Kiêu Phong
Quyển 5 - Chương 212: Di giá

Chiến báo của sông Đại Thông, Lục Thất không có phát đến Khai Phong Phủ báo tin thắng trận, nhưng có phát hướng Phúc Châu báo tin thắng trận, do triều đình Phúc Châu ban bố tuyên cáo, nhằm tăng mạnh uy vọng của hắn, gây kinh sợ hạng người mang dã tâm không an phận.

Sau cuộc chiến hắn trở về thành Trường An, chiến dịch sông Đại Thông bắt sống được hơn bốn vạn chiến mã, Tây Ninh đô đốc phủ đã có điều kiện để thành lập năm sáu vạn kỵ quân, cơ bản không sợ Thổ Phiên phản công, biên giới phòng thủ cũng có thể kéo dài qua hồ Thanh Hải.

Cùng Ba Lăng quân trở lại thành Trường An, Lục Thất lệnh Ba Lăng quân tiếp tục trú đóng ở mấy châu phía đông nam thành Trường An, nhân số ba mươi vạn quân lực quá nhiều, thời kỳ hòa bình sau chiến tranh nên để cho tướng sĩ trải qua cuộc sống bình thường, tạm thời trở thành quân thường trực Lục Thất có thể nhanh chóng điều động.

Nửa tháng sau chiến dịch sông Đại Thông, Chu hoàng đế ở Khai Phong Phủ rốt cục có phản ứng, tuyên bố dời đô đến thành Trường An, Khai Phong Phủ trở thành thủ đô thứ hai, toàn thể Khai Phong Phủ nơi nơi xôn xao, hơn phân nửa vì Khai Phong Phủ mất đi địa vị Kinh thành mà bàng hoàng, Kinh thành mang ý nghĩa là căn bản của sự phồn hoa tôn quý, một khi trở thành thủ đô thứ hai, rất có thể sẽ đi về hướng tiêu điều.

Tuy rằng bàng hoàng không muốn tiếp nhận, nhưng sau khi Hoàng đế tuyên bố, cũng không có dẫn phát sự phản đối của đại thần và huân quý, Trịnh Vương trở thành người đóng giữ Khai Phong Phủ, Hàn Thông làm phó quan đóng giữ, Tiết Cư Chính kiên trì muốn ở lại Khai Phong Phủ phụ tá Trịnh Vương, được để lại chủ trì chính sự.

Chu hoàng đế xa giá rời khỏi Khai Phong Phủ, sau khi Tống quốc bị diệt Khai Phong Phủ cũng tiến hành giải tán quân cho về quê, cho nên quân lực chỉ có mười vạn, giữ lại năm vạn trấn thủ, năm vạn theo hộ giá Chu hoàng đế và rất nhiều văn võ bá quan, cùng với mấy trăm đại biểu huân quý.

Khi xa giá đến thành Lạc Dương, Tào Bân ra khỏi thành tiếp giá, Phan Mỹ cũng từ Tương Châu đến kiến giá, Phan Mỹ biết Chu quốc đại thế đã mất, chỉ bằng hơn mười vạn quân lực của y, căn bản đã là hoàn cảnh bốn bề thọ địch, nhưng Chu hoàng đế và Lục Thiên Phong đều không có phát đến quân lệnh, cho nên chỉ có thể chờ, tuy nhiên quân chính của địa phương Tương Châu đã bị Trình Đức Huyền tiếp quản, cây cầu bắc qua Hán Thủy ở giữa Tương Phàn cũng đã được sửa xong, quân dân ở hai bờ sông Hán Thủy qua lại và thông thương như thường, căn bản không tồn tại sự đối địch.

Ngày kế, Chu hoàng đế khởi giá, Tào Bân và Phan Mỹ cũng đi theo, xem như giải thoát khỏi nhà tù “cát cứ”, lần nữa trở thành trọng thần của Chu hoàng đế, đại quân trùng trùng điệp điệp hướng về thành Trường An mà đi.

Tháng mười một, gió lạnh thấu xương, Lục Thất và Kỷ Vương mang theo người và hai vạn quân lực ra ngoài mười dặm thành Trường An nghênh giá, gặp xa giá của Chu hoàng đế, liền cung kính quỳ cả hai gối khấu đầu nghênh đón, sau đó cùng trở về thành Trường An.

Đến thành Trường An, năm vạn Cấm quân hộ giá nhận được chỉ dụ của Hoàng đế trú đóng ở ngoài thành, chỉ có cận vệ ban trực và năm ngàn Hổ Dực tả quân của Vân Cẩm Đông tiến vào thành Trường An, có quan viên thành Trường An an bài chỗ nghỉ ngơi cho đại thần và huân quý.

Lục Thất và Kỷ Vương, cùng với một số trọng thần đi theo xa giá của Chu hoàng đế hướng tới Đại Minh cung. Thành Trường An có ba tòa cung điện chủ yếu, theo thứ tự là Thái Cực cung, Đại Minh cung và Hưng Khánh cung, Đại Minh cung là cung điện lớn nhất tốt nhất, vị trí trên Long Thủ Nguyên thành bắc. Còn Thái Cực cung là trung tâm quyền lực của triều Đường thời kỳ đầu, ở trung tâm thành bắc, chính biến Huyền Vũ môn do Đường Thái Tông Lý Thế Dân phát động chính là xảy ra ở Thái Cực cung. Sau khi Lý Thế Dân lên ngôi, xây dựng cho Lý Uyên Đại Minh cung, về sau Đường Cao Tông kế vị, liền từ Thái Cực cung dọn đến Đại Minh cung tráng lệ quảng đại, khiến cho Đại Minh cung trở thành tượng trưng cho quyền lực của Đường triều.

Xa giá đã tới Đan Phượng môn của Đại Minh cung, Lục Thất quan sát thì thấy cung thành nơi này so với của Hoàng cung ở Khai Phong Phủ lớn hơn rất nhiều, mà tòa Đại Minh cung này so với Hoàng cung ở Khai Phong Phủ lớn hơn không chỉ mười lần. Mặc dù Lục Thất chưa từng tiến vào, nhưng có nghe người khác nói qua, rằng bức tường cung to lớn này bởi vì chiến loạn mà bị phá hư và đã nhiều năm không được tu sửa, nên rất cũ nát tan hoang.

Tiến vào Đan Phượng môn, dọc theo ngự lộ đi về phía trước, Đại Minh cung được chia làm ba đại điện, theo thứ tự là Hàm Nguyên điện của tiền triều, Tuyên Chính điện của trung triều, Tử Thần điện của nội triều. Tử Thần điện chính là khu vực nội cung, Thái Dịch trì trong nội cung có thể chơi thuyền du nhạc, xung quanh trì còn có quang cảnh vườn cây xinh đẹp, tuy nhiên Lục Thất nghe người ta bẩm báo qua, nội cung của Đại Minh cung vô cùng hoang vu tồi tàn.

Xa giá tới Hàm Nguyên điện, Hoàng đế truyền dụ cho Lục Thất và các trọng thần rời đi, chờ chỉ tuyên triệu. Lục Thất và các trọng thần biết Chu hoàng đế mệt nhọc, tuân dụ rời khỏi, chỉ để lại Kỷ Vương bầu bạn Chu hoàng đế, Vân Cẩm Đông và ban trực thì trấn thủ cung thành.

Lục Thất rời khỏi Đại Minh cung, trực tiếp trở về phủ Ngu Vương, không có đi gặp các đại thần và huân quý, lúc này không nên vì gấp gáp mà rước lấy sự chỉ trích lên án, hắn cũng không tính nhanh chóng lên ngôi Hoàng đế. Ngày nay hắn đã nắm trong tay mấy trăm vạn quân lực, đó mới là căn bản quyền lực của Hoàng đế, Hoàng đế không khống chế được quân quyền chỉ có thể là vật bài trí.

Nếu Chu hoàng đế đã đến thành Trường An, Lục Thất có thể kiên nhẫn chờ, như trước ở phủ Ngu Vương xử lý công văn từ các nơi đưa tới, những địa phương vốn xin chỉ thị xử trí của Khai Phong Phủ, Lục Thất không có phát lệnh thay đổi, nói cách khác chính vụ của Hà Nam đạo và Hoài Nam đạo vẫn như cũ thuộc quyền định đoạt của Khai Phong Phủ, liên quan đến quân sự thì phải đưa đến thành Trường An.

Nhoáng cái đã năm ngày trôi qua, Chu hoàng đế ở Đại Minh cung cũng không có triệu kiến, chỉ bảo Kỷ Vương bầu bạn, năm ngày sau Chu hoàng đế dụ lệnh Lục Thất tiến kiến, Lục Thất đến Đại Minh cung, không ngờ Chu hoàng đế đang ở trên thành môn lâu của Đan Phượng môn.

Lên thành môn lâu, Lục Thất thấy có ba mươi mấy vị trọng thần và huân quý Chu quốc, đang cùng Chu hoàng đế ngắm nhìn cảnh trí ngoài thành Trường An, đây cũng là một trong những ưu thế của Đại Minh cung, có thể thấy được quang cảnh và sự phồn hoa của thành Trường An.

- Thần bái kiến Bệ hạ, Hoàng thượng vạn tuế.

Lục Thất đi qua cung kính bái kiến.

- Thiên Phong, đến đây đi.

Chu hoàng đế ôn hòa tiếp đón, Lục Thất đi tới, vừa đi vừa gật đầu với các trọng thần và huân quý, Triệu Phổ và Thạch Thủ Tín cũng có ở đó, nhóm trọng thần và huân quý cũng đều khẽ gật đầu.

Lục Thất đứng ở bên trái Chu hoàng đế, Kỷ Vương ở bên phải Chu hoàng đế, Chu hoàng đế nhìn Lục Thất, ôn hòa nói:

- Thiên Phong, khanh có thể vẫn tôn kính trẫm, lòng trẫm rất được an ủi.

Lục Thất cười yếu ớt, ôn hòa nói:

- Thần đã từng nói với Bệ hạ, thật tâm kính trọng Bệ hạ, là Bệ hạ thương cảm dân sinh, lấy mình làm tấm gương thiết thực để cường quốc, mới có thể cho vùng Trung Nguyên được quốc thái dân an, vạn dân an cư. Sai lầm duy nhất của Bệ hạ chính là quá mức cứng rắn, không chịu thỏa hiệp đối ngoại.

Chu hoàng đế cười khổ, tiếp đó chuyển đề tài nói:

- Trẫm có một vấn đề không rõ, lấy khả năng của khanh thành lập Tấn quốc không tính ngạc nhiên, nhưng Tấn quốc mới lập, hẳn là ẩn chứa rất nhiều tai họa ngầm, vì sao khanh không ở Tấn quốc, quản chế quân thần Tấn quốc không phản, theo trẫm biết, quân lực của Tấn quốc đều là hàng tốt, khanh làm thế nào áp chế bọn họ không phản?

- Bệ hạ, tuy thần không có ở Tấn quốc chủ quản, nhưng thần có một vị phu nhân có thể so với Tiêu Hà (*) thay mặt thần chủ quản, ngoài ra thần cũng có đông đảo lương thần chí hữu ủng hộ, Trương Hồng Ba chính là một vị chí hữu của thần, thần đã từng cứu hắn, hiện giờ Trương Hồng Ba là Hải Đông quận vương. Dương Côn bây giờ đang trấn thủ Tây Ninh là huynh trưởng của thần, hai bên có thế giao từ đời cha chú. Quan Xung trấn thủ Phượng Tường là hậu nhân của Quan Vũ, tuyệt đối là một nam nhi trọng nghĩa, còn có vài vị chiến hữu đã trải qua sinh tử cùng thần, đều đang chấp chưởng quân quyền Tấn quốc.

Lục Thất nói.

(*) thừa tướng nhà Hán, cùng với Trương Lương, Hàn Tín là tam kiệt nhà Hán.

- Nghe khanh nói như vậy, tình hình của khanh và trẫm năm đó tương tự nhau.

Chu hoàng đế nói.

- Đúng là cùng với hoàn cảnh năm đó của Bệ hạ tương tự, bất đồng duy nhất chính là thần có một vị phu nhân am hiểu thuật trị quốc thay mặt thần cầm lái, mặt khác sau khi Tấn quốc thành lập, vẫn có cơ hội nghỉ ngơi lấy lại sức, nếu vừa mới lập quốc đã cùng bên ngoài phát sinh chiến sự tử thương thảm trọng, Tấn quốc tất sụp đổ vì loạn, đó cũng chính là nguyên nhân thần nguyện đến Chu quốc, thần lo lắng Chu quốc sẽ phát động chiến sự quy mô lớn với Tấn quốc, cho nên thần cần phải hiểu rõ được quân tình Chu quốc.

Lục Thất hồi đáp.

Chu hoàng đế gật đầu, nói:

- Khanh thân là người đứng đầu Tấn quốc lại tiến đến Chu quốc, là cử chỉ không khôn ngoan, nhưng lại là người đại dũng lấy hạt dẻ từ trong lò lửa, nếu như khanh không đến, có lẽ kết quả sẽ tái hiện cảnh Tào Ngụy và Tôn Ngô tranh bá năm đó, cuối cùng kẻ bại chính là khanh, bởi vì Tấn quốc của khanh mới được thành lập, quả thật không chịu nổi tổn thất gây ra do chiến tranh tàn khốc, nhất là quân tâm của hàng tốt rất dễ dẫn đến quân đội sụp đổ.

Lục Thất gật đầu, nhưng lại nói:

- Lời của Bệ hạ, thần chỉ có thể tán thành một nửa, thần cho rằng dù là tái hiện tình cảnh Nam Bắc tranh bá, cũng chưa chắc thần sẽ bại, bởi vì thần có ưu thế đột kích theo đường biển.

Chu Hoàng Đế lắc đầu, nói: "Của ngươi lục chiến nếu là lâm vào tàn khốc đúng tiêu hao, vậy ngươi Tấn quốc sẽ xuất hiện nghiêm trọng nội hoạn tạo phản, lúc kia, ngươi sẽ lâm vào được cái này mất cái khác hoàn cảnh, tài lực, lính đều đã lâm vào nghèo cho ứng phó, một khi của ngươi Tấn quốc xuất hiện không xong, ngươi cho rằng Giang Âm thuỷ quân còn có thể ủng hộ ngươi sao, cường nhân hằng cường, Tấn quốc nếu là lâm vào chiến loạn, rất nhiều quy thuận thế lực sẽ vứt bỏ ly ngươi rồi." Chu hoàng đế lắc đầu, nói:

- Nếu chiến sự trên đất liền của khanh chịu sự tổn thất tàn khốc, vậy trong Tấn quốc của khanh sẽ xuất hiện nội hoạn tạo phản nghiêm trọng, lúc đó, khanh sẽ lâm vào hoàn cảnh được cái này mất cái khác, tài lực, quân số đều sẽ gặp phải cảnh ứng phó tạm. Một khi Tấn quốc của khanh xuất hiện dấu hiệu bất ổn, khanh cho rằng thủy quân Giang Âm còn có thể ủng hộ khanh hay sao, cường giả hằng cường, nếu Tấn quốc lâm vào chiến loạn, rất nhiều thế lực quy thuận khanh đều sẽ vứt bỏ khanh.

Lục Thất gật đầu tán thành, Chu hoàng đế mỉm cười nói:

- Hôm nay, trẫm tuyên cáo Đại Chu đổi tên thành Đại Ngu đế quốc, niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc, bãi giá Hàm Nguyên điện.

Lục Thất và Kỷ Vương thối lui ba bước, cùng những đại thần huân quý khác hướng tới Chu hoàng đế hành lễ tuân dụ, sau đó Lục Thất đỡ Chu hoàng đế xuống thành lâu Đan Phượng.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương