngửa đầu, lệ tuôn thành sông.

Đàm Nô ở bên cạnh không nhịn được phải lên tiếng: “Tuyệt đối không được khóc.

Trong thời gian ở cữ mà để tổn hại cơ thể là sau này ốm yếu cả đời đấy.

Quá khứ đã qua rồi.

Từ nay trở đi, hết thảy đều bắt đầu lại từ đầu.”
Đàm Nô nhét nệm cho Liên Đăng dựa lưng, bón trà gừng táo tàu cho cô.

Vừa mới phá thai xong phải giữ ấm cơ thể, không được chịu lạnh.

Liên Đăng không cựa quậy nổi, Đàm Nô phải dọn dẹp cho cô.

Cô ấy vạch chăn, rút tấm nệm dưới người cô ra, nhìn thấy trong vũng máu loang lổ có một hình hài nhỏ bé, dài khoảng hai tấc, vô cùng tội nghiệp! (2 tấc Trung Quốc ~ 6,66 cm)
Đàm Nô không dám cho Liên Đăng xem, sợ cô đau lòng.

Cô ấy tìm một hộp son bạch ngọc, đặt đứa trẻ vào rồi chôn dưới gốc cây đào, bày nến hương, đồ cúng đã chuẩn bị từ trước ra.

Đàm Nô chắp tay lạy: “Đừng trách mẹ cháu.

Không phải lỗi của cô ấy.

Đi tìm gia đình tốt đi, sau này xe cao tứ mã, phong hầu báo tướng.”
Đàm Nô đang nói thì ngoài viện có tiếng đập cổng đầy vội vã.

Cô đi ra hỏi xem ai, bên ngoài truyền vào giọng của Phương Châu: “Cô nương mau mở cổng, Liên Đăng đã về chưa?”
Đàm Nô cố nén cơn bực bội, sang sảng đáp lại: “Xuân quan tới làm gì? Đã bảo không còn dính líu gì đến Thái Thượng thần cung của mấy người rồi cơ mà.

Đừng có đeo bám bọn tôi nữa!”
Lần này, một gióng nói khác vang lên, nghe hơi tiều tụy, thều thào: “Đàm Nô, mở cửa.

Là bổn tọa.”
Tim Đàm Nô lỡ mất hai nhịp, chẳng lẽ là cô nghe nhầm ư? Sao lại nghe như quốc sư thế? Cô lại gần nhòm qua khe cổng.


Quả nhiên, vẫn là gương mặt quen thuộc ấy, chỉ là không còn thần thái như trước nữa.
Lòng cô tràn đầy căm hận.

Quốc sư hại Liên Đăng thành ra như thế mà vẫn không biết xấu hổ tới đây u? Nếu đến thì tại sao không đến sớm hơn? Bây giờ cơ hội đã qua, tất cả đều đã muộn màng.

Cô nói đầy căm ghét: “Quốc sư về cho, Liên Đăng từng nói kiếp này sẽ không bao giờ gặp lại quốc sư nữa.

Quốc sư tới cũng vô ích thôi.”
Chàng ta không nghe, vẫn thành khẩn gõ cổng: “Để tôi gặp nàng một lần đi.

Tôi có lời muốn nói với nàng.”
Đàm Nô lui về sau mấy bước: “Quốc sư tới muộn rồi.

Nếu tới sớm hơn một bước có lẽ còn cứu vãn được.

Bây giờ… về đi thôi!”
Chàng ta giật thót đứng ngây ra.

Tới muộn rồi là sao? Đứa bé không còn nữa ư? Chàng ta không chống nổi người, hai tay chụp lên cánh cổng, trượt xuống, quỳ trên bậc thềm.

Bầu trời như sụp đổ, đầu óc chàng ta cũng tê dại, cảm giác thất bại, chẳng thể cứu vãn được gì ập tới, ngỡ như sức mạnh dời non lấp bể đang chôn vùi chàng ta.

Tùy tùng tới đỡ lại bị chàng ta phất tay cho lui, vẫn một mực cố chấp gõ cổng, nói không ngừng: “Để tôi gặp nàng đi, tôi có lời muốn nói với nàng… Mở cổng ra, cầu xin cô đó…”
Quốc sư là người kiêu ngạo, bình thường sẽ không bao giờ thốt ra hai chữ cầu xin.

Bây giờ, chàng ta cúi mình như thế, không chỉ người của thần cung mà ngay cả Đàm Nô cũng thấy chua xót.

Nhưng biết sao bây giờ, cô đã chứng kiến mọi nỗi khổ cực Liên Đăng phải trải qua.

Cô thương Liên Đăng nên lại càng căm ghét chàng ta hơn.

Cô không hề mở cửa mà còn cài thêm then: “Bây giờ Liên Đăng đang suy yếu, phải điều dưỡng cho tử tế.

Nếu quốc sư thực sự muốn gặp thì chờ cô ấy khỏi hẳn rồi nghe ý cô ấy sau.

Tôi không dám tự ý quyết định, cũng sẽ không mở cửa cho quốc sư.

Nhưng nếu quốc sư vẫn còn niệm tình khi xưa thì mong quốc sư hãy nghĩ cho kĩ, cô ấy có lỗi với quốc sư ở điểm nào, tại sao cô ấy lại bị quốc sư đối xử như thế!”
Quốc sư quỳ ngoài cổng, đè nguc thở d0c nặng nề, bùn đất dính đầy lên áo bào trắng tinh cũng chẳng khiến chàng ta đoái hoài, chỉ ra sức đập cổng: “Trong này có hiểu lầm, để tôi gặp nàng, tôi sẽ tự giải thích cho nàng… Lòng tôi cũng sắp tan nát rồi, cô mau mở cổng ra!”
Đến cuối cùng, chàng ta vẫn luyến tiếc mối tình này, tiếc thay đã quá muộn.

Đàm Nô quay đầu nhìn áng mây phía chân trời, mây rất dày, có vẻ lại sắp có tuyết rơi rồi.
Cô thở dài: “Quốc sư sai nhất ở chỗ không nên vì tìm “Kinh độ vong” mà bỏ cô ấy ở lại quân doanh với người khác.

Liên Đăng là cô gái tốt, không chỉ quốc sư thích cô ấy mà người khác cũng sẽ thích.

Cô ấy tốn bao công sức mới trốn thoát, bôn ba suốt hai ngày một đêm chạy từ Lũng Châu tới Thần Hòa Nguyên tìm quốc sư, vậy mà quốc sư lại đóng cửa không chịu gặp, thậm chí còn không cho cô ấy một chỗ nghỉ chân đã đuổi cô ấy đi.

Sao bây giờ còn muốn đến tìm cô ấy?”
Chàng ta chỉ im lặng lắng nghe, câu “người khác cũng sẽ thích” khiến chàng ta kinh hoàng đến tột độ.

Chẳng lẽ “người khác” ấy chính là sư phụ ư? Thì ra là thế… Thì ra là thế… Chàng ta càng ra sức đạp cổng, gom hết chút sức lực cuối cùng nói: “Tôi biết tôi sai rồi, để tôi gặp nàng đi, đừng để đến khi ch3t tôi vẫn phải mang theo hối hận.”

Bên trong không có động tĩnh gì, có lẽ người đã đi rồi.

Phương Châu đứng cạnh nhìn mà sốt ruột không chịu được.

Tường viện ở đây chỉ cần nhảy cái là qua, cần gì phải phí nhiều lời đến thế! Anh ta chắp tay với quốc sư: “Thuộc hạ đi vào mở cửa cho tọa thượng, cứ gặp Liên Đăng đã rồi tính sau…”
Vừa dứt lời, cánh cổng lớn đã mở ra.

Đàm Nô đứng sau cổng, vẻ mặt lạnh lùng.

Vốn dĩ, cô còn định nói thêm mấy câu độc ác, song thấy quốc sư đến đứng thôi cũng cần người đỡ thì lập tức quên sạch lời muốn nói.

Nhưng rồi ngẫm lại, quốc sư quỷ kế đa đoan, ai biết chàng ta có đang giả vờ hay không, thế là cô lại tức giận cất lời: “Tôi chỉ có thể mở cổng được thôi.

Cô ấy có chịu gặp quốc sư hay không thì tôi không dám khẳng định.

Nhưng tôi nói trước, bây giờ cô ấy không chịu nổi k1ch thích đâu.

Nếu Liên Đăng không muốn gặp thì mong quốc sư chớ ép buộc cô ấy.”
Chàng ta không đáp lời cô mà chỉ thất thểu rảo bước vào trong: “Con tôi đâu rồi? Có còn không?”
Đàm Nô cay cay sống mũi, xoay người dẫn quốc sư đến mảnh sân phía sau, chỉ vào dưới gốc đào xa xa: “Ở chỗ đó.”
Chàng ta gạt tùy tùng ra, loạng choạng bước tới, phần mộ nhỏ mới đắp đập vào mắt chàng ta đau nhói.

Lâm Uyên ngồi phệt xuống dùng tay đào đất, moi ra chiếc hộp bạch ngọc, nâng trong lòng bàn tay mà không dám mở ra.
Đàm Nô nâng tay áo đi tới, giọng khàn khàn: “Có lẽ quốc sư không thể nào cảm nhận được hết thảy những gì cô ấy phải trải qua.

Nhưng tôi thì có.

Quốc sư nói yêu cô ấy, nhưng thực chất quốc sư chỉ yêu bản thân thôi.

Nếu để tâm cô ấy thì quốc sư sẽ không quên rằng cô ấy là con gái, lúc nào cũng cần yêu thương trân trọng.

Tại sao con gái khắp thiên hạ lại tìm lang quân? Bởi vì họ cần chốn nương tựa có thể che chở mọi gió mưa cho mình.

Nhưng quốc sư đã làm gì với cô ấy? Lúc cần thì dỗ dành cô ấy, lúc không cần thì vứt bỏ, để cô ấy tự sinh tự diệt.

Tại sao cô ấy phải chờ quốc sư chứ? Quốc sư biết bói quẻ tính số mệnh, chẳng lẽ lại không tính được ngày hôm nay ư?”
Nếu là bình thường, có ai dám to gan ngang nhiên quở trách chàng ta như thế? Đàm Nô cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần phải liều mạng với chàng ta.

Thế nhưng chàng ta chỉ ngước mắt nhìn, sắc mặt trắng bệch, ánh mắt rã rời, chẳng còn giống chàng ta nữa.

Chàng ta chăm chú nhìn cô trong chốc lát rồi cúi đầu vuốt v3 hộp ngọc, ngón tay dính đầy bùn đất run run chậm rãi mở hộp ra.
Cho dù trước đó đã phải lấy hết can đảm để mở hộp nhưng khi tận mắt trông thấy, chàng ta vẫn đau đến tột cùng.

Con chàng ta mới đầy ba tháng, sinh mệnh yếu đuối như thế, nói mất là mất luôn.

Chàng ta cố gắng phân biệt tay chân của con, có thể thấy rõ ngón tay, ngón chân của đứa bé.

Quốc sư ngẩng đầu lên, cảm thấy có gì đó lăn xuống từ khóe mắt, rơi vào cổ áo.

Chàng ta không biết phải làm gì, chỉ dõi trông khoảng trời u ám, lẩm bẩm: “Nàng nỡ nhẫn tâm đến thế… nhẫn tâm đến thế…”
- -----oOo------.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương