Khứu Giác Mất Linh
-
Chương 3
Sáng sớm thứ hai, khi Trịnh Thừa Diễn tỉnh lại trời vẫn chưa sáng rõ. Hắn vươn tay tắt đồng hồ báo thức, ánh mắt dừng lại ở thời gian hiển thị trên đồng hồ điện tử đặt nơi đầu giường, đợi đầu óc tỉnh táo hơn mới vươn người với lấy đồng hồ.
Giờ báo thức này là tuần trước được cho Văn Nhạn Thư. Tối hôm qua trước khi ngủ, hắn không nhớ ra Văn Nhạn Thư đã mang xe về nên không cần phải dậy sớm hơn hai mươi phút để đưa anh đi làm nữa. Trịnh Thừa Diễn ấn nút “cạch” một tiếng, đặt báo thức các ngày trong tuần trở lại thời gian như lúc đầu.
Thời gian còn lại để ngủ thêm đến mèo cũng chê ít. Trịnh Thừa Diễn xuống giường, gót chân chạm phải một thứ gì đó vô cùng mềm mại, chú mèo núp dưới giường ngay tức khắc lao ra, hắn nhéo mặt nó, nói: “Mocha, lần sau mày có thể chạy vào phòng ngủ của em ấy không? Hầu như ngày nào tao cũng suýt đạp lên đuôi mày.”
Chú mèo còn chưa kịp xoay người lao ra ngoài thì Trịnh Thừa Diễn đã đè lưng nó xuống, hối hận nói: “Thôi bỏ đi, tao sợ em ấy nhặt lông mèo xong sẽ suy sụp cả người mất.”
Mocha nhào vào lòng hắn kêu một tiếng, Trịnh Thừa Diễn thấy thời gian vẫn còn sớm liền kiên nhẫn ngồi xổm bên giường trêu chọc mèo con: “Không rụng lông cũng không được, để em ấy ngủ thêm một lát”.
Sau khi dỗ dành mèo, Trịnh Thừa Diễn đứng dậy đi vào phòng tắm rửa mặt. Đến khi cầm lấy kem đánh răng sắp hết trên tay hắn mới nhớ ra món đồ cuối tuần mua ở siêu thị vẫn chưa xử lý.
Túi lớn kia vẫn đặt trên tủ ở lối vào, nếu đợi dì giúp việc đến giúp thì chắc sẽ phản tác dụng. Hắn không chậm trễ nữa, nhân lúc Văn Nhạn Thư vẫn chưa tỉnh, xuống lầu mang túi đồ nặng trịch kia lên.
Cái túi vang lên tiếng loạt soạt, hắn đóng cửa lại, dưới sự giám sát của Mocha lấy từng món đồ ra phân loại rồi đặt xuống.
Mở hộp kem đánh răng rồi cho vào cốc đựng nước súc miệng.
Cắt nhãn khăn dự phòng rồi đặt vào trong tủ.
Sao lại mang cát mèo lên chứ, đợi lát nữa mang xuống ban công tầng dưới vậy.
Cái túi dần trống rỗng, Trịnh Thừa Diễn ước lượng hai chai đồ vệ sinh cá nhân trong suốt rồi đặt chúng lên giá đồ dưới vòi hoa sen.
Khi trở lại phòng ngủ, hắn thấy Mocha đang chơi đùa với mấy cái túi, động tác xé rách tạo ra một loạt tiếng động không tính là quá chói tai. Trịnh Thừa Diễn chuẩn bị lấy cái túi ra khỏi móng vuốt của nó thì chú mèo đột ngột chạy đến đặt vào tay hắn một chiếc hộp.
…Là một hộp bao cao su siêu mỏng.
Trịnh Thừa Diễn nhìn chiếc hộp trong lòng bàn tay, hắn không nhớ mình đã ném thứ vô dụng này vào giỏ hàng từ khi nào.
Nhân viên thu ngân không thể thêm vào, Trịnh Thừa Diễn cầm biên lai đang nằm trên đất lên nhìn, trên đó ghi vô cùng rõ ràng danh sách mua hàng.
Hắn đứng trong phòng ngủ suy nghĩ thật kĩ, cạnh hộp hằn một vết nhẹ lên ngón tay hắn. Hắn suýt nữa đã xé rách màng nhựa, nhìn tới nhìn lui một lúc lâu, cuối cùng mới nhớ ra hôm qua lúc đợi thanh toán thì có một đứa nhỏ nghịch ngợm ở phía sau.
Lúc đó hắn đang loay hoay thanh toán, nhóc con kia lấy thứ gì đó trên kệ nhét vào khăn của hắn, hắn nhìn nhầm cứ tưởng là kẹo cao su nên không để ý, ba mẹ của nó cũng xin lỗi, hắn còn rộng lượng đáp lại: “Không sao, tôi bình thường cũng hay trữ một ít ở nhà.”
Nếu còn không ra ngoài thì sẽ đụng phải thời điểm tồi tệ nhất của giờ cao điểm buổi sáng, Trịnh Thừa Diễn ném bao cao su vào ngăn kéo đầu giường rồi chạy vào phòng quần áo chọn một bộ vest để mặc.
Quá trình thu dọn lại đồ đạc đã lãng phí hai mươi phút, Trịnh Thừa Diễn thắt cà vạt rồi nhanh chóng lao ra ngoài. Vừa đến cửa phòng đã nghe thấy tiếng lách cách ở phía đối diện, Văn Nhạn Thư cũng vừa mở cửa phòng ra.
Hầu như buổi sáng nào cũng đều giống nhau, Trịnh Thừa Diễn thắt cà vạt, ngón tay từ lớp vải mềm mại dần trượt xuống: “Chào buổi sáng.”
Thời gian làm việc của Văn Nhạn Thư đa số đều là ở trong phòng điều chế hương liệu, không giống hắn ngày nào cũng cần mặc vest đeo cà vạt. Hôm nay Văn Nhạn Thư khoác một chiếc áo khoác kaki bên ngoài chiếc áo phông, từ trên xuống dưới nhìn rất hài hoà, cũng đáp lại một câu: “Chào buổi sáng.”
Không có thêm một lời dư thừa nào khác, cũng không có những câu hàn huyên hay dặn dò của bạn bè bình thường trước khi đi làm, họ lần lượt xuống lầu, chỉ có con mèo chạy tán loạn giữa bước chân của hai người.
Văn Nhạn Thư bình thường không phải là người có biểu cảm phong phú, dùng ngôn ngữ biểu đạt tình cảm cũng rất ít nhưng Trịnh Thừa Diễn vẫn có thể nhìn ra, lúc này Văn Nhạn Thư không phải lạnh lùng mà là lười làm ra bất kỳ biểu cảm nào, như này người ta gọi là mặt liệt.
Thường thì anh sẽ trông như thế này sau khi tăng ca đêm. Người không quen thuộc với anh, ví dụ như cấp dưới của anh sẽ hiểu lầm là tâm trạng anh đang không tốt, khi phát biểu ý kiến trong cuộc họp họ đều sẽ nhìn sắc mặt của anh mà cân nhắc từng câu từng chữ.
Nhưng Trịnh Thừa Diễn cũng không phải là người xa lạ gì với Văn Nhạn Thư, hắn không cần phải kiêng dè gì trước mặt anh, thế nên khi hai người đang chen chúc ở lối đi để thay giày, hắn dứt khoát hỏi: “Tối qua em ngủ không ngon à?”
Văn Nhạn Thư đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu thấp buộc dây giày. Gia giáo tốt dạy anh phải nhìn vào mắt người khác khi trả lời câu hỏi thế là Văn Nhạn Thư ngẩng đầu nhìn Trịnh Thừa Diễn đã đi xong giày da: “Hôm qua trước khi đi ngủ có xem một bộ phim nên không để ý thời gian đã muộn.”
Phim? Hộp bao cao su kia đột ngột đập vào đầu óc Trịnh Thừa Diễn, hắn nhướng nhướng mày.
“Một bộ phim của Đức.” Văn Nhạn Thư khi thiếu cảm hứng sẽ tạm thời để đầu óc thư giãn một chút rồi chuyển sang làm việc gì khác. Đối phương cũng không thể cho anh lời khuyên về những khó khăn mà anh gặp phải trong công việc, cách duy nhất để chủ đề không lạnh đi là xoay quanh tình tiết phát triển của bộ phim: “Tôi đã xem nó khi còn học cấp hai, tối qua bỗng nhiên lại có hứng thú nên đã ngồi xem lại…”.
Khi sắp nói xong thì anh dừng lại, tư thế thay đổi từ nhìn lên sang nhìn ngang: “Anh làm gì thế?”.
Trịnh Thừa Diễn nửa ngồi xổm trước mặt anh, chống khuỷu tay lên đầu gối: “Nói tiếp đi, em nhìn tôi như thế này sẽ không quá tốn sức.”
Hai tay Văn Nhạn Thư siết chặt dây giày, anh biết rõ đối phương vì mình nên mới ngồi xổm xuống. Anh rất ít khi làm trái quy tắc khi đối mặt với người khác thế mà lại cụp mắt xuống rồi buộc dây giày đã thắt xong từ lâu thành một chiếc nơ.
Ngón tay linh hoạt chuyển động, miệng cũng không ngừng nói, Văn Nhạn Thư thay đổi cách nghĩ nhưng tính anh lại khiến giọng điệu nghe rất tự nhiên, bình tĩnh: “Tại vì mẫu thiết kế mới gặp chút khó khăn, nếu không thả lỏng một chút thì làm gì cũng không hiệu quả”.
Sau khi buộc dây giày xong, anh cầm túi đứng lên: “Đi chưa?”.
“Đi thôi.” Trịnh Thừa Diễn cũng đứng lên, lấy chìa khoá xe ra: “Em xem phim gì vậy?”
“<Nước Hoa> của đạo diễn Tom Tykwer.” Văn Nhạn Thư nói.
Họ cùng nhau ra cửa, cùng nhau đi thang máy đến bãi đậu xe. Văn Nhạn Thư nói nhiều hơn khi nói về bộ phim, tâm trạng lần đầu xem phim và xem lại lần nữa hoàn toàn khác nhau, anh chèn cả những kỉ niệm vào khi nói về cảm nhận của bản thân.
Chẳng mấy chốc đã đi đến bãi đậu xe, buổi sáng ở đây vắng người hơn, lúc nói chuyện hình như còn có thể nghe thấy tiếng vọng. Văn Nhạn Thư dừng lại đề tài khi Trịnh Thừa Diễn ấn nút mở khoá xe, anh cũng lấy ra chìa khoá xe của mình.
Trịnh Thừa Diễn mở cửa xe, tay trái nắm chặt tay nắm cửa: “Tối qua mấy giờ ngủ?”.
“Gần hai giờ.” Văn Nhạn Thư nói.
Trịnh Thừa Diễn không lên xe, vòng qua chỗ lái phụ mở cửa: “Mệt quá thì đừng lái xe, lên đi, tôi chở em một chuyến nữa.”
Giờ báo thức này là tuần trước được cho Văn Nhạn Thư. Tối hôm qua trước khi ngủ, hắn không nhớ ra Văn Nhạn Thư đã mang xe về nên không cần phải dậy sớm hơn hai mươi phút để đưa anh đi làm nữa. Trịnh Thừa Diễn ấn nút “cạch” một tiếng, đặt báo thức các ngày trong tuần trở lại thời gian như lúc đầu.
Thời gian còn lại để ngủ thêm đến mèo cũng chê ít. Trịnh Thừa Diễn xuống giường, gót chân chạm phải một thứ gì đó vô cùng mềm mại, chú mèo núp dưới giường ngay tức khắc lao ra, hắn nhéo mặt nó, nói: “Mocha, lần sau mày có thể chạy vào phòng ngủ của em ấy không? Hầu như ngày nào tao cũng suýt đạp lên đuôi mày.”
Chú mèo còn chưa kịp xoay người lao ra ngoài thì Trịnh Thừa Diễn đã đè lưng nó xuống, hối hận nói: “Thôi bỏ đi, tao sợ em ấy nhặt lông mèo xong sẽ suy sụp cả người mất.”
Mocha nhào vào lòng hắn kêu một tiếng, Trịnh Thừa Diễn thấy thời gian vẫn còn sớm liền kiên nhẫn ngồi xổm bên giường trêu chọc mèo con: “Không rụng lông cũng không được, để em ấy ngủ thêm một lát”.
Sau khi dỗ dành mèo, Trịnh Thừa Diễn đứng dậy đi vào phòng tắm rửa mặt. Đến khi cầm lấy kem đánh răng sắp hết trên tay hắn mới nhớ ra món đồ cuối tuần mua ở siêu thị vẫn chưa xử lý.
Túi lớn kia vẫn đặt trên tủ ở lối vào, nếu đợi dì giúp việc đến giúp thì chắc sẽ phản tác dụng. Hắn không chậm trễ nữa, nhân lúc Văn Nhạn Thư vẫn chưa tỉnh, xuống lầu mang túi đồ nặng trịch kia lên.
Cái túi vang lên tiếng loạt soạt, hắn đóng cửa lại, dưới sự giám sát của Mocha lấy từng món đồ ra phân loại rồi đặt xuống.
Mở hộp kem đánh răng rồi cho vào cốc đựng nước súc miệng.
Cắt nhãn khăn dự phòng rồi đặt vào trong tủ.
Sao lại mang cát mèo lên chứ, đợi lát nữa mang xuống ban công tầng dưới vậy.
Cái túi dần trống rỗng, Trịnh Thừa Diễn ước lượng hai chai đồ vệ sinh cá nhân trong suốt rồi đặt chúng lên giá đồ dưới vòi hoa sen.
Khi trở lại phòng ngủ, hắn thấy Mocha đang chơi đùa với mấy cái túi, động tác xé rách tạo ra một loạt tiếng động không tính là quá chói tai. Trịnh Thừa Diễn chuẩn bị lấy cái túi ra khỏi móng vuốt của nó thì chú mèo đột ngột chạy đến đặt vào tay hắn một chiếc hộp.
…Là một hộp bao cao su siêu mỏng.
Trịnh Thừa Diễn nhìn chiếc hộp trong lòng bàn tay, hắn không nhớ mình đã ném thứ vô dụng này vào giỏ hàng từ khi nào.
Nhân viên thu ngân không thể thêm vào, Trịnh Thừa Diễn cầm biên lai đang nằm trên đất lên nhìn, trên đó ghi vô cùng rõ ràng danh sách mua hàng.
Hắn đứng trong phòng ngủ suy nghĩ thật kĩ, cạnh hộp hằn một vết nhẹ lên ngón tay hắn. Hắn suýt nữa đã xé rách màng nhựa, nhìn tới nhìn lui một lúc lâu, cuối cùng mới nhớ ra hôm qua lúc đợi thanh toán thì có một đứa nhỏ nghịch ngợm ở phía sau.
Lúc đó hắn đang loay hoay thanh toán, nhóc con kia lấy thứ gì đó trên kệ nhét vào khăn của hắn, hắn nhìn nhầm cứ tưởng là kẹo cao su nên không để ý, ba mẹ của nó cũng xin lỗi, hắn còn rộng lượng đáp lại: “Không sao, tôi bình thường cũng hay trữ một ít ở nhà.”
Nếu còn không ra ngoài thì sẽ đụng phải thời điểm tồi tệ nhất của giờ cao điểm buổi sáng, Trịnh Thừa Diễn ném bao cao su vào ngăn kéo đầu giường rồi chạy vào phòng quần áo chọn một bộ vest để mặc.
Quá trình thu dọn lại đồ đạc đã lãng phí hai mươi phút, Trịnh Thừa Diễn thắt cà vạt rồi nhanh chóng lao ra ngoài. Vừa đến cửa phòng đã nghe thấy tiếng lách cách ở phía đối diện, Văn Nhạn Thư cũng vừa mở cửa phòng ra.
Hầu như buổi sáng nào cũng đều giống nhau, Trịnh Thừa Diễn thắt cà vạt, ngón tay từ lớp vải mềm mại dần trượt xuống: “Chào buổi sáng.”
Thời gian làm việc của Văn Nhạn Thư đa số đều là ở trong phòng điều chế hương liệu, không giống hắn ngày nào cũng cần mặc vest đeo cà vạt. Hôm nay Văn Nhạn Thư khoác một chiếc áo khoác kaki bên ngoài chiếc áo phông, từ trên xuống dưới nhìn rất hài hoà, cũng đáp lại một câu: “Chào buổi sáng.”
Không có thêm một lời dư thừa nào khác, cũng không có những câu hàn huyên hay dặn dò của bạn bè bình thường trước khi đi làm, họ lần lượt xuống lầu, chỉ có con mèo chạy tán loạn giữa bước chân của hai người.
Văn Nhạn Thư bình thường không phải là người có biểu cảm phong phú, dùng ngôn ngữ biểu đạt tình cảm cũng rất ít nhưng Trịnh Thừa Diễn vẫn có thể nhìn ra, lúc này Văn Nhạn Thư không phải lạnh lùng mà là lười làm ra bất kỳ biểu cảm nào, như này người ta gọi là mặt liệt.
Thường thì anh sẽ trông như thế này sau khi tăng ca đêm. Người không quen thuộc với anh, ví dụ như cấp dưới của anh sẽ hiểu lầm là tâm trạng anh đang không tốt, khi phát biểu ý kiến trong cuộc họp họ đều sẽ nhìn sắc mặt của anh mà cân nhắc từng câu từng chữ.
Nhưng Trịnh Thừa Diễn cũng không phải là người xa lạ gì với Văn Nhạn Thư, hắn không cần phải kiêng dè gì trước mặt anh, thế nên khi hai người đang chen chúc ở lối đi để thay giày, hắn dứt khoát hỏi: “Tối qua em ngủ không ngon à?”
Văn Nhạn Thư đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu thấp buộc dây giày. Gia giáo tốt dạy anh phải nhìn vào mắt người khác khi trả lời câu hỏi thế là Văn Nhạn Thư ngẩng đầu nhìn Trịnh Thừa Diễn đã đi xong giày da: “Hôm qua trước khi đi ngủ có xem một bộ phim nên không để ý thời gian đã muộn.”
Phim? Hộp bao cao su kia đột ngột đập vào đầu óc Trịnh Thừa Diễn, hắn nhướng nhướng mày.
“Một bộ phim của Đức.” Văn Nhạn Thư khi thiếu cảm hứng sẽ tạm thời để đầu óc thư giãn một chút rồi chuyển sang làm việc gì khác. Đối phương cũng không thể cho anh lời khuyên về những khó khăn mà anh gặp phải trong công việc, cách duy nhất để chủ đề không lạnh đi là xoay quanh tình tiết phát triển của bộ phim: “Tôi đã xem nó khi còn học cấp hai, tối qua bỗng nhiên lại có hứng thú nên đã ngồi xem lại…”.
Khi sắp nói xong thì anh dừng lại, tư thế thay đổi từ nhìn lên sang nhìn ngang: “Anh làm gì thế?”.
Trịnh Thừa Diễn nửa ngồi xổm trước mặt anh, chống khuỷu tay lên đầu gối: “Nói tiếp đi, em nhìn tôi như thế này sẽ không quá tốn sức.”
Hai tay Văn Nhạn Thư siết chặt dây giày, anh biết rõ đối phương vì mình nên mới ngồi xổm xuống. Anh rất ít khi làm trái quy tắc khi đối mặt với người khác thế mà lại cụp mắt xuống rồi buộc dây giày đã thắt xong từ lâu thành một chiếc nơ.
Ngón tay linh hoạt chuyển động, miệng cũng không ngừng nói, Văn Nhạn Thư thay đổi cách nghĩ nhưng tính anh lại khiến giọng điệu nghe rất tự nhiên, bình tĩnh: “Tại vì mẫu thiết kế mới gặp chút khó khăn, nếu không thả lỏng một chút thì làm gì cũng không hiệu quả”.
Sau khi buộc dây giày xong, anh cầm túi đứng lên: “Đi chưa?”.
“Đi thôi.” Trịnh Thừa Diễn cũng đứng lên, lấy chìa khoá xe ra: “Em xem phim gì vậy?”
“<Nước Hoa> của đạo diễn Tom Tykwer.” Văn Nhạn Thư nói.
Họ cùng nhau ra cửa, cùng nhau đi thang máy đến bãi đậu xe. Văn Nhạn Thư nói nhiều hơn khi nói về bộ phim, tâm trạng lần đầu xem phim và xem lại lần nữa hoàn toàn khác nhau, anh chèn cả những kỉ niệm vào khi nói về cảm nhận của bản thân.
Chẳng mấy chốc đã đi đến bãi đậu xe, buổi sáng ở đây vắng người hơn, lúc nói chuyện hình như còn có thể nghe thấy tiếng vọng. Văn Nhạn Thư dừng lại đề tài khi Trịnh Thừa Diễn ấn nút mở khoá xe, anh cũng lấy ra chìa khoá xe của mình.
Trịnh Thừa Diễn mở cửa xe, tay trái nắm chặt tay nắm cửa: “Tối qua mấy giờ ngủ?”.
“Gần hai giờ.” Văn Nhạn Thư nói.
Trịnh Thừa Diễn không lên xe, vòng qua chỗ lái phụ mở cửa: “Mệt quá thì đừng lái xe, lên đi, tôi chở em một chuyến nữa.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook