Khu vườn mùa hạ
-
Chương 2
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Ngôi nhà trông cứ như nhà hoang không người. Tấm biển treo ngoài cửa rời ra một nửa, rung lên cành cạch trong gió. Cửa kính đã vỡ chỉ được dán giấy báo với băng dính. Một đống lộn xộn không nhìn rõ thứ gì ra là gì, những thùng gỗ muối dưa nhiều năm không dùng đọng đầy nước mưa, những bó báo và túi rác được xếp quanh ngôi nhà. Hành lang nhà quay ra hướng Nam của khu vườn, nơi có một cây gạo rất to. Một cánh cửa có nửa dưới bằng kính mờ ngăn cách mọi thứ trong nhà với bên ngoài.
Nhìn từ con đường nằm phía Đông ngôi nhà thì không thể thấy hết mọi thứ bên trong, dù vậy tôi vẫn đoán được khối ánh sáng màu xanh nhấp nhoáng phía bên kia cửa kính là một chiếc ti vi đang bật. Sắp đến tháng Bảy rồi mà ông cụ vẫn dùng bàn sưởi. Có lẽ vì trời cứ mưa suốt, chẳng chịu ấm lên. Nhưng tấm chăn đỏ phủ chiếc bàn sưởi đang tì vào cửa kính kia không hiểu sao lại làm tôi cảm thấy khó chịu.
“Ông ấy còn sống!” Wakabe bám vào bức tường rêu, vừa rướn người lên nhìn vừa nói.
“Mày đó,” tôi núp sau bức tường nói. “Mày có biết là theo dõi là một việc rất cần có sự kiên nhẫn không hả?”
“Đúng, đúng, cái đó tao biết.” Yamashita nói. “Giống như thám tử, cảnh sát hình sự mà mình thấy trên ti vi ấy, việc này vất vả lắm.”
“Cái đó tao biết rồi!” Wakabe nói. “Bố tao là thám tử mà. Tao cũng được nghe chán rồi ấy chứ.”
“Hả?” Ngay lập tức Yamashita nhìn Wakabe bằng ánh mắt kính nể.
“Bố tao còn phá được vụ giết người mà ngay cả cảnh sát cũng bó tay nhé.”
“Giỏi thế!”
“Là vụ cắt người ra từng mảnh tại tiệm cắt tóc. Cái gã dùng kéo đâm người ấy.”
“Chẳng nhớ!”
“Thôi, không sao! Người phá được vụ đó là bố tao đây. Chìa khóa của vụ án chính là một chiếc đĩa nhạc. Tên thủ phạm đã bật một bản waltz tại nơi gây án. Bố tao một mình quay lại hiện trường vào ban. Trong cửa hiệu cắt tóc không một bóng người, mùi máu vẫn còn vương vất. Khi bố tao đặt kim lên chiếc đĩa...”
Yamashita lộ vẻ khâm phục thấy rõ, mê mẩn lắng nghe câu chuyện của Wakabe. Những hạt mưa nhỏ lại bắt đầu rơi xuống. Nhưng ô của ba đứa vẫn gập nguyên.
Wakabe không có bố. Nghe nói ông ấy chết khi nó vẫn còn là một đứa trẻ. Nó kể rất nhiều chuyện về bố mình. Khi thì nó nói bố nó là tuyển thủ bóng chày, lúc khác lại là tiểu thuyết gia, có lúc là phi công lái máy bay. Một năm đến vài ba lần như vậy nên những người nghe chỉ ồ lên lúc đó rồi quên ngay. Một đứa hễ thấy trong lớp có gì phiền phức là tránh ngay như tôi không hiểu sao lại học chung với nó từ mẫu giáo đến tận bây giờ. Thế nên mới có kiểu phản ứng “Thằng Wakabe lại điêu nữa rồi”. Đã thế, trên đời này lại có những đứa vừa nhớ dai lại vừa đáng ghét.
Đó là chuyện hồi năm ngoái, lúc cả lớp tập diễn kịch. Wakabe rất muốn diễn vai chính trong vở “Cậu bé thổi kèn”, thế mà lại bị Sugita cướp mất. Vai chính là do thầy giáo quyết định nhưng Sugita lại tự ứng cử, nói là “Tao rất muốn diễn vai đấy” rồi còn ép buộc mọi người chọn nó. Wakabe đã rất tức tối vụ đó. Khi ấy nó nói bố nó từng là diễn viên.
“Bố tao được đánh giá là diễn viên phụ có tiếng đấy. Ông ấy không thèm lên ti vi đâu. Ông chỉ chuyên diễn trên sân khấu thôi.”
Thế là Sugita mắt sáng rực, đốp lại ngay:
“Wakabe, bố mày không phải là phi công à?”
Nó giễu cợt Wakabe, lúc này đang há miệng mắc quai.
“Đồ bịa đặt!”
“Bố mày chắc cũng làm việc đáng xấu hổ thế này thôi.”
Đến giờ tôi vẫn không quên được khuôn mặt tức giận của Wakabe lúc đó. Nó nghiến chặt răng, mặt tái mét, hằm hè nhìn Sugita đến mức tưởng chừng ánh mắt nó đẩy văng được cả cái kính. Đến cả chuyện rung đùi thường ngày nó cũng không làm.
Hễ nhớ lại chuyện đó, tôi lại thấy đôi chút hối hận. Lần đó chính tôi đã ôm Wakabe từ đằng sau hòng ngăn nó túm lấy Sugita, rồi ấn nó ngồi xuống.
Nó giết thằng Sugita mất! Nghĩ vậy thôi cũng đủ khiến tôi sợ đến độ lông tóc trên người dựng hết cả lên. Nhưng thực ra, thay vì ngăn Wakabe, đáng lẽ tôi phải giáng cho thằng Sugita một đấm. Tôi đúng là đồ nhát gan.
Wakabe và tôi thực sự trở thành bạn kể từ lần đó. Ngay sau đó Yamashita nhập hội, không hiểu sao lại thành được bộ ba. Wakabe bốn mắt, Yamashita mập, và tôi. Có một lần, hai đứa đã đến nhà tôi cùng làm bài tập về nhà. Wakabe bị mẹ tôi hỏi chuyện thì chỉ biết ngồi rung đùi, còn Yamashita làm nước quả văng vung vãi khắp ghế sofa, thật tệ hại. Sau khi hai đứa ra về, mẹ tôi bảo, “Lần sau con làm ơn đưa đứa bạn nào tốt hơn về nhé.” Kể từ đó, tôi chẳng đưa đứa nào về nhà nữa.
“Thám tử à? Hay nhỉ!”
Yamashita mỉm cười với cặp mắt lim dim, bắt đầu đi vào cõi mộng. Có vẻ nó đang mơ được biến thành một thám tử tư mặc áo khoác dài, đầu đội mũ che khuất mặt.
“Nào, mình bàn kế hoạch đi thôi!” Tôi giơ cái dù vẫn đang gập lên, Wakabe và Yamashita liền tiến tới. Trời mưa to hơn. “Từ thứ Hai đến thứ Sáu trước khi học thêm. Sau giờ tan học, về nhà lấy cặp đi học thêm và tập trung ở đây.”
“Thế còn bóng chày thì sao?” Yamashita hỏi.
“Mình là thám tử cơ mà.” Wakabe nói. “Với lại, chẳng phải mày toàn ngồi làm dự bị hay sao? Giữa làm thám tử với chơi bóng chày, mày chọn bên nào?”
“Bên nào...”
“Mày chọn bên nào?”
“Thám tử!”
“Thấy chưa?”
“Ừ.” Yamashita hơi nghiêng đầu, gật gù.
“Thế thứ Bảy thì sao?” Tôi hỏi.
“Tao... ” Yamashita lại nói.
“Chuyện gì thế?”
“Thứ Bảy tao mà không giúp trông cửa hàng là bố mẹ tao cáu đấy.”
Nhà Yamashita có cửa hàng bán cá.
“Nói mới nhớ...” Wakabe nói.
“Kiyama, thứ Bảy tụi mình cũng phải đi bơi mà!”
“Vậy thứ Bảy, Yamashita nghỉ. Tao với mày đi bơi từ 2 giờ, thôi thì để sau đó nhé?”
“Ok!”
“Chủ nhật thì thế nào?”
“Có giờ kiểm tra ở lớp học thêm và giờ học bóng đá đấy, làm thế nào đây?”
“Mỗi tuần giờ kiểm tra lại khác nhau nên mình sẽ quyết định tùy theo từng ngày.”
“Được đấy.” Wakabe hỉnh mũi, gật đầu. “Nghĩ mới thấy, Yamashita không đi học bơi, còn lại là chúng mình chung hết. Bọn mày không thấy lạ à?”
Wakabe vừa nói xong liền kêu “A!” và chỉ tay vào tôi. “Mày còn giờ học piano.”
“Tao bỏ rồi. Mỗi môn này thôi.” Tôi muốn tránh chủ đề này. Mặc dù tôi học là do bị mẹ ép buộc, nhưng có một chiếc đàn piano đặt lù lù trong nhà mà chẳng ai biết chơi thì quả cũng ức chế thật. “Cô giáo piano của tao có em bé rồi. Từ đó cô thay đổi tâm lý, biến thành một người khác hẳn.”
“Nếu vậy thì người chồng có lỗi.” Wakabe nói cứ như một bà bác.
“Thế à?”
“Chứ còn gì! Việc giáo dục con cái là việc của cả hai. Nhưng mà...”
“Gì vậy?
“Nói vậy tức là cô giáo đã kết hôn rồi.”
“Thế thì sao?”
“Mày chẳng từng bảo là mày sẽ cưới cô giáo dạy piano còn gì?”
“Đồ nhiều chuyện!”
Wakabe nhớ rất dai cả những chuyện chẳng ra sao. Chuyện đó tôi nói từ hồi còn học mẫu giáo mà nó vẫn nhớ.
“Ta ra ta ta ra ta tan...” Wakabe vừa ngân nga đoạn mở đầu của ca khúc “Lời nguyện cầu thiếu nữ” vừa nhảy ra ngoài trời mưa. “Cô ơi, hãy kết hôn với em!” Nó gào lên. Yamashita ngoác miệng cười như đồ ngốc. Còn tôi nóng bừng cả tai. Tôi chẳng đánh nổi cái bài hát “Lời nguyện cầu thiếu nữ” ấy.
* * *
Nhóm hai đứa chúng nó, một tên cao gầy còn một tên lại béo lùn. Một cặp trái ngược điển hình y hệt các cặp diễn tấu hài. Cả hai tóc đều dựng bờm xờm lên như chổi, mắt láo liên.
Không hiểu sao những con ma của tôi thường mang dáng dấp như vậy. Hồi nhỏ, tôi rất hay nằm mơ thấy mình bị cặp ma trái ngược nhau đó đuổi bắt. Tôi đi trong một hành lang tối tăm không một bóng người, và chúng đã chờ sẵn ở đấy, bóng đổ dài trên mặt đất, dưới bầu trời mịt mùng, tiến ra từ một con đường rộng hơn, vừa cười hăng hắc vừa chạy về phía tôi. Tên cao hơn liên tục lắc người hòng đẩy tấm thân dài như mái chèo về phía trước, tên béo lùn thì nhảy tưng tưng như một con lật đật. Dù bộ dạng trông rất giống các nhân vật trong truyện tranh, chúng vẫn rất đáng sợ. Tiếng cười của chúng khiến tôi hãi đến độ có lần tè dầm.
Sau bận tôi nghe chuyện về bà của Yamashita, hai con ma đó lại xuất hiện trong giấc mơ của tôi. Trong bóng tối, chúng cầm bó đuốc, bộ dạng vẫn như trước đây, vừa cười hăng hắc vừa đảo mắt đuổi theo tôi. Bọn chúng định dùng lửa của ngọn đuốc để thiêu chết tôi.
Chỉ vì một giấc mơ trẻ con như thế, đêm nào tôi cũng giật mình tỉnh dậy, mồ hôi toát ra như tắm. Tự tôi cũng thấy mình chẳng ra làm sao.
ưng cũng có một điểm khác với hồi trước, đó là tôi đã hơi hơi hiểu ra tại sao mình lại thấy bọn chúng đáng sợ như vậy. Đó là bởi bọn chúng không hề quan tâm đến tôi. Chúng cũng không có vẻ muốn hiểu tôi, tôi thì chẳng thể nào hiểu được chúng. Dù tôi cô nói thế nào đi nữa, kiểu như “Tôi chưa muốn chết, đừng giết tôi!” thì hai kẻ chỉ biết cười hăng hắc đó cũng chẳng hiểu gì. Bọn chúng là người của thế giới khác. Chúng thuộc một thế giới khác hẳn thế giới mà tôi đang sống. Có lẽ, đó là thế giới của “cái chết”.
Bọn chúng chỉ đơn giản là sấn tới mà thôi. Chỉ có như vậy. Chúng thậm chí còn không hiểu nỗi sợ hãi của tôi. Tôi cảm thấy điều đó thực sự rất đáng sợ.
* * *
Suốt mấy ngày kể từ hôm đó, ông cụ chỉ toàn ngồi bên bàn sưởi và xem ti vi.
“Thích nhỉ! Có thể ngồi xem ti vi suốt ngày thế kia. Mỗi ngày tao chỉ được cho xem có mỗi tiếng rưỡi thôi.” Yamashita ngồi dưới bức tường, ỉ ôi nói. “Nhưng mà cứ chỉ toàn xem ti vi như vậy thì đời cũng chán phèo!”
“Lại chẳng thế.” Tôi nói.
“Đúng thế. Nếu là tao thì tao còn muốn chơi game nữa.”
“Yamashita!”
“Gì?”
“Chả trách mà mày béo ú.”
“‘Mày bảo là mày muốn vận động nhiều hơn cơ mà?”
“Không phải! Tao bảo là tao thích nghỉ ngơi mà.”
“Chả lẽ...” Wakabe cứ rướn người lên, nhìn về phía bên kia của bức tường. Nó quyết không chịu ngồi xuống đất như tôi và Yamashita. “Chả lẽ ông cụ lại chết lúc vẫn đang xem ti vi. Rồi ngồi nguyên bên bàn sưởi. Có thể thế lắm chứ.”
Tôi và Yamashita liền đứng phắt dậy, nhòm vào phía trong bức tường. Tôi thì không cần rướn người lên, nhưng Yamashita thấp hơn cả Wakabe nên dù có vươn người hết cỡ cũng chỉ suýt soát vừa t
“Không lẽ lại như thế?” Yamashita vừa nói vừa nhảy tưng tưng.
“Có thể lắm chứ!” Wakabe lần đầu tiên rời người khỏi bức tường bê tông, đoạn nói. “Nóng thế này mà ngồi bàn sưởi, có nghĩ thế nào thì...”
Yamashita đã thôi nhảy. Hôm nay vừa tạnh mưa xong, trời đã bắt đầu trở nên oi bức. Tôi chăm chú nhìn từ phía chếch đằng sau lưng ông cụ lúc này vẫn đang hướng về ti vi như mọi khi. Phía bên kia cánh cửa kính mờ, cái đầu đã hói một nửa và cả lưng áo màu xanh trà đều không mảy may cử động. Chỉ có ánh sáng từ ti vi nhấp nhoáng chuyển động.
“Kiyama!”
Bị gọi giật giọng, tôi quay lại thấy Wakabe đang nhìn mình với ánh mắt nghiêm trọng.
“Này, kính tuột ra rồi kìa.” Nghe tôi nói, Wakabe liền sửa lại kính. Nhưng ánh mắt của nó thì chẳng sửa được.
“Mình vào đi.”
“Đợi chút.”
“Có khi ông ấy chết mất rồi. Không, chắc chắn là chết rồi. Tao cảm thấy thế.”
“Nếu ông ấy còn sống thì làm thế nào?”
“Thế nếu ông ấy chết rồi thì làm thế nào? Cứ để nguyên vậy thì cũng dở. Đúng không nào?”
“Yamashita!” Nghe tôi gọi, Yamashita cứng cả người.
“Thế mày nghĩ sao? Mày có nghĩ là ông ấy đã chết rồi không?”
“À thì...”
“Không phải ‘À thì’ đâu. Mày nhìn thấy người chết rồi còn gì?” Wakabe hỏi dồn. “Nói rõ xem nào, mập!”
Yamashita đảo cặp mắt nhỏ xíu cầu c
“Tao không biết đâu! Nhưng mà...”
“Nhưng mà sao?”
“Cứ để xác chết như thế thì sẽ thối rữa và bốc mùi kinh lắm. Lũ giòi sẽ sinh sôi và ăn chỗ thịt thối rữa ấy. Chúng sẽ gặm nhấm dần dần.”
Wakabe lại bắt đầu rung đùi. Không hành động nhanh thì thể nào cũng có chuyện nguy hiểm xảy ra, tôi nghĩ.
“Này, không phải có mùi gì à?” Đến giọng của Wakabe cũng run run.
“Hả?” Yamashita nhảy vọt lên tận ba phân.
“Có mùi bốc lên. Thối lắm! Nãy giờ tao cứ thấy có mùi thối. Chắc chắn!” Wakabe vừa rùng mình vừa không ngừng hít hít. “Đúng, chắc chắn là như vậy!”
Tôi cũng không phải không cảm thấy mùi thối. Có mùi gì đó chua chua phảng phất.
“Hình như thế!” Tôi nói khẽ. Wakabe gật đầu.
“Mình quay về đi.” Yamashita lí nhí nói nhưng chẳng đứa nào có phản ứng.
Đúng lúc chúng tôi định ngó vào trong vườn lần nữa thì có chuyện xảy ra. Tôi đang cảm thấy hình như có tiếng cọt kẹt, liền đó cánh cửa ra vào ngay bên cạnh chỗ chúng tôi đã mở ra đánh kẹt một cái.
“Aaaaaa!”
Tôi không thể nhớ nổi đấy là tiếng hét của ai nữa. Có lẽ là của cả ba đứa. Chúng tôi đã chạy đúng theo kiểu mà người ta gọi là chạy bán sống bán chết.
* * *
Kết quả là chẳng đứa nào kịp nhận ra sau cánh cửa có gì. Tại bãi để xe khu chung cư nhà Wakabe, cả bọn đứng thở hồng hộc. Wakabe hỏi tôi và Yamashita. “Chúng mày có nhìn thấy không?”
Hai đứa lắc đầu, thế là nó rít lên ầm ầm, “Chúng mày làm trò gì ở đó thế hả?” Nhưng đến lúc bị Yamashita hỏi “Thế còn mày thì sao?” Wakabe liền im tịt.
Nhưng sau đó ba đứa vẫn kiên trì đóng vai “thám tử” thế chúng tôi phát hiện ra là ông cụ vẫn còn sống, cứ cách ba ngày lại ra cửa hàng tiện lợi gần đấy để mua đồ, còn mùi thối là mùi bốc ra từ những túi rác chất quanh nhà.
Cho đến tháng Bảy, khi những tiết học ngắn trước kỳ nghỉ hè bắt đầu, chúng tôi chỉ biết được có vậy. Điều thay đổi duy nhất trong suốt khoảng thòi gian đó là trời càng nóng hơn, ngoài ra chẳng có gì. Ông cụ sinh hoạt rề rà nhưng vẫn còn sống, cũng chẳng có tên sát nhân đang bị truy nã nào lén lút trốn trong căn nhà đó.
Tôi nghĩ rằng lớn lên tôi sẽ chừa cái nghề thám tử này ra. Một việc cần đến lòng kiên trì và vô cùng tốn thời gian nhưng lại chán phèo. Tôi tiếp tục trò này chẳng qua chỉ là do tham vọng của Wakabe và cái giấc mơ đáng ghét không ngừng lặp lại về những con ma mà thôi. Mặc dù vậy, ngoài trò này ra cũng chẳng có gì thú vị cả. Chúng tôi bám theo ông cụ khi ông đi ra cửa hàng tiện lợi. Chúng tôi giả vờ mua kem để ngó xem trong giỏ của ông cụ có những gì. Chúng tôi biết được đại khái những thứ mà ông cụ thường mua. Đó là cơm hộp, bánh mì, chuối, dưa muối đóng túi, cá hộp, xúp tương ăn liền, mì hộp. Cơm hộp thì lúc nào cũng có trong giỏ, những thứ khác tùy hôm mới thấy, nhưng nói chung là ông cụ thường mua như vậy. Thỉnh thoảng ông còn mua cả giấy vệ sinh.
Ông cụ vừa xách túi đồ vừa chậm chạp bước đi. Thỉnh thoảng ông dừng lại, nhìn chăm chăm vào cột đèn giao thông, lon rỗng rơi trên đường, biển hiệu hay người đi đường.
Đó hẳn không phải ánh nhìn hiền lành mà là kiểu nhìn tỏ vẻ chướng mắt. Dù sao, những thứ mà ông cụ nhìn vào cũng không thể cho là mang ý nghĩa gì lớn. Sau đó ông cụ ghé vào một công viên nhỏ đã thành chỗ vui chơi của lũ trẻ trong khu chung cư, tại đấy ông ăn một quả chuối. Ngay cả với lũ trẻ chơi trong hố cát, con mèo nằm lười, ông cụ cũng vẫn nhìn với ánh mắt đó. Rồi ông chậm chạp đứng dậy, bắt đầu đi về nhà. Đó là một lộ trình đã định. Chẳng ai hỏi chuyện ông cụ, mà ông cụ cũng chẳng bắt chuyện với ai.
“Mấy món ông cụ ăn chẳng ngon chút nào!”
Một hôm, lúc đang bám theo ông cụ, Yamashita đã thốt lên như vậy.
“Cái gì?”
“Ông ấy toàn mua cơm hộp còn gì? Chắc chắn một hộp để ăn vào buổi tối còn một hộp để ăn sáng hôm sau.”
“Mày thì chắc chơi một lúc hai hộp luôn.”
Wakabe
“Cũng có thể như vậy.” Yamashita khoanh hai cánh tay nần nẫn, ngẩng đầu lên suy nghĩ.
“Mẹ tao hay đi làm về muộn nên bữa tối tao ăn cơm hộp! Mấy hàng cơm hộp quanh đây tao cũng biết khá rõ.” Wakabe nói. “Đi từ chỗ ông cụ mua cơm lên một chút nữa có quán Ginshari Tei, cơm của quán đấy ngon hơn nhiều. Nếu không thì có sushi của quán Kyotaru, nhưng mà chỗ đó đóng cửa sớm lắm.”
“Cá nhà tao toàn bị ế lại thôi.” Yamashita nói.
“Độ này, Chủ nhật tao cũng ăn cơm hộp. Ngon hơn cơm mẹ tao làm.”
“Thế á?”
Mẹ tôi ở nhà cả ngày. Vì thế bà luôn nấu cơm cho hai bố con tôi. Hôm nào tôi đi học thêm về muộn, bà cũng làm cho tôi món thịt rán và ngồi nhìn tôi ăn. Dẫu chẳng thích đang ăn mà cứ bị nhìn chằm chằm như vậy nhưng tôi không nói ra. Vừa nhìn tôi ăn, mẹ vừa nhấm nháp chút bánh quy và uống rượu.
Sau khi tôi ăn xong hoặc muộn hơn một lúc, bố tôi mới về. Mẹ tôi lại vào bếp nấu ăn. Nhưng bố chỉ ăn những món đơn giản như cơm trộn mà thôi. Mẹ cũng không ăn cùng bố. Rốt cuộc không hiểu mẹ tôi đã ăn gì?
Nhìn từ con đường nằm phía Đông ngôi nhà thì không thể thấy hết mọi thứ bên trong, dù vậy tôi vẫn đoán được khối ánh sáng màu xanh nhấp nhoáng phía bên kia cửa kính là một chiếc ti vi đang bật. Sắp đến tháng Bảy rồi mà ông cụ vẫn dùng bàn sưởi. Có lẽ vì trời cứ mưa suốt, chẳng chịu ấm lên. Nhưng tấm chăn đỏ phủ chiếc bàn sưởi đang tì vào cửa kính kia không hiểu sao lại làm tôi cảm thấy khó chịu.
“Ông ấy còn sống!” Wakabe bám vào bức tường rêu, vừa rướn người lên nhìn vừa nói.
“Mày đó,” tôi núp sau bức tường nói. “Mày có biết là theo dõi là một việc rất cần có sự kiên nhẫn không hả?”
“Đúng, đúng, cái đó tao biết.” Yamashita nói. “Giống như thám tử, cảnh sát hình sự mà mình thấy trên ti vi ấy, việc này vất vả lắm.”
“Cái đó tao biết rồi!” Wakabe nói. “Bố tao là thám tử mà. Tao cũng được nghe chán rồi ấy chứ.”
“Hả?” Ngay lập tức Yamashita nhìn Wakabe bằng ánh mắt kính nể.
“Bố tao còn phá được vụ giết người mà ngay cả cảnh sát cũng bó tay nhé.”
“Giỏi thế!”
“Là vụ cắt người ra từng mảnh tại tiệm cắt tóc. Cái gã dùng kéo đâm người ấy.”
“Chẳng nhớ!”
“Thôi, không sao! Người phá được vụ đó là bố tao đây. Chìa khóa của vụ án chính là một chiếc đĩa nhạc. Tên thủ phạm đã bật một bản waltz tại nơi gây án. Bố tao một mình quay lại hiện trường vào ban. Trong cửa hiệu cắt tóc không một bóng người, mùi máu vẫn còn vương vất. Khi bố tao đặt kim lên chiếc đĩa...”
Yamashita lộ vẻ khâm phục thấy rõ, mê mẩn lắng nghe câu chuyện của Wakabe. Những hạt mưa nhỏ lại bắt đầu rơi xuống. Nhưng ô của ba đứa vẫn gập nguyên.
Wakabe không có bố. Nghe nói ông ấy chết khi nó vẫn còn là một đứa trẻ. Nó kể rất nhiều chuyện về bố mình. Khi thì nó nói bố nó là tuyển thủ bóng chày, lúc khác lại là tiểu thuyết gia, có lúc là phi công lái máy bay. Một năm đến vài ba lần như vậy nên những người nghe chỉ ồ lên lúc đó rồi quên ngay. Một đứa hễ thấy trong lớp có gì phiền phức là tránh ngay như tôi không hiểu sao lại học chung với nó từ mẫu giáo đến tận bây giờ. Thế nên mới có kiểu phản ứng “Thằng Wakabe lại điêu nữa rồi”. Đã thế, trên đời này lại có những đứa vừa nhớ dai lại vừa đáng ghét.
Đó là chuyện hồi năm ngoái, lúc cả lớp tập diễn kịch. Wakabe rất muốn diễn vai chính trong vở “Cậu bé thổi kèn”, thế mà lại bị Sugita cướp mất. Vai chính là do thầy giáo quyết định nhưng Sugita lại tự ứng cử, nói là “Tao rất muốn diễn vai đấy” rồi còn ép buộc mọi người chọn nó. Wakabe đã rất tức tối vụ đó. Khi ấy nó nói bố nó từng là diễn viên.
“Bố tao được đánh giá là diễn viên phụ có tiếng đấy. Ông ấy không thèm lên ti vi đâu. Ông chỉ chuyên diễn trên sân khấu thôi.”
Thế là Sugita mắt sáng rực, đốp lại ngay:
“Wakabe, bố mày không phải là phi công à?”
Nó giễu cợt Wakabe, lúc này đang há miệng mắc quai.
“Đồ bịa đặt!”
“Bố mày chắc cũng làm việc đáng xấu hổ thế này thôi.”
Đến giờ tôi vẫn không quên được khuôn mặt tức giận của Wakabe lúc đó. Nó nghiến chặt răng, mặt tái mét, hằm hè nhìn Sugita đến mức tưởng chừng ánh mắt nó đẩy văng được cả cái kính. Đến cả chuyện rung đùi thường ngày nó cũng không làm.
Hễ nhớ lại chuyện đó, tôi lại thấy đôi chút hối hận. Lần đó chính tôi đã ôm Wakabe từ đằng sau hòng ngăn nó túm lấy Sugita, rồi ấn nó ngồi xuống.
Nó giết thằng Sugita mất! Nghĩ vậy thôi cũng đủ khiến tôi sợ đến độ lông tóc trên người dựng hết cả lên. Nhưng thực ra, thay vì ngăn Wakabe, đáng lẽ tôi phải giáng cho thằng Sugita một đấm. Tôi đúng là đồ nhát gan.
Wakabe và tôi thực sự trở thành bạn kể từ lần đó. Ngay sau đó Yamashita nhập hội, không hiểu sao lại thành được bộ ba. Wakabe bốn mắt, Yamashita mập, và tôi. Có một lần, hai đứa đã đến nhà tôi cùng làm bài tập về nhà. Wakabe bị mẹ tôi hỏi chuyện thì chỉ biết ngồi rung đùi, còn Yamashita làm nước quả văng vung vãi khắp ghế sofa, thật tệ hại. Sau khi hai đứa ra về, mẹ tôi bảo, “Lần sau con làm ơn đưa đứa bạn nào tốt hơn về nhé.” Kể từ đó, tôi chẳng đưa đứa nào về nhà nữa.
“Thám tử à? Hay nhỉ!”
Yamashita mỉm cười với cặp mắt lim dim, bắt đầu đi vào cõi mộng. Có vẻ nó đang mơ được biến thành một thám tử tư mặc áo khoác dài, đầu đội mũ che khuất mặt.
“Nào, mình bàn kế hoạch đi thôi!” Tôi giơ cái dù vẫn đang gập lên, Wakabe và Yamashita liền tiến tới. Trời mưa to hơn. “Từ thứ Hai đến thứ Sáu trước khi học thêm. Sau giờ tan học, về nhà lấy cặp đi học thêm và tập trung ở đây.”
“Thế còn bóng chày thì sao?” Yamashita hỏi.
“Mình là thám tử cơ mà.” Wakabe nói. “Với lại, chẳng phải mày toàn ngồi làm dự bị hay sao? Giữa làm thám tử với chơi bóng chày, mày chọn bên nào?”
“Bên nào...”
“Mày chọn bên nào?”
“Thám tử!”
“Thấy chưa?”
“Ừ.” Yamashita hơi nghiêng đầu, gật gù.
“Thế thứ Bảy thì sao?” Tôi hỏi.
“Tao... ” Yamashita lại nói.
“Chuyện gì thế?”
“Thứ Bảy tao mà không giúp trông cửa hàng là bố mẹ tao cáu đấy.”
Nhà Yamashita có cửa hàng bán cá.
“Nói mới nhớ...” Wakabe nói.
“Kiyama, thứ Bảy tụi mình cũng phải đi bơi mà!”
“Vậy thứ Bảy, Yamashita nghỉ. Tao với mày đi bơi từ 2 giờ, thôi thì để sau đó nhé?”
“Ok!”
“Chủ nhật thì thế nào?”
“Có giờ kiểm tra ở lớp học thêm và giờ học bóng đá đấy, làm thế nào đây?”
“Mỗi tuần giờ kiểm tra lại khác nhau nên mình sẽ quyết định tùy theo từng ngày.”
“Được đấy.” Wakabe hỉnh mũi, gật đầu. “Nghĩ mới thấy, Yamashita không đi học bơi, còn lại là chúng mình chung hết. Bọn mày không thấy lạ à?”
Wakabe vừa nói xong liền kêu “A!” và chỉ tay vào tôi. “Mày còn giờ học piano.”
“Tao bỏ rồi. Mỗi môn này thôi.” Tôi muốn tránh chủ đề này. Mặc dù tôi học là do bị mẹ ép buộc, nhưng có một chiếc đàn piano đặt lù lù trong nhà mà chẳng ai biết chơi thì quả cũng ức chế thật. “Cô giáo piano của tao có em bé rồi. Từ đó cô thay đổi tâm lý, biến thành một người khác hẳn.”
“Nếu vậy thì người chồng có lỗi.” Wakabe nói cứ như một bà bác.
“Thế à?”
“Chứ còn gì! Việc giáo dục con cái là việc của cả hai. Nhưng mà...”
“Gì vậy?
“Nói vậy tức là cô giáo đã kết hôn rồi.”
“Thế thì sao?”
“Mày chẳng từng bảo là mày sẽ cưới cô giáo dạy piano còn gì?”
“Đồ nhiều chuyện!”
Wakabe nhớ rất dai cả những chuyện chẳng ra sao. Chuyện đó tôi nói từ hồi còn học mẫu giáo mà nó vẫn nhớ.
“Ta ra ta ta ra ta tan...” Wakabe vừa ngân nga đoạn mở đầu của ca khúc “Lời nguyện cầu thiếu nữ” vừa nhảy ra ngoài trời mưa. “Cô ơi, hãy kết hôn với em!” Nó gào lên. Yamashita ngoác miệng cười như đồ ngốc. Còn tôi nóng bừng cả tai. Tôi chẳng đánh nổi cái bài hát “Lời nguyện cầu thiếu nữ” ấy.
* * *
Nhóm hai đứa chúng nó, một tên cao gầy còn một tên lại béo lùn. Một cặp trái ngược điển hình y hệt các cặp diễn tấu hài. Cả hai tóc đều dựng bờm xờm lên như chổi, mắt láo liên.
Không hiểu sao những con ma của tôi thường mang dáng dấp như vậy. Hồi nhỏ, tôi rất hay nằm mơ thấy mình bị cặp ma trái ngược nhau đó đuổi bắt. Tôi đi trong một hành lang tối tăm không một bóng người, và chúng đã chờ sẵn ở đấy, bóng đổ dài trên mặt đất, dưới bầu trời mịt mùng, tiến ra từ một con đường rộng hơn, vừa cười hăng hắc vừa chạy về phía tôi. Tên cao hơn liên tục lắc người hòng đẩy tấm thân dài như mái chèo về phía trước, tên béo lùn thì nhảy tưng tưng như một con lật đật. Dù bộ dạng trông rất giống các nhân vật trong truyện tranh, chúng vẫn rất đáng sợ. Tiếng cười của chúng khiến tôi hãi đến độ có lần tè dầm.
Sau bận tôi nghe chuyện về bà của Yamashita, hai con ma đó lại xuất hiện trong giấc mơ của tôi. Trong bóng tối, chúng cầm bó đuốc, bộ dạng vẫn như trước đây, vừa cười hăng hắc vừa đảo mắt đuổi theo tôi. Bọn chúng định dùng lửa của ngọn đuốc để thiêu chết tôi.
Chỉ vì một giấc mơ trẻ con như thế, đêm nào tôi cũng giật mình tỉnh dậy, mồ hôi toát ra như tắm. Tự tôi cũng thấy mình chẳng ra làm sao.
ưng cũng có một điểm khác với hồi trước, đó là tôi đã hơi hơi hiểu ra tại sao mình lại thấy bọn chúng đáng sợ như vậy. Đó là bởi bọn chúng không hề quan tâm đến tôi. Chúng cũng không có vẻ muốn hiểu tôi, tôi thì chẳng thể nào hiểu được chúng. Dù tôi cô nói thế nào đi nữa, kiểu như “Tôi chưa muốn chết, đừng giết tôi!” thì hai kẻ chỉ biết cười hăng hắc đó cũng chẳng hiểu gì. Bọn chúng là người của thế giới khác. Chúng thuộc một thế giới khác hẳn thế giới mà tôi đang sống. Có lẽ, đó là thế giới của “cái chết”.
Bọn chúng chỉ đơn giản là sấn tới mà thôi. Chỉ có như vậy. Chúng thậm chí còn không hiểu nỗi sợ hãi của tôi. Tôi cảm thấy điều đó thực sự rất đáng sợ.
* * *
Suốt mấy ngày kể từ hôm đó, ông cụ chỉ toàn ngồi bên bàn sưởi và xem ti vi.
“Thích nhỉ! Có thể ngồi xem ti vi suốt ngày thế kia. Mỗi ngày tao chỉ được cho xem có mỗi tiếng rưỡi thôi.” Yamashita ngồi dưới bức tường, ỉ ôi nói. “Nhưng mà cứ chỉ toàn xem ti vi như vậy thì đời cũng chán phèo!”
“Lại chẳng thế.” Tôi nói.
“Đúng thế. Nếu là tao thì tao còn muốn chơi game nữa.”
“Yamashita!”
“Gì?”
“Chả trách mà mày béo ú.”
“‘Mày bảo là mày muốn vận động nhiều hơn cơ mà?”
“Không phải! Tao bảo là tao thích nghỉ ngơi mà.”
“Chả lẽ...” Wakabe cứ rướn người lên, nhìn về phía bên kia của bức tường. Nó quyết không chịu ngồi xuống đất như tôi và Yamashita. “Chả lẽ ông cụ lại chết lúc vẫn đang xem ti vi. Rồi ngồi nguyên bên bàn sưởi. Có thể thế lắm chứ.”
Tôi và Yamashita liền đứng phắt dậy, nhòm vào phía trong bức tường. Tôi thì không cần rướn người lên, nhưng Yamashita thấp hơn cả Wakabe nên dù có vươn người hết cỡ cũng chỉ suýt soát vừa t
“Không lẽ lại như thế?” Yamashita vừa nói vừa nhảy tưng tưng.
“Có thể lắm chứ!” Wakabe lần đầu tiên rời người khỏi bức tường bê tông, đoạn nói. “Nóng thế này mà ngồi bàn sưởi, có nghĩ thế nào thì...”
Yamashita đã thôi nhảy. Hôm nay vừa tạnh mưa xong, trời đã bắt đầu trở nên oi bức. Tôi chăm chú nhìn từ phía chếch đằng sau lưng ông cụ lúc này vẫn đang hướng về ti vi như mọi khi. Phía bên kia cánh cửa kính mờ, cái đầu đã hói một nửa và cả lưng áo màu xanh trà đều không mảy may cử động. Chỉ có ánh sáng từ ti vi nhấp nhoáng chuyển động.
“Kiyama!”
Bị gọi giật giọng, tôi quay lại thấy Wakabe đang nhìn mình với ánh mắt nghiêm trọng.
“Này, kính tuột ra rồi kìa.” Nghe tôi nói, Wakabe liền sửa lại kính. Nhưng ánh mắt của nó thì chẳng sửa được.
“Mình vào đi.”
“Đợi chút.”
“Có khi ông ấy chết mất rồi. Không, chắc chắn là chết rồi. Tao cảm thấy thế.”
“Nếu ông ấy còn sống thì làm thế nào?”
“Thế nếu ông ấy chết rồi thì làm thế nào? Cứ để nguyên vậy thì cũng dở. Đúng không nào?”
“Yamashita!” Nghe tôi gọi, Yamashita cứng cả người.
“Thế mày nghĩ sao? Mày có nghĩ là ông ấy đã chết rồi không?”
“À thì...”
“Không phải ‘À thì’ đâu. Mày nhìn thấy người chết rồi còn gì?” Wakabe hỏi dồn. “Nói rõ xem nào, mập!”
Yamashita đảo cặp mắt nhỏ xíu cầu c
“Tao không biết đâu! Nhưng mà...”
“Nhưng mà sao?”
“Cứ để xác chết như thế thì sẽ thối rữa và bốc mùi kinh lắm. Lũ giòi sẽ sinh sôi và ăn chỗ thịt thối rữa ấy. Chúng sẽ gặm nhấm dần dần.”
Wakabe lại bắt đầu rung đùi. Không hành động nhanh thì thể nào cũng có chuyện nguy hiểm xảy ra, tôi nghĩ.
“Này, không phải có mùi gì à?” Đến giọng của Wakabe cũng run run.
“Hả?” Yamashita nhảy vọt lên tận ba phân.
“Có mùi bốc lên. Thối lắm! Nãy giờ tao cứ thấy có mùi thối. Chắc chắn!” Wakabe vừa rùng mình vừa không ngừng hít hít. “Đúng, chắc chắn là như vậy!”
Tôi cũng không phải không cảm thấy mùi thối. Có mùi gì đó chua chua phảng phất.
“Hình như thế!” Tôi nói khẽ. Wakabe gật đầu.
“Mình quay về đi.” Yamashita lí nhí nói nhưng chẳng đứa nào có phản ứng.
Đúng lúc chúng tôi định ngó vào trong vườn lần nữa thì có chuyện xảy ra. Tôi đang cảm thấy hình như có tiếng cọt kẹt, liền đó cánh cửa ra vào ngay bên cạnh chỗ chúng tôi đã mở ra đánh kẹt một cái.
“Aaaaaa!”
Tôi không thể nhớ nổi đấy là tiếng hét của ai nữa. Có lẽ là của cả ba đứa. Chúng tôi đã chạy đúng theo kiểu mà người ta gọi là chạy bán sống bán chết.
* * *
Kết quả là chẳng đứa nào kịp nhận ra sau cánh cửa có gì. Tại bãi để xe khu chung cư nhà Wakabe, cả bọn đứng thở hồng hộc. Wakabe hỏi tôi và Yamashita. “Chúng mày có nhìn thấy không?”
Hai đứa lắc đầu, thế là nó rít lên ầm ầm, “Chúng mày làm trò gì ở đó thế hả?” Nhưng đến lúc bị Yamashita hỏi “Thế còn mày thì sao?” Wakabe liền im tịt.
Nhưng sau đó ba đứa vẫn kiên trì đóng vai “thám tử” thế chúng tôi phát hiện ra là ông cụ vẫn còn sống, cứ cách ba ngày lại ra cửa hàng tiện lợi gần đấy để mua đồ, còn mùi thối là mùi bốc ra từ những túi rác chất quanh nhà.
Cho đến tháng Bảy, khi những tiết học ngắn trước kỳ nghỉ hè bắt đầu, chúng tôi chỉ biết được có vậy. Điều thay đổi duy nhất trong suốt khoảng thòi gian đó là trời càng nóng hơn, ngoài ra chẳng có gì. Ông cụ sinh hoạt rề rà nhưng vẫn còn sống, cũng chẳng có tên sát nhân đang bị truy nã nào lén lút trốn trong căn nhà đó.
Tôi nghĩ rằng lớn lên tôi sẽ chừa cái nghề thám tử này ra. Một việc cần đến lòng kiên trì và vô cùng tốn thời gian nhưng lại chán phèo. Tôi tiếp tục trò này chẳng qua chỉ là do tham vọng của Wakabe và cái giấc mơ đáng ghét không ngừng lặp lại về những con ma mà thôi. Mặc dù vậy, ngoài trò này ra cũng chẳng có gì thú vị cả. Chúng tôi bám theo ông cụ khi ông đi ra cửa hàng tiện lợi. Chúng tôi giả vờ mua kem để ngó xem trong giỏ của ông cụ có những gì. Chúng tôi biết được đại khái những thứ mà ông cụ thường mua. Đó là cơm hộp, bánh mì, chuối, dưa muối đóng túi, cá hộp, xúp tương ăn liền, mì hộp. Cơm hộp thì lúc nào cũng có trong giỏ, những thứ khác tùy hôm mới thấy, nhưng nói chung là ông cụ thường mua như vậy. Thỉnh thoảng ông còn mua cả giấy vệ sinh.
Ông cụ vừa xách túi đồ vừa chậm chạp bước đi. Thỉnh thoảng ông dừng lại, nhìn chăm chăm vào cột đèn giao thông, lon rỗng rơi trên đường, biển hiệu hay người đi đường.
Đó hẳn không phải ánh nhìn hiền lành mà là kiểu nhìn tỏ vẻ chướng mắt. Dù sao, những thứ mà ông cụ nhìn vào cũng không thể cho là mang ý nghĩa gì lớn. Sau đó ông cụ ghé vào một công viên nhỏ đã thành chỗ vui chơi của lũ trẻ trong khu chung cư, tại đấy ông ăn một quả chuối. Ngay cả với lũ trẻ chơi trong hố cát, con mèo nằm lười, ông cụ cũng vẫn nhìn với ánh mắt đó. Rồi ông chậm chạp đứng dậy, bắt đầu đi về nhà. Đó là một lộ trình đã định. Chẳng ai hỏi chuyện ông cụ, mà ông cụ cũng chẳng bắt chuyện với ai.
“Mấy món ông cụ ăn chẳng ngon chút nào!”
Một hôm, lúc đang bám theo ông cụ, Yamashita đã thốt lên như vậy.
“Cái gì?”
“Ông ấy toàn mua cơm hộp còn gì? Chắc chắn một hộp để ăn vào buổi tối còn một hộp để ăn sáng hôm sau.”
“Mày thì chắc chơi một lúc hai hộp luôn.”
Wakabe
“Cũng có thể như vậy.” Yamashita khoanh hai cánh tay nần nẫn, ngẩng đầu lên suy nghĩ.
“Mẹ tao hay đi làm về muộn nên bữa tối tao ăn cơm hộp! Mấy hàng cơm hộp quanh đây tao cũng biết khá rõ.” Wakabe nói. “Đi từ chỗ ông cụ mua cơm lên một chút nữa có quán Ginshari Tei, cơm của quán đấy ngon hơn nhiều. Nếu không thì có sushi của quán Kyotaru, nhưng mà chỗ đó đóng cửa sớm lắm.”
“Cá nhà tao toàn bị ế lại thôi.” Yamashita nói.
“Độ này, Chủ nhật tao cũng ăn cơm hộp. Ngon hơn cơm mẹ tao làm.”
“Thế á?”
Mẹ tôi ở nhà cả ngày. Vì thế bà luôn nấu cơm cho hai bố con tôi. Hôm nào tôi đi học thêm về muộn, bà cũng làm cho tôi món thịt rán và ngồi nhìn tôi ăn. Dẫu chẳng thích đang ăn mà cứ bị nhìn chằm chằm như vậy nhưng tôi không nói ra. Vừa nhìn tôi ăn, mẹ vừa nhấm nháp chút bánh quy và uống rượu.
Sau khi tôi ăn xong hoặc muộn hơn một lúc, bố tôi mới về. Mẹ tôi lại vào bếp nấu ăn. Nhưng bố chỉ ăn những món đơn giản như cơm trộn mà thôi. Mẹ cũng không ăn cùng bố. Rốt cuộc không hiểu mẹ tôi đã ăn gì?
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook